intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

41
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN PHONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN PHONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị NgaNguyễn Thị Ng THÁI NGUYÊN - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sĩ theo định hướng ứng dụng “quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên” là quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi dưới sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn là TS... Nguyễn Thị Nga. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Phong
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan nơi tôi công tác và nghiên cứu luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Phong
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG ................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch........................ 4 1.1.1. Du lịch, thị trường du lịch, phát triển du lịch và các nhân tố tác động tới hoạt động du lịch ............................................................................................... 4 1.1.2. Quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh ................................................ 17 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch..................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Điện Biên ................................ 28 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch ở tỉnh Lào Cai ................... 28 1.2.2. Kinh nghiệm từ quản lý Nhà nước về du lịch tại tỉnh Sơn La .............. 31 1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về du lịch cho tỉnh Điện Biên ................................................................................................................. 34 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 36
  6. iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 36 2.2.2. Phương pháp tổng hợp .......................................................................... 37 2.2.3. Phương pháp phân tích - so sánh .......................................................... 37 2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 38 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 38 2.3.1. Chỉ tiêu về phát triển du lịch ................................................................. 38 2.3.2. Chỉ tiêu thực hiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch .................... 39 2.3.3. Chỉ tiêu kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước về phát triển du lịch...... 39 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN......................................... 40 3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ................................................................... 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 40 3.1.2. Lợi thế và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên . 45 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên .................... 49 3.2.1. Tổ chức không gian phát triển du lịch .................................................. 49 3.2.2. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ..................... 50 3.2.3. Thực trạng doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên............ 52 ......................................................................................................................... 53 3.3. Thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ... 53 3.3.1. Thực trạng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên ................ 53 3.3.2. Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ............................................................................. 58 3.3.3. Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ................................................................................................................. 65 3.3.4. Thực trạng phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ....... 67 3.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương ............... 69
  7. v 3.3.6. Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch ............................................................................................. 73 3.3.7. Thực trạng quản lý tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch ......................... 76 3.3.8. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn ............ 82 3.4. Đánh giá chung đối với quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ..................................................................................................... 90 3.4.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 90 3.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên ................................................................................................................. 93 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn..................................................... 96 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN .................................................................................................... 99 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên ........................................................................... 99 4.1.1 Quan điểm về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên ........................................................................................................ 99 4.1.2. Định hướng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên . 100 4.1.3. Mục tiêu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Điện Biên. .............................................................................................................. 104 4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên................................................................. 105 4.2.1. Tổ chức quản lý quy hoạch du lịch ..................................................... 105 4.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch .............................. 108 4.2.3. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch ... 112 4.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................. 113 4.2.5. Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý du lịch............................ 114
  8. vi 4.2.6. Tăng cường xúc tiến du lịch................................................................ 115 4.2.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra .......................................... 117 4.3. Kiến nghị............................................................................................. 118 KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QLNN : Quản lý nhà nước HĐDL : Hoạt động du lịch KT-XH : Kinh tế - xã hội KCHT : Kết cấu hạ tầng CSVC-KT : Cơ sở vật chất - kỹ thuật ATXH : An toàn xã hội UBTV : Ủy ban thường vụ UBND : Ủy ban nhân dân CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc HCSN : Hành chính sự nghiệp MTNQ : Mục tiêu nghị quyết CNTT : Công nghệ thông tin VHTT&DL : Văn hóa thể thao & du lịch DNNN : Doanh nghiệp nhà nước CBCC : Cán bộ công chức
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Địa điểm du lịch chính tại tỉnh Điện Biên ...................................... 47 Bảng 3.2: Lượng khách và số ngày lưu trú của khách du lịch tại Điện Biên qua các năm..................................................................................... 51 Bảng 3.3: Doanh thu bình quân từ lĩnh vực du lịch của Điện Biên ................ 53 Bảng 3.4: Quy hoạch công trình, dự án du lịch theo phân kỳ thực hiện ........ 54 Bảng 3.5: Một số Nghị định, chính sách quan trọng của TW và tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2017-2019 ................................................... 59 Bảng 3.6: Các hoạt động du lịch quan trọng thường niên tại tỉnh Điện Biên... .. ..............................................................................................................65 Bảng 3.7: Thực trạng về điều kiện các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn.. ......................................... ................................................................................ 67 Bảng 3.8: Số lượng phòng và giường cho khách lưu trú tại địa bàn tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 69 Bảng 3.9: Tổ chức bộ máy cán bộ công chức phụ trách về du lịch tại Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên ............................................................. 70 Bảng 3.10: Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên. ................. ........................................................................................................ 73 Bảng 3.11: Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh tổ chức............................................ 75 Bảng 3.12: Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên năm 2019. ................ ..............................................................................................77 Bảng 3.13: Một số hoạt động tuyên truyền du lịch nổi bật đã được triển khai thực hiện từ năm 2012 đến 2019..................................................... 79 Bảng 3.14: Thực trạng xử lý vi phạm một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh .................................................................................................. 83 Bảng 4.1: Định hướng thị trường mục tiêu phát triển du lịch Điện Biên ..... 103
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2018, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới, đóng góp hàng nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu mỗi năm. Cũng theo tổ chức này, hoạt động du lịch có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trải qua các biến cố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, du lịch được xác định là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất. Các nước phát triển hàng đầu như Đức, Pháp, Nhật coi du lịch là động lực cho tăng trưởng kinh tế, còn đối với các nước đang phát triển thì du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng được chú trọng phát triển. Nhờ đó, du lịch đóng góp ngày càng tăng trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tính đến hết năm 2019 du khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 15,6 triệu lượt và lượng khách du lịch nội địa được ước tính khoảng 80 triệu lượt. Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Bắc với điều kiện tự nhiên và lịch sử thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Điện Biên đã có những bước phát, tỉnh đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu nhất định. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2019 số lượng thống kê về lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 700 ngàn lượt khách. Trong đó khách quốc tế đạt hơn
  12. 2 150.000 lượt, số ngày bình quân lưu trú của khách đạt 2,5 ngày. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 1.155 tỷ đồng. Điện Biên hiện có 145 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Du lịch tạo việc làm cho hơn 13.000 lao động trên địa bàn tỉnh, trong đó hơn 5.000 lao động trực tiếp. Mặc dù những kết quả đạt được trong thời gian qua là đáng khích lệ, tuy nhiên quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế như thiếu tầm nhìn tổng thể, sản phẩm du lịch còn đơn điệu chưa mang tính bản sắc rõ nét. Quản lý và quy hoạch du lịch chưa thực sự hiệu quả, vấn đề liên kết cho việc phát triển du lịch chưa được chú ý. Bên cạnh đó những hạn chế về hạ tầng du lịch, đội ngũ nhân lực du lịch cũng như việc xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh là những khó khăn cho ngành du lịch của tỉnh. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay làm thế nào để có thể thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới thì vai trò của quản lý Nhà nước là rất quan trọng. Xuất phát từ thực trạng đó việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nhằm đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh. - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của Điện Biên, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  13. 3 - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Thời gian: Nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019. - Nội dung: Nội dung của đề tài là đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 4. Đóng góp mới của luận văn Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau: - Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh. - Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ đó, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong QLNN về du lịch tại tỉnh Điện Biên. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  14. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch 1.1.1. Du lịch, thị trường du lịch, phát triển du lịch và các nhân tố tác động tới hoạt động du lịch 1.1.1.1. Một số khái niệm  Khái niệm Du lịch đã và đang ngày càng trở thành hoạt động khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Khái niệm du lịch có thể được được định nghĩa theo quan niệm sản phẩm - dịch vụ du lịch hoặc theo HĐDL. Theo UNWTO: Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn. Ở Việt Nam, Luật Du lịch 2018 tại Điều 3 định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Những quan niệm nêu trên mới nhìn nhận du lịch từ góc độ thay đổi/dịch chuyển không gian cư trú tạm thời từ phía du khách cùng với mục tiêu hưởng thụ các nhu cầu khác nhau của họ, mà chưa đề cập đến góc độ kinh tế - du lịch gắn chặt với hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách ta có hàng loạt các hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát, môi giới, hướng dẫn du lịch, vui chơi… để phục vụ nhu cầu này.
  15. 5 Khác với các quan niệm trên, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (1963), các chuyên gia quốc tế đưa ra quan niệm: Du lịch là cả một quy trình gồm tất cả các hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi đến lúc trở về nhà và hồi tưởng. Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu du lịch theo hai nghĩa cơ bản sau: thứ nhất, du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, thỏa mãn các nhu cầu giải trí; thứ hai, du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.  Hoạt động du lịch Theo quy định tại Điều 3 của Luật Du lịch 2018: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch". HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón
  16. 6 du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương. HĐDL gồm nhiều hoạt động tham gia vào để phục vụ nhu cầu của du khách trong một chuyến du lịch, nhu cầu từ mục đích chính của chuyến đi như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, học tập và các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, vui chơi. Do đó, tham gia vào HĐDL gồm tổng hợp các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, giao thông, bưu chính viễn thông. HĐDL tồn tại dưới các loại hoạt động phổ biến sau: lữ hành, lưu trú, vận chuyển du khách và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác. Hoạt động lữ hành là thực hiện một chuyến đi theo kế hoạch, lộ trình và chương trình định trước; hoạt động lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách; hoạt động vận chuyển du khách là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi lưu trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch chuyển tại điểm du lịch; hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác như ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.
  17. 7 1.1.1.2. Các loại hình du lịch Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch. Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng. Tùy thuộc vào cách phân chia mà có các loại hình du lịch khác nhau. Mỗi loại hình du lịch đều có những tác động nhất định lên môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các loại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch. Việc phân chia các loại hình du lịch căn cứ vào những tiêu chí sau đây: - Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ: + Du lịch nội địa: là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình. + Du lịch quốc tế: là sự di chuyển từ nước này sang nước khác, du khách phải ra khỏi vùng lãnh thổ biên giới và tiêu bằng ngoại tệ nơi họ đến du lịch. - Căn cứ vào mục đích của chuyến đi: + Du lịch tham quan văn hóa - lịch sử: Đây là một loại hình du lịch mang tính phổ biến nhất và cốt lõi của các chương trình du lịch. Con người khi đi du lịch với những mục đích khác nhau, nhưng cái chủ yếu vẫn là tìm hiểu truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch. Vì thế, việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn và xã hội ở đây để phục vụ du khách (trong đó có cả khách du lịch trong nước lẫn khách du lịch quốc tế) đóng một vai trò quyết định. + Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm tái hồi sức lao động của con người sau những ngày tháng lao động vất vả. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng được phân ra thành ba loại khác nhau theo tiêu thức
  18. 8 địa lý, đó là: Du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đảo; du lịch nghỉ dưỡng ở vùng núi và du lịch nghỉ dưỡng ở vùng nước khoáng. + Du lịch công vụ: Đây là loại hình du lịch của những người đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, thăm dò đầu tư, thương mại và kết hợp với mục đích du lịch. Số lượng khách đi theo loại hình du lịch này rất lớn và nhiều nước đặt ra mục tiêu là trung tâm hội nghị, hội thảo và triển lãm của thế giới và khu vực. + Du lịch thăm thân nhân: Đây là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới rộng mở, con người có thể đi làm việc và định cư ở bất cứ nơi nào trên trái đất, họ mong muốn trở về quê hương để thăm người thân kết hợp với du lịch. + Du lịch chữa bệnh: Là một trong những loại hình du lịch phát triển từ xa xưa, loại hình du lịch này chủ yếu phát triển tại những nơi có nguồn nước khoáng, vùng núi và vùng ven biển với mục tiêu khai thác các tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, không khí, cỏ cây…) phục vụ việc điều dưỡng và chữa bệnh cho con người. + Du lịch thể thao: Loại hình du lịch này gồm hai nhóm, đó là du lịch thể thao dành cho các vận động viên thi đấu và khách du lịch đi xem các sự kiện thi đấu thể thao. Đối với loại thứ nhất, du lịch phục vụ các đoàn vận động viên đi thi đấu trong các giải thế giới, khu vực hoặc đi tập huấn kết hợp với tham quan du lịch. Loại thứ hai là các cổ động viên, khán giả đi xem các cuộc thi đấu thể thao kết hợp với tham quan du lịch. + Du lịch tôn giáo: Tôn giáo, tín ngưỡng đã hình thành và tồn tại hàng ngàn năm nay. Con người ngoài đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần, trong đó có vấn đề tâm linh. Một bộ phận dân cư đã hình thành các tôn giáo: thiên chúa giáo, phật giáo, đạo hồi,…Các tín đồ đạo giáo hình thành nhu cầu tín ngưỡng được bộc lộ rõ nét trong các cuộc hành hương đến nơi có ý nghĩa tâm linh. Xuất phát từ nhu cầu trên, loại hình du lịch tôn giáo đã hình
  19. 9 thành, tồn tại lâu đời và phổ biến ở các quốc gia. + Du lịch giải trí: Là một nhu cầu không thể thiếu được của du khách, vì vậy, ngoài thời gian tham quan du khách còn phải được thư giãn, nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng, do đó các khu vui chơi cần phải có các chương trình vui chơi giải trí cho du khách. + Du lịch mạo hiểm. Đây là loại hình du lịch giành cho những người yêu thích mạo hiểm để chứng tỏ lòng cam đảm và ý chí kiên cường như: trèo cao, vượt thác, vượt sóng đại dương,…v.v. Loại hình du lịch này chủ yếu phát triển ở những nước Châu Âu và Châu Mỹ. + Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch này nhằm thưởng thức phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và trở về với đời sống tự nhiên hoang dã. - Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện vận chuyển khách du lịch, người ta đưa ra hai tiêu chí để xác định loại hình du lịch: + Căn cứ việc sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch đến điểm du lịch: gồm du lịch bằng đường không, du lịch bằng đường bộ, du lịch bằng đường sắt, du lịch bằng tàu biển và du lịch bằng tàu thủy. + Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyển tại điểm đến du lịch. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu du lịch, các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng, trước hết bằng ô tô, sau đó là các loại xe thô sơ như: xích lô, ngựa kéo, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền, bằng xe kéo bằng ắc quy, cáp treo,…v.v 1.1.1.3. Thị trường du lịch  Khái niệm “Thị trường du lịch chỉ là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường du lịch là mâu thuẫn giữa nhu cầu và cung cấp sản phẩm du lịch”.  Phân loại thị trường du lịch
  20. 10 Phân loại thị trường theo phạm vi lãnh thổ - Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà ở đó cung thuộc một quốc gia còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường du lịch quốc tế các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu của các doanh nhân nước ngoài. Quan hệ tiền - hàng được hình thành và thực hiện ở ngoài biên giới quốc gia. - Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch là mối quan hệ kinh tế trong một quốc gia. Vận động tiền - hàng chỉ di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cầu du lịch: - Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó để đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch. - Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ các điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch. Phân loại theo thực trạng thị trường du lịch: - Thị trường du lịch thực tế: Là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua - bán sản phẩm du lịch. - Thị trường du lịch tiềm năng: Là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch, sẽ diễn ra các hoạt động mua - bán sản phẩm ở tương lai. - Thị trường du lịch mục tiêu (The Target Market): Những khu vực thị trường được chọn để sử dụng thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Việc tiếp cận thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2