intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình và các vấn đề liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN CHIẾN TRƢỜNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN Hà Nội, 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Chiến Trƣờng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình tới thầy giáo TS Nguy n Ngh a Bi n đã hƣớng dẫn tận tình chu đáo, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng nhƣ năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Xin chân thành cảm ơn / Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Chiến Trƣờng
  4. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguy n ngh a CNTT Công nghệ thông tin CQ ĐKKD Cơ quan Đăng ký kinh doanh CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp ĐKT Đăng ký thuế GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nh n d n MSDN Mã số Doanh nghiệp NNT Ngƣời nộp thuế NSNN Ng n sách nhà nƣớc QLT Quản lý thuế SXKD Sản xuất kinh doanh TT&HT NNT Tuy n truyền và h trợ ngƣời nộp thuế TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy an nh n d n
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP .................................... 4 1.1. Những lý luận cơ ản về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ............................................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng ................................... 4 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp ............................................. 8 1.1.3. Quản lý thuế giá trị gia tăng ........................................................ 11 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ........................................................................................... 17 1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ..................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm các địa phương ........................................................ 21 1.2.2. Các bài học kinh nghiệm quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp cho Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình ................................................... 25 1.3. Một số các nghiên cứu trƣớc đ y ......................................................... 26 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU28 2 1 Đặc điểm cơ ản của thành phố Hoà Bình........................................... 28 2.1.1. Dân số và điều kiện tự nhiên ......................................................... 28 2.1.2. Lao động và thu nhập.................................................................... 30 2.2. Giới thiệu về Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình................................. 32 2.2.1. Quá trình phát triển của Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình ....... 32
  6. v 2.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế TP Hòa Bình ......................................................................................................... 32 2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý thuế ở Chi cục Thuế TP Hòa Bình ......................................................................................................... 33 2 3 Phƣơng pháp nghi n cứu..................................................................... 34 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37 3.1. Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp tr n địa bàn TP. Hoà Bình ........................................................................................ 37 3.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hoà Bình ........... 37 3.1.2. Đánh giá thực hiện quản lý thuế theo chức năng ......................... 39 3.1.3. Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý thuế GTGT ............ 59 3.1.4. Công nghệ thông tin và cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thu thuế GTGT......................................................................................... 61 3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế TP. Hoà Bình ....................................................... 64 3.2.1. Những yếu tố chủ quan ................................................................. 64 3.2.2. Yếu tố khách quan ......................................................................... 66 3.3. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế TP. Hòa Bình .................... 67 3.3.1. Mục tiêu, định hướng hoạt động quản lý thuế GTGT đối với DN trên địa bàn Chi cục Thuế TP. Hòa Bình................................................ 67 3.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hòa Bình .......................................................... 69 3.4. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp .................................. 84 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Số lƣợng các DN tr n địa bàn TP. Hoà Bình (2016 - 2018) .......... 37 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả thu nội địa và số thu từ thuế GTGT của các DN (2016-2018) ..................................................................................................... 