intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

31
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về BVMT; và trên cơ sở phân tích hiện trạng môi trƣờng tại Nghệ An hiện nay; đề xuất các giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về BVMT trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU HƢƠNG TRÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 HÀ NỘI - NĂM 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Chu Hƣơng Trà
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành sau quá trình học tập, tích lũy và lĩnh hội kiến thức tại Học viện Hành chính Quốc gia, cũng nhƣ sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các nhà khoa học. Nhân dịp này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Việt Hùng, Học viện Hành chính Quốc gia; các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, chuyên viên Học viện, Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học của Học viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Cửa Lò; các sở, ban, ngành, nhất là Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An để thực hiện luận văn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2017 Học viên Chu Hƣơng Trà
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG........................................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trƣờng .................................................... 7 1.1.1. Khái niệm môi trƣờng ............................................................................. 7 1.1.2. Chức năng môi trƣờng ............................................................................ 9 1.1.3. Bảo vệ môi trƣờng ................................................................................. 10 1.2. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng .................................................. 12 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng .............................. 12 1.2.2. Vai trò, sự cần thiết quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ............... 13 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ............................ 16 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ............................... 17 1.3. Bảo vệ môi trƣờng theo định hƣớng phát triển bền vững ........................ 19 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ở một số địa phƣơng ............................................................................................................. 22 1.4.1. Tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh ................................................................. 23 1.4.2. Bài học cần tham khảo cho Nghệ An trong quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ....................................................................................................... 34 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI TỈNH NGHỆ AN ................................................................... 40 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ................................... 40 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 40 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 45 2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An .......................................................................................................... 49 2.2.1. Thực trạng bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An ................................... 49
  5. 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An .......................................................................................................... 59 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 2017 ................................................................................. 65 2.3.1. Những thành tựu bƣớc đầu quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tại tỉnh Nghệ An ...................................................................... 65 2.3.2. Những tồn tại và thách thức đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An................................... 69 2.3.3. Nguyên nhân thành công, chƣa thành công và bài học kinh nghiệm ......... 73 Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 78 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN..................... 79 3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tỉnh Nghệ An ............. 79 3.1.1. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng theo định hƣớng chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ........................................................................ 79 3.1.2. Định hƣớng ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trƣờng ......... 