Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 18
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRẦN THỊ THANH NGA PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HA NÔI 2013 ̀ ̣
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRẦN THỊ THANH NGA PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ®Æng ®øc th¾ng HA NÔI 2013 ̀ ̣
- BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CÁC CỤM TỪ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. BYT Bộ Y tế 2. Bộ GD ĐT Bộ giáo dục và đào tạo 3. CĐ Cao đẳng 4. CT Chương trình 5. CTĐT Chương trình đào tạo 6. CNĐD Cử nhân Điều dưỡng 7. CSSK Chăm sóc sức khỏe 8. ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam 9. ĐT Đào tạo 10. ĐH Đại học 11. ĐHYD TPHCM Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 12. ĐD Điều dưỡng 13. GD Giáo dục 14. GD ĐT Giáo dục và đào tạo 15. GDKT & DN Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề 16. NCKH Nghiên cứu khoa học 17. NQ Nghị quyết 18. NQTW Nghị quyết trung ương 19. QL Quản lý 20. QLĐD Quản lý Điều dưỡng 21. QLGD – ĐT Quản lý giáo dục – đào tạo 22. QLYT Quản lý Y tế 23. QH Quốc hội 24. VLVH Vừa làm vừa học
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN 15 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản 13 1.2 Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân 25 Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân 35 Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH 41 ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH 2.1 Đặc điểm Đại học Y Dược Tp.HCM, Khoa Điều dưỡng – 41 Kỹ thuật Y học và Bộ môn Điều dưỡng 2.2 Đánh giá thực tr ạng phát tri ển ch ươ ng trình đào tạ o 43 Cử nhân Điều d ưỡ ng ở Đạ i họ c Y Dượ c Thành phố Hồ Chí Minh 2.3 Nguyên nhân thành công hạn chế của phát triển CT đào 61 tạo CNĐD Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG 63 TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Yêu cầu xây dựng biện pháp phát triển chương trình đào 55 tạo CNĐD ở Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay 3.2 Biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo Cử 65 nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện 93 pháp KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 99
- 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Chin lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, đã định hướng một trong ba chiến lược đột phá là:“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.[11,tr.15]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 xác định: “Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; Nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên” [11,tr.1 tr.5] Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo nhiều năm qua chưa được quan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn sao chép, nặng về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia làm chuyên
- 7 nghiệp trong lĩnh vực quan trọng này. Cần thay đổi, từ đổi mới chương trình đào tạo và người thầy phải “không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ”[12,tr.10 17]. NQ 46 NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" xác định: “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”[4,tr.1tr.7] Những năm gần đây, Bộ giáo dục đào tạo, Bộ Y tế, các trường có đào tạo CN Điều dưỡng trình độ đại học, đang triển khai phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo “Chuẩn năng lực điều dưỡng”. Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực của CNĐD về: thái độ, kiến thức, kỹ năng. Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại họcY Dược TPHCM là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực CNĐD có trình độ và chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các tỉnh phía Nam. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế, Đại học Y Dược TPHCM cấp thiết phải phát triển chương trình đào tạo CNĐD.Vì chương trình đào tạo CNĐD là một trong những thành tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM; Nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ nhân lực CNĐD chuẩn mực, chất lượng, chuyên nghiệp. Để chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở
- 8 ĐHYD TP HCM hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cần chú trọng tạo được cấp độ khác biệt về nhân cách, năng lực theo tiến trình đào tạo, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ đào tạo Cử nhận ĐD trình độ đại học của Đại học Y Dược TP HCM. Nghề điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) con người, là nghề vừa mang tính khoa học kỹ thuật ứng dụng vừa mang tính nghệ thuật, vừa có giá trị nhân văn, vừa có khả năng hội nhập quốc tế cao. Nhu cầu CSSK của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển nghề Điều dưỡng thế giới, đều đang cần nhiều CNĐD có chất lượng cao, đạt trình độ đại học để CSSK cộng đồng, với khả năng thích ứng nhu cầu việc làm một cách linh hoạt ở trong nước và quốc tế. Nhưng nguồn nhân lực CNĐD sau tốt nghiệp do Đại họcY Dược TP HCM đào tạo hiện nay, khi ra trường chưa đáp ứng những chuẩn năng lực nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội cần, chưa phù hợp xu thế toàn cầu hóa, nhằm đảm bảo cho an toàn sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy, cần “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục”, với chiến lược “đột phá vào quản lý giáo dục”, chú trọng phát triển chương trình đào tạo sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh làm luận văn tốt nghiệp, sau khi học chương trình cao học Quản lý Giáo dục. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu về chương trình đào tạo nói chung, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia nghiên cứu về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Kết quả
- 9 nghiên cứu vừa phản ánh lịch sử phát triển, tính kế thừa kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo đồng thời luôn điều chỉnh, sửa sai, đổi mới để phát triển chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn, bám sát nhu cầu thực tiễn về chất lượng đào tạo nói chung và lĩnh vực đào tạo CNĐD bậc đại học. Theo Wentling (1993) thì: “chương trình đào tạo là một bảng thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”. [17, tr.1] Các kết luận và khuyến nghị được đưa ra tại Hội đồng Pháp ngữ về Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (GDKT & DN) ở Bamako năm 1998 và Hội nghị quốc tế về GDKT & DN lần 2 tại Seoul năm 1999, đã thể hiện sự thống nhất cao độ của các nước về tầm quan trọng của GDKT & DN, các nguyên tắc và định hướng cải cách GDKT & DN.Văn bản hội nghị, xác định: “Quá trình cải cách được thực hiện thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa chương trình đào tạo cung ứng cho thị trường lao động,trong đó ưu tiên hợp tác các chương trình GDKT & DN. Điều đó là đồng nghĩa xóa bỏ mọi ngăn cách giữa các hệ thống chương trình đào tạo, chương trình đào tạo chính quy và chương trình đào tạo không chính quy...Xây dựng chương trình mềm dẻo tập trung mục tiêu hướng tới các năng lực”. Khung khái niệm và tài liệu về công nghệ GDKT & DN được sử dụng như khung tham chiếu thực hiện chương trình đối tác liên chính phủ của gần 50 quốc gia
- 10 thuộc 6 vùng trên thế giới. Các hoạt động đào tạo này tập trung vào lĩnh hội các năng lực [52,Tr.7 –Tr.9] Mặt khác, tài liệu công nghệ kỹ thuật GD&DN được các nhà lãnh đạo và sư phạm trong lĩnh vực GDKT & DN đã xác định rõ vai trò nhà nước và ý chí chính phủ khi thực hiện mục tiêu, chính sách xã hội và định hướng kết quả, định hướng tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhân lực. Xu hướng thiết kế chương trình mềm dẻo,“xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực, phương pháp mô đun hóa cho phép chia trình độ cá nhân thành các năng lực cụ thể khác nhau, phù hợp với chuẩn quốc gia và quốc tế.Ý tưởng sử dụng các mô đun như những yếu tố cấu thành chương trình giúp cho xây dựng và điều chỉnh chương trình dễ dàng hơn. Một chương trình đào tạo dựa trên một sự tập hợp chặt chẽ các năng lực đa dạng thực sự cần thiết cho việc đạt được trình độ nhất định. Như vậy chỉ cần thay đổi một hay nhiều mô đun là có thể đảm bảo sự hoàn thiện của chương trình đào tạo.” [52,tr.19 &20] Tài liệu trên cũng khuyến cáo và cảnh báo lưu ý những mặt hạn chế và những nguy cơ về chất lượng yếu kém làm ảnh hưởng uy tín cơ sở đào tạo do chương trình thiếu tính thực tiễn, không đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Vì vậy,“Điều quan trọng là tất cả các chương trình đào tạo phải là bộ phận không thể tách rời của hệ thống, dù cho vị trí công việc mà chương trình đào tạo đó hướng tới là như thế nào, cơ quan hay bộ ngành nào quản lý.Tính nhất quán và sức mạnh của hệ thống GDKT & DN được đảm bảo khi tất cả các chương trình đào tạo cùng đáp ứng mục tiêu chung và các chuẩn chất lượng”.[52, tr.52]. “Phương pháp tiếp cận theo năng lực, chương trình không áp đặt nội dung hay môn học mà chủ yếu quy định kết quả người học cần đạt được tức là “chuẩn đầu ra” phải cụ thể, rõ ràng và
- 11 đo lường được”[52,Tr.56 57]. Nhìn chung, Công nghệ kỹ thuật và Dạy nghề là tập tài liệu quý gồm công trình nghiên cứu, kinh nghiệm GDKT & DN của các chuyên gia cao cấp quốc tế trong lĩnh vực GDKT & DN. Peter F.Oliva[2005] đã đưa ra các tiên đề [có thể hiểu như nguyên tắc] định hướng cho những người thiết kế chương trình đào tạo , những hướng dẫn là cần thiết nhằm tạo ra một chương trình đào tạo có chất lượng.Theo Peter F.Oliva để phát triển chương trình đào tạo mang tính tiên tiến và hiện đại, cần chú ý đến những nguyên tắc cơ bản.1) Chương trình đào tạo luôn thay đổi gắn với sự thay đổi của xã hội, mang tính thời đại. Giáo dục là sản phẩm của con người, được sáng tạo trong quá trình phát triển của nhân loại; và do đó giáo dục luôn phải đáp ứng với những thay đổi trong tiến trình phát triển kinh tế chính trị xã hội. Mỗi thời đại đều có những vấn đề cần phải giải quyết mang bản chất của xã hội đó. Những thay đổi của xã hội ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến giáo dục từ triết lý giáo dục cho tới phương pháp thực hiện. 2)Thay đổi mang tính kế thừa và tiến hành đồng thời. Những thay đổi trong giáo dục được thể hiện rõ nét trong thiết kế chương trình đào tạo, trong quá trình đó không hề có sự khởi đầu hay kết thúc đột ngột mà luôn kế thừa và mang tính quá trình. Những đổi mới sáng tạo đan xen với những yếu tố truyền thống, những trì trệ lỗi thời tồn tại song song với những yếu tố tiên tiến; chúng tồn tại biện chứng và đào thải nhau. 3) Chương trình đào tạo gắn liền với những thay đổi từ con người, là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm liên quan. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong xây dựng và phát triển chương trình là sự gắn liền với họat động của con người; đó là bộ ba: người học – người dạy – người sử dụng (xã hội). Cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình cần xuất phát từ nhu cầu người học, nhu cầu xã hội và khả năng tự thân của người dạy (của trường đại học);
- 12 đây là quá trình tương tác giữa các nhóm nhằm chọn lựa phương án tối ưu trong từng giai đọan. 4) Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một quá trình quyết định mang tính liên tục, nhất là trong các trường đại học, nó không chỉ thuần túy mang tính nghiên cứu khoa học. Đây là một quá trình quyết định của các cấp quản lý cả về chuyên môn lẫn hành chính; tác động mạnh mẽ và mang tính sống còn trong vận hành của một trường đại học. Thực tế cho thấy chương trình đào tạo vừa có tính pháp lý trong quản lý vừa mang tính đặc trưng của từng trường. Nhu cầu người học thay đổi theo sự phát triển của xã hội, chương trình đào tạo cũng cần cập nhật những tri thức mới; do vậy quá trình quyết định diễn ra liên tục, hàm chứa trong quá trình này quá trình kế họach thực hiện và đánh giá chương trình. 5) Chương trình đào tạo đòi hỏi phải thiết kế trên quan điểm hệ thống và toàn diện. Một trong những sai lầm thường mắc phải trong thiết kế chương trình đào tạo là áp dụng quá trình thử sai sửa; Một chương trình thiết kế tốt phải hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, do vậy quan điểm hệ thống trong phân tích và thiết kế chương trình đào tạo phải là quan điểm xuyên suốt, nếu không chúng ta sẽ có một kết quả mang tính chắp vá, từng bộ phận riêng biệt của chương trình không kết nối lại thành một tổng thể. 6) Xây dựng chương trình đào tạo phải bắt đầu từ chương trình hiện tại. Những đổi mới và sáng tạo luôn mang tính kế thừa, việc phát triển chương trình trên cơ sở đánh giá những ưu khuyết của chương trình đào tạo đã có cho phép phát huy những cái tốt, tái cấu trúc và điều chỉnh những tồn tại. Điều này, làm cho quá trình giảng dạy mang tính liên tục, nhưng luôn có khả năng chấp nhận, tiếp nhận và cặp nhật những cái mới. [ 30,Tr.61 67] Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2010[28,điều 6], đã quy định rất cụ thể và chi tiết đặc điểm của chương trình giáo dục theo từng bậc trình độ.
- 13 Bộ Y tế (2008), trong xây dựng kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan về đào tạo nhân lực điều dưỡng giai đoạn 2009 – 2020 ghi rõ: “công tác đào tạo nhân lực Y tế được xác định là loại hình đào tạo đặc biệt,vì vậy toàn bộ chương trình,tài liệu đào tạo nhân lực y tế nói chung và đào tạo nhân lực y tế nói riêng về đào tạo mới và đào tạo liên tục về phần chuyên môn y dược là do Bộ Y tế quản lý”…Kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan [7,tr. 6] Ts. Nguyễn Văn Tuấn [2011] Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM cho rằng: Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô [ngành học, bậc học, nghề] hoặc vi mô [môn học, bài học]dù ít hay nhiều đều gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học. Mục tiêu dạy học của chương trình Nội dung dạy học Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học Quy trình, kế hoạch triển khai Đánh giá kết quả Ngoài những yếu tố trên, chương trình cũng cần phải tính đến các yếu tố khác tác động không nhỏ đến việc thực thi dạy học như các giá trị văn hóa xã hội, giới tính, tính chất, hình thức học tập, đạo đức nghề nghiệp. [38,tr 6] Quan điểm của Ths Phạm văn Nam(2012), Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng “Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết; không thể chậm hơn được nữa...Việc đổi mới giáo dục đại học là một quá trình lâu dài; vừa kiên quyết nhưng phải thận trọng vì chương trình có tác động đến nhiều thế hệ sinh viên học sinh. Quá trình này phải được tiến hành có tính hệ thống, từ cải cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giảng viên, đầu tư và nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, đến tăng
- 14 cường kiểm soát chất lượng đào tạo.Trong nhiều giải pháp mang tính đồng bộ đó thì phát triển chương trình đào tạo giữ một vị trí nền tảng. Chương trình đào tạo là cơ sở để triển khai và thực hiện các giải pháp khác, hơn nữa phát triển chương trình đào tạo phù hợp với xu thế hội nhập là một điều kiện cần thiết đưa các đại học VN nhanh chóng hội nhập được với nền giáo dục toàn cầu, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về đội ngũ nhân lực trình độ cao cho sự phát triển của đất nước.” [31,Tr.61 63] Mới đây, Luật giáo dục đại học,luật số 8/2012/QH13,điều 36,mục 1 về Chương trình, giáo trình giáo dục đại học quy định rõ cơ cấu chương trình đào tạo, quyền hạn các trường đại học đối với xây dựng, sử dụng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học. Năm 2006,Ths Trần Thị Thuận Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh và Ths Phạm Đức Mục Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế báo cáo đề tài “So sánh sự khác biệt chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Việt Nam với một số nước trong khu vực”. Đề tài này đã so sánh chương trình đào tạo CNĐD Việt Nam với chương trình đào tạo CNĐD của Thái lan, Đài loan và Philippine, đây là các nước đã chuẩn hóa nguồn nhân lực ĐD, hội nhập quốc tế, trong đó Philippine là nước hàng năm đã và đang xuất khẩu nhiều điều dưỡng qua làm việc tại các cơ sở y tế và dịch vụ ĐD cộng đồng của Mỹ. Kết quả cho thấy chương trình đào tạo CNĐD Việt Nam so với các nước trong khu vực là vừa thừa vừa thiếu, nhiều vấn đề cần phát triển để chương trình đào tạo CNĐD được hoàn thiện. Kết thúc đề tài, các tác giả chỉ dừng lại bàn luận và đề xuất ý kiến cần thay đổi chương trình đào tạo CNĐD, nhưng nhóm tác giả chưa có giải pháp phát triển chương trình Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM hay chương trình đào tạo CNĐD ở Việt Nam.
- 15 Ngày 28/10/2010, hội nghị chuyên đề về giáo dục điều dưỡng tại Hà nội, các thành viên tham dự hội nghị đã đưa ra các khuyến cáo về hợp tác trong đào tạo Điều dưỡng [Gs Helen Edwards – Hiệu trưởng trường Điều dưỡng và Nữ Hộ sinh – ĐH Kỹ thuật công nghệ Queensland – Úc] hay thảo luận các vấn đề liên quan chuẩn năng lực ĐD và phát triển CTĐT điều dưỡng... Tại hội thảo “Tiến tới chuẩn hóa giáo dục đào tạo điều dưỡng Việt Nam” do BYT tổ chức tại Hà Nội ngày 02/06/2012, GS. Genevieve Gray, Trường ĐH Công nghệ Queensland đưa ra 3 yếu tố then chốt để đạt chuẩn khu vực và chuẩn thế giới trong đào tạo ĐD đó là: Phải tập trung vào năng lực và kết quả đầu ra của người tốt nghiệp; Giảng dạy phải lấy sinh viên làm trọng tâm;Vai trò lãnh đạo trong đào tạo ĐD phải do giáo viên ĐD đảm nhiệm. Đề tài này, tác giả nghiên cứu nhằm tìm tòi những bài học thành công và thất bại trong quá trình phát triển chương trình, để làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo CNĐD. Từ đó, tác giả đề xuất biện pháp phát triển chương trình CNĐD ở Đại học Y Dược TP HCM trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo căn bản, toàn diện, để QL tốt các nguồn lực, thực hiện đào tạo CNĐD đạt hiệu quả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân
- 16 Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. * Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm sáng tỏ lý luận phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. + Phân tích đánh giá thực trạng phát triển và sử dụng chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. + Đề xuất các biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng trình độ đại học ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình đào tạo CNĐD trình độ đại học ở Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hố Chí Minh trong phạm vi 10 năm trở lại đây. 5. Giả thuyết khoa học Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng là một trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục đào tạo CNĐD. Nếu phát triển được chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bám sát thực tiễn, tạo sự khác biệt chuẩn đầu ra giữa các bậc trình độ theo từng chuyên khoa, thì chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM sẽ nâng cao, đạt chuẩn năng lực nghề
- 17 nghiệp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế. 6. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Dựa vào quan điểm, nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật và học thuyết CN Mác – Lênin; Quán triệt tư tưởng Hồ chí Minh, các nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác GD & ĐT, đào tạo sử dụng nhân lực Y tế, QLGD – ĐT nhân lực và lý luận quản lý nhà nước. Đồng thời, tiếp cận thực tiễn, đối tượng nghiên cứu, để luận giải các nhiệm vụ khoa học của đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp lý luận từ các nguồn, làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết các mô hình: 5 áp lực cạnh tranh của MichaelPorter, kết hợp bản đồ chiến lược được lồng vào mô hình Delta,để thực thi chiến lược QLGD ở ĐH YDHCM; M ô hình Kirkpatrick quản lý đào tạo; Hệ thống phân loại mục tiêu giáo dục B.S.Bloom…để xây dựng chuẩn đầu ra và đánh giá. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thu thập, khảo sát, tổng hợp, phân tích thông tin về chiến lược, chương trình, chuẩn đầu ra, nguồn lực...từ nguồn các báo cáo; Lập phiếu khảo sát các sinh viên – giảng viên – cán bộ quản lý, sau tốt nghiệp của Đại học Y Dược TP HCM đang làm việc tại các cơ sở Y tế, giảng dạy các trường đào tạo ĐD.
- 18 Tổng hợp và Phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học thực tiễn của tác giả, của giảng viên hay sinh viên ĐD sau khi tốt nghiệp tại Đại học Y Dược TP HCM đã thực hiện, báo cáo, công bố các tạp chí hay các hội nghị hội thảo khoa học. Thu thập số liệu, thông tin từ những báo cáo tổng kết các năm của Đại học Y DượcTP HCM & các hoạt động của tác giả trong QLYT và GD Xây dựng các phiếu tài liệu khảo sát các thông tin; Xây dựng các biểu mẫu, câu hỏi, kết quả quan sát đối tượng, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia. Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm thống kê NCKH để xử lý thông tin đã thu thập được. Từ đó, có chứng cứ luận giải vấn đề. 7. Giá trị Ý nghĩa của đề tài Góp phần làm sáng tỏ quan niệm lý luận về “Chương trình đào tạo” và “Phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐH YDược TP HCM. 8. Kết cầu đề tài Đề tài có: Mở đầu; 3 chương 9 tiết gồm chương 1: 3 tiết, chương 2: 3 tiết; chương 3: 3 tiết; Kết luận Kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
- 19
- 20 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về Chương trình đào tạo Chươ ng trình đào tạo là yếu tố hết sức quan tr ọng có tính quyết định đến chất lượ ng giáo dục. Bản chất thiếu nhất quán của thuật ngữ “curriculum” tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc cách lý giải khác nhau thuật ngữ “ch ươ ng trình” [curriculum]. Tính phức tạp của vấn đề đến mức có tới hơn 120 định nghĩa về “CT” theo Portelli,1987 [26,tr.17 19]. Trong tiếng Anh thì “curriculum” có nguồn gốc Latin từ “currere” có nghĩa là “to run a racecourse”(ch ạy trong tr ường đua ngựa). Có nghĩa là chươ ng trình là một tiến trình (course hay path) mà ngườ i học phải chạy cho t ới đích để kết thúc cuộc đua (race), hay nói cách khác là tất cả các hoạt động mà ngườ i dạy ngườ i học cần th ực hi ện để kế t thúc chươ ng trình và đạt tới các mục tiêu học tập đã đề ra. [26,tr.17 19] Theo từ điển Giáo dục học NXB Từ điển bách khoa 2001, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu: "Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất,chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở GD và ĐT ”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn