intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

26
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong XDNTM đề tài đề xuất kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHẠM THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHẠM THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa hề dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày……. tháng ….. năm 2020 Tác giả luận văn PHẠM THỊ HƯƠNG
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hoàng - Giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc Khoa Quản lý kinh tế Trường Đại học Thương mại đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện, Phòng Thống Kê, Phòng Công Thương, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng NN&PTNT huyện Mai Sơn, UBND các xã địa phương đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Thường vụ và Cơ quan Hội Nông dân huyện Mai Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời học tập và tiến hành nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành của tôi tới gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày……. tháng ….. năm 2020 Tác giả luận văn PHẠM THỊ HƯƠNG
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .............................................................5 3.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................6 4.2 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...........................................................................6 5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................................6 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................6 5.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ...................................................................8 5.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .................................................................................9 6.1 Ý nghĩa lý luận ......................................................................................................9 6.2 Về thực tiễn ...........................................................................................................9 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................9 1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ...........................10 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới .......................................................................................10 1.1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM .................12
  6. iv 1.1.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ......................12 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới..............................13 1.2.1 Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ..........................13 1.2.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QLNN và chính sách về xây dựng NTM ở Trung ương và Tỉnh Sơn La ..........................................................................15 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XD NTM ..............................................16 1.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới ..........................17 1.2.5. Kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động xây dựng NTM ........18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng NTM .............18 1.3.1 Sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ....................................................................18 1.3.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới của Nhà nước, Trung ương và tỉnh Sơn La ...............................................................................................................................19 1.3.3 Vai trò quản lý và năng lực của cán bộ cơ sở..................................................20 1.3.4 Vai trò của các đoàn thể quần chúng và nhận thức của người dân ................21 1.3.5 Nguồn vốn thực hiện chương trình và đóng góp của người dân .....................21 1.3.6 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa phương nghiên cứu ......................22 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và những bài học rút ra cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La....................23 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.......................................................................................................................23 1.4.2. Bài học rút ra cho huyện Mai Sơn về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới.....................................................................................................................25 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn .................................27 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Mai Sơn ................................................27 2.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN trong xây dựng nông thôn mới huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La .......................................................................................34 2.2. Thực trạng và kết quả QLNN về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La...................................................................................39
  7. v 2.2.1 Định hướng và quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Mai Sơn ...............39 2.2.2 Ban hành các văn bản và truyền thông xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn .....................................................................................................................41 2.2.3 Tổ chức bộ máy và phát triển nhân sự xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn .............................................................................................................................47 2.2.4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn .............................................................................................................................52 2.2.5 Kiểm tra, giám sát thực thi quản lý nhà nước về xây dựng nông thông mới của huyện Mai Sơn ...........................................................................................................60 2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nước trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Mai Sơn .........................................................................................................62 2.3.1 Kết quả đạt được ..............................................................................................62 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân sinh ra ...........................................................69 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA .....................................................................................74 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ trong tâm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 ..........................74 3.1.1. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn giai đoạn 2020-2025 74 3.1.2 Nhiệm vụ trọng tâm hoàn thiện QLNN trong xây dựng NTM tại huyện Mai Sơn giai đoạn 2020-2025 ..........................................................................................75 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.............................................................76 3.2.1 Rà soát, bổ sung công tác quy hoạch huyện Mai Sơn ......................................76 3.2.2 Ban hành các văn bản và tăng cường truyền thông định hướng, mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện ....................................................76 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLNN về xây xây dựng NTM ....................................................................................78
  8. vi 3.2.4 Tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Sơn .....................................................................................................................80 3.2.5 Tăng cường kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn .............................82 3.3 Một số đề xuất, kiến nghị ..................................................................................83 3.3.1. Đối với Trung ương .........................................................................................83 3.2.1 Đối với Tỉnh Sơn La .........................................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đật đai huyện Mai Sơn giai đoạn 2017-2019 .............29 Bảng 2.2: Thống kê diện tích dân số huyện Mai Sơn giai đoạn 2010-2015 .............31 Bảng 2.3: Cơ cấu GDP các ngành kinh tế huyện Mai Sơn từ 2017 đến 2019 (theo giá thực tế) .................................................................................................................32 Bảng 2.4: Lý do tham gia xây dựng nông thôn mới tại các xã nghiên cứu ..............36 Bảng 2.5: Những khó khăn trong việc tham gia xây dựng xây dựng nông thôn mới của người dân trên địa bàn 3 xã nghiên cứu .............................................................38 Bảng 2.6: Mức độ tiếp cận của cán bộ điều tra về nông thôn mới qua các kênh thông tin ...............................................................................................................................45 Bảng 2.7: Mức độ tiếp cận của người dân điều tra về nông thôn mới qua các kênh thông tin.....................................................................................................................45 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Mai Sơn ..........................................46 Bảng 2.9: Đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ cấp huyện và xã tham gia chương trình xây dựng NTM huyện Mai Sơn ........................................................................51 Bảng 2.10: Đánh giá về kết quả xây dựng nông thôn mới so với nhu cầu, sự hài lòng của người dân ............................................................................................................58 Bảng 2.11: Đánh giá về kết quả xây dựng nông thôn mới so với nhu cầu, sự hài lòng của cán bộ huyện và cán bộ xã, huyện Mai Sơn .......................................................59 Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn ngân sách xây dựng nông thôn tại huyện Mai Sơn giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................................................64 Bảng 2.13: Kết quả huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại 3 xã điều tra ...............................................................................................................65 Bảng 2.14: Đánh giá của cán bộ về mức độ chuyển biến kinh tế - xã hội ở địa phương hiện nay so với trước khi thực hiện xây dựng NTM ...................................67 Bảng 2.15: Đánh giá của người dân về mức độ chuyển biến kinh tế-xã hội ở địa phương hiện nay so với trước khi thực hiện xây dựng NTM ...................................68
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ Nội dung viết tắt viết tắt CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia NTM Nông thôn mới BCĐNTM Ban chỉ đạo nông thôn mới CSHT Cơ sở hạ tầng CSHTNT Cơ sở hạ tầng nông thôn DN Doanh nghiệp GTNT Giao thông nông thôn HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân KIP (Key Informant Panel) Phỏng vấn chuyên gia ND Nhân dân QLDA Quản lý dự án RRA (Participatory Rural Appraisal) Phương pháp điều tra nhanh nông thôn CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa TDMN Trung du miền núi NNNDNT Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân HTX Hợp tác xã
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương đã chỉ ra nhưng quan điểm cơ bản về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn theo mô hình mới nhằm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của người nông dân. Đến tháng 10/2019, nước ta có 4.665 xã (52,4%) đạt danh hiệu xã chuẩn nông thôn mới. Theo báo cáo của VPĐP NTM cả nước bình quân đạt 15,32 tiêu chí/xã, trong đó có 100% số xã của 08 tỉnh, thành phố đạt chuẩn NTM. Cả nước có 109 huyện của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn NTM. Hệ thống bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện xuyên suốt từ Trung ương đến tỉnh, huyện xã và thôn bản, có 580/664 đơn vị cấp huyện thuộc 63 tỉnh, thành phố đã thành lập văn phòng điều phối NTM cấp huyện (đạt 90,06%); 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bố trí cán bộ chuyên trách về xây dựng NTM tại xã; Đồng thời phối hợp với các địa phương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ NTM các cấp, tổ chức 4.372 lớp tập huấn với 167.642 lượt cán bộ tham gia. Tính chung trong cả 9 năm qua, cả nước đã huy động được 2.418.471 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 319.289 tỷ đồng (bình quân khoảng 35,9 tỷ đồng/xã trong 9 năm), chiếm 13,2%; chủ yếu là ngân sách địa phương các cấp (264.988 tỷ, chiếm 83% tổng ngân sách nhà nước), ngân sách TW là 54.300 tỷ chiếm 17% ngân sách nhà nước các cấp. Có thể nói cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến tích cực vùng nông thôn, đưa người dân nông thôn lên một tầm mới. Minh chứng là tốc độ tăng mức thu nhập người dân vùng nông thôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân đô thị, từ mức bình quân 12,8 triệu năm 2010 lên mức 35,88 triệu đồng/người năm 2018. Rút ngắn khoảng cách về thu nhập giữa
  12. 2 nông thôn và thành thị, giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh, từ 17,35% năm 2010 (theo tiêu chí cũ) giảm xuống 7,03% năm 2018 theo tiêu chí nghèo đa chiều) và đến nay chỉ còn khoảng 4,8%; nhiều địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% (VPĐP NTM Trung Ương, 2019). Sơn La là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phí Bắc, là địa phương có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Xuất phát điểm từ năm 2011, khi tỉnh Sơn La bắt đầu công cuộc xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh Sơn La mới đạt trung bình 1,61 tiêu chí/xã, trong đó có 3 xã đạt 6 tiêu chí 162 xã đạt dưới 5 tiêu chí, 18 xã, trên tổng số 188 xã toàn tỉnh chưa đạt tiêu chí nào..Sau 10 năm, tỉnh Sơn La đến nay toàn tỉnh đạt bình quân 12 tiêu chí/xã và có 41 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Để có bước tiến vượt bậc như hiện nay tỉnh đã huy động được 28.857 tỷ đồng nguồn vốn, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.579 tỷ đồng; ngân sách địa phương và vốn lồng ghép 9.569 tỷ đồng; nguồn vốn vay là 13 tỷ đồng; vốn của các tổ chức sản xuất kinh doanh là 152 tỷ đồng; cộng đồng dân cư đóng góp 3.612 tỷ đồng (Báo cáo tổng kết NTM UBND Tỉnh Sơn La,2019). Khu vực nông thôn đã có nhiều thay đổi tích cực, diện mạo thay đổi với nhiều công trình nông thôn mới được xây dựng, đường giao thông, trường học, điện, kênh mương, nhà văn hóa, trụ sở xã… của các xã, bản vùng nông thôn được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi cơ bản diện mạo, bộ mặt nông thôn của tỉnh. Huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La là huyện đi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, theo thống kê huyện có 85,7% số xã đạt dưới 5 tiêu chí; có 6,3% số xã đạt từ 5-9 tiêu chí; bình quân toàn huyện đạt 2,9 tiêu chí/xã; kết cấu hạ tầng nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, sản xuất manh mún, tỷ lệ hộ nghèo cao... Đến hết năm 2019, toàn huyện Mai Sơn đạt trên 248 tiêu chí, bình quân đạt gần 12 tiêu chí/xã, huyện có 6 xã được đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã đạt 13 tiêu chí; 4 xã đạt từ 10-12 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 6 - 9 tiêu chí (Ủy ban nhân dân huyện Mai Sơn, 2019)
  13. 3 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng các đại biểu cho rằng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế đó là công tác quản lý của các cấp ban, ngành đang còn chưa khoa học và còn nhiều lúng túng; công tác lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH tuy có phát triển nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân; các hình thức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng lao động còn hạn chế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu, nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị còn cách biệt lớn; công tác hành chính chậm được giải quyết, nhất là trong tranh chấp, khiếu nại của công dân; một số xã còn trông chờ ỷ lại hoặc báo cáo thành tích để về đích đạt chuẩn nông thôn mới tuy nhiên vận dụng các nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước, nguồn lực nhân dân chưa được chú trọng... Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, song cơ bản nhất là vai trò quản lý nhà nước trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đang còn nhiều bất cập, thiếu định hướng của các cấp chính quyền. Xuất phát từ những tồn tại trên tác giả tiến hành chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Sơn trong giai đoạn tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Xây dựng nông thôn mới đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm từ đó có nhiều học giả nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nông thôn mới. Ở khía cạnh quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới hiện nay có một số công trình có liên quan có thể kể đến là: Nghiên cứu của Hoàng Sỹ Kim (2001) với đề tài “Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam” nghiên cứu đã chú trọng đến những giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về nông nghiệp của Việt Nam.
  14. 4 Nghiên cứu của Huỳnh Trần Huy (2013) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới – Từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu đã chú trọng đến những giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Chánh. Nghiên cứu của Nguyền Thị Ánh Hồng (2017) với đề tàu "Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi". Tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về XD NTM ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XD NTM ở địa phương này. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Triều (2013) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” nghiên cứu đã chú trọng phân tích công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở U Minh và đưa ra các giải pháp mới hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh. Nghiên cứu của Võ Phạm Xuân Lâm (2013) trong luận văn thạc sĩ “Tổ chức thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông” Đề tài đã xác định khung lý thuyết về tổ chức thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền cấp xã. Đã phân tích thực trạng tổ chức thực thi chương trình xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; xác định điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực thi chương trình. Từ kết quả đánh giá trên, đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc thực thi chương trình nông thôn mới tại Đắk Nia. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Lệ (2016) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”. Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề cốt yếu và cấp thiết nhất để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về XD NTM ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về XD NTM ở địa phương trong thời gian tới theo hướng bền vững.
  15. 5 Nghiên cứu của Định Thị Thanh Hà (2017) với đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc”. Nghiên cứu góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận trong quá trình XD NTM và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực tiễn tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu nêu trên có nội dung nghiên cứu cấp tỉnh “Chính sách hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La” năm 2014, của tác giả Nguyễn Thái Hưng – Bí thư thành ủy Sơn La. Một số các báo của ngành và địa phương đăng một số bài phản ánh công tác xây dựng nông thôn mới như: Bài viết kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội đó là để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã thành công tiên quyết là từ cách làm minh bạch, công khai, thông qua ý kiến toàn dân. Bất cứ một nội dung nào liên quan tới xây dựng nông thôn mới được triển khai tại xã, chính quyền địa phương đều có khảo sát đánh giá, xây dựng kế hoạch đầu tư từng giai đoạn; việc chọn lựa cái nào làm trước, cái nào làm sau đều được công khai, lấy ý kiến rộng rãi. Qua tìm hiểu và đánh giá các công trình nghiên cứu trước đây, cho đến thời điểm hiện nay có rất ít các đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và cũng chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Vì vậy, đề tài nghiên cứu sẽ không bị trùng lặp và có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn tại địa phương. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong XDNTM đề tài đề xuất kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận, thực tiễn về QLNN trong XDNTM.
  16. 6 - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về XDNTM trên địa bàn huyện Mai Sơn, phân tích những kết quả đã đạt được, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân những hạn chế trong quản lý nhà nước về XDNTM trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về XDNTM trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La định hướng đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở các xã trong phạm vi địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong 4 năm từ 2016-2019 và định hướng đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu ở các xã đạt nhiều kết quả về xây dựng nông thôn mới của huyện Mai Sơn. Theo đó, chúng tôi chọn 3 xã là xã Cò Nòi, Chiềng Ban, Hát Lót. Tính đến cuối năm 2019 huyện có 6 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Trong đó có xã Hát Lót, xã Cò Nòi đạt chuẩn NTM, Xã Chiềng Ban đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu vì đây là những xã đã có thành tích và bề dầy kinh nghiệm trong QLNN về xây dựng NTM. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu thứ cấp: Các số liệu thống kê đã công bố về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, trong nước. Được thu thập và sử dụng các nguồn thông tin qua các tài liệu của tại phòng kinh tế huyện Mai Sơn; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn
  17. 7 mới huyện Mai Sơn, Văn phòng huyện ủy, văn phòng UBND huyện, thu thập qua website của Huyện Mai Sơn và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La và các tài liệu tham khảo, sách, luận án tiến sĩ, luận văn cao học, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình hay luận văn khóa trước, cùng các bài báo điện tử viết về thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra hai loại mẫu: Các cán bộ liên quan tham gia xây dựng nông thôn mới và các hộ dân tại các xã thuộc điểm nghiên cứu. Đối với cán bộ: Chúng tôi dự kiến tiến hành phỏng vấn điều tra 45 cán bộ, trong đó 15 cán bộ quản lý thuộc cấp huyện, 30 cán bộ quản lý cấp xã, thôn. Đối với hộ nông dân: Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự cùng tham gia của người dân (PRA) thông qua phỏng vấn trực tiếp 150 hộ dân trong 3 xã, mỗi xã chọn 50 hộ, đại diện là các chủ hộ gia đình thuộc 3 xã Cò Nòi, Chiềng Ban và Hát Lót. Để tiến hành điều tra chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra sau: - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA-Rapid Rural Appraisai): Mô tả các nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ và phát huy các kinh nghiệm sống cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập và thực hiện kế hoạch. - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA-Participatory Rural Appraisal): Phương pháp PRA cơ bản được áp dụng để tạo lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt. Đây là một phương pháp dùng để giao lưu với người dân, hiểu được họ, học hỏi từ họ. Qua đó đánh giá được vai trò của người dân trong xây dựng NTM tại địa phương và những kinh nghiệm trong công tác quản lý về xây dựng NTM của người dân địa phương. PRA là một tập hợp các phương pháp, các cách tiếp cận, các cách ứng xử cho phép người tham gia đưa ra và phân tích được các thực tế cuộc sống của họ và các điều kiện khác để tự họ có thể đưa ra kế hoạch hành động cũng như theo dõi và đánh giá các kết quả của việc thực hiện các kế hoạch do họ đưa ra. PRA sử dụng một loạt các phương pháp nhằm tạo điều kiện cho người dân đưa ra, chia sẻ, tranh luận và phân
  18. 8 tích các thông tin thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nhãn quan do chính người tham gia tạo nên. Trong phạm vi của đề tài, các phương pháp PRA cơ bản được áp dụng là tạo lập mối quan hệ với cộng đồng địa phương, làm việc theo nhóm và phỏng vấn linh hoạt. Thông qua UBND xã và nông thôn tiến hành lựa chọn những người dân nhiệt tình, ủng hộ, có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng đồng thời thống nhất thời gian địa điểm làm việc để tiến hành các công cụ PRA lựa chọn. Phương pháp này được sử dụng thông qua các câu hỏi, biểu mẫu, phiếu điều tra theo định hướng nội dung của đề tài. Bên cạnh việc điều tra các hộ dân chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn KIP (Key Informant Panel) là phương pháp phỏng vấn trực tiếp người nắm giữ thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là gồm chủ tịch các huyện, xã, các trưởng thôn, các cán bộ ở các phòng ban liên quan xây dựng nông thôn mới. 5.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu - Đối với số liệu thứ cấp tiến hành tổng hợp, chọn lọc và sắp xếp theo trình tự nội dung nghiên cứu làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài. - Đối với số liệu sơ cấp thì tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa bằng các công cụ là máy tính với phần mềm Excel đảm bảo thông tin được xử lý chính xác và khoa học từ đó đưa ra những kết luận chính xác và các giải pháp phù hợp. 5.4. Phương pháp phân tích số liệu 5.4.1 Phương pháp thống kê Chủ yếu sử dụng thống kê mô tả để mô phỏng lại thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, sử dụng thống kê phân tích để đánh giá vấn đề cần nghiên cứu. 5.4.2 Phân tổ thống kê Sử dụng phân tổ thống kê để sắp xếp các dữ liệu, thông tin theo các tiêu thức, tạo thành các nhóm và sắp xếp theo các trật tự nhất định. 5.4.3 Phương pháp so sánh Sử dụng so sánh số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, tốc độ tăng trưởng để so sánh các đối tượng theo một số các chỉ tiêu nhất định ở những mốc thời gian và
  19. 9 trong một tiến trình thời gian từ đó để phân tích đánh giá sự biến động của các hiện tượng. Thực hiện cả so sánh nhiều đối tượng cùng lúc trong tổng thể và so sánh theo mốc thời gian đối với từng đối tượng đơn lẻ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ nội dung về quản lý nhà nước, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM. 6.2 Về thực tiễn Luận văn chỉ ra những thành công, tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM và rút ra bài học kinh nghiệm góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN về xây dựng NTM. Từ kết quả đó luận văn được xem là nguồn tài liệu quý báu cho các cấp chính quyền, địa phương và các cá nhân trong lĩnh vực QLNN trong xây dựng NTM. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Chương 3: Nêu định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
  20. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới * Khái niệm nông thôn Nông thôn là một khái niệm thông dụng và có nhiều cách hiểu khác nhau theo từng quan điểm và các tiêu chí khác nhau mà chủ thể muốn nghiên cứu. Theo giao trình Quy hoạch phát triển nông thôn tác giả định nghĩa “Nông thôn là khu vực sinh sống, làm việc của các đối tượng chủ yếu là nông dân, là nơi có mật độ dân cư thấp, môi trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp (PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, 2004). Nghị định 57/2018 NĐ-CP ngày 17/04/2018 có nêu “Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường, thị xã, quận và thành phố”. Tại thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ban hành ngày 21/08/2009 thì nông thôn được khái niệm là “phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.  Khái niệm nông thôn mới Có nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau về nông thôn mới. Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để giải quyết vấn đề tam nông tạo ra một xã hội nông thôn ổn định và phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội (Phạm Đi, 2016). Trong nghị quyết 26-NQ/TW bàn về vấn đề tam nông chỉ rõ “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2