Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 15
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu từ xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2017 đến năm 2019. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
- XBỘ GIÁO X O DỤC VÀÀ ĐÀO TẠO TRƯ ƯỜNG ĐẠ ẠI HỌC KIINH TẾ CÔ ÔNG NGHHIỆP LONG G AN NGUYỄ ỄN THA ANH HỔ Q QUẢN LÝ VỐ ỐN ĐẦU U TƯ X XÂY DỰNG CƠ C BẢN N TỪ T NGÂ ÂN SÁ ÁCH NH HÀ NƯ ƯỚC TẠ ẠI HUY YỆN TH HÁP MƯ ƯỜI, TỈNH T Đ ĐỒNG T THÁP LUẬ ẬN VĂN N THẠC SĨ KIN NH TẾ Chuyêên ngành h: Tài chíính – Ngâân hàng Mã số: 8.34.002.01 Lon ng An, năm m 2020
- BỘ GIÁO O DỤC VÀ ĐÀO TẠO O TRƯ ƯỜNG ĐẠ ẠI HỌC KIINH TẾ CÔ ÔNG NGH HIỆP LONG G AN NGUY YỄN THA ANH HỔ Ổ Q QUẢN LÝ VỐ ỐN ĐẦU U TƯ X XÂY DỰNG CƠ C BẢN N TỪ NGÂN N S SÁCH N NHÀ NƯỚC N T TẠI HU UYỆN THÁP T M MƯỜI, , TỈNH H ĐỒNG G THÁ ÁP LUẬ ẬN VĂN N THẠC SĨ KIN NH TẾ Chuyêên ngành h: Tài chíính – Ngâân hàng Mã số: 8.34.002.01 Ngư ười hướn ng dẫn kh hoa học: PGS.TS LÊ PHA AN THỊ DIỆU D TH HẢO Lon ng An, năm m 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thanh Hổ
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương trình Cao học Kinh tế, Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, những người đã truyền đạt cho tác giả kiến thức hữu ích trong ngành tài chính ngân hàng, làm cơ sở cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo, người thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các anh chị học viên. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hổ
- iii NỘI DUNG TÓM TẮT Huyện Tháp Mười được tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ vốn nhiều nên số dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB tăng lên đáng kể, hoạt động này cũng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa không ngừng được mở rộng, nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB phát huy có hiệu quả.Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động chi đầu tư XDCB từ vốn NSNN còn tồn tại nhiều khó khăn, các dự án triển khai chậm tiến độ, kéo dài làm đội vốn NSNN, tình trạng nợ đọng ở địa phương diễn ra phức tạp, giải ngân không đạt kế hoạch so với chỉ tiêu đề ra, gây ra hậu quả như: các công trình, dự án không thể đưa vào sử dụng do thời gian thi công kéo dài, chủ đầu tư không thanh toán được khối lượng xây dựng hoàn thành, hiệu quả đầu tư kém. Luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra: (1) Tổng hợp về mặt lý luận đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước; (2) Đánh giá thực trạng hoạt quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2017 đến năm 2019; (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp với một số kết quả đáng ghi nhận như: Hoạt động thẩm định dự án, kế hoạch đấu thầu ngày càng được nâng cao về chất lượng, Hoạt động quản lý đầu tư từng bước được chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại, cụ thể như: cải cách hành chính về đầu tư và xây dựng chậm đổi mới; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức; đội ngũ cán bộ làm hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng vừa thiếu, vừa yếu. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng hiệu nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra, luận văn cũng đã trình bày 03 kiến nghị với đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, đối với Chính Phủ và đối với Chủ đầu từ để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt các nhà quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế.
