Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về nông nghiệp công nghệ cao và đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRIỆU HƯƠNG GIANG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRIỆU HƯƠNG GIANG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Đức Nhuấn HÀ NỘI - 2013
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 14 1.1 Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao 14 1.2 Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội 28 Chương 2 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 55 2.1 Quan điểm cơ bản phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội 55 2.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới 67 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC 96
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhằm thúc đẩy kinh tế & phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết những vấn đề về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu…. phục vụ cho đời sống xã hội, trên thế giới từ những năm giữa thế kỷ XX, tại các nước phát triển đã xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, mở ra hướng phát triển mới đó là nông nghiệp công nghệ cao. Tại Hoa Kỳ, đầu những năm 80 của thế kỷ XX đã có hơn 100 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao. Ở Anh đến năm 1988 đã có 38 khu vườn khoa học công nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Ở Phần Lan năm 1996 đã có 9 khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao….Tại Châu Á, nông nghiệp công nghệ cao đã được các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan thực hiện… tiêu biểu là tại Trung Quốc vào những năm 1990 đã xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Những khu này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã có 405 khu NNCNC, trong đó có 1 khu NNCNC cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố [40]. Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp phát triển khá nhanh với những thành tựu trong các lĩnh vực cơ giới hóa, lai tạo chọn giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp tăng khá góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Công nghệ cao đã bước đầu được áp dụng trong nông nghiệp nước ta và thu được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lúa, điều, ca cao, cà phê, cao su, bò, lợn, gà vịt...Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều mô hình sản xuất theo hướng chuyên môn hoá cao, cây giống rau và hoa đã được sản xuất công nghiệp để cung cấp cho người trồng trọt. Tại thành phố Hà Nội đã có
- 4 một vài mô hình trồng rau, hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao, đem lại giá trị sản lượng gấp 5 đến 10 lần so với phương thức canh tác cũ. Đó là mô hình trồng hoa và rau trong nhà kính, nhà lưới có hệ thống điều khiển tưới và chăm sóc tự động và bán tự động đã mở ra một hướng mới trong sản xuất nông nghiệp của Thành phố. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, chế biến nông sản...tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao so với lĩnh vực trồng trọt tuy thấp hơn, song cũng đã tạo ra những sản phẩm chất lượng, từng bước khẳng định thương hiệu Hà Nội. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng vẫn chưa có định hướng cụ thể và phát triển đồng bộ. Triển khia thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao đang còn phải tiếp tục bổ sung hoàn thiện. Một số sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường trong nước. Nhiều vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao đang hình thành và còn phải tiếp tục bàn thảo. Trong khi đó, thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang thiếu lý luận khoa học đi trước một bước để chỉ đạo dẫn đường. Vì vậy, để xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao, thu hẹp khoảng cách tụt hậu về nông nghiệp so với các nước tiên tiến trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, làm thế nào để đông đảo nông dân và các tham gia làm nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh thành cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng là vấn đề cần thiết có ý nghĩa to lớn. Từ những lí do trên, vấn đề: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay, được học viên chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực quốc
- 5 gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản. Khoa học, công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp được áp dụng rộng rãi góp phần tăng năng suất lao động, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn thấp so với vị trí, tiềm năng và nhu cầu phát triển. Nông nghiệp nước ta phát triển chưa bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún; giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp. Nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, nông nghiệp thành phố Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong xây dựng nông nghiệp công nghệ cao. Để góp phần giải quyết khó khăn đẩy lùi thách thức, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của các nước trên thế giới mong muốn tìm kiếm các giải pháp để vận dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo học viên được biết số đầu sách trực tiếp viết về nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hầu như không có, chủ yếu là các bài viết phản ánh thực trạng nông nghiệp công nghệ cao và đưa ra những định hướng góp phần đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp nước ta. Sau đây là các sách viết những vấn đề liên quan đến đề tài được tác giả luận văn tổng quan gồm có: - Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới của Vũ Năng Dũng (chủ biên), Đỗ Ánh, Chu Hoài Hạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. Đây là công trình mang tính tổng kết những thành tựu trong việc phát triển khoa học - công nghệ 20 năm đổi mới ở nước ta (1986 -
- 6 2005) trên các lĩnh vực cụ thể như: trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi, thú y; đất và phân bón; cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; lâm nghiệp; thủy lợi; kinh tế - chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời các tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp để phát triển nông nghiệp và nông thôn ở các lĩnh vực nêu trên. - Phát triển thị trường khoa học - công nghệ giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước của Nguyễn Minh Phong, Trần Trung Hiếu, Phạm Thị Thanh Bình, Nxb Tài chính, Hà Nội 2005. Tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản về thị trường khoa học - công nghệ và việc phát triển thị trường này giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thực trạng, phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường khoa học - công nghệ ở Hà Nội trong thời gian tới. - Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Huyện Sóc Sơn của Nguyễn Đình Chính, Trần Đình Đằng, Nguyễn Đình Long, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2005. Tác giả đã trình bày lý luận về ứng dụng và tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn - Hà Nội trong những năm gần đây. Đưa ra những định hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Sóc Sơn. - Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của Phan Xuân Dũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008. Tác giả đã trình bày xu hướng phát triển khoa học - công nghệ trên thế giới những năm tới; quan điểm và một số giải pháp phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam như: giải pháp về vai trò chủ đạo của nhà nước trong phát triển công nghệ cao; giải pháp phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển khoa học - công nghệ; giải pháp về cơ chế quản lý đối với cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ.
