intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích luận cứ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Đài truyền hình TP. HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn 2013 - 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ XUÂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ XUÂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNHTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN SÁNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là do tôi nghiên cứu và thực hiện. Số liệu được nêu trong luận văn được lấy từ nguồn tại Ban Tài chính – Đài truyền hình TP.HCM, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như về kết quả của luận văn. Người cam đoan Nguyễn Thị Xuân
  4. MỤC LỤC  Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục hình vẽ, đồ thị và bảng biểu MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Tổng quan về Quản lý Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu......................... 1 1.1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu .......................................................................... 1 1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu ........................................... 1 1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu ............................................. 3 1.1.1.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu ...................................... 4 1.1.1.4 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu ............................................................................................................... 5 1.1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và sự nghiệp có thu ............. 6 1.1.2.1 Khái quát về quản lý ................................................................. 6 1.1.2.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu .................................................................................................... 6 1.1.2.3 Mục tiêu của công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu ..................................................................................................... 7 1.1.2.4 Công cụ quản lý tài chính ......................................................... 7 1.1.2.5 Nội dung của Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu ............................................................................................................... 8 1.1.3 Hiệu quả quản lý tài chính .................................................................... 13 1.1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả quản lý tài chính nói chung .................. 13
  5. 1.1.3.2 Hiệu quả quản lý tài chính ngành truyền hình ........................ 14 1.2. Hoạt động của ngành truyền hình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................................................................................. 17 1.2.1 Ngành truyền hình Việt Nam – vai trò, chức năng .............................. 17 1.2.2 Cơ cấu tổ chức của các Đài truyền hình là đơn vị sự nghiệp công lập có thu ............................................................................................................. 17 1.2.3 Sản phẩm truyền hình và các hoạt động dịch vụ truyền hình ............... 19 1.2.3.1 Sản phẩm truyền hình ............................................................. 19 1.2.3.2 Các hoạt động dịch vụ truyền hình ......................................... 21 1.2.4 Ảnh hưởng của kinh tế thị trường lên hoạt động truyền thông ............ 22 1.2.4.1 Tính cạnh tranh ....................................................................... 22 1.2.4.2 Thương mại hóa thông qua quảng cáo .................................... 24 1.2.4.3 Xã hội hóa chương trình truyền hình ...................................... 25 1.2.4.4 Kinh tế truyền thông ............................................................... 26 1.2.4.5 Yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với hoạt động truyền thông ............................................................................... 27 Kết chương 1: ............................................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM 2.1 Giới thiệu về Đài truyền hình Tp.HCM ............................................................. 30 2.1.1 Lịch sử hình thành Đài truyền hình TP.HCM ....................................... 30 2.1.2 Giới thiệu về Đài truyền hình TP.HCM ............................................... 30 2.1.3 Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 33 2.1.4 Quy trình tổ chức sản xuất chương trình truyền hình .......................... 35 2.1.5 Các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................... 37 2.1.5.1. Truyền hình quảng bá ........................................................... 37 2.1.5.2. Truyền hình trả tiền .............................................................. 38 2.1.5.3. Dịch vụ quảng cáo, sản xuất chương trình, thuê mướn thiết bị, phát hành băng ................................................................................... 38
  6. 2.2 Lịch sử các hình thức quản lý tài chính tại HTV ................................................ 38 2.2.1 Theo lịch sử hoạt động – 5 giai đoạn .................................................... 38 2.2.2 Theo hình thức quản lý - 3 hình thức ................................................... 39 2.2.2.1. Quản lý tài chính cơ quan hành chính nhà nước .................... 39 2.2.2.2. Quản lý tài chính theo mô hình thí điểm cơ chế khoán thu chi. ............................................................................................................. 40 2.2.2.3. Quản lý tài chính theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu .................................. 41 2.3 Thực trạng quản lý tài chính tại HTV ................................................................. 41 2.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tài chính tại HTV .................................. 41 2.3.2 Các công cụ quản lý Tài chính .............................................................. 41 2.3.3 Các hoạt động quản lý tài chính tại HTV ............................................. 46 2.3.3.1 Quản lý tài sản phục vụ sản xuất ............................................ 46 2.3.3.2 Quản lý chi ............................................................................. 47 2.3.3.3 Quản lý nguồn thu. ................................................................. 48 2.3.3.4 Quản lý quỹ ........................................................................... 49 2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính .................................................................. 51 2.4.1 Nhiệm vụ chính trị ................................................................................ 51 2.4.2 Nhiệm vụ kinh tế ................................................................................... 53 2.4.2.1 Chỉ tiêu về thời lượng phát sóng ............................................. 53 2.4.2.2 Chỉ tiêu doanh thu ................................................................... 54 2.4.3 Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát nguồn chi. ................................. 56 2.4.4 Chăm lo đời sống cho người lao động. ................................................. 57 2.5 Thành tựu đạt được ............................................................................................. 57 2.5.1- Nhiệm vụ chính trị ............................................................................... 57 2.5.2 Nhiệm vụ kinh tế ................................................................................... 58 2.5.3 Đầu tư cho con người ............................................................................ 58
  7. 2.6 Hạn chế tồn tại ................................................................................................... 59 2.6.1. Về thực hiện nhiệm vụ kinh tế ............................................................. 59 2.6.2. Về cơ chế hoạt động tài chính .............................................................. 59 2.6.3. Về con người ........................................................................................ 60 2.7 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế ............................................ 61 2.7.1 Vấn đề thực hiện nhiệm vụ kinh tế ....................................................... 61 2.7.2. Vấn đề về cơ chế hoạt động tài chính .................................................. 62 2.7.3. Vấn đề về trình độ quản lý tài chính của đội ngũ lãnh đạo .................. 63 2.7.4. Vấn đề thích ứng của đội ngũ lao động với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .............................................................. 64 Kết chương II ............................................................................................................ 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 3.1 Bối cảnh phát triển của HTV .............................................................................. 67 3.1.1 Tình hình báo chí quốc tế ..................................................................... 67 3.1.2 Tình hình trong nước ............................................................................ 69 3.1.2.1 Tình hình ngành báo chí nói chung ........................................ 69 3.1.2.2 Tình hình ngành truyền hình .................................................. 69 3.1.3 Xu hướng phát triển ngành truyền hình ................................................ 71 3.1.3.1. Xu hướng hội tụ truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin .............................................................................................. 71 3.1.3.2 Xu hướng phát triển của ngành truyền dẫn phát sóng ............ 71 3.1.3.3 Xu hướng thay đổi kết cấu doanh thu của ngành truyền hình 73 3.2 Định hướng phát triển ......................................................................................... 73 3.2.1 - Về dịch vụ truyền hình trả tiền ........................................................... 73 3.2.2 - Quy hoạch truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 74 3.2.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ truyền dẫn phát sóng ............. 74 3.2.2.2 Lộ trình số hóa phát sóng truyền hình mặt đất ....................... 76 3.2.3 - Định hướng phát triển của HTV ......................................................... 76
  8. 3.3. Giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ................................................................... 77 3.3.1 Các giải pháp ngắn hạn ......................................................................... 77 3.3.1.1 Thúc đẩy nguồn thu tăng trưởng lại ........................................ 78 3.3.1.2 Tăng cường kiểm soát chi tiêu. ............................................... 79 3.3.1.3 Xã hội hóa nguồn lực tài chính cho các chương trình tuyên truyền chính trị. ................................................................................... 80 3.3.2 Các giải pháp lâu dài ............................................................................. 81 3.3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý tài chính ................... 81 3.3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính, thẩm định đầu tư chương trình. ....................................................................................... 82 3.3.2.3 Các giải pháp về nghiệp vụ tài chính kế toán. ....................... 86 3.3.2.4 Giải pháp nguồn nhân lực ....................................................... 89 Kết chương III ........................................................................................................... 90 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 92 Tài liệu tham khảo