38 Bảng 3.3. Kết quả công tác tuyên truyền ........................................................ 40 Bảng 3.4. Kết quả hoạt động công tác h trợ NNT ........................................ 41 Bảng 3 5 Đánh giá công tác tuy n truyền, h trợ thuế................................... 43 Bảng 3.6.Tổng hợp các DN đăng ký mới (2016-2018) .................................. 45 Bảng 3 7 Báo cáo đánh giá tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT ............... 47 Bảng 3.8. Tổng hợp tình hình chất lƣợng tờ khai thuế GTGT ....................... 48 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá công tác đăng ký k khai thuế của NNT ............ 50 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá của cán bộ thuế về việc NNT chấp hành đăng ký, kê khai, nộp thuế ............................................................................................. 52 Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của DN ......................... 53 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả kiểm tra thuế đối với DN................................. 54 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra thuế của DN ......................... 55 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của cán bộ thuế về việc NNT chấp hành công tác kiểm tra thuế .................................................................................................... 56 Bảng 3.15. Tình hình phạt chậm nộp tiền thuế GTGT đối với các doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 ........................................................................... 57 Bảng 3.16. Tình hình nợ đọng tiền thuế các DN TP. Hoà Bình (2016-2018) 58 Bảng 3 17 Đội ngũ cán ộ làm công tác quản lý thu thuế GTGT ................. 60 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá cán ộ thuế trong việc thực thi công vụ ........... 61
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình: 2 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính Chi cục Thuế TP Hòa Bình ..... 32 Hình 3.1. Số thu thuế GTGT của các DN tại Chi cục thuế TP H a Bình ..... 38
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng nhƣ ph n phối ti u dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cho đến nay, hệ thống luật pháp về quản lý thuế ngày càng hoàn thiện, trong đó Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã có hiệu lực thực thi và đƣợc sửa đổi bổ sung; đ y là một ƣớc tiến quan trọng nhằm minh bạch hóa quản lý đối với loại hình thuế quan trọng này, giảm trùng lặp về các khoản phải nộp cho các doanh nghiệp, giúp nhà nƣớc và cơ quan quản lý thuế có cơ sở để hƣớng dẫn các doanh nghiệp thực thi trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh một số vấn đề bất cập chƣa phù hợp, chƣa kịp thời với yêu cầu phát triển kinh tế của nƣớc ta trong quá trình hội nhập nhƣ còn nhiều mức thuế suất khác nhau, tỷ lệ thuế suất cao...Vì vậy việc hoàn thiện quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp luôn là vấn đề mà các cấp quản lý thuế ở bất cứ địa phƣơng nào cũng quan t m Cùng với ngành thuế cả nƣớc, trong những năm qua Chi cục Thuế thành phố H a Bình đã triển khai áp dụng thành công chính sách thuế nói chung, chính sách thuế GTGT nói riêng. Kể từ khi Luật thuế GTGT ra đời [12] [13] năm 1997 và Luật doanh nghiệp (2005) , đến nay đã có hơn 700 doanh nghiệp đƣợc thành lập, các doanh nghiệp đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hòa Bình. Thời gian qua, Chi cục Thuế thành phố H a Bình đã đạt đƣợc khá nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, số thu về thuế GTGT đối với doanh nghiệp tr n địa bàn luôn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Hoà Bình còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng trốn thuế, tránh thuế dƣới nhiều hình thức tại các doanh nghiệp còn di n ra khá
  10. 2 phố biến, gây thất thu cho ng n sách Nhà nƣớc (NSNN). Một số doanh nghiệp chƣa chấp hành đầy đủ những yêu cầu của cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế của quan Thuế, ý thức và hiểu biết về Pháp luật của ngƣời nộp thuế (NNT) còn hạn chế, điều này gây ảnh hƣởng khó khăn trong công tác quản lý của cán bộ thuế. Vì vậy việc tăng cƣờng quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp giúp Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình tập trung huy động nguồn thu cho NSNN không ngừng phát triển và nuôi dƣỡng nguồn thu; Phát huy tốt nhất vai trò của thuế; Nâng cao ý thức chấp hành luật thuế và pháp luật của Nhà nƣớc. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình" nhằm đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tr n địa bàn thành phố Hòa Bình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Tr n cơ sở đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý thuế GTGT với doanh nghiệp, luận văn đƣa ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình và các vấn đề liên quan. - Mục tiêu cụ thể: + Làm rõ cơ sở lý luận và thực ti n về quản lý thuế đối với doanh nghiệp; + Đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình; + Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình; + Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình.