- 7 - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta của GS TS Hoàng Ngọc Hòa, Nxb CTQG, Hà Nội - 2008. Cuốn sách đề cập vấn đề phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân, nông thôn; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là trọng tâm hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển hợp tác xã kiểu mới; phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn; thành tựu và hạn chế phát triển nông nghiệp nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới; kinh nghiệm quốc tế về chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và bài học đối với Việt Nam. Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân nước ta; đưa ra sáu giải pháp cơ bản và cấp bách nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả mới chỉ đề cập đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thủy lợi hóa trong phát triển sản xuất nông nghiệp, mà chưa có nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. - Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng Long - Hà Nội của Vũ Huy Chương, Tạ Bá Hưng, Lại Văn Toàn, Nxb Hà Nội 2010. Đây là công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong công trình này, các tác giả đã giới thiệu vai trò của khoa học và nhân tài trong quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Các lĩnh vực khoa học trong quá trình phát triển qua các triều đại phong kiến đối với khoa học và nhân tài ở Thăng Long - Hà Nội; chính sách phát triển khoa học, sử dụng nhân tài ở Hà Nội thời Pháp thuộc, thời đại Hồ Chí Minh và phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và sử dụng nhân tài của Thủ đô thời gian tới.
- 8 - Phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa, phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 của Phùng Hữu Phú, Nguyễn Duy Quý, Ngô Thị Thanh Hằng, Nxb Hà Nội 2010. Đây cũng là một trong những công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Các tác giả đã nghiên cứu tiềm năng và thực trạng sử dụng các nguồn lực (trong đó có nguồn lực khoa học - công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thăng Long xưa kia và Hà Nội ngày nay. Chỉ ra thời cơ, thách thức, tầm nhìn của Thủ đô đến năm 2020 và 2050; đề xuất một số quan điểm và hệ giải pháp phát triển Thủ đô trong những năm tới. - Giải pháp thực hiện hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020 của Nguyễn Thành Công (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2010. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực trạng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô trong những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm, giải pháp (trong đó có giải pháp về thể chế thị trường khoa học - công nghệ) nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2010 - 2020. - Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Trần Hồng Lưu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011. Cuốn sách này đề cập đến nhiều nội dung, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến luận văn mà tác giả có thể khai thác được là: vai trò của tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay; nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào phát triển khoa học - công nghệ; quan điểm của Đảng ta về phát triển khoa học - công nghệ; giải pháp tạo động lực nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống.
