Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam
lượt xem 5
download
Đề tài "Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam " nhằm nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------- NGUYỄN NGỌC LÂM TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------- NGUYỄN NGỌC LÂM TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tấn Hoàng TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Trƣớc hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hoàng - ngƣời đã rất tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ nhân viên của BIDV đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2012 Học viên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Tấn Hoàng; số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp.HCM, ngày 12 tháng 11 năm 2012 Tác giả
- MỤC LỤC Mở đầu --------------------------------------------------------------------------------- 1 Giới thiệu ------------------------------------------------------------------------------ 1 Mục tiêu nghiên cứu------------------------------------------------------------------- 1 Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 1 CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI ------------------------------------------- 2 1.1 Tỷ giá hối đoái -------------------------------------------------------------------- 2 1.1.1 Khái niệm ------------------------------------------------------------------------ 2 1.1.2 Phân loại ------------------------------------------------------------------------- 2 1.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ giá ---------------------------------------------- 4 1.1.3.1 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nƣớc ------------------------------------ 4 1.1.3.2 Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia ----------------------------- 4 1.1.3.3 Niềm tin của nhà đầu tƣ ----------------------------------------------------- 5 1.1.3.4 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế ------------------------------------ 5 1.1.3.5 Sự can thiệp của chính phủ ------------------------------------------------- 5 1.1.3.6 Các nhân tố khác ------------------------------------------------------------- 6 1. 2 Cán cân thƣơng mại -------------------------------------------------------------- 7 1.2.1 Khái niệm ------------------------------------------------------------------------ 7 1.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại ----------------------------- 8 1.2.2.1 Yếu tố tỷ giá hối đoái -------------------------------------------------------- 8 1.2.2.2 Yếu tố thu nhập --------------------------------------------------------------- 9 1.3 Các công trình nghiên cứu trƣớc đây về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại ------------------------------------------------------------------- 10 1.3.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài ------------------------------------------------------- 10 1.3.2 Nghiên cứu trong nƣớc -------------------------------------------------------- 12 CHƢƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------- 16
- 2.1 Mô hình nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 16 2.1.1 Mô hình Senhadji và Montenegro (1998) ---------------------------------- 16 2.1.2 Mô hình VECM của Uỷ Ban Kinh Tế Quốc Hội và UNDP tại Việt Nam (2011) ---------------------------------------------------------------------------------- 17 2.1.3 Mô hình của đề tài ------------------------------------------------------------ 17 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------- 19 2.2.1 Mô hình Var ------------------------------------------------------------------- 19 2.2.2 Các bƣớc chạy mô hình Var ------------------------------------------------- 20 2.2.3 Thu thập số liệu --------------------------------------------------------------- 23 CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ----------------------------------------------------------------------------------- 24 3.1 Các giả định của mô hình ------------------------------------------------------ 24 3.2 Các bƣớc thực hiện -------------------------------------------------------------- 26 3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ----------------------------------------------- 34 CHƢƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ ----------------------------------------------------- 36 4.1 Chính sách tỷ giá ---------------------------------------------------------------- 36 4.2 Tìm đầu ra cho xuất khẩu ------------------------------------------------------ 38 Kết luận ------------------------------------------------------------------------------- 42
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADF Kiểm định Augmented Dickey – Fuller test AIC Tiêu chuẩn kiểm tra độ trễ Akaike APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng BIDV Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. CNY Đồng nhân dân tệ DF Kiểm định Dickey và Fuller HQ Tiêu chuẩn kiểm tra độ trễ Hannan – Quinn IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà Nƣớc NHTW Ngân hàng trung ƣơng SIC Tiêu chuẩn kiểm tra độ trễ Schwaiz UNDP Tổ chức Chƣơng Trình Phát Triển Liên Hợp Quốc VND Việt Nam đồng WTO Tổ chức thƣơng mại quốc tế