  11. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình (thực trạng, tổ chức, kế hoạch, nguồn nhân lực). - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình và các vấn đề liên quan. + Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại Chi cục Thuế thành phố Hòa Bình. + Về thời gian: Thông tin về thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đƣợc thu thập trong thời gian 03 năm, từ năm 2016 - 2018. 4. Nội dung nghiên cứu - Các vấn đề lý luận về thuế GTGT và công tác quản lý thuế GTGT tại doanh nghiệp; - Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tr n địa bàn thành phố Hòa Bình; - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tr n địa bàn thành phố Hòa Bình; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tr n địa bàn thành phố Hòa Bình. 5. Kết cấu chi tiết các chƣơng của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng Chương 1: Cơ sở lý luận và thực ti n về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghi n cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
  12. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1. Những lý luận cơ bản về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1. Khái niệm thuế GTGT Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 tại Điều 2: “Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng th m của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lƣu thông đến ti u dùng” [18] Thuế giá trị gia tăng có ản chất là thuế gián thu Ngh a là, các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là ngƣời nộp thuế nhƣng thực chất ngƣời tiêu dùng mới chính là những ngƣời phải chịu thuế thông qua giá cả của hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng có thể tác động tới sức mua của công chúng do phần thuế này đã đƣợc cấu thành trong giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Thực hiện thuế giá trị gia tăng có thể ảnh hƣởng tới các vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của ngƣời chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Bởi lẽ, thuế giá trị gia tăng cấu thành trong giá bán, sức tiêu dùng của công chúng phụ thuộc vào quan hệ giữa thu nhập với giá cả hàng hóa dịch vụ. Tỷ trọng giữa giá cả và thu nhập của ngƣời chịu thuế càng cao, càng làm giảm cơ hội tiêu dùng của công chúng. Nếu xét theo khía cạnh thuế với các chỉ số giá cả, đƣơng nhi n cũng có mối liên quan nhất định. Số tiền thuế giá trị gia tăng trong giá án làm thay đổi chỉ số giá cả, lạm phát trong những giai đoạn có sự thay đổi về thuế Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ số giá cả,
  13. 5 lạm phát có ý ngh a đối với nhà lập pháp khi quyết định chính sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không g y ra những xáo trộn lớn trong dân chúng. 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tƣợng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (vì vậy thuế GTGT là một loại thuế tiêu dùng, đối với cơ sở kinh doanh thì đ y là loại thuế gián thu), là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, là khoản thu đƣợc cộng thêm vào giá bán của ngƣời cung cấp, hay nói cách khác giá cả hàng hóa, dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT. - Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đó Tổng số thuế GTGT thu đƣợc ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá án cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. - Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Thứ nhất: Thuế GTGT không chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi kết quả sản xuất kinh doanh của ngƣời nộp thuế, do ngƣời nộp thuế chỉ là ngƣời "thay mặt" ngƣời tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu đƣợc cộng thêm vào giá bán của ngƣời cung cấp hàng hóa dịch vụ. Thứ hai: Thuế GTGT không chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể cá giai đoạn nhiều hay ít. Thứ ba: Thuế GTGT không tham gia vào các mục ti u ƣu đãi, khuyến khích đối với một số ngành nghề, l nh vực hay một loại hàng hóa dịch vụ nào. Thuế GTGT không bóp méo giá cả hàng hóa.
  14. 6 Về phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng di n ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi ti u dùng ngoài lãnh thổ Đặc điểm này tạo ra sự công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đánh thuế đối với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. Xét về mặt tính chất thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế đƣợc cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, ngƣời ti u dùng là ngƣời cuối cùng chịu thuế, ngƣời nộp thuế chỉ là ngƣời thay thế ngƣời tiêu dùng [1] thực hiện ngh a vụ nộp thuế cho nhà nƣớc. 1.1.1.3. Đối tượng chịu thuế và mức thuế GTGT Quy định tại Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và đƣợc sửa đổi bổ sung theo Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014; Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016. *Đối tƣợng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tƣợng quy định tại Điều 5 của Luật thuế GTGT. * Mức thuế GTGT bao gồm: 1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trƣờng hợp sau đ y: a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ ra nƣớc ngoài; b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nƣớc ngoài;
  15. 7 c) Dịch vụ cấp tín dụng; d) Chuyển nhƣợng vốn; đ) Dịch vụ tài chính phái sinh; e) Dịch vụ ƣu chính, vi n thông; g) ản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chƣa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này. Hàng hóa dịch xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ đƣợc tiêu dùng tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa cung cấp cho khách nƣớc ngoài theo quy định của Chính phủ. 2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đ y: a) Nƣớc sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; b) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trƣởng vật nuôi, cây trồng; c) Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét k nh, mƣơng, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, ph ng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chƣa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lƣới, dây giềng và sợi để đan lƣới đánh cá; g) Thực phẩm tƣơi sống; lâm sản chƣa qua chế biến, trừ g , măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này; h) Đƣờng; phụ phẩm trong sản xuất đƣờng, bao gồm gỉ đƣờng, bã mía, bã bùn; i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông
  16. 8 nghiệp; ông sơ chế; giấy in báo; k) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, baogồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình ơm thuốc trừ sâu; l) Thiết bị, dụng cụ y tế; ông, ăng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dƣợc, dƣợc liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, baogồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thƣớc kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học; n) Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu di n nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của Luật này; p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ. q) Bán cho thuê, cho thuê nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở 3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụkhông quy [18] định tại khoản 1 và khoản 2. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của các phƣơng thức sản xuất. Theo định ngh a của Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụđể bán. Theo Luật Công ty Việt Nam an hành năm 1999, doanh
  17. 9 nghiệp là các đơn vị kinh doanh đƣợc thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh, đó là việc thực hiện một hay một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ hay thực hiện dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời. Luật Doanh nghiệp Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua năm 2014 đã đƣa ra khái niệm về doanh nghiệp “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp [14] luật nhằm mục đích kinh doanh” . Khái niệm doanh nghiệp theo đó đƣợc hiểu theo ngh a khá rộng rãi, đầy đủ và chặt chẽ. Nhƣ vậy, doanh nghiệp đƣợc hiểu là một tổ chức kinh tế, có tƣ cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Dựa theo các tiêu thức khác nhau, có nhiều cách phân loại doanh nghiệp nhƣ: Ph n loại theo ngành nghề kinh doanh, hình thức pháp lý… - Phân loại theo ngành nghề kinh doanh: Việc phân loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh có ý ngh a quan trọng trong việc nghiên cứu cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nó ảnh hƣởng đến rủi ro kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh khác nhau nên ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn. Trong nền kinh tế, có thể phân thành 6 loại hình doanh nghiệp cơ ản: Doanh nghiệp kinh doanh trong l nh vực công nghiệp, nông nghiệp - thủy sản, thƣơng mại - dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng và các doanh nghiệp khác (nhƣ tài chính, ảo hiểm…) - Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam đƣợc Quốc hội thông qua năm 2014, xét về hình thức pháp lý có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp Nhà nƣớc, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tƣ nh n Trong những năm gần đ y quan điểm phát triển kinh tế nƣớc ta bằng