- 9 Các bài viết trực tiếp về nông nghiệp công nghệ cao gồm có: - Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ở Việt Nam của TS Dương Hoa Xô và TS Phạm Hữu Nhượng đăng trên hcmbiotech.com.vn ngày 25-11-2006. Trong đó đã trình bày sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số nước trên thế giới và chỉ ra những mặt làm được và chưa làm được của các nước đó, rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam. - Nông nghiệp Israel, kỳ tích trên hoang mạc của Nguyễn Hoàng đăng trên vneconomy.vn ngày 26-12-2011, đã đề cập đến các dự án nông nghiệp của Israel với lời khẳng định đầy tự hào của người Israel: “Khí hậu khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới”. Để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại cần phải tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật với những quyết sách táo bạo và có sự hỗ trợ mạnh của chính phủ. - Lãng phí bạc tỷ, công nghệ “đắp chiếu” của Quỳnh Dung - Bạch Thanh đăng trên hanoimoi.com.vn ngày 12-01-2010. Bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao chắc chắn là hướng đi tất yếu của một thành phố lớn như thành phố Hà Nội. Hà Nội đã dành nhiều công sức để thử nghiệm các mô hình nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, nhằm tạo bước chuyển mới cho nông nghiệp Thành phố, khắc phục những bức xúc về chất lượng vệ sinh an toàn nông phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất/ha canh tác... Tuy nhiên, sau nhiều năm mò mẫm, các mô hình đã và đang triển khai vẫn bộc lộ yếu kém, chưa có lối ra, hàng chục tỷ đồng ngân sách được bỏ ra để triển khai các dự án, nhưng do cách làm thiếu quy hoạch, thiếu bài bản nên một số dự án đã phá sản, vì thế thành phố Hà Nội đang cân nhắc một số dự án mới.
- 10 - Chậm trễ trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Mạnh Minh đăng trên baotintuc.vn ngày 12/04/2012. Bài viết đề cập việc cả nước đã hình thành được một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa và cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh; trồng hoa và rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Bắc Ninh và Hà Nội; sản xuất nấm quy mô trang trại tại tỉnh Vĩnh Phúc; cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, nuôi cá tra sạch tại đồng bằng sông Cửu Long... Tuy nhiên, hiện hữu tình trạng lúng túng xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao ở chỗ đến nay, mới chỉ có khu nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh với 90 ha triển khai và bước đầu hoạt động có hiệu quả. Còn các địa phương đều đang xây dựng kế hoạch hoặc xin chủ trương của Chính phủ để triển khai như Hà Nội, Lâm Đồng, Phú Yên, Nghệ An, Bình Dương, Gia Lai, Hậu Giang. Để phục vụ cho việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, Nhà nước phải có chính sách nhập khẩu các loại công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước. Bên cạnh việc nhập khẩu, để tránh bị lệ thuộc vào công nghệ của nước ngoài phải có chiến lược đầu tư trong nghiên cứu để tự chủ về công nghệ. - Thành phố Hồ Chí Minh - “Thủ đô” nông nghiệp công nghệ cao của Minh Sáng - Đức Cường đăng trên website báo nông nghiệp Việt Nam ngày 24-08-2011. Bài viết khẳng định chỉ có phát triển nông nghiệp công nghệ cao mới tạo sức lan tỏa khi nông nghiệp “hái” ra tiền. Điểm khác biệt làm nên “thương hiệu” nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh là mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhưng nơi đây đang có tới bốn sản phẩm nông nghiệp đứng vị trí số một Việt Nam. Việc xây dựng một khu nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt với quy mô 88 ha tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi là thể hiện sự tập trung lãnh đạo của Thành ủy đối với lĩnh vực trồng trọt và phát triển du lịch sinh thái, đào tạo nhân lực
- 11 cho nông nghiệp công nghệ cao thông qua hình thức tham quan học tập của học sinh, sinh viên về lĩnh vực trồng trọt. Kết quả xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao này có tác dụng lan tỏa công nghệ sinh học (công nghệ tế bào thực vật, sản xuất các chế phẩm sinh học) đến tất cả các khu nông nghiệp khác của thành phố Hồ Chí Minh. - Công nghệ cao - con đường phát triển bền vững của nông nghiệp VN của Ngô Tiến Dũng - Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đăng trên dddn.com 29/08/2013. Bài viết khẳng định, trên thế giới, có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Isarel - một nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhưng họ đã làm nên điều kỳ diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc. Là nước có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, nhưng Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng Israel là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, khoảng 3 tỷ USD nông sản. Bài viết đã chỉ ra thực tiễn Việt Nam với hơn 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung... Do vậy, cách duy nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ. Các công trình khoa học nêu trên chủ yếu đưa ra những số liệu và tư liệu phản ánh những thành tựu và hạn chế phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương trong đó có thành phố Hà Nội. Chưa thể hiện rõ mặt lý
- 12 luận và đề xuất giải pháp hoàn chỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bởi vậy, đề tài này là sự khám phá những nét mới cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay. Đề tài không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về nông nghiệp công nghệ cao và đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ lý luận về nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội: Quan niệm, các tiêu chí của nông nghiệp công nghệ cao và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội. - Đánh giá thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội . - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nông nghiệp công nghệ cao. * Phạm vi nghiên cứu: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội sau khi mở rộng dưới góc độ kinh tế chính trị. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội (01-08-2008) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế -
- 13 xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng... để vận dụng vào xây dựng luận văn. * Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, trong đó chú trọng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội. Luận văn còn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội như điều tra, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và phương pháp chuyên gia để hoàn thiện luận văn. 6. Ý nghĩa của đề tài luận văn Luận văn góp phần cung cấp thêm các căn cứ khoa học cho cấp ủy, chính quyền và sở ban ngành có liên quan của thành phố Hà Nội trong hoạch định chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương với 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao 1.1.1. Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao * Quan niệm về công nghệ cao Thuật ngữ công nghệ cao (High Tech) hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này nhưng nhìn chung, phần lớn cho rằng thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ (technology) hay một kỹ thuật (technique) hiện đại, tiên tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ. Thạc sĩ Huỳnh Ngọc Điền ở Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp 2 đưa ra định nghĩa: Công nghệ cao trong nông nghiệp là tổng hợp những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm những công nghệ cốt lõi, trình độ cao và tiến bộ, cũng như những ngành công nghiệp mới dựa trên các kỹ thuật này. Công nghệ cao bao hàm các lĩnh vực: khoa học máy tính; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; kỹ thuật năng lượng mới; khoa học không gian; khoa học khai thác đại dương; công nghệ siêu nhỏ; sợi quang học; kỹ thuật laser; khoa học vật liệu mới… Công nghệ cao trong nông nghiệp chủ yếu dựa trên bốn ngành khoa học: khoa học về cuộc sống, khoa học điện tử, khoa học vật liệu và tin học. Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có [3].
- 15 Cách khái quát nêu trên, tác giả luận văn nhận thấy đã thể hiện đúng bản chất của công nghệ cao. Công nghệ cao được ứng dụng và chuyển giao cho tất cả các lĩnh vực công nghệ: công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; công nghệ tự động hóa; v.v. * Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao Tại Ấn Độ, thuật ngữ “Nông nghiệp công nghệ cao” đã ra đời từ tháng 2 năm 1999 với định nghĩa: Nông nghiệp công nghệ cao là “Tất cả các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, ít phụ thuộc vào môi trường, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản” [3]. Các kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: giống cây trồng biến đổi gen, vi nhân giống, sản xuất giống lai, phương pháp tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, trồng cây không cần đất, trồng cây trong nhà kín, kỹ thuật chẩn đoán nhanh bệnh virus, phương pháp phun tiên tiến, công nghệ cao sau thu hoạch và bảo quản. Một quan niệm khác cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nông nghiệp có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, ngoài ra còn thể hiện ở công tác quản lý và phát triển nhân lực. Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bón và Dinh dưỡng cây trồng (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá) cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lượng sản phẩm; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Quan niệm này đề cập đến nông nghiệp phạm vi hẹp là trồng trọt, chưa phản ánh tính toàn diện của nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.
- 16 Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra quan niệm: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ [3]. Tác giả sử dụng quan niệm này trong luận văn. Để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp cần thiết phải xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...Đó là nơi trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa; là vườn ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất; là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới; là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ; là nơi thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn được thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa; thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thủy sản cho đến thương mại, cung ứng tiêu thụ được thống nhất; làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao; góp phần phát triển nhân lực công nghệ cao - đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao và góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị cho họ có được những tri thức khoa học hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá
- 17 trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. * Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội Dựa trên cơ sở phân tích quan niệm về công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao nói chung, tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu và đưa ra khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội như sau: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội với chủ thể là lãnh đạo và chính quyền Thành phố, các cơ quan, doanh nghiệp và nông dân, là nền nông nghiệp được quy hoạch phù hợp với lợi thế vùng, đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hàm lượng tri thức cao, ứng dụng công nghệ tiến tiến hiện đại được tích hợp từ các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, cơ giới hóa...trong tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp kết hợp với kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, nông dân để sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khái niệm trên đã thể hiện rõ những nội dung căn bản của nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội: Chủ thể của nền nông nghiệp công nghệ cao là Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan với tư cách là người lãnh đạo, chỉ đạo quá trình xây dựng nông nghiệp công nghệ cao; là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đứng chân trên địa bàn thành phố hội tụ đủ vật lực, tài lực và trí lực thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao; đặc biệt là nông dân - những người trực tiếp sáng tạo và đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, góp phần quan trọng đưa nông nghiệp thành phố Hà Nội từng bước lên sản xuất hàng hóa lớn. Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội là nền nông nghiệp giàu tri thức, có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khá cao, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao nhờ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là nội
- 18 dung thể hiện rõ vị thế của Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học công nghệ của đất nước. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của Hà Tây, Huyện Mê Linh trước đây như: Thóc vàng khu Cháy, vịt cỏ Vân Đình của Ứng Hòa; cam Canh, nhãn muộn tại các vùng đồi gò của Chương Mỹ, Quốc Oai và sản phẩm chăn nuôi rất đa dạng với gần một nghìn trang trại chăn nuôi lớn nhỏ; vùng sản xuất chuyên canh lớn ở Mê Linh. Những sản phẩm phong phú này hòa nhập với các sản phẩm của những vùng sản xuất chuyên canh lớn ở huyện Đông Anh, Sóc Sơn... của thành phố Hà Nội đã làm cho nông nghiệp có sắc thái tươi mới hơn, rõ nét hơn, công nghệ sản xuất cao hơn trong nền kinh tế chung của Thành phố. Đó là kết quả của phương thức tổ chức sản xuất nông phẩm công nghệ cao, chứa đựng trong đó những tri thức khoa học về sinh học, toán học, tin học, nông học, viên học (horticulture), dược học, hóa học, vật lý, điện tử... Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội là nền nông nghiệp được đầu tư lớn cho xây dựng các doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; đầu tư sản xuất giống mới thông qua tổng hợp các kỹ thuật di truyền và tạo giống, công nghệ gen; sử dụng kỹ thuật mới nhân giống cây trồng và vật nuôi; thặng dư nông nghiệp được sử dụng trực tiếp vào cải thiện công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động nông nghiệp. Chính vì thế, nông nghiệp thành phố Hà Nội có thị trường tập trung cao vào một số doanh nghiệp do yêu cầu về vốn đầu tư lớn và sở hữu công nghệ kỹ thuật cao. Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội là nền nông nghiệp mở ra những ngành nông nghiệp mới, tổng hợp khoa học không gian và khoa học nông nghiệp thúc đẩy phát triển “nông nghiệp không gian”. Đó chính là nền nông nghiệp phát triển theo vùng, dựa vào sự phân hóa theo không gian của các yếu tố tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nền nông
- 19 nghiệp được định hướng phát triển một cách bền vững. Định hướng nền nông nghiệp phát triển theo vùng được triển khai lồng ghép với Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trong toàn thành phố. Để có thể tổ chức nông nghiệp không gian phù hợp, đòi hỏi sự phối hợp hết sức chặt chẽ các lực lượng từ chính quyền thành phố, các sở, ban ngành đến các huyện, xã, trong đó đề cao vai trò của các chủ thể trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp như doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đặc biệt là chính lực lượng nông dân. Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội được phát triển trên cơ sở khuyến khích phát triển mạnh các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, thu hút các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, thu hút đầu tư nước ngoài nhất là thu hút đông đảo nông dân và tạo điều kiện cho nông dân thủ đô áp dụng công nghệ cao. Để phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao phải hội tụ đủ các điều kiện tập trung đất đai, đủ các nguồn lực đầu tư… cho nên khu nông nghiệp công nghệ cao không thể làm tràn lan, mà chỉ làm một số nơi, một số vùng nhất định của Thủ đô. 1.1.2. Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao Hiện nay, nhận thức của mọi người về nông nghiệp công nghệ cao còn chưa thật sự thống nhất. Có nhiều người hiểu đơn giản rằng nông nghiệp công nghệ cao là phải hơn hẳn những gì hiện đang làm, phải áp dụng một số công nghệ cao như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng vật nuôi… Một số người lại cho rằng công nghệ cao phải là rất cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ của Israel về nhà màng, tưới, chăm bón tự động… Để định hướng đúng đắn cả về nhận thức và thực tiễn áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, phát triển những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 836 | 193
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn