intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình – Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn là từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ cũng như thực tiễn thực hiện tại VKSND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ của VKSND cấp huyện trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình – Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN MẠNH GIANG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI QUA KIỂM SÁT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN MẠNH GIANG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI QUA KIỂM SÁT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021 1
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung cũng như những số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2021 Học viên Phan Mạnh Giang 2
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô Học viện Hành chính quốc gia, sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Lời đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Lê Thị Hương đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Học viện Hành chính quốc gia Hà Nội và phân viện Miền Trung, thầy giáo chủ nhiệm lớp LH5 - T2 đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, và hoàn thiện đề tài luận văn thạc sĩ. Trân trọng cảm ơn! Học viên Phan Mạnh Giang 3
  5. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI QUA KIỂM SÁT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ...... 14 1.1. Quyền con người và bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ........................14 1.1.1. Quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình .................. 14 1.1.2. Bảo vệ quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình ........ 17 1.1.3.Bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đìnhcủa Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .................................................. 19 1.2. Vai trò và phương thứcbảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đìnhcủa Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .........................22 1.2.1. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyệntrongbảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình ................................... 22 1.2.2. Các phương thức bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện .............................. 24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đếnbảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ................28 1.3.1. Quan điểm chính trị về bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đìnhnói riêng .......................... 28 1.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ quyền con người trong các vụ 4
  6. việc hôn nhân và gia đình ............................................................................. 28 1.3.3. Hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình ......................................................... 29 1.3.4. Trình độ năng lực của đội ngũ kiểm sát viên cấp huyện...................... 30 1.3.5. Sự phối hợp của chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan ....... 32 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................32 Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI QUA KIỂM SÁT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ............. 34 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch ......34 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình .............. 34 2.1.2. Tổ chức bộ máy Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch .................. 35 2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch....................................36 2.2.1. Những kết quảđạt được....................................................................... 36 2.2.2. Nguyên nhân ...................................................................................... 47 2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 51 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................57 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI QUA KIỂM SÁT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................... 59 3.1. Quan điểm tăng cường bảo vệ quyền con người qua kiểm sátcác vụ việc hôn nhân và gia đình ..........................................................................................59 3.1.1. Bảo vệquyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình phải trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật ......................................................... 59 3.1.2.Bảo vệquyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình 5
  7. phải trên cơ sở đảm bảo quyền con người, quyền công dân .......................... 60 3.1.3. Bảo vệquyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình phải đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền .................................. 61 3.2. Giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình ..........................................................................................63 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật.................................................. 63 3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện ...................................................... 69 3.2.3. Một số giải pháp cho Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch ........... 81 KẾT LUẬN.................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền con người được xem là thước đo sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển và bản sắc văn hóa. Với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc đảm bảo tốt hơn quyền con người là mục tiêu hướng tới của mình để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Hiện nay, trong bối cảnh Nhà nước ta đang tích cực hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, trong đó có những bộ luật cơ bản nhằm bảo vệ quyền con người như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự, BLTTDS…thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động giải quyết các vụ việc về HNGĐ nói riêng cũng như vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong chức năng, nhiệm vụ của mình là điều rất cần thiết, cả về mặt lý luận và thực tiễn trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực tố tụng dân sự, đặc biệt là trong giải quyết các mối quan hệ của HNGĐ tại các vụ việc về HNGĐ nói chung. Trong quá trình thực hiện thì việc bảo vệ quyền con người của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và VKSND nói riêng đảm bảo vai trò quan trọng và không thể tách rời nội dung vụ án. Do đó, để đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền con người trong từng lĩnh vực thì phải có những công trình nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để bảo đảm các quyền đó. Với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Hiến pháp năm 2013 có 7
  9. nhiều điểm bổ sung quan trọng về quyền con người trong Chương II như là một điểm nhấn và bước tiến đáng kể về tư duy nhà nước pháp quyền và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Hiến pháp 2013 lần đầu tiên quy định quyền sống; quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghiên cứu và thụ hưởng các kết quả khoa học; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành… Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền chính là nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; đòi hỏi nhà nước phải quan tâm đến những lợi ích và quyền lực thuộc về nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân chính là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền pháp luật dân chủ và sự minh bạch; thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả mọi lĩnh vực nói chung và bảo đảm quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế việc nảy sinh những mâu thuẫn đặc biệt là trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Số vụ việc về hôn nhân và gia đình mà toàn ngành cũng 8
  10. như Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thụ lý kiểm sát đã gia tăng mỗi năm. Ngoài bảo đảm giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình đúng với các quy định của pháp luật thì bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình luôn được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình quan tâm chỉ đạo và đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên quá trình thực hiện cũng còn nhiều bất cập, vướng mắc, hạn chế tồn tại thuộc trách nhiệm của ngành kiểm sát nói chung và chất lượng kiểm sát việc giải quyết, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Chính vì vậy, trong bối cảnh cả nước cũng như tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục thực hiện chương trình cải cách Tư pháp theo Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/05/2005 của Ban chấp hành Trung ương về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Ban chấp hành Trung ương về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh thì tăng cường quyền con người trong giải quyết, xét xử nói chung và trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình nói riêng là yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình – Từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Xung quanh đề tài luận văn, đã có một số công trình khoa học và bài viết nghiên cứu đề cập đến trên nhiều phạm vi và lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi lên một số đề tài sau: Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như. 9
  11. - Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học do GS. TS Võ Khánh Vinh chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội năm 2010). Công trình đã tập trung nghiên cứu quyền con người trên một số lĩnh vực về lý luận, lịch sử, bảo đảm thực hiện và cơ chế bảo vệ quyền con người; quyền con người và các ngành luật; việc bảo vệ quyền con người dưới góc nhìn ở Việt Nam và quốc tế. - Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật HN&GĐ 2014, Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lã Thị Tuyền, năm 2014, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về tài sản vợ chồng theo quy định của luật HN&GĐ, làm rõ những quy định nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho người vợ trong mối quan hệ về tài sản. - Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng theo luật HN&GĐ 2014, Luận văn thạc sĩ luật dân sự và tố tụng dân sự của tác giả Phạm Thị Chuyền, năm 2014, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ những vấ đề lý luận và thực tiễn về quyền của người phụ nữ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chông theo quy định của luật HN&GĐ 2014. - Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Lê Thu Thảo (2014) Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn nghiên cứu về quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân ở Việt Nam. - Hoàng Lan Anh (2014) Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam trong đó tác giả nghiên cứu bảo đảm quyền con người là mục tiêu của Hiến pháp, nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam và hoạt động hiện nay của các cơ quan lập pháp, hành pháp và bình đẳng quyền con người 10