85 3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng tỉnh Nghệ An............... 90 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng chiến lƣợc, đề án, chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng ................................................................................... 90 3.2.2. Cũng cố bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng ........................................................................................... 92 3.2.3. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng .............................. 93 3.2.4. Đẩy mạnh thông tin giáo dục và truyền thông ...................................... 94 3.2.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng .............................................................................................................. 95 3.2.6. Chú trọng các lĩnh vực kinh tế, xã hội cần ƣu tiên phát triển bền vững97 Tiểu kết Chƣơng 3 ......................................................................................... 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 104
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các thông số sử dụng đất Nghệ An ..................... 42 Bảng 2.2. Tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Nghệ An đến năm 2014............... 48 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt ........ 50 Bảng 2.4. Dự báo tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải năm 2020 ...... 50 Bảng 2.5. Ƣớc tính nồng độ trung bình một số chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải KCN ......................................................................................... 50 Bảng 2.6. Tải lƣợng trung bình các chất ô nhiễm trong nƣớc thải KCN ở Nghệ An tính đến năm 2020 ........................................................... 50 Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lƣợng đất tại khu vực khai thác khoáng sản ......................................................................................................... 54 Bảng 2.8. Thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 2010- 2014 .... 57 Bảng 2.9. Kinh phí sự nghiệp môi trƣờng bố trí các năm............................... 63
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng BĐKH Biến đổi khí hậu CCN Cụm công nghiệp GTSX Giá trị sản xuất KT-XH Kinh tế-xã hội KTKS Khai thác khoáng sản KCN Khu công nghiệp ONMT Ô nhiễm môi trƣờng PTBV Phát triển bền vững QLNN Quản lý nhà nƣớc TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng TNTN Tài nguyên thiên nhiên UBND Ủy ban nhân dân
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nƣớc, nhiệm vụ BVMT luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi trọng. Chỉ thị 36 - CT/CW ngày 25/6/1998, tiếp đến là Nghị quyết 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã đƣa ra những định hƣớng rất quan trọng trong đó nhấn mạnh các đô thị, các KCN phải thực hiện tốt phƣơng án xử lý chất thải, ƣu tiên xử lý chất thải độc hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu khoa học. Mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, khóa XII đã tiếp tục nhấn mạnh quan điểm “Không thúc đẩy tăng trƣởng bằng mọi giá, gây tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trƣờng sinh thái”. Đặc biệt, Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021 bắt đầu hoạt động với phƣơng châm BVMT là nguồn lực để thúc đẩy các hoạt động phát triển. Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 25/CT-TTg, chỉ đạo công tác BVMT, coi “BVMT là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân” [26, tr 1], kiên quyết không đánh đổi môi trƣờng để phát triển kinh tế. Đây là thông điệp rất mạnh mẽ để điều chỉnh phát triển kinh tế và BVMT, bảo đảm tăng trƣởng kinh tế phải song hành với BVMT, hƣớng đến tăng trƣởng xanh và PTBV. Nghệ An là tỉnh nằm trên dải đất miền Trung, có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển KT-XH, nhƣng cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải về môi trƣờng. Đây là tỉnh có số lƣợng điểm ô nhiễm do tồn dƣ hóa chất bảo vệ thực vật lớn nhất cả nƣớc. “Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã triển khai xử lý theo mục tiêu đƣa ra tại QCVN 15:2008/BTNMT và QCVN 54: 2013/BTNMT theo mục đích sử dụng đất. Điều này đã góp phần cải tạo phục hồi ONMT do tồn dƣ hóa chất bảo vệ thực vật để lại”. [31, tr 77]. Ý thức chấp 1
  9. hành các quy định pháp luật về môi trƣờng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chƣa cao, vẫn còn các cơ sở gây ONMT, thất thoát TNTN. Còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Nhiều KCN, khu đô thị, dân cƣ không có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung. Một số làng nghề còn gây ONMT. Không ít bãi chôn lấp chất thải rắn còn thô sơ, không bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật. Có nơi chất thải nguy hại còn tồn đọng mà chƣa có hƣớng giải quyết. Hậu quả là nhiều nơi nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm bị nhiễm độc. Không khí ở nhiều đô thị không còn bảo đảm chất lƣợng, xuất hiện nhiều bệnh tật nguy hiểm. Mặt khác, công tác BVMT của các cơ quan QLNN về TN&MT còn hạn chế, nguyên nhân là do: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, nhu cầu sử dụng tài nguyên lớn làm gia tăng nguy cơ tác động xấu đến môi trƣờng Nghệ An trên diện rộng; Một số cấp ủy, chính quyền chƣa nhận thức đúng mức, đầy đủ tầm quan trọng của công tác BVMT và PTBV; ý thức về BVMT vẫn chƣa trở thành thói quen, nếp sống của đa số dân cƣ. Xuất phát từ tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Công tác QLNN về BVMT là một trong những vấn đề cốt tử, góp phần quan trọng trong bảo đảm sức khỏe, chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Trong những năm gần đây, đã có nhiều báo cáo khoa học có chất lƣợng cao nhƣ: Báo cáo số 231/BC-CP ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về “Công tác BVMT”; Báo cáo của Bộ Công thƣơng “Nghiên cứu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu TN&MT”; “Mô hình, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất bản năm 2013; “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015” của Bộ 2
  10. TN&MT, công bố năm 2016” giúp tác giả luận văn có thêm luận cứ khoa học để đánh giá tình trạng ONMT ở Nghệ An. Tài liệu tiếng Anh: Climate Change 2011 – Synthesis Report – Fourth assessment report (FAR), IPCC, 2011. Vietnam’s Second National Communication to the United Nations Framework on Climate Change, MoNRE, 2010. Wikipedia Bách khoa toàn thƣ mở (năm 2017) đã công bố: Cá chết hàng loạt ở Việt Nam, còn gọi là sự cố Formosa vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh từ năm 2016, gây ra ONMT nghiêm trọng đến vừng biển Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế… Tài liệu này giúp tác giả Luận văn rút ra đƣợc bài học đắt giá trong QLNN về BVMT là kiên quyết không đánh đổi môi trƣờng để nhận các đầu tƣ, dự án quốc tế trong phát triển kinh tế, BVMT ở Nghệ An. Đồng thời, các tài liệu này cũng giúp cho tác giả có cách nhìn tổng hợp, khái quát và khoa học về thực trạng và phƣơng thức QLNN về BVMT hiện nay ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Đặc biệt, ở tỉnh Nghệ An đã có khá nhiều chuyên đề nghiên cứu khoa học về các vấn đề nhƣ: Kết quả quan trắc và phân tích môi trường tại mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, các năm 2010 - 2014; Tổng thể tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn và nước thải, năm 2014; Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai tỉnh, năm, 2010 - 2014. Chuyên đề hiện trạng môi trường trong hoạt động Du lịch; Môi trường các bệnh viện; Hiện trạng các làng nghề chế biến thực phẩm; Đề án Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp đối với rác thải, chợ và nghĩa trang khu vực nông thôn… Các tài liệu này đã phân tích khá sâu sắc dƣới nhiều góc cạnh sau: - Tình hình ONMT môi trƣờng ở Nghệ An; - Tổng thể tình hình quản lý, xử lý môi trƣờng trong hoạt động du lịch; bệnh viện; làng nghề chế biến thực phẩm; đề xuất giải pháp đối với rác thải, nƣớc thải, không khí, khói bụi, tiếng ồn ở khu chế xuất, KCN. - Công tác QLNN về BVMT phục vụ mục triển PTBV ở Nghệ An; 3
  11. Những tài liệu này đã bổ sung cho luận văn nâng cao tính lý luận và thực tiễn. Mấy năm gần đây, đã có một số công trình luận án, luận văn nghiên cứu về công tác QLNN về BVMT ở các địa phƣơng nƣớc ta và nƣớc bạn nhƣ: Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Khăm Lan Chăn Thạ Vông (Lào) về Phương hướng và biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại tỉnh ATAPU; Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của Phạm Khắc Tuấn về Tăng cường quản lý nhà nước về công tác môi trường đô thị thị xã Hà Đông; Luận án tiến sỹ quản lý hành chính công của Hà Văn Hòa về Bảo vệ môi trường ven bờ biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh… Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu đăng trên các sách, tạp chí đã công bố khá nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề môi trƣờng và QLNN từ nhiều năm qua ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; một số bài nghiên cứu, tham luận chuyên đề môi trƣờng đƣợc đăng rải rác trên các sách báo, tạp chí, kỷ yếu ở trong nƣớc nhƣ: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí TN&MT và các tạp chí chuyên ngành khác; kỷ yếu Hướng tới nền kinh tế xanh, lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo… cũng đƣợc tác giả luận văn đọc, nghiên cứu, tham khảo để bổ sung cho phần lý luận của luận văn. Tuy nhiên, cũng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả chƣa thấy có công trình nào đề cập đến công tác QLNN về BVMT tại địa bàn nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ quản lý công, tác giả mạnh dạn đƣa ra những quan điểm, phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện QLNN về BVMT tại Nghệ An. Các giải pháp đề xuất có tính khả thi cho các cấp trong công tác BVMT trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực. 3. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích nghiên cứu Dƣới góc độ quản lý hành chính công, luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về BVMT; và trên cơ sở phân tích 4