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  HTV - Đài truyền hình TP.HCM Đài - Đài truyền hình TP.HCM ĐVSN - Đơn vị sự nghiệp XHCN - Xã hội chủ nghĩa
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU  HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 Vị trí, chức năng đơn vị sự nghiệp công trong hệ thống cơ quan nhà nước 02 Hình 1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp theo khả năng đảm bảo kinh phí hoạt động 04 Hình 2.1 Bản đồ các khu vực phủ sóng HTV 32 Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức hành chính Đài truyền hình TP.HCM 34 Hình 2.3 Lưu đồ – Quy trình sản xuất chương trình truyền hình 36 Hình 2.4 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động 42 Hình 2.5 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch tài chính từ dưới lên 43 Hình 2.6 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch từ trên xuống. 44 ĐỒ THỊ Trang Đồ thị 2.1: Biểu đồ tương quan giữa doanh thu và chi phí qua các năm 54 Đồ thị 2.2: Cấu trúc doanh thu 55 BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Số liệu về thời lượng phát sóng chương trình 51 Bảng 2.2 Số liệu về kinh phí sản xuất chương trình 52 Bảng 2.3 Tỷ lệ kinh phí sản xuất dùng để sản xuất chương trình 52 tuyên truyền cho cơ quan quản lý nhà nước Bảng 2.4 Số liệu doanh thu và chi phí qua các năm 54 Bảng 2.5 Cấu trúc doanh thu 55 Bảng 2.6 Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động 56 Bảng 2.7 Các số liệu về tài sản. 56
  11. MỞ ĐẦU  1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. Nếu cơ chế quản lý tài chính là khung pháp lý cho hoạt động của đơn vị, thì hoạt động quản lý tài chính hiệu quả là con đường dẫn dắt doanh nghiệp đạt đến mục tiêu và thành công. Ngay cả đối với đơn vị nghiệp công lập như Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cơ chế quản lý tài chính cũng đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng lao động, trở thành đòn bẩy trực tiếp cho sự phát triển của đơn vị. Đài truyền hình TP.HCM đã được Ủy ban Nhân dân thành phố giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính qua 2 giai đoạn 2007-2009 và 2010-2012. Bước vào thời kỳ ổn định tài chính mới và trước sự biến động của tình hình kinh tế tài chính trong nước, Đài cần có giải pháp cụ thể để bộ máy tài chính vận hành hiệu quả làm cơ sở cho hoạt động sản xuất của Đài, thích ứng với những điều kiện mới trong môi trường tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là vấn đề có tính thiết thực, nhằm góp phần xây dựng hoạt động tài chính vững mạnh, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác tài chính, hướng đến đạt hiệu quả công tác quản lý tài chính và sự nghiệp chung của Đài truyền hình TP. HCM. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài chính và nguồn nhân lực của Đài truyền hình, tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động quản lý tài chính của Đài truyền hình TP.HCM trong điều kiện mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào được trình bày dưới dạng hệ thống và nghiên cứu khoa học về đề tài đã được nêu ra . Một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu như sau tại Đài truyền hình đã có:
  12. 1/ “Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình Tp.HCM. Thực trạng và định hướng phát triển” của Th.s Dương Thanh Tùng, 2011. Đề tài nêu lên những ưu và nhược điểm của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình mà Đài truyền hình thành phố Hố Chí Minh là đơn vị tiên phong trong suốt những năm qua, từ những năm 2004. Trong quá trình thực hiện, còn nhiều bước thử nghiệm, có những kết quả không như mong muốn nhất là về mặt thắt chặt kiểm định nội dung. Tác giả đã đưa ra những đề xuất về định hướng phát triển để xã hội hóa sản xuất chương trình truyền trở thành công cụ đắc lực phục vụ sự phát triển của Đài truyền hình TP.HCM và của ngành truyền hình nói chung. 2/ “Quản trị nguồn nhân lực tại Đài truyền hình Tp.HCM” của Ths. Đinh Thu Giang, 2009. Đề tài tổng hợp về tình hình nguồn nhân lực tại Đài và những phương pháp quản trị áp dụng riêng cho nguồn nhân lực, lao động có tính chất đặc thù riêng của ngành truyền hình tại Đài truyền hình TP.HCM. 3/ “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ góc độ kinh tế học truyền thông” của Bùi Chí Trung. Đề tài đóng góp cho sự phát triển của truyền hình không chỉ trên khía cạnh nội dung về kinh tế học truyền thông mà còn đề xuất những phương án về chiến lược, công nghệ, tổ chức quản lý, kinh doanh...để kinh tế truyền thông có vị trí xứng đáng hơn trong sự phát triển của ngành truyền thông nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. 4/ Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, giai đoạn 2007-2009 của Đài truyền hình TP.HCM. Đây là phương án được lập cho 3 năm trong giai đoạn tài chính ổn định, nhằm xin chuyển đổi cơ chế tài chính từ khoán thu chi kinh phí sang hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Phương án nêu ra những điều kiện đảm bảo cho việc áp dụng cơ chế tài chính nói trên. 5/ Báo cáo tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong 3 năm 2007-2009 của Đài truyền hình TP.HCM. Báo cáo mang ý nghĩa tổng kết kết quả thực hiên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính để làm cơ sở tiếp tục duy trì cơ chế tài chính trên cho 3 năm tiếp theo.
  13. 3. Mục đích nghiên cứu Phân tích luận cứ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Đài truyền hình TP. HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn 2013 - 2020. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Những lý thuyết về quản lý tài chính và quản lý tài chính Đài truyền hình  Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Đài TP. HCM  Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Đài TP. HCM. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình quản lý tài chính gắn với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đài và các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả của công tác quản lý tài chính. b) Phạm vi nghiên cứu: Không gian: tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý Tài chính tại Đài từ mốc 2012 trở về trước. Các giải pháp đề xuất về nâng cao hiệu quả quản lý tài chính giai đoạn 2013- 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật, trừu tượng hóa khoa học, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam về báo chí và phát thanh truyền hình. Kết hợp nghiên cứu tài liệu về chuyên ngành tài chính, kế toán, quản trị doanh nghiệp và kinh tế học truyền thông làm cơ sở khoa học. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu, thu thập thông tin, quan sát thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm nguyên nhân thực chất của vấn đề nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở đi đến giải pháp.
  14. 7. Ý nghĩa của đề tài Cung cấp lý luận khoa học về tình hình thực tế, và xu hướng vận động của cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý tài chính giai đoạn mới Tham mưu về tổng thể cho lãnh đạo về giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý tài chính và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tại Đài truyền hình TP.HCM trong điều kiện mới.
  15. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Tổng quan về Quản lý Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu 1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu Theo nghị định 10/NĐ-CP năm 2006, đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị nhận ngân sách của nhà nước để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị, xã hội. Đơn vị sự nghiệp công lập, là đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, với chức năng là cung cấp dịch vụ và sản phẩm công ích cho xã hội, được phân biệt rõ ràng với cơ quan hành chính chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Trong hệ thống cơ quan nhà nước thì đơn vị sự nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn so với các cơ quan hành chính nhà nước. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng vì những lợi ích mà nó đem lại cho người dân. Lợi ích đó được chi trả bởi nhà nước hoặc một phần từ người dân, đem lại nguồn thu cho đơn vị. Nguồn thu này là cơ sở hình thành các đơn vị sự nghiệp có thu với cơ chế quản lý tổ chức và tài chính đặc thù. Nói một cách ngắn gọn - Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công , có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Đơn vị sự nghiệp có thu cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Dịch vụ công là những dịch vụ có đặc tính không loại trừ và không cạnh tranh trong tiêu dùng. Không loại trừ có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng và tiêu dùng dịch vụ này, dù người tiêu dùng có trả tiền hay không trả tiền cho dịch vụ đó. Không cạnh tranh nghĩa là việc sử dụng và tiêu dùng của người này không ảnh hưởng đến sự sử dụng và tiêu dùng của người khác, một hay nhiều người cùng tham gia sử
  16. 2 dụng, tiêu dùng thì chất lượng dịch vụ cũng ngang nhau. Ví dụ: Đèn chiếu sáng công cộng, công viên. Theo nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định là sản phẩm, dịch vụ công ích khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2. Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí. 3. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do nhà nước quy định Các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu gồm có giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao, phát thanh truyền hình, môi trường… Tổ chức hành chính Tổ chức sự nghiệp Cơ quan hành Đơn vị sự Tổ chức đoàn Cơ quan an chính nhà nước nghiệp công thể xã hội ninh quốc phòng Quản lý Phục vụ Cung cấp Thực hiện nhà nước quản lý dịch vụ nhiệm vụ nhà nước công công Hình 1.1 VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
  17. 3 1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp có thu có vai trò tự chủ trong điều hành hoạt động của đơn vị, trong quản lý tài chính và xã hội hóa nguồn lực để phát triển các hoạt động sự nghiệp. Trong quá trình hoạt động, đơn vị được phép thu một số khoản phí hoặc thu từ các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, vừa tạo nguồn tích lũy cho các hoạt động phát triển chung. Mức tự đảm bảo kinh phí của các đơn vị sự nghiệp được tính bằng công thức sau Mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp Theo khả năng đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp chia thành 2 nhóm: Nhóm 1-Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động; Nhóm 2 – Đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó có đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động (mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên dưới 100%) và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động (mức tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên trên 100%). Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
  18. 4 Các loại đơn vị sự nghiệp ĐVSN do ĐVSN có thu ngân sách nhà nước ĐVSN tự ĐVSN tự đảm bảo đảm bảo đảm bảo toàn bộ một phần KP hoạt kinh phí KP hoạt động hoạt động động Hình 1.2 PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THEO KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG 1.1.1.3 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu: Thứ nhất, sản phẩm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu là những dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu của xã hội mà không ai ngoài nhà nước phải đứng ra đảm nhiệm. Sự tồn tại các tổ chức sự nghiệp là để thực hiện vai trò và chức năng xã hội của nhà nước, nó là một bộ phận của khu vực công, sứ mệnh của nó là phục vụ toàn thể xã hội, vì lợi ích của cộng đồng, mọi công dân đều có cơ hội như nhau được tiếp cận các dịch vụ của nó. Thứ hai, việc cung ứng các dịch vụ công này không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Nó được phân biệt với hoạt động quản lý nhà nước. Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như cơ quan hành chính thuần túy.
  19. 5 1.1.1.4 Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu hiện nay được quy định theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ và thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006. Theo đó quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Bản chất của việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thể hiện trên hai mặt: Thứ nhất, đó là quá trình tự do hóa cho khu vực sự nghiệp, giải phóng khu vực này khỏi phần lớn những ràng buộc mang tính chất mệnh lệnh của bộ máy quản lý hành chính. Thứ hai, đồng thời với tự do hóa là quá trình tạo lập các quyền hạn cho loại hình tổ chức sự nghiệp để nó trở thành một thực thể kinh tế độc lập có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cơ chế thị trường. Mục tiêu của việc trao quyền tự chủ phải thực sự tạo ra được lợi ích cho đơn vị sự nghiệp, cho những cán bộ, nhân viên của nó thông qua sự điều tiết của thị trường. Lợi ích thu được và được hưởng này chính là động lực đối với tổ chức sự nghiệp, đó cũng chính là ý nghĩa thực chất của việc trao quyền tự chủ Cơ chế giám sát đối với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thể hiện qua việc các tổ chức sự nghiệp cùng một lúc phải chịu sự điều tiết từ 2 phía: Từ nhà nước và từ cơ chế thị trường. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm như thế nào đi nữa, các đơn vị sự nghiệp cũng không thể hoàn toàn tự do hành động; sự tồn tại không tách rời khu vực công và sự điều tiết từ phía khu vực công đối với các tổ chức sự nghiệp là cơ sở cho sự tồn tại của quyền giám sát của nhà nước, của xã hội đối với các tổ chức sự nghiệp. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức sự nghiệp công cần phải được hiểu và quy về là quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Và
  20. 6 cơ chế quản lý đối với tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thực tế chủ yếu là cơ chế quản lý đối với người đứng đầu tổ chức. 1.1.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và sự nghiệp có thu 1.1.2.1 Khái quát về quản lý Thuật ngữ quản lý được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau: - Mary Parker Follett cho rằng “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. - Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”. Có thể nói, bản chất của quản lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả nên đối tượng quản lý không chỉ có con người mà còn bao gồm tài chính, vật chất. Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính thông qua chức năng của quản lý là hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. 1.1.2.2 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu Tài chính là một trong những đối tượng của hoạt động quản lý. Do đó hoạt động quản lý tài chính cũng không nằm ngoài những nguyên lý cơ bản của hoạt động quản lý nói chung. Có thể khái quát khái niệm quản lý tài chính như sau: Quản lý tài chính là làm cho hoạt động tài chính hướng tới mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, thông qua các chức năng hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát nguồn lực tài chính. Về nội dung quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp và biện pháp khác nhau, thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1