  18. 10 con đƣờng công nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn d n đ i hỏi sự khác nhau của các thành phần kinh tế. Số lƣợng các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng và tham gia ngày càng tích cực vào thị trƣờng, làm tăng sự sôi động trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng mọi thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính sách kinh tế mở đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế. 1.1.2.2. Đặc điểm Doanh nghiệp: + Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và d thích ứng: Ngƣời quản lý thƣờng là chủ sở hữu hoặc là ngƣời có vốn lớn nhất nên họ đƣợc quyền đƣa ra các quyết định Cũng do quy mô hoạt động nhỏ nên họ đƣợc tự do hành động, họ có khả năng tự quyết, nên họ có thể chớp lấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi. Vì vậy, các doanh nghiệp có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trƣờng. + Cơ cấu quản lý linh hoạt: Các doanh nghiệp thƣờng thích hợp với những cơ cấu tổ chức đơn giản. Số lƣợng nh n vi n ít và các nh n vi n này thƣờng phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhận vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) vừa phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu tƣ) Mặt khác, vốn của thành phần kinh tế này là do những chủ thể kinh doanh tình nguyện đóng góp, do các cổ đông đóng góp hay do li n doanh li n kết… ằng tiền hoặc tài sản. Vì thế họ có toàn quyền quyết định ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng, trình độ nhu cầu của thị trƣờng đối với loại hàng hoá mà họ sẽ kinh doanh. + Về ý thức tuân thủ pháp luật không cao: Việc chấp hành pháp luật của các DN chƣa cao thể hiện qua việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ mua án hàng hóa chƣa đầy đủ, việc
  19. 11 trốn lậu thuế còn di n ra khá phổ biến. + Về số lƣợng đối tƣợng: Số lƣợng các DN rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cả mọi l nh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải... đến các loại hình thƣơng nghiệp, dịch vụ và đƣợc trải rộng khắp các địa bàn trong cả nƣớc. Do vậy mà công tác quản lý thuế nói chung, thuế GTGT nói riêng có nhiều khó khăn 1.1.3. Quản lý thuế giá trị gia tăng 1.1.3.1. Công tác tổ chức quản lý thuế GTGT Thủ tƣớng Chính phủ đã an hành Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực [11] thuộc Bộ Tài chính . Theo đó, kể từ ngày 01/07/2007, tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp đã chuyển đổi theo mô hình quản lý thuế chủ yếu theo chức năng, đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý tự tính, tự khai, tự nộp và Luật Quản lý Thuế. Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay nhìn chung bộ máy cơ quan thuế các cấp đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả với những kết quả nhất định nhƣ: nhiệm vụ các bộ phận cơ cấu thuộc cơ quan thuế các cấp đã đƣợc quy định cụ thể, rõ ràng, giảm bớt đƣợc sự chồng chéo, xoá bỏ bớt các bộ phận không cần thiết, ƣớc đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế và ngh a vụ với ng n sách nhà nƣớc. Do tổ chức quản lý thuế theo chức năng đã chuy n môn hoá, đánh giá đúng thực trạng quản lý thuế n n đã giúp Thủ trƣởng cơ quan thuế các cấp lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế. Theo mô hình này, trong CQT thành lập các bộ phận quản lý theo từng chức năng gồm các bộ phận (ph ng, an, đội), m i bộ phận thực hiện một chức năng quản lý thuế cơ ản đối với hầu hết các loại thuế và đối với tất cả các đối
  20. 12 tƣợng nộp thuế theo thẩm quyền đƣợc phân công. Các chức năng quản lý thuế cơ bản gồm: - Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và h trợ ngƣời nộp thuế. - Kê khai và kế toán thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế. - Quản lý nợ và cƣỡng chế thu nợ thuế. Trong m i bộ phận quản lý theo chức năng n u tr n lại hình thành các bộ phận quản lý đối với từng loại nhóm đối tƣợng nộp thuế (lớn, vừa, nhỏ hoặc theo từng loại hình kinh tế: Nhà nƣớc, cổ phần, TNHH,...) 1.1.3.2. Công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp a. Công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế: Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/ QH11 ngày 29/11/2006 đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua, từ ngày 1/7/2007, NNT sẽ tự khai, tự tính, tự nộp tiền thuế và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Từ đó, công tác tuyên truyền h trợ chính sách, pháp luật thuế của cơ quan thuế đối với NNT đƣợc n ng cao, đóng vai tr quan trọng thúc đẩy tiến trình xã hội hóa về thuế trong mọi tầng lớp dân cƣ b. Công tác Đăng ký Kê khai nộp thuế: * Quản lý đăng ký thuế Đăng ký thuế là việc Doanh nghiệp phải kê khai những thông tin theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập, hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tƣ để thực hiện ngh a vụ về thuế với Nhà nƣớc theo qui định của pháp luật. Ngƣời nộp thuế gửi Hồ sơ đề nghị cấp mã đăng ký kinh doanh l n Sở Kế hoạch và đầu tƣ Căn cứ Hồ sơ Sở Kế hoạch và đầu tƣ sẽ cấp Mã Đăng ký
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
46=>1