Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014- 2018, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THẾ HẢI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THẾ HẢI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã Số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung trong bài luận văn này với đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu và sáng tạo của chính tác giả Nguyễn Thế Hải dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp – Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.
- LỜI CẢM ƠN Quá trình làm đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ và hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo, gia đình và người thân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp – Khoa Kinh tế Chính trị, Trường ĐHKT- ĐHQGHN, đã dành thời gian và tận tình đóng góp ý kiến giúp đỡ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn Trường ĐHKT- ĐHQGHN, Khoa KTCT, Phòng Đào tạo, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang và mọi người trong cơ quan đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt cho tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới gia đình đã luôn động viên, khuyến khích và giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ....................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ........................................6 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn đầu tư xây dựng công trình. .............6 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ...............................10 1.2.3 Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ........................................................................................................11 1.2.4. Nội dung cơ bản của quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN .......................144 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ................17 1.2.6. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ...............199 1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Bắc Giang ...........................................................................................211 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN của tỉnh Bắc Ninh .....211 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc ..233 1.3.3. Bài học cho tỉnh Bắc Giang .......................................................................244 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................266 2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ..........................................................................266 2.2. Phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu ............................................................266 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...............................................................266 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả .....................................................................277 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích ..........................................................277
- 2.2.3. Phương pháp phân tổ thống kê .................................................................288 2.2.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu ................................................................288 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2014-2018 ...............................................................................................................299 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang ................................................................................................................299 3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội và các tiềm năng phát triển ...............................299 3.1.2. Thực trạng sử dụng vốn NSNN tỉnh cho đầu tư XDCT ............................333 3.2 Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang .......................388 3.2.1.Xây dựng danh mục dầu tư và kế hoạch vốn đầu tư XDCT ......................388 3.2.2. Phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu tư XDCT từ NSNN ........40 3.2.3. Quản lý giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCT từ NSNN............422 3.2.4. Thanh tra, kiểm tra giám sát quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ...........444 3.3 Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................................499 3.3.1 Những thành công trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCT từ nguồn vốn NSNN tỉnh Bắc Giang ..................................................................................499 3.3.2 Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân....................................................50 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC GIANG ................................................................................................588 4.1 Phương hướng và mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2020 ..........................................................................................588 4.1.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN ..............588 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh ................599 4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang .....611 4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng công trình ....................................................................................................611
- 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lập, thẩm định dự án và phê duyệt đầu tư xây dựng công trình cho dự án đầu tư ......................................................655 4.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước của Sở Xây dựng trong đầu tư XDCT bằng nguồn vốn NSNN ................................................................................................688 4.2.4. Nhóm giải pháo nâng cao chất lượng công trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước ................................................................80 4.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................................888 KẾT LUẬN ...............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................911
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 BCKTKT Báo cáo kinh tế kỹ thuật 2 CTDA Chương trình dự án 3 ĐT Đường tỉnh 4 ĐTC Đầu tư công 5 GDRP Tổng sản phẩm 6 GTNT Giao thông nông thôn 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 NS Ngân sách 9 NSNN Ngân sách nhà nước 10 NVH Nhà văn hoá 11 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức 12 QHC Quy hoạch chung 13 QHCT Quy hoạch chi tiết 14 QL Quốc lộ 15 QLCL Quản lý chất lượng 16 QLDA Quản lý dự án 17 TTLP Thất thoát, lãng phí 18 UBND Uỷ ban nhân dân 19 XDCT Xây dựng công trình i
- DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Các tiêu chí chính và trọng số đánh giá dự án. 19 2 Bảng 1.2 Biên độ xếp hạng kết quả đầu tư 19 Điểm tổng hợp ở cấp dự án phục vụ đánh giá lựa 3 Bảng 1.3 20 chọn dự án đầu tư Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2014- 4 Bảng 3.1 29 2018 Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 5 Bảng 3.2 38 2011-2015 (phân theo cấp quản lý) 6 Bảng 3.3 Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách tỉnh. 40 Tổng hợp tình hình thanh quyết toán của các công 7 Bảng 3.4 trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014- 43 2018 nguồn NS tỉnh. 8 Tổng hợp một số kết quả thanh tra trên địa bàn tỉnh Bảng 3.5 44 Bắc Giang giai đoạn 2014- 2018 9 Kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn ngân sách tỉnh Bảng 4.1 58 giai đoạn 2016-2020 phân bổ chi tiết 90% ii
- DANH MỤC HÌNH Stt Hình Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư XDCT 13 Biểu đồ vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai 2 Hình 3.1 38 đoạn 2011-2015 Tổng mức đầu tư XDCT được duyệt bằng NSNN 3 Hình 3.2 39 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2018. iii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước là một nguồn lực tài chính rất quan trọng của quốc gia trong phát triển KT-XH, cũng như từng địa phương. Vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước được ví như vốn thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển, đóng vai trò cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nguồn vốn này góp phần tạo lập cho nền kinh tế, xã hội và bảo vệ môi truờng. Vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng như vậy cho nên làm thế nào để quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước không bị thất thoát, lãng phí và đạt hiệu quả cao từ lâu đã là một vấn đề được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình khoa học được công bố và áp dụng. Tuy nhiên bài toán đó luôn là câu hỏi đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta. Ngành Xây dựng có vai trò kinh tế quan trọng trong sự phát triển của đất nước, nó chiếm vị trí cuối cùng trong quá trình tạo nên vật chất kỹ thuật và là tài sản cố định. Ngành phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân khác, ổn định chính trị của Đảng và Nhà nước, tạo sự cân đối và hợp lý trong sản xuất của đất nước, góp phần thực hiện tích cực trong công cuộc xóa đói và giảm nghèo, giảm sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Do đó, hàng năm ngân sách nhà nước dành tỷ lệ vốn lớn chi đầu tư xây dựng công trình. Là một tỉnh đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng và tỉnh Bắc Giang cũng nằm trong tình trạng thất thoát, lãng phí. Để làm rõ cơ sở lý luận và hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước, tác giả đã chọn đề tài "Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang" để làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 1
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014- 2018, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang đến năm 2025. Nhiệm vụ: - Hệ thống lý luận cơ bản về vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước, trong đó luận giải rõ phần nội dung và trách nhiệm quản lý của tỉnh theo phân công, phân cấp quản lý nhà nước. - Xử lý thông tin, dữ liệu với phương pháp thích hợp để phân tích kết quả quản lý vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang, chỉ ra mặt thành công, hạn chế, nguyên nhân và phát hiện những vấn đề bất cập từ thực tiễn cần giải quyết về quản lý vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng luận chứng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện dần công tác quản lý vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang, bộ phận quản lý vốn là các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó tập trung trách nhiệm quản lý của cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu pháp lý quản ly vốn đầu tư XD công trình từ nguồn NS nhà nước; quy trình, nguyên tắc và nội dung quản lý vốn đầu tư XDCT từ nguồn NSNN; yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư XDCT từ nguồn NSNN cấp tỉnh. 2
- Vị trí không gian: Nghiên cứu quản lý vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang, bao gồm nguồn tại chỗ. Nghiên cứu vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước tỉnh Bắc Giang phân bổ theo lĩnh vực, ngành nghề và theo địa bàn các huyện trong tỉnh. Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng dữ liệu sử dụng vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước giai đoạn 2014-2018, cơ chế chính sách và biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương tới sử dụng vốn đầu tư XD công