  12. hiện trạng môi trƣờng tại Nghệ An hiện nay; đề xuất các giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về BVMT trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến QLNN về BVMT. Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác BVMT tại tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở phân tích kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại về công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp cơ bản và thiết thực QLNN về BVMT tại tỉnh Nghệ An. Thứ ba, bƣớc đầu xác định các lĩnh vực KT-XH cần ƣu tiên để PTBV trong bối cảnh BĐKH trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn bao gồm các quy định pháp lý có liên quan đến công tác QLNN về BVMT tại tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Luận văn giới hạn trong việc nghiên cứu, làm rõ hiện trạng môi trƣờng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 -2017. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, phân tích, dự báo những vấn đề đặt ra trong công tác QLNN về BVMT tại tỉnh Nghệ An định hƣớng đến năm 2020. Về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Nghệ An. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc trong QLNN về BVMT. Đồng thời khảo sát thực tế, điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH, công tác QLNN về BVMT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn dựa trên các phƣơng pháp tổng hợp, thu thập, phân tích, so sánh, thống kê xử lý tài liệu. Mặt khác, luận văn kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn có liên quan. 5
  13. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận QLNN về BVMT; định hƣớng các lĩnh vực ƣu tiên PTBV của tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích, đánh giá một cách cơ bản, thiết thực và trên cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về BVMT, góp phần hoạch định chính sách BVMT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chương 3: Định hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 6
  14. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trƣờng 1.1.1. Khái niệm môi trường Khái niệm về “môi trƣờng” đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta thảo luận rất nhiều và đƣa ra nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông thì: “Môi trƣờng là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con ngƣời hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con ngƣời, với sinh vật ấy” [35, tr 575]. Nhìn chung có thể khái quát một số quan niệm về môi trƣờng nhƣ sau: “Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật”. [20, tr 1-3]. Theo định nghĩa này, chúng ta khó xác định đƣợc môi trƣờng một cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trƣờng và một quần thể, một quần xã lại có một môi trƣờng rộng lớn hơn có mối quan hệ mật thiết tƣơng hỗ lẫn nhau mà khái niệm chƣa nhắc đến. Khái niệm này chỉ xác định “vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật”, mà chƣa xác định đến môi trƣờng rộng lớn bao quanh nó. Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Định nghĩa này cũng bó hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài này, nhƣng không cần thiết cho loài kia, dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trƣờng tự nhiên. Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình. Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt đƣợc đâu là môi trƣờng của loài này mà không phải là môi trƣờng của loài khác. Tuy nhiên, định nghĩa này càng chƣa khái quát 7
  15. đƣợc bản chất của môi trƣờng trong sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật trong thế giới tự nhiên. Từ năm 1981, UNESCO đã có định nghĩa về môi trƣờng khá toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh: Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ là nơi tồn tại, sinh trƣởng và phát triển mà còn là nơi nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần to lớn, không thể nào thiếu đƣợc. Luật BVMT năm 2014, đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, đã khẳng định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật. Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trƣờng gồm đất, nƣớc, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác đƣợc gọi là thành phần môi trƣờng” [37, tr 3]. Định nghĩa này đã đƣợc đông đảo các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế chấp nhận. Định nghĩa khái quát đƣợc cả chiều sâu, chiều rộng, tổng hợp và lý giải thỏa đáng các quan niệm về môi trƣờng, có tính triết học cao. Nhƣ vậy, tùy theo chủ thể và đối tƣợng xem xét mà khái niệm về môi trường đƣợc hiểu qua nhiều cách khác nhau: “Môi trƣờng là phần thế giới vật chất bao quanh ta”, hay “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên” [11,tr15]. 8
  16. Từ sự phân tích trên, cho phép chúng ta đi đến một nhận thức chung về môi trƣờng: “Môi trường” là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần của môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Môi trường chính là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người và sinh vật. Khái niệm “môi trƣờng” sẽ đƣợc giải quyết triệt để hơn khi chúng ta đề cập tới chức năng môi trƣờng. 1.1.2. Chức năng môi trường Môi trường tự nhiên là một yếu tố không thể thiếu đối với đời sống con ngƣời và sinh vật. Bởi vì, môi trƣờng tự nhiên cung cấp cho tất cả con ngƣời và các sinh vật nói chung những điều kiện thiết yếu để tồn tại và phát triển nhƣ: ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc, không khí và thức ăn. Môi trƣờng tự nhiên cung cấp các yếu tố cơ bản nhƣ nƣớc, không khí, đất đai, cây cối, sinh vật, rừng và các yếu tố khác nhƣ địa hình, địa chất, khí hậu… có ý nghĩa lớn và tác động nhiều mặt đến cuộc sống và sinh hoạt của con ngƣời. Môi trƣờng tự nhiên là nguồn gốc và là nơi cung cấp mọi của cải vật chất của xã hội loài ngƣời, nguồn nguyên liệu, năng lƣợng phục vụ cho các hoạt động kinh tế và cuộc sống của con ngƣời. Sự phát triển KT-XH gắn liền với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ TNTN với BVMT. Môi trƣờng tự nhiên cũng là nơi hấp thu những chất phế thải từ trong quá trình hoạt động kinh tế, đời sống của con ngƣời. Thông qua môi trƣờng tự nhiên, một số lƣợng chất thải nhất định đƣợc hấp thụ và hóa giải mà không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, khả năng cung cấp các nguồn tài nguyên cũng nhƣ làm giảm các chức năng khác mà nó đảm nhiệm. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ, hóa giải của môi trƣờng tự nhiên là có giới hạn, nếu vƣợt ngƣỡng cho phép sẽ gây ra suy thoái và ONMT nghiêm trọng. 9
  17. Từ sự phân tích trên cho chúng ta thấy: “Môi trường tự nhiên” chính là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Nhƣ vậy, môi trƣờng tự nhiên là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta điều kiện để sống và phát triển. Môi trường xã hội đƣợc bảo đảm bởi các thiết chế tổ chức, các quan hệ xã hội, các quy tắc ứng xử, phong tục tập quán, đạo đức… tạo động lực giúp con ngƣời tạo ra sức mạnh để đấu tranh, cải tạo, lợi dụng thiên nhiên nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Các yếu tố vật chất do xã hội tạo nên nhƣ hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của sản xuất và hệ thống phƣơng tiện sinh hoạt của con ngƣời cũng tác động đến môi trƣờng sinh thái, trình độ công nghệ của các yếu tố vật chất này là tác nhân làm sạch hay làm bẩn bầu khí quyển đất đai, nguồn nƣớc và các khoảng không bao quanh sự sống của con ngƣời. Cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất, sinh hoạt cũng tác động đến sự hình thành, phát triển ý thức, trí tuệ, tính cách và văn hóa của con ngƣời. Con ngƣời sinh ra và lớn lên trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật sản xuất và sinh hoạt hiện đại thì sẽ có điều kiện tốt cho phát triển trí tuệ cũng nhƣ có tƣ chất thông minh hơn. Các Mác từng nói: xét trong điều kiện cụ thể, con ngƣời là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, xã hội nào sản sinh ra con ngƣời ấy. Nhƣ vậy, “môi trƣờng xã hội” đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ là, tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên và nhân tạo. Con người tồn tại và phát triển trong cộng đồng xã hội. 1.1.3. Bảo vệ môi trường Theo các nhà khoa học, môi trường đƣợc coi là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vât. BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, 10
  18. khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN. Nhƣ vậy, BVMT là hoạt động gìn giữ, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trƣờng; khai thác sử dụng hợp lý TNTN nhằm giữ cho môi trƣờng trong lành. Nhà nƣớc bảo vệ lợi ích quốc gia về TN&MT, thống nhất quản lý BVMT trong cả nƣớc, có chính sách đầu tƣ, BVMT, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về BVMT. Luật BVMT 2014, Luật TN&MT biển và hải đảo năm 2015 đều khẳng định: BVMT là sự nghiệp của toàn dân. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm BVMT, thi hành pháp luật về BVMT, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Lực lƣợng sản xuất ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, kéo theo hai mặt của quá trình phát triển. Một mặt, con ngƣời đẩy mạnh chinh phục môi trƣờng tự nhiên. Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thải vào môi trƣờng tự nhiên nhiều chất độc hại. Các chất độc hại đó không những đã làm ONMT tự nhiên, làm mất đi khả năng tự phục hồi và tự bảo vệ của nó mà còn gây tổn thƣơng và hủy diệt nhiều sinh vật, đi đến phá hoại cấu trúc của sinh quyển, làm đảo lộn kết cấu của môi trƣờng. Do vậy, muốn tồn tại, không có con đƣờng nào khác ngoài việc con ngƣời phải quay về sống hài hòa với thiên nhiên, phát triển kinh tế phải đi đôi với BVMT, cũng là bảo vệ sự sống của chính mình. Chính vì thế, vấn đề BVMT không còn là vấn đề kinh tế mà là vấn đề chính trị, xã hội. Đây vừa là thách thức, vừa là nhiệm vụ cấp thiết cần đƣợc giải quyết bằng mọi nỗ lực của cá nhân, cộng đồng và xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đang tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp thiết về BVMT trên các mặt nhƣ: Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện vời môi trƣờng; gắn nhiệm 11
  19. vụ BVMT với phát triển KT-XH; tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý, giải quyết dứt điểm các vi phạm pháp luật BVMT; thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững, từng bƣớc phát triển “năng lƣợng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT. Muốn tìm hiểu sâu hơn về BVMT, chúng ta cần tập trung nghiên cứu bản chất vấn đề QLNN về BVMT. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Hiện nay, có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau trong QLNN về BVMT. Có nhà khoa học cho rằng: “QLNN về TNTN và môi trường có vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ giữa con người - xã hội - tự nhiên: Đó là vai trò quản lý, điều chỉnh, kiểm soát và giám sát việc khai thác, sử dụng TNTT và BVMT” [30, tr 328]. QLNN về BVMT xác định rõ chủ thể là Nhà nƣớc, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thông qua hoạt động quản lý thống nhất. “Nhà nƣớc thông qua các công cụ và hình thức khác nhau để thực hiện việc BVMT” [28, tr 22]. Theo khái niệm trên, vấn đề QLNN về BVMT đƣợc xác định vai trò chủ đạo của Nhà nƣớc trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, luật định, thể chế để BVMT và phát triển đất nƣớc bền vững. Chúng ta có thể nhận thấy rằng, QLNN về BVMT xét về mặt bản chất khác với những hình thức quản lý nhƣ: các hình thức quản lý BVMT do các tổ chức phi chính phủ (NGO: non Government) đảm nhiệm; quản lý môi trƣờng dựa trên cơ sở cộng đồng; quản lý môi trƣờng có tính tự nguyện… Hình thức QLNN về BVMT chủ yếu là điều hành và kiểm soát (CAC: Comment and Control). QLNN về BVMT là quá trình Nhà nƣớc bằng các cách thức, công cụ và phƣơng tiện khác nhau tác động đến các hoạt động của con ngƣời nhằm làm hài hòa với mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của con ngƣời, vừa bảo đảm đƣợc 12
  20. chất lƣợng của môi trƣờng sống, giữ gìn đƣợc tài nguyên cho con cháu muôn đời sau. Ở tầm vĩ mô chúng ta nhận thấy: “Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất quản lý toàn xã hội, quản lý có hệ thống và toàn diện bằng pháp luật của Nhà nƣớc” [14, tr 30]. QLNN là sử dụng tổng hợp các công cụ, các biện pháp, các chính sách, kinh tế, hành chính, khoa học - kĩ thuật - công nghệ, xã hội nhân văn, văn hóa của nhà nƣớc và của các chính quyền ở địa phƣơng một cách thích hợp và đồng bộ để tác động, hƣớng dẫn điều chỉnh và giám sát các hoạt động của con ngƣời, của các tổ chức xã hội, nhằm giữ vững sự thống nhất và hài hòa giữa sự phát triển KT-XH và BVMT, nhắm làm thỏa mãn nhu cầu sống của con ngƣời, sự tồn tại và phát triển của xã hội, vừa bảo đảm chất lƣợng sinh thái - nhân văn, nằm trong khả năng chịu đựng của các điều kiện tự nhiên. Công tác QLNN về BVMT quan trọng nhất là Chính phủ thống nhất QLNN về BVMT trong phạm vi cả nước; quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát việc BVMT. Để thực hiện tốt việc BVMT cần phải biết sử dụng sức mạnh tổng hợp các biện pháp, các loại công cụ quản lý một cách đồng bộ, thích hợp. Mỗi một công cụ quản lý chỉ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định. Cho nên, QLNN là phải hiểu sâu sắc, đồng bộ các công cụ quản lý và liên kết chúng lại với nhau một cách thích hợp để chúng có thể hỗ trợ lẫn nhau. (Điều 139, Điều 140, Luật BVMT, Luật số 55/2014/QH13) [21]. Vì các công cụ QLNN là sự cụ thể hóa các biện pháp, phƣơng tiện nhằm thực hiện những nội dung của công tác quản lý BVMT của Nhà nƣớc ở tất cả các cấp. 1.2.2. Vai trò, sự cần thiết quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Theo Giáo trình quản lý học đại cương của Học viện hành chính: “Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi có nỗ lực của tập thể để thực hiện một mục tiêu chung. Quản lý diễn ra với mọi quy mô, mọi cấp độ của tổ chức, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp trong tất cả các lĩnh vực của 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0