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ giá JPY/USD theo tháng từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2011 ------ 6 Bảng 3.1: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ------------------------- 25 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định độ trễ cho hàm xuất khẩu ---------------------------- 25 Bảng 3.3: Kết quả kiểm định độ trễ cho hàm nhập khẩu --------------------------- 27 Bảng 3.4: Hàm phản ứng xung tác động của biến tỷ giá hối đoái đến các biến còn lại trong hàm xuất khẩu ------------------------------------------------------------ 32 Bảng 3.5: Hàm phản ứng xung tác động của biến tỷ giá hối đoái đến các biến còn lại trong hàm nhập khẩu ----------------------------------------------------------- 32 Bảng 3.6: Thay đổi của xuất và nhập khẩu đối với thị trƣờng Mỹ khi tỷ giá tăng 1% ----------------------------------------------------------------------------------- 33 Bảng 3.7: Thay đổi của xuất và nhập khẩu đối với thị trƣờng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Đức khi tỷ giá tăng 1% ------------------------------------------------------ 34 Bảng 4.1: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại thị trƣờng Việt Nam ------------------------------------------------------------------------- 40
- 1 MỞ ĐẦU Giới thiệu: Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế. Kể từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế năm 1986, tỷ giá VND/USD không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt sau những cú sốc của nền kinh tế trong khu vực và thế giới, tỷ giá hối đoái của Việt Nam có sự biến động mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Việt Nam không xa lạ với nhiều đọc giả, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu? Có đo lường được hay không? Liệu việc gia tăng tỷ giá hối đoái có thực sự cải thiện được tình trạng nhập siêu của Việt Nam hiện nay? Đây chính là câu hỏi cần được giải đáp để có cái nhìn cận cảnh hơn tác động của chính sách tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra kiến nghị những giải pháp về chính sách tỷ giá cũng như những biện pháp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thƣơng mại của Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu bảo vệ học vị Thạc Sĩ Kinh Tế. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng lên 1%, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hoặc giảm bao nhiêu %? Việc gia tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn và dài hạn có thực sự cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam?
- 2 CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI 1.1 Tỷ giá hối đoái: 1.1.1 Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác. 1.1.2 Phân loại: Nếu căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm: Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày. Tỷ giá kinh doanh: là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán. Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán. Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức.
- 3 Nếu căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá, tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được niêm yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng. Tỷ giá thực: là tỷ giá được điều chỉnh theo tương quan giá cả trong nước và giá cả nước ngoài. Tỷ giá thực phản ánh khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Công thức tính tỷ giá thực Theo cách yết giá trực tiếp, ta có: n W jt * CPI jt Ejt REER t * j 1 CPI t E j0 (1.1) Theo cách yết giá gián tiếp, ta có: n W jt * CPI t Ejt REER t j 1 CPI * E j0 jt (1.2) Trong đó: t: là thời gian. n: là số lượng các đối tác chính của Việt Nam. Wjt: tỷ trọng thương mại của nước j tại thời điểm t. CPIjt: chỉ số giá hàng hoá của nước j tại thời điểm t. CPIt: chỉ số giá hàng hoá trong nước tại thời điểm t. Ejt: tỷ giá của nước j tại thời điểm t. Ejo: tỷ giá của nước j tại thời điểm gốc. Ý nghĩa của tỷ giá thực: REER >1: VND bị định giá thấp.
- 4 REER
- 5 phẩm; hơn thế trong một môi trường lạm phát cao giá cả mọi mặt hàng đều tăng cao nên người tiêu dùng cũng dễ chấp nhận việc tăng giá hơn là trong một môi trường lạm phát thấp. 1.1.3.3 Niềm tin của nhà đầu tư: Những dự đoán hay niềm tin của nhà đầu tư cũng rất quan trọng. Khi niềm tin của nhà đầu tư đối với một đồng tiền tăng lên hay giảm xuống đều ảnh hưởng đến cung cầu về đồng tiền đó. Khi cung cầu thay đổi sẽ làm cho tỷ giá thay đổi. Chẳng hạn như sự vỡ nợ của các quốc gia Châu Âu trong thời gian qua ngay lập tức ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với đồng tiền của nước này. Họ bán đồng tiền nội địa, mua vàng hoặc đồng tiền nước khác để tích trữ. Khi cầu về đồng nội địa giảm, tỷ giá đồng nội địa so với đồng tiền nước khác sẽ tăng nhanh bất chấp quốc gia đó vỡ nợ là bao nhiêu phần trăm. 1.1.3.4 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế cho biết dòng tiền ròng vào và ra của một quốc gia. Khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, cầu về đồng ngoại tệ sẽ tăng do nhu cầu nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng. 1.1.3.5 Sự can thiệp của chính phủ: Can thiệp vào thương mại quốc tế: chính sách hạn chế hay khuyến khích xuất nhập khẩu của các quốc gia làm ảnh hưởng đến dòng ngoại tệ vào và ra của một nước, qua đó ảnh hưởng đến tỷ giá. Can thiệp vào đầu tư quốc tế: các quốc gia có chính sách tốt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho dòng tiền nước ngoài chảy vào trong nước. Khi đó nguồn cung đồng ngoại tệ tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đồng ngoại tệ sẽ giảm giá so với đồng nội tệ.
- 6 Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối: Chính phủ một nước có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng nhiều công cụ khác nhau, chẳng hạn lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ giao động tỷ giá ... Thông qua các công cụ này có thể tăng hoặc giảm tỷ giá. 1.1.3.6 Các nhân tố khác: Khủng hoảng kinh tế, xã hội hoặc bất ổn về chính trị: khủng hoảng kinh tế, xã hội hoặc bất ổn về chính trị làm cho sản xuất bị đình trệ, thất nghiệp gia tăng, lạm phát tăng cao … Lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Thiên tai, lũ lụt: các nước chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, đặc biệt là ảnh hưởng của sóng thần gây hưởng không tốt đến tăng trưởng kinh tế, thậm chí làm cho nền kinh tế đi xuống. Điều đó kéo theo rất nhiều hệ lụy: thất nghiệp, lạm phát, niềm tin của nhà đầu tư … trong đó việc làm mất giá đồng nội tệ là khó tránh khỏi. Đơn cử trường hợp gần đây nhất là thảm họa sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nhật Bản, và tỷ giá đồng nội tệ cũng sụt giảm, cụ thể: Bảng 1.1: Tỷ giá JPY/USD từ tháng 4 đến tháng 12/2011. Ngày JPY/USD 10/04/2011 83.23 10/05/2011 79.63 10/06/2011 80.05 10/07/2011 80.10 10/08/2011 76.10 10/09/2011 77.04 10/10/2011 74.83 10/11/2011 75.62 12/12/2011 76.44 Nguồn: Dữ liệu tỷ giá của Ngân hàng TM CP Ngoại Thương Việt Nam và tính toán của tác giả [7]
- 7 1.2 Cán cân thƣơng mại: 1.2.1 Khái niệm Khái niệm về cán cân thương mại đă có rất nhiều học giả và các nhà kinh tế, các cuốn sách, từ điển kinh tế trong nước và quốc tế nghiên cứu và đưa ra. Những tác giả của cuốn “Thuật ngữ thương mại” (language of trade) đã định nghĩa cán cân thương mại là “một bộ phận của cán cân thanh toán, hoặc số thặng dư hay thâm hụt từ việc so sánh chỉ tiêu nhập khẩu hàng hoá và tiền thu được từ xuất khẩu hàng hoá của một nước”. Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam thì cán cân thương mại lại được hiểu như là bảng cân đối thương mại khi cho rằng “cán cân thương mại là bảng cân đối tổng hợp xuất nhập khẩu của một nước trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm); thể hiện mối quan hệ kinh tế của một nước trong quan hệ quốc tế; có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân, cho phép đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa khả năng sản xuất với nhu cầu tiêu dùng của xă hội (bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ). Định nghĩa thứ nhất đã chỉ rõ được vị trí của cán cân thương mại là một bộ phận của cán cân thanh toán, điều này rất quan trọng bởi vì từ đây, chúng ta có thể tìm được mối quan hệ giữa các bộ phận trong cán cân thanh toán để từ đó có những khoản có thể bù đắp cho cán cân thương mại khi bị thâm hụt hoặc những thặng dư trong cán cân thương mại đi về đâu. Tuy nhiên, nếu chỉ coi cán cân thương mại là “số thặng dư hay thâm hụt” thì đó sẽ là một thiếu sót. Còn định nghĩa thứ hai trong từ điển Bách khoa Việt Nam đã nói rõ thực chất cán cân thương mại là một bảng cân đối, phản ánh những số liệu về xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia chứ không chỉ phản ánh riêng mỗi “số thặng dư hay thâm hụt”, đồng thời phần nào đó định nghĩa này cũng nói được ý nghĩa của cán cân thương mại khi nêu ra mối liên hệ giữa khả năng sản xuất của cán cân thương mại và nhu cầu tiêu dùng.
- 8 Tổng hợp từ những định nghĩa ở trên và quan điểm của Chính phủ Việt Nam, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về cán cân thương mại như sau: Cán cân thương mại là một bộ phận của cán cân thanh toán, cán cân thương mại là bảng cân đối tổng hợp xuất nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia trong thời kỳ nhất định (thường là một năm). Cán cân thương mại có ý nghĩa lớn trong nền kinh tế quốc dân, góp phần chủ yếu cho phép đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa khả năng sản xuất với nhu cầu tiêu dùng của xă hội; giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế quốc dân. Khi kim ngạch xuất khẩu hàng hoá lớn hơn kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, cán cân thương mại được gọi là thặng dư, trong trường hợp ngược lại, cán cân sẽ bị thâm hụt. Cán cân thương mại là cân bằng khi kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bằng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá. Thực tế rất khó để đạt được mức thương mại cân bằng, đặc biệt là những nước đang phát triển, nhưng đôi khi thâm hụt thương mại chưa phải đă là dấu hiệu tồi cho nền kinh tế. 1.2.2 Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại Cán cân thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế, nó thể hiện rất rõ mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư, nhờ vậy chúng ta có thể thấy được sự thay đổi của những nhân tố trong nền kinh tế sẽ có tác động theo chiều hướng nào đối với cán cân thương mại. Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về các yếu tố tác động đến cán cân thương mại. Thông thường, có hai yếu tố, đó là: yếu tố tỷ giá hối đoái và yếu tố thu nhập. 1.2.2.1. Yếu tố tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là mức giá mà ở đó đồng tiền của một quốc gia được trao đổi với đồng tiền của một quốc gia khác. Trong thương mại, giá cả là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định hành vi mua hàng. Vì vậy, biện pháp
- 9 điều chỉnh tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp tới cán cân thương mại. Một đồng tiền của một quốc gia có thể được nâng giá hay giảm giá tuỳ thuộc vào chính sách thương mại của quốc gia đó. Trong trường hợp cán cân thương mại của một quốc gia bị thâm hụt thì thông thường việc phá giá đồng tiền là một biện pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại giúp quốc gia đó tăng cường xuất khẩu và giảm nhập khẩu do giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng đồng ngoại tệ sẽ rẻ hơn tương đối. Ngược lại, trong trường hợp một quốc gia sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ với mục đích điều chỉnh yếu tố kinh tế vĩ mô khác như kiềm chế lạm phát thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ lên giá tương đối so với đồng tiền khác, điều này sẽ làm giảm xuất khẩu và tăng cường nhập khẩu, sẽ tác động không tốt đến cán cân thương mại. 1.2.2.2 Yếu tố thu nhập Thu nhập có mối quan hệ trực tiếp tới cầu nhập khẩu của một quốc gia. Thu nhập tăng sẽ làm cho nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của người dân đối với cả hàng trong nước và hàng nhập khẩu tăng lên, vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu. Trong một chế độ tỷ giá cố định, khi một quốc gia có cán cân thương mại thâm hụt thường xuyên sẽ dẫn đến việc giảm thu nhập và sau đó là giảm nhập khẩu. Ngược lại, khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư sẽ làm tăng thu nhập và kéo theo đó là tăng nhập khẩu. Như thế những tác động của thu nhập tới nhập khẩu sẽ điều chỉnh cán cân thương mại, kéo về vị trí cân bằng. Tóm lại, thông qua cái nhìn tổng quan về cán cân thương mại ở trên có thể cho ta thấy, cán cân thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, nó phản sức cạnh tranh và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như chính sách kinh tế vĩ mô của nền kinh tế đó. Khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư là khi quốc gia đó có tiềm lực, khả năng đạt mức tăng trưởng cao, chính sách kinh tế ổn định, nếu một quốc gia bị
- 10 thâm hụt thương mại thì quốc gia đó luôn phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình sao cho có thể cải thiện cán cân thương mại về mức cân bằng. Tuy nhiên, đối với nhiều quốc gia thâm hụt thương mại chưa chắc đã là dấu hiệu xấu của nền kinh tế, nhưng nếu thâm hụt liên tục trong dài hạn thì quốc gia đó cần phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình. Có nhiều yếu tố có thể tác động tới cán cân thương mại như tác động của tiêu dùng, của đầu tư, của tiết kiệm, tác động trực tiếp từ xuất khẩu, nhập khẩu và đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ mật thiết tới cán cân thương mại và thực thế cán cân thương mại là thể hiện tình hình ngoại thương với các quốc gia và tỷ giá hối đoái là sự định giá đồng tiền nội tệ so với đồng ngoại tệ, điều này rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương của một quốc gia. Trong phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại. 1.3 Các công trình nghiên cứu trước đây về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại: 1.3.1 Nghiên cứu nước ngoài: Senhadji và Montenegro (1998): Mô hình: log( xt ) 0 1 log( xt 1 ) 2 log( pt ) 3 log( GDPxt* ) t (1.3) Nguồn: Công thức hàm xuất khẩu theo nghiên cứu của Senhadji và Montenegro năm 1998 [9]. Trong đó: N GDPxt* ti (GDPt i xti ) i 1 Xt: là xuất khẩu nước nghiên cứu
- 11 Pt: giá của hàng hoá xuất khẩu của nước nghiên cứu liên quan đến giá cả hàng hoá của nước cần so sánh GDPt i và xti là GDP và xuất khẩu của nước so sánh tại thời điểm t Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp OLS và FM để chạy mô hình1. Kết quả chính của nghiên cứu: Chuỗi dữ liệu của 53 quốc gia trong tổng số 75 quốc gia nghiên cứu có kết quả kiểm định là chuỗi không dừng. Độ co giãn về giá trong ngắn hạn là khác nhau, từ thấp nhất - 0.0 (đối với quốc gia Peru) đến cao nhất là 0.96 (đối với quốc gia Paraguay). Độ co giãn về giá trong dài hạn là khác nhau, từ thấp nhất - 0.02 (đối với quốc gia Peru) đến cao nhất là - 4.72 (đối với quốc gia Turkey). Độ co giãn về thu nhập trong ngắn hạn là khác nhau, từ thấp nhất 0.02 (đối với quốc gia Ecuador) đến cao nhất là 1.15 (đối với quốc gia Phần Lan). Độ co giãn về thu nhập trong dài hạn là khác nhau, từ thấp nhất 0.17 (đối với quốc gia Ecuador) đến cao nhất là 4.34 (đối với quốc gia Hàn Quốc). Các nước đang phát triển có sự co giãn về giá thấp hơn so với các nước công nghiệp. Các nước Châu Á có sự co giãn về giá cao hơn so với các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Hơn nữa, các quốc gia Châu Á được hưởng lợi từ độ co giãn thu nhập cao hơn so với các nước đang phát triển còn lại. Ngược lại, Châu Phi phải đối mặt với độ co giãn thu nhập thấp nhất. 1 Về phương pháp FM, xem thêm tại nghiên cứu của Phillips và Hansen (1990), Phillips và Loretan (1991) và Hansen (1992).
- 12 B.Bhakara Rao và Rup Singh (2005): Mô hình: P ln X t 0 1 ln D 2 ln YF (1.4) E PF P ln X t 0 1 ln D 2 ln YF (1.5) PF Nguồn: Công thức hàm xuất khẩu theo nghiên cứu của B.Bhaskara and Rup Singh năm 2005 [8] Trong đó: Xt: xuất khẩu của nước nghiên cứu. PD: giá cả hàng hoá xuất khẩu của nước nghiên cứu. E: tỷ giá. PF: giá cả hàng hoá xuất khẩu của nước so sánh. YF: giá trị thương mại của nước so sánh. Bằng cách sử dụng phương pháp Var để chạy mô hình (1.4) và (1.5), B.Bhakara Rao và Rup Singh (2005) đã chứng minh đối với các nước đang phát triển, việc không đưa vào biến tỷ giá như mô hình của Senhadji và Montenegro (1998) sẽ không đưa ra kết quả chính xác như mong đợi. 1.3.2 Nghiên cứu trong nước: Uỷ Ban Kinh Tế Quốc Hội và UNDP tại Việt Nam (2011): Sử dụng mô hình điều chỉnh sai số Vector Error Model (VECM) để nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011, cụ thể:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn