intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

52
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nhận diện các yếu kém của HTKSNB là một nội dung rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, mà còn nâng cao uy tín của đơn vị, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng thang máy. Kết quả nghiên cứu giúp phát hiện những yếu kém của HTKSNB tại TLE, từ đó đề xuất hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả quy trình KSNB, đạt được mục tiêu của TLE.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ THỊ VÂN ANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ THỊ VÂN ANH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG Chuyên ngành: Kế toán (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ GIANG TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long” là do tôi thực hiện nghiên cứu và chưa có công bố nào trước đây. Các số liệu và dẫn liệu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. HỌC VIÊN THỰC HIỆN LÊ THỊ VÂN ANH
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết ........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long ................................................................................................................... 3 6. Kết cấu đề tài.......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ......................................... 5 1.1. Giới thiệu về đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long (TLE). ...................................................................... 5 1.1.1. Thông tin khái quát.......................................................................................... 5 1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. ..................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của TLE ....................................................... 7 1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TLE ........................................................................ 8 1.2. Tổng quan về Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long ............................................................................................................. 11
  5. 1.2.1. Bối cảnh của ngành dịch vụ cung cấp lắp đặt thang máy, bối cảnh của TLE hiện nay ................................................................................................................... 11 1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống KSNB tại TLE .................................. 13 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 23 2.1. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng KSNB đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................................................... 23 2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về hệ thống KSNB trên thế giới ......................... 23 2.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về hệ thống KSNB tại Việt Nam ....................... 24 2.2. Khuôn mẫu KSNB theo báo cáo COSO 2013 ..................................................... 26 CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN – TÁC ĐỘNG ............................................................................................................................ 30 3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ...................................................................... 30 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30 3.1.2. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết ................................................................ 30 3.2. Dự đoán nguyên nhân. ......................................................................................... 35 CHƯƠNG 4. KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...... 43 4.1. Kiểm chứng nguyên nhân ................................................................................. 43 4.1.1. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ................................................ 43 4.1.2. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 44 4.2. Giải pháp hoàn thiện HTKSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại TLE..... 81 4.2.1. Quan điểm hoàn thiện.................................................................................... 81 4.2.2. Giới hạn phạm vi ........................................................................................... 82 4.2.3. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ TLE ............................ 82 CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG .......................................... 88 5.1. Xây dựng quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro tại TLE. .................................. 88 5.2. Tách biệt ban ISO, không để kiêm nhiệm với các chức năng nhiệm vụ khác..... 92 5.3. Xác minh tình hình tài chính của khách hàng trước khi bán hàng trả chậm ....... 95 5.4. Xây dựng kênh truyền thông nội bộ riêng dành cho nhân viên công ty .............. 97
  6. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 1.1. Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2016 - 2018 ...................................... 13 Bảng 1.2. Tình hình công nợ quá hạn của TLE giai đoạn 2016-2018 ........................... 15 Bảng 3.1. Kết quả thảo luận nhóm ................................................................................. 31 Bảng 4.1. Cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức................................................ 44 Bảng 4.2. Vai trò và quyền hạn của HĐQT ................................................................... 46 Bảng 4.3. Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm ................................................... 47 Bảng 4.4. Thực thi cam kết về năng lực ........................................................................ 48 Bảng 4.5. Đảm bảo trách nhiệm giải trình ..................................................................... 51 Bảng 4.6. Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể và hợp lý .................................................. 53 Bảng 4.7. Xác định và phân tích các rủi ro liên quan .................................................... 54 Bảng 4.8. Đánh giá rủi ro gian lận ................................................................................. 55 Bảng 4.9. Xác định những thay đổi quan trọng ............................................................. 56 Bảng 4.10. Lựa chọn và phát triển các HĐKS ............................................................... 58 Bảng 4.11. Lựa chọn và phát triển các kiểm soát chung đối với công nghệ ................. 67 Bảng 4.12. Triển khai các HĐKS thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát .............. 68 Bảng 4.13. Sử dụng thông tin thích hợp ........................................................................ 72 Bảng 4.14. Truyền thông trong nội bộ ........................................................................... 75 Bảng 4.15. Truyền thông bên ngoài ............................................................................... 75 Bảng 4.16. Lựa chọn, triển khai giám sát thường xuyên và định kỳ ............................. 78 Bảng 4.17. Đánh giá và tính truyền thông giữa các nội dung ........................................ 79
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu – Nguồn tác giả nghiên cứu .......................................... 3 Hình 1.2: Bản đồ hệ thống trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện của TLE trên cả nước ...................................................................................................................... 6 Hình 1.3. Cơ cấu tổ chức của TLE ................................................................................... 9 Hình 5.1: Quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro .......................................................... 90
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TỪ GỐC TỪ VIẾT TẮT Ban Giám đốc BGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị TLE Thăng Long Chi nhánh Hồ Chí Minh CNHCM Báo cáo tài chính BCTC Đánh giá rủi ro ĐGRR Hội đồng quản trị HĐQT Hoạt động kiểm soát HĐKS Hoạt động giám sát HĐGS Kiểm soát nội bộ KSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ HTKSNB Môi trường kiểm soát MTKS Kiểm toán nội bộ KTNB The Committee of Sponsuring Organization of the COSO Treadway Commission Tài sản cố định TSCĐ Thông tin và truyền thông TT & TT
  10. TÓM TẮT Đề tài là một nghiên cứu ứng dụng về những vấn đề thực tế liên quan đến sự vận hành của HTKSNB tại Công Ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết được những vấn đề về sự yếu kém trong công tác vận hành HTKSNB của TLE, hạn chế được những sai sót trong nhập khẩu và lắp đặt thang máy, hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn theo hợp đồng với khách hàng, giảm thiểu được tình trạng chiếm dụng vốn, nợ khó đòi… Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng công cụ phân tích dữ liệu tài chính, phi tài chính, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tác giả đã chứng minh được rằng sự vận hành của HTKSNB tại TLE còn nhiều hạn chế, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đề tài nghiên cứu đã làm rõ được sự yếu kém ở một số khâu của cả năm thành phần của HTKSNB bao gồm MTKS, ĐGRR, HĐKS, TT&TT, HĐGS. Hiện nay ở đơn vị vẫn còn sự kiêm nhiệm giữa chức năng quản lý và chủ sở hữu, điều này làm hạn chế tính khách quan trong công tác quản lý. Quy trình hoạt động, kiểm soát đã được đơn vị xây dựng nhưng trong quá trình thực hiện đã bỏ qua một số thủ tục kiểm soát điều này dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác nhập khẩu và lắp đặt thang máy, vẫn còn sự kiêm nhiệm chức năng nhiệm vụ. Công tác kiểm tra giám sát của HTKSNB đang bị bỏ ngỏ vì thiếu nguồn lực thực hiện; hiện nay đơn vị vẫn chưa có các kênh truyền thông chuyên biệt để HĐQT, BGĐ tiếp nhận kịp thời các phàn nàn, khiếu nại từ bên trong đơn vị… đặc biệt công tác đánh giá rủi ro là thành phần yếu kém nhất của HTKSNB tại TLE. Trong công tác ĐGRR, hiện nay đơn vị vẫn chưa có một quy trình cụ thể để nhận diện và đánh giá rủi ro, việc phân công trách nhiệm trong công tác đánh giá rủi ro, chưa xây dựng mục tiêu gắn liền với các ngưỡng rủi ro có thể chấp nhận được.
  11. Dựa trên nền tảng cơ sở khuôn mẫu lý thuyết Coso 2013 và các vấn đề thực tiễn tại đơn vị, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB: đơn vị cần phân chia trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các chức năng, nhiệm vụ để tránh tình trạng lạm quyền, thao túng trong quá trình thực hiện các công việc; xây dựng các kênh truyền thông chuyên biệt để HĐQT, BGĐ nhanh chóng nắm bắt được các thông tin phản hồi, khiếu nại hạn chế, gian lận và những yếu kém trong công ty; xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ để kiểm tra, giám sát sự vận hành của HTKSNB; đặc biệt là tác giả đã lên kế hoạch hành động đối với việc xây dựng quy trình nhận dạng và đánh giá rủi ro, xây dựng quy trình xác minh tình hình tài chính của khách hàng khi mua hàng trả chậm, xây dựng kênh truyền thông nội bộ cho nhân viên và xây dựng kế hoạch tách biệt ban ISO để không kiêm nhiệm chức năng nhiệm vụ với các phòng ban khác. Đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế về HTKSNB tại TLE. Với những giải pháp mà tác giả nghiên cứu đề xuất là những giải pháp có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn góp phần nâng cao sự hữu hiệu và hiệu quả trong quá trình vận hành HTKSNB, giảm thiểu các sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của đơn vị.
  12. ABSTRACT The thesis is applied research on practical issues related to the components and operation of internal control systems affecting the performance of Thang Long Elevator Equipment Group Co., Ltd (TLE). The objective of the thesis is to solve the problems of weakness in the operation of internal control systems to increase the efficiency of operation of TLE, minimize errors in the lift import and lift installation, complete the product on time according to the contract with the customer, minimize the situation of capital appropriation, bad debts... By qualitative research methods using the tools of financial data analysis, non- financial, in-depth interviews, group discussion authors have proved that the operation of internal control systems at TLE is still limited, this has a direct impact on the performance of the unit. The research topic has clarified the weaknesses in several stages in all five components of the internal control system, including: control environment; risk assessment; control activities; information and communication; monitoring. Currently, there is still a duality between management functions and owners, which limits the objectivity in management; operation and control procedures have been developed but during the implementation process some control procedures have been omitted resulting in unnecessary errors in the lift import and lift installation, and there is still a dual-task mandate; inspection supervision of internal control systems performance is being left open due to the lack of resources for implementation. Currently, the unit has no communication channels dedicated to board of directiors, board of managers timely receipt of complaints from inside. Especially the work of risk assessment is the component weakest of the Internal Control System at TLE. In the assessment of risk, the current units still do not have a specific procedure in the work to identify and assess
  13. risks, the division of responsibilities in the evaluation of risks left open, not yet built a target associated with acceptable risk thresholds.
  14. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn vấn đề giải quyết Việc tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam, bên cạnh lợi ích mang lại cho nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Bên cạnh những chiến lược nhằm phát triển thị trường, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn hay chính sách marketing nhằm nâng cao thị phần, doanh nghiệp cũng cần có những chính sách kiểm soát chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) trong doanh nghiệp chặt chẽ sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty, giảm thiểu rủi ro như thất thoát tài sản công ty, gian lận trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ gây ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Một HTKSNB không hữu hiệu sẽ khiến cho doanh nghiệp khó có thể đạt được mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình. Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long (TLE) là một công ty chuyên về nhập khẩu, cung cấp và lắp đặt thang máy nhãn hiệu Mitsubishi tại Việt Nam, đã được thành lập hơn 18 năm và ngày càng phát triển với đội ngũ hơn 800 cán bộ, nhân viên. Bên cạnh những lợi thế, TLE cũng đang gặp phải một số khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty và mối quan hệ với khách hàng như việc kiểm soát chất lượng lắp đặt thang máy còn chưa tốt, tiến độ thi công công trình hay bị chậm trễ từ việc áp lực về thời gian và thiếu nguồn lực thực hiện, một chỉ huy trưởng phải kiêm nhiệm quá nhiều dự án, nên không kiểm soát đầy đủ đưa đến việc mất cắp những vật tư thiết bị đi kèm thang máy tại công trình, tình trạng nợ khó đòi, nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi đang ngày càng tăng lên…Những vấn đề này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cốt lõi là HTKSNB của TLE còn nhiều khiếm khuyết ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.
  15. 2 Xuất phát từ tình hình thực tế đang xảy ra tại TLE, tác giả đã chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG” với mục đích phát hiện các nguyên nhân đưa đến các khiếm khuyết của HTKSNB tại TLE ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện HTKSNB của TLE. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: • Đánh giá thực trạng HTKSNB tại TLE. • Tìm hiểu nguyên nhân đưa đến các yếu kém. • Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB của công ty. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Câu hỏi nghiên cứu số 1: HTKSNB tại TLE có yếu kém hay không? - Câu hỏi nghiên cứu số 2: Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong HTKSNB này là gì? - Câu hỏi nghiên cứu số 3: Giải pháp nào để hạn chế các yếu kém trong KSNB của đơn vị? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài nghiên cứu là HTKSNB tại TLE. • Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại TLE. Dữ liệu nghiên cứu thu thập trong giai đoạn từ năm 2016-2018.
  16. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính kết hợp thống kê mô tả để làm rõ vấn đề. Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp bằng cách kết hợp giữa nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn, khảo sát và thu thập thông tin. Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu – Nguồn tác giả nghiên cứu 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long Việc nhận diện các yếu kém của HTKSNB là một nội dung rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, mà còn nâng cao uy tín của đơn vị, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng thang máy. Kết quả nghiên cứu giúp
  17. 4 phát hiện những yếu kém của HTKSNB tại TLE, từ đó đề xuất hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả quy trình KSNB, đạt được mục tiêu của TLE. 6. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết Chương này giới thiệu đặc điểm hoạt động kinh doanh của TLE, trình bày bối cảnh của ngành, bối cảnh hiện tại của TLE, phát hiện những vấn đề liên quan đến HTKSNB đang ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của TLE. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến HTKSNB, dựa trên nền tảng này đánh giá các khiếm khuyết của HTKSNB. Từ đó tạo ra nền tảng để có thể kiểm chứng vấn đề được phát hiện tại TLE. Chương 3: Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân – tác động Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phỏng vấn cá nhân, thống kê mô tả để chứng minh vấn đề nêu ra thực sự tồn tại; dự đoán nguyên nhân và tác động của vấn đề đến hoạt động kinh doanh của TLE. Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp Sử dụng phương pháp nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu để kiểm chứng các nguyên nhân đã dự đoán có thật sự là những nguyên nhân đang tồn tại trong đơn vị, đã dẫn đến vấn đề cần giải quyết. Sau đó, xuất phát từ những nguyên nhân được kiểm chứng để đề xuất giải pháp cho những vấn đề trên. Chương 5: Xây dựng kế hoạch hành động Xây dựng mục tiêu phấn đấu, phân chia trách nhiệm, tiêu chí đánh giá và thời gian thực hiện những hành động đến từ các giải pháp được đề xuất cho HTKSNB của TLE.
  18. 5 CHƯƠNG 1. PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Trong chương này tác giả sẽ giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của TLE. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tập trung phân tích bối cảnh chung của ngành, bối cảnh của doanh nghiệp cùng với những thuận lợi và khó khăn mà đơn vị đang phải đối mặt có tác động, ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề nghiên cứu. Thông qua các dữ liệu tài chính và phi tài chính mà tác giả thu thập và phân tích sẽ phát hiện những vấn đề liên quan đến HTKSNB đang ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của TLE. 1.1. Giới thiệu về đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long (TLE). 1.1.1. Thông tin khái quát • Tên công ty: CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG • Tên giao dịch: THANGLONG TLE GROUP CO.LTD • Tên viết tắt: THANGLONG TLE GROUP CO.LTD • Vốn điều lệ: 630 tỷ đồng • Trụ sở chính: Số 44, phố Hào Nam, Phường ô Chợ Dừa, Quận Đống đa, Hà Nội • Điện thoại: 024 39783799 • Fax: 024 39761907 MST: 0101130774
  19. 6 1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. Năm 2001, Công ty Thang máy và Thiết bị Thăng Long được thành lập với 25 nhân viên, lĩnh vực hoạt động là cung cấp và lắp đặt thang máy, thang cuốn Mitsubishi. Năm 2005, Công ty Thang máy và Thiết bị Thăng Long trở thành nhà phân phối chính thức vể thang máy thang cuốn của hãng Mitsubishi thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Năm 2006, TLE thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, từng bước chinh phục thị trường phía Nam Năm 2009, TLE trở thành công ty thang máy đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, chứng chỉ do tổ chức Bureau Veritas Certification cấp. Năm 2011, TLE thành lập Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng. Công ty đạt được sự phát triển mạnh mẽ với hơn 500 nhân viên. Năm 2012, TLE chuyển đổi mô hình hoạt động của Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh thành Chi nhánh Hồ Chí Minh. Năm 2014, TLE thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Nha Trang. Năm 2016, TLE thành lập Văn phòng đại diện tại thành phố Cần Thơ Năm 2018, TLE thành lập Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh. Hiện tại, tổng nhân sự đạt hơn 850 nhân viên. Hình 1.2: Bản đồ hệ thống trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện của TLE trên cả nước (Nguồn: Tài liệu nội bộ của TLE)
  20. 7 Công ty TNHH Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long đã trải qua 18 năm thành lập và phát triển, hiện nay đang là một trong những công ty cung cấp thang máy hàng đầu Việt Nam, là đại lý phân phối sản phẩm thang máy Mitsubishi lớn nhất Đông Nam Á. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng là lúc nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức đối với TLE. Mong rằng TLE có thể hoàn thiện hơn HTKSNB của mình, để từ đó chất lượng cung cấp dịch vụ thang máy tốt hơn giúp công ty ngày càng phát triển, củng cố vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. 1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của TLE TLE hoạt động kinh doanh theo hình thức nhập khẩu thiết bị thang máy từ hãng sản xuất Mitsubishi về Việt Nam qua đường tàu biển, sau đó lắp đặt thang máy tại các công trình trên khắp đất nước Việt Nam. Là một tập đoàn lớn về thang máy, trong 18 năm hoạt động TLE đã lắp đặt hơn 10.000 thang máy cho hàng ngàn công trình, tiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2