  12. trong Hiến pháp năm 2013. Các công trình nêu trên hoặc nghiên cứu chung về vấn đề quyền con người trong hoạt động xét xử hoặc nghiên cứu về một khía cạnh nào đó của hoạt động giải quyết, xét xử các tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống dưới góc độ lý luận và thực tiễn về quyền con người trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình đặc biệt là tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, những nghiên cứu nêu trên là những tiền đề, tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ cũng như thực tiễn thực hiện tại VKSND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ của VKSND cấp huyện trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình và bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ của VKSND cấp huyện. - Đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người trong kiểm sát các vụ việc HN&GĐ của VKSND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất những giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người trong kiểm sát các vụ việc HN&GĐ của VKSND cấp huyện nói chung và Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch nói riêng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật về bảo vệ 11
  13. quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ và thực tiễn áp dụng tại VKSND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2019. - Về nội dung: Luận văn chỉ đề cập vấn đề bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc HN&GĐ giữa công dân Việt Nam với nhau mà không xem xét quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến vai trò bảo vệ quyền con người qua việc kiểm sát giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vai trò bảo vệ quyền con người thông qua các mặt công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 12
  14. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho những người trực tiếp làm công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình trong hệ thống Toà án nhân dân; công tác giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên ngành Luật và không chuyên ngành Luật. - Đóng góp một phần vào thành quả của chương trình cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW tại Việt Nam nói chung và huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. - Đóng góp vào việc bảo đảm quyền con người trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình của hệ thốngVKSND các cấp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch nói riêng. 7. Kêt cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng bình. 13
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI QUA KIỂM SÁT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Quyền con người và bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đình của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1.1.1. Quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình 1.1.1.1. Khái niệm vụ việc hôn nhân và gia đình Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (khoản 1) còn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này (khoản 2). Vụ việc HN&GĐ là vụ việc phát sinh tại Tòa án nhân dân do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp hôn nhân gia đình của mình hoặc của người khác”. Vụ việc hôn nhân và gia đình bao gồm: Vụ án HN&GĐ và việc HN&GĐ. Trong đó: - Vụ án HN&GĐ là các vụ án về tranh chấp HN&GĐ. - Việc HN&GĐ là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ HN&GĐ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền hôn nhân và gia đình. Đặc điểm vụ việc HN&GĐ: Thứ nhất, vụ việc HN&GĐ trước hết phải là những vụ việc phát sinh tại Tòa án liên quan đến HN&GĐ. Chỉ những vụ việc HN&GĐ nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và phát sinh tại Tòa án mới được gọi là vụ việc 14
  16. HN&GĐ. Thứ hai, vụ việc HN&GĐ phát sinh trên cơ sở có việc khởi kiện hoặc yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm các yêu cầu: hủy việc kết hôn trái pháp luật; công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; chấm dứt việc nuôi con nuôi; công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định đó mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. 1.1.1.2. Khái niệm quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì việc đảm bảo quyền con người trên thế giới hiện nay rất được chú trọng. Điều này càng được khẳng định trong khoa học pháp lý khi ở đó, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại. Nhằm mục đích bảo vệ những quyền tự nhiên này của con người trước những sự xâm phạm của bất kể chủ thể nào, xã hội loài người đã phải tạo ra cho mình một thiết chế có trách nhiệm đảm vệ những quyền này. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [39,tr3]. Ở Việt Nam, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về quyền con người như một định nghĩa. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm quyền con 15
  17. người được thể hiện trong những quy định cụ thể. Tại Nghị quyết về giành chính quyền được thông qua tại Đại hội Đại biểu Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập khai mạc tại đình làng Tân Trào ngày 16/8/1945 đã: “Ban bố những quyền của dân cho dân: a) Nhân quyền, b) Tài sản (quyền sở hữu), c) Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền [14,tr6]. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra cách hiểu về quyền con người như sau: Quyền con người là quyền mà con người được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định và được nhà nước đảm bảo thông qua hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Với quy định như trên thì đã chỉ ra những đặc điểm thuộc về bản chất của quyền con người. Thông qua đó, đã tạo nền tảng cơ bản điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến đưa ra một chuẩn mực chung về khái niệm này, phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tạo ra cơ sở cho các hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh có liên quan đến quyền con người ở nước ta 16
  18. phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hiện nay. Hiện nay chưa có khái niệm về quyền con người trong giải quyết các vụ, việc HN&GĐ nói chung. Tuy nhiên, qua phân tích các khái niệm nêu trên có thể hiểu: Quyền con người trong các vụ việc HN&GĐ là tập hợp các quyền mà những người tham gia vụ việc được hưởng, được tôn trọng, được bảo đảm và bảo vệ trong quá trình tham gia vào các vụ việc HN&GĐ. 1.1.2. Bảo vệ quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình Theo Đại từ điển tiếng Việt, “bảo vệ” là:“chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn” [29,tr9]. Từ khái niệm này có thể thấy trong thực tiễn, việc bảo vệquyền con người trong vụ, việc HN&GĐ chính là chống lại mọi sự vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích các đương sự trong tố tụng dân sự đối với các vụ việc HN&GĐ. Quyền con người trong lĩnh vực tố tụng dân sự xuất hiện khi nảy sinh những vấn đề có liên quan đến hoạt động tố tụng – tòa án nói chung, đây là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể luôn hướng tới xác lập, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về quyền nhân thân và quyền tài sản. Nếu phát sinh các tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích, thông thường các chủ thể lựa chọn phương thức bảo vệ thông qua Toà án bằng con đường tố tụng dân sự. Giải quyết tranh chấp dân sự trong tố tụng dân sự gồm cả giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại, lao động và hôn nhân gia đình. Bảo vệ quyền con người trong các vụ việc HN&GĐ được xuất phát từ các quyền tự nhiên của con người, các quyền đó được thừa nhận với những giá trị mang tính phổ quát nhất. Quyền con người trong TTDS xuất phát và được ghi nhận thông qua các văn bản QPPL quốc tế và được pháp luật ở Việt Nam thừa nhận. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật quốc gia cũng thừa nhận và điều chỉnh bảo vệ quyền con người trong các vụ việc HN&GĐ, nó tạo cơ sở pháp lý cho con người tham gia các quan hệ pháp luật được đảm bảo quyền, 17
  19. lợi ích hợp pháp của mình. Từ những luận giải trên đây có thể hiểu: Bảo vệ quyền con người trong các vụ việc hôn nhân và gia đình là hoạt động của nhà nước bằng các biện pháp thông qua các quy định của pháp luật với mục đích là đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên đương sự trong giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình. Bảo vệ quyền con người trong các vụ việc HN&GĐ có một số đặc điểm như sau: Một là, bảo vệ quyền con người trong giải quyết các vụ việc HN&GĐ tập trung chủ yếu vào hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được BLTTDS 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền con người trong các vụ việc HN&GĐ ở nước ta trong giải đoạn hiện nay. Hai là, mục tiêu của bảo vệ quyền con người trong giải quyết các vụ, việc HN&GĐ là để hoạt động này đạt kết quả cao nhất. Bởi tính chất quan trọng của vấn đề này nên công tác này luôn được coi là một trong những hoạt động quan trọng của nhà nước khi thực hiện các quy định của BLTTDS nói chung. Ba là, đối tượng bảo vệ quyền con người trong các vụ việc HN&GĐ bao gồm: nguyên đơn, bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; người phiên dịch; người giám định; người bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bốn là, các quyền con người trong vụ việc HN&GĐ cần bảo vệ bao gồm: Quyền yêu cầu giải quyết ly hội; quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hôn nhân và gia đình; quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu của đương sự; quyền được tham gia hòa giải và tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; quyền chấp nhận, bác bỏ yêu cầu của đương sự; quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;quyền 18
  20. của đương sự yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ; quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời của đương sự; quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch; quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự; quyền khiếu nại của đương sự đối với các quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật; quyền tự bảo vệ hoặc nhờ Luật sư hay người khác bảo vệ trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình; quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án… 1.1.3.Bảo vệ quyền con người qua kiểm sát các vụ việc hôn nhân và gia đìnhcủa Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện Theo quy định của pháp luật, VKSND được giao thực hiện hai chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật và chức năng thức hành quyền công tố. Hai chức năng này vừa có tính độc lập tương đối, vừa quan hệ chặt chẽ, tác động quan lại, bổ sung lẫn nhau, không tách rời nhau. Chính đặc điểm đó đã tạo nên tính thống nhất trong chức năng của VKSND. Viện kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự được thể hiện trên phương diện: Một là, thông qua hoạt động kiểm sát góp phần quan trọng để bảo vẹ quyền con người. Hai là, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của Tòa án trong hoạt động giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình trong thực tiễn. Viện kiểm sát sẽ bảo vệ quyền con người thông qua các giai đoạn sau: Bảo vệ quyền con người qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án HNGĐ. Bảo vệ quyền con người qua hoạt động xét xử các vụ án HNGĐ; Bảo vệ quyền con người qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án. Thông qua hoạt động của VKSND nói chung thì quyền con người qua 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2