- iv ABSTRACT Thap Muoi district is heavily supported by Dong Thap province, so the number of projects using capital construction investment has increased significantly, this activity also contributes to improving transport infrastructure to serve the need of non-stop goods circulation. has been expanded, many projects are used to promote capital investment effectively.However, in the process of implementing socio-economic development tasks, including spending on capital construction from the state budget, There were many difficulties, projects were implemented slowly, making the state budget capital team complicated, the local debt situation was complicated, disbursement did not meet the plan compared to the set target, causing consequences. results such as works, projects can not be put into use due to long construction time, investors cannot pay for completed construction volume, poor investment efficiency. The thesis has achieved the proposed research objectives: (1) Synthesize the theory of capital construction investment management from the State Budget; (2) Evaluation of the current state of capital construction investment management from the State Budget in Thap Muoi district, Dong Thap province from 2017 to 2019; (3) Proposing a number of solutions to improve the management efficiency of capital construction investment from the State Budget in Thap Muoi district, Dong Thap province with some remarkable results such as: Appraisal activities bidding projects and plans are increasingly improved in quality. Investment management activities have been gradually improved and improved efficiency. Besides, there are still some problems that still exist, namely: administrative reform in investment and construction is slow to be renovated; inspection, examination and supervision activities have not been considered properly; The contingent of staff working in investment and construction management activities is both lacking and weak. This is the basis for the author to propose 03 groups of solutions to improve efficiency in management of capital construction investment from the State Budget in Thap Muoi district, Dong Thap province. In addition, the thesis also presented 03 recommendations to the People's Committee of Dong Thap province, to the Government and to the Investor to contribute to improving the management efficiency of capital construction investment. State Budget in Thap Muoi district. Thesis is the reference for interested subjects, especially the managers of capital construction investment from the State Budget in Thap Muoi district, Dong Thap province to study and apply in practice.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii NỘI DUNG TÓM TẮT.................................................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................................................... iv MỤC LỤC ........................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ........................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2 4.1 Phạm vi về không gian ..................................................................................... 2 4.2 Phạm vi về thời gian ......................................................................................... 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC........................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước .. 4 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước .................. 4 1.1.2 Đặc điểm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ........ 6 1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ................. 7 1.1.4 Phạm vi chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước..... 8 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước......................................................................................................................... 9 1.2.1 Khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 9
- vi 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ..................................................................................................................... 9 1.2.3 Nội dung quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách Nhà nước ..... 10 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn Ngân sách Nhà nước ........................................................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 19 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂy DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP............................................................................................................................... 20 2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tháp Mười ........................................................................................................... 20 2.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 20 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 20 2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước....................................................................................................................... 21 2.2.1 Một số văn bản pháp lý có liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ................................................................................................. 21 2.2.2 Các đơn vị tham gia quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ............................................................ 26 2.3. Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Tháp Mười ............................................................... 29 2.3.1 Hoạt động lập kế hoạch đầu tư, phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản........ 29 2.3.2 Hoạt động thẩm định dự án và phê duyệt dự án đầu tư ............................... 31 2.3.3. Hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ...................................................... 35 2.3.4 Hoạt động thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ........................................................................................................................... 36 2.3.5 Hoạt động kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ........................................................................................................... 41 2.4 Đánh giá hiệu quả về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ở huyện Tháp Mười .......................................................................... 45
- vii 2.4.1 Kết quả khảo sát hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Tháp Mười ......................................................... 45 2.4.2 Đánh giá những kết quả đạt được ................................................................ 49 2.4.3 Những hạn chế còn tồn tại ........................................................................... 50 2.4.4 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 57 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP ....................................................................................... 58 3.1 Quan điểm và định hướng về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười ........................................ 58 3.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tháp Mười .................... 61 3.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 61 3.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 62 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười .................................................... 62 3.3.1 Hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ........................................................................................................................... 62 3.3.2 Nâng cao năng lực quản lý hoạt động của chính quyền huyện Tháp Mười 72 3.3.3 Bảo đảm tính công khai, minh bạch hoạt động dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ...................................................................................... 75 3.4. Một số kiến nghị ........................................................................................... 76 3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ................................................. 76 3.4.2 Đối với Chính phủ ....................................................................................... 77 3.4.3 Đối với Chủ đầu tư ...................................................................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 79 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 81 PHỤ LỤC...........................................................................................................................I
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 BQLDA Ban quản lý dự án 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 CSHT Cơ sở hạ tầng 4 ĐTPT Đầu tư phát triển 5 ĐTXD Đầu tư xây dựng 6 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 7 ĐVTV Đơn vị tư vấn 8 GTSX Giá trị sản xuất 9 HSDT Hồ sơ dự thầu 10 HSMT Hồ sơ mời thầu 11 KBNN Kho bạc Nhà nước 12 KCN Khu công nghiệp 13 KKT Khu kinh tế 14 KSTTVĐT Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 15 KT-XH Kinh tế - xã hội 16 NSNN Ngân sách Nhà nước 17 QLNN Quản lý nhà nước 18 SKH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư 19 TMĐT Tổng mức đầu tư 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 XDCB Xây dựng cơ bản
- ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1. Cơ cấu ban quản lý dự án huyện Tháp Mười ................................................. 28 Hình 2.2. Số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tháp Mười.................... 31 Hình 2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ... 32 Hình 2.4. Số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tháp Mười được phê duyệt ................................................................................................................................. 34 Hình 2.5. Mô tả mẫu theo giới tính ................................................................................. 46 Bảng 2.1. Số lượng Cán bộ công nhân viên trong BQLDA huyện Tháp Mười năm 2019 .................................................................................................................................. 28 Bảng 2.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tháp Mười .................................. 30 Bảng 2.3. Số dự án được thẩm định, thẩm tra thiết kế và dự toán xây dựng công trình của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.......................................................................... 33 Bảng 2.4. Tình hình phê duyệt dự án huyện Tháp Mười ............................................... 34 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đấu thầu của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ............ 36 Bảng 2.6. Hoạt động thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ................................................................ 37 Bảng 2.7. Một số dự án tiêu biểu được thanh quyết toán trên huyện Tháp Mười trong năm 2019 .......................................................................................................................... 39 Bảng 2.8. Hoạt động kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Tháp Mười .......................................................................................................................................... 40 Bảng 2.9. Số lượng phiếu điều tra khảo sát .................................................................... 43 Bảng 2.10. Bảng mẫu điều tra phân chia theo giới tính ................................................. 45 Bảng 2.11. Bảng phân chia mẫu khảo sát theo độ tuổi................................................... 45 Bảng 2.12. Mô tả mẫu theo trình độ................................................................................ 46 Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả điều tra về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ........................................................................................... 47
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động đầu tư để tạo tài sản cố định (TSCĐ). Vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) là nguồn vốn sử dụng tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng hạ tầng, đường giao thông, y tế, giáo dục, các chương trình mục tiêu quốc gia… Do đó, nguồn vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động đầu tư XDCB của Nhà nước hiện nay, nguồn vốn này đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của quốc gia và cả địa phương. Trong những năm qua, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp còn là một huyện cần được đầu tư nhiều về hệ thống giao thông, hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Tháp Mười được tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ vốn nhiều nên số dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB tăng lên đáng kể, hoạt động này cũng góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa không ngừng được mở rộng, nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB phát huy có hiệu quả, giúp nâng cao đời sống của người dân, qua đó phát huy được tối đa tiềm lực và thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong đó có hoạt động chi đầu tư XDCB từ vốn NSNN còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, các dự án triển khai chậm tiến độ, kéo dài làm đội vốn NSNN, tình trạng nợ đọng ở địa phương diễn ra phức tạp, giải ngân không đạt kế hoạch so với chỉ tiêu đề ra, gây ra hậu quả như: các công trình, dự án không thể đưa vào sử dụng do thời gian thi công kéo dài, chủ đầu tư không thanh toán được khối lượng xây dựng hoàn thành, hiệu quả đầu tư kém. Bên cạnh đó, hiện tượng tiêu cực trong xây dựng còn phổ biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây thất thoát, lãng phí lớn. Việc quản lý và sử dụng hiểu quả vốn đầu tư XDCB là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn do các chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước chưa được hoàn chỉnh, do đó cần có những nghiên cứu và giải pháp quản lý sử dụng vốn hợp lý, tránh thất thoát và gây lãng phí nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư XDCB, tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp
- 2 một cách hiệu quả, tác giả chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý vốn đầu từ xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu từ xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2017 đến năm 2019. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước bao gồm hoạt động sử dụng vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tháp Mười. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian Phạm vi nghiên cứu luận văn tập trung nghiên cứu việc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN tại địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Các đơn vị quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN: UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, phòng Tài Chính – Kế hoạch huyện Tháp Mười, Kho bạc nhà nước huyện Tháp Mười và các đơn vị chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Tháp Mười, UBND các xã, thị trấn thuộc sự quản lý của UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). 4.2 Phạm vi về thời gian Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. 5. Câu hỏi nghiên cứu
- 3 (i) Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tháp Mưởi, tỉnh Đồng Tháp hiện nay như thế nào? (ii) Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tháp Mưởi, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua? (iii) Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN? 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dự liệu thứ cấp: các thông tin thu thập trong sách chuyên ngành, sách chuyên khảo…. Ngoài ra còn sử dụng các báo cáo như: báo cáo chính thức từ các cơ quan: BQLDA và phát triển quỹ đất huyện Tháp Mười, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tháp Mười, Kho bạc Nhà nước huyện Tháp Mười và một số cơ quan, ban ngành huyện, xã, thị trấn. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn từ các đơn vị: BQLDA và Phát triển quỹ đất huyện Tháp Mười, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tháp Mười, Kho bạc Nhà nước huyện Tháp Mười, Các chuyên viên nghiên cứu lĩnh vực xây dựng cơ bản của UBND huyện Tháp Mười, đơn vị Chủ đầu tư cấp xã, thị trấn (cụ thể là UBND các xã, thị trấn). Thông qua kết quả thu thập thông tin và nghiên cứu các tài liệu, để có cái nhìn tổng quát, nhiều chiều, tác giả đã tham khảo ý kiến của ban, ngành có liên quan như Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười; Ban Quản lý dự án xây dựng huyện Tháp Mười; các trưởng, phó phòng: phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện. Bằng phương pháp này, Luận văn có được các đề xuất, kiến nghị mang tính khả thi, sâu sát với thực tế và có tính tham gia của cộng đồng.
- 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 1.1.1.1 Khái niệm đầu tư Đầu tư là một phạm trù kinh tế quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005). Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạn theo tiêu thức quan hệ hoạt động quản lý của chủ đầu tư, có hai loại: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Chẳng hạn như nhà đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán: Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích như cổ tức, tiền lãi trái phiếu…nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. ĐTPT là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài
- 5 sản nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. ĐTXDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung. Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB, từ việc khảo sát và quy hoạch, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất, nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. 1.1.1.2. Đầu tư xây dựng bằng vốn Ngân sách Nhà nước Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động xây dựng ngày một phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đến nay, khái niệm ĐTXD được định nghĩa như sau: Hoạt động ĐTXD là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng (Khoản 20, Điều 3, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014). Trong đó, hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án ĐTXD công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình (Khoản 21, Điều 3, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014) Từ năm 1986 đến nay, mặc dù hoạt động ĐTXD được đa dạng hóa nguồn vốn nhưng không thể phủ nhận nguồn vốn NSNN rất quan trọng để xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng, các dự án phi lợi nhuận... phục vụ chiến lược phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước. Từ các phân tích trên, theo tác giả khái niệm ĐTXD từ NSNN được hiểu như sau: ĐTXD bằng nguồn vốn NSNN là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Thuật ngữ xây dựng cơ bản hiện nay thường chỉ sử dụng trong các tổng hợp, thống kê của cơ quan Nhà nước đối với nguồn kinh phí thực hiện ĐTXD.
- 6 1.1.2 Đặc điểm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 1.1.2.1 Đặc điểm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ĐTXDCB đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài: Hoạt động ĐTXDCB đòi hỏi một số lượng vốn lao động, vật tư, máy móc lớn, ứ đọng trong thời gian dài trong suốt quá trình đầu tư. Vì vậy, trong quá trình ĐTXDCB, chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn, chống lãng phí nguồn lực. ĐTXDCB có thời gian thực hiện dài và thường gặp nhiều biến động. Sản phẩm ĐTXDCB có giá trị sử dụng lâu dài. Các thành quả của ĐTXDCB có giá trị sử dụng lâu dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới như vườn Babylon ở Iraq, tượng nữ thần tự do ở Mỹ, kim tự tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, tháp Angcovat ở Campuchia, … Các sản phẩm đầu tư ĐTXDCB thường là các tài sản cố định, đó phần lớn là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đựơc tạo dựng cho nên các điều kiện về địa lý, địa hình có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát huy kết quả đầu tư. ĐTXDCB thường liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. ĐTXDCB đảm bảo tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức sản xuất. 1.1.2.2 Đặc điểm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước Ngoài các đặc điểm chung của ĐTXDCB như đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thực hiện lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong quá trình thực hiện, hoạt động ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN còn có một số đặc điểm riêng như sau: - Nguồn vốn ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nước là khoản chi tích lũy hay ĐTPT cho nền kinh tế. Chi NSNN đầu tư trực tiếp hạ tầng kinh tế - xã hội làm gia tăng số lượng và chất lượng tài sản cố định, gia tăng giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề này thể hiện rõ nét thông qua việc Nhà nước tăng cường ĐTXD hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… - Quy mô và cơ cấu chi ĐTXDCB của NSNN không cố định và phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ và mức độ
- 7 phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Theo kinh nghiệm phát triển cho thấy, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, quy mô chi NSNN ĐTXDCB chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội. Ở giai đoạn này, do khu vực tư nhân còn yếu, trong khi chính sách thu hút vốn đầu tư chưa hoàn thiện nên Nhà nước phải tăng cường quy mô đầu tư từ NSNN để tạo đà cho tiến trình CNH-HĐH. Đi cùng với sự gia tăng quy mô thì cơ cấu chi đầu tư cũng rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra như chi hỗ trợ, chi thực hiện chương trình mục tiêu kinh tế xã hội… - Chi ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN phải gắn chặt chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Sự phối hợp không đồng bộ giữa chi đầu tư với chi thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các tài sản công đã được đầu tư. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản đầu tư. Sự gắn kết giữa hai nhóm chi tiêu này sẽ khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, không tính đến hiệu quả khai thác. 1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ĐTXDCB bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện vì đây là nguồn đầu tư chủ yếu để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN được xem là loại hàng hóa công, đây là loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Tính phi cạnh tranh về tiêu dùng biểu hiện cùng một lúc có hơn một người tận hưởng những lợi ích từ hàng hóa này và chi phí đáp ứng nhu cầu đòi hỏi các đối tượng tiêu dùng tăng thêm này là bằng không. Phần lớn hàng hóa công do Chính phủ cung cấp, bên cạnh đó có thể huy động sự tham gia của khu vực tư để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa công của xã hội. Hàng hóa công có tính tiêu dùng chung, khi tăng thêm một người tiêu dùng thì hàng hóa công sẽ không giảm đi lợi ích của những người tiêu dùng hiện có và chi phí đáp ứng đòi hỏi của đối tượng tiêu dùng tăng thêm là bằng không. Sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy chi tiêu công hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữ các khu vực trong nền kinh tế. Chính phủ đóng vai trò là một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập thông qua các
- 8 khoản chi tiêu công. Với ý nghĩa đó, ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển biến nhằm sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN chuyển mạnh sang ĐTPT cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn từ NSNN có một vai trò rất lớn trong ĐTXDCB để tạo những bước đột phá phát triển đất nước. Tuy vậy, trong nền kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư nhân trong nước, khu vực nước ngoài cũng tham gia đầu tư, kinh doanh XDCB với nhiều hình thức thích hợp, ví dụ như đầu tư theo hình thức BOT (Build - Operate -Transfer: Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao), BTO (Buid - Transfer - Operate: Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành), BT (Build – Transfer: Xây dựng - Chuyển giao),… 1.1.4 Phạm vi chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước Với chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt để phát triển kinh tế- xã hội, các ngành, lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không được phép đầu tư. Do đó phạm vi chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tập trung chủ yếu vào các loại dự án sau: - Dự án có quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năng đáp ứng. Các dự án này thường là dự án xây dựng các công trình lớn có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của các vùng, miền, địa phương hoặc ngành, lĩnh vực. - Dự án có khả năng thu hồi vốn thấp, các dự án này do khả năng thu hồi vốn thấp nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác đầu tư, trong khi đó các công trình này lại mang ý nghĩa kinh tế- xã hội quan trọng, do đó Nhà nước cần phải ĐTXD. - Dự án mà các thành phần kinh tế khác không được phép đầu tư, loại này thường là các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, công trình bí mật Nhà nước, các công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống kinh tế- xã hội của nhân dân.
- 9 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 1.2.1 Khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước Quản lý nhà nước về ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lý và hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN. QLNN về ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN là quản lý việc thực hiện các dự án, các công trình đầu tư mà sản phẩm là các công trình công cộng. Đảm bảo hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: tiết kiệm và đạt hiệu quả cao vừa là mục tiêu, vừa là phương hướng, tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động QLNN về ĐTXDCB bằng vốn NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là quản lý sao cho với một đồng vốn ĐTXDCB do NSNN bỏ ra phải thu được lợi ích lớn nhất. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả phải được xem xét trên phạm vi toàn xã hội và trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… - Nguyên tắc tập trung, dân chủ: trong quản lý ĐTXDCB bằng vốn NSNN, nguyên tắc này thể hiện toàn bộ vốn ĐTXDCB từ NSNN được tập trung quản lý theo một cơ chế thống nhất của nhà nước thông qua các tiêu chuẩn, định mức, các quy trình, quy phạm về kỹ thuật nhất quán và rành mạch. Việc phân bổ vốn ĐTXDCB từ NSNN phải theo một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể. Tính dân chủ là đảm bảo cho mọi người cùng tham gia vào quản lý sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN. Dân chủ đòi hỏi phải công khai cho mọi người biết, thực hiện cơ chế giám sát cộng đồng minh bạch, công khai các số liệu liên quan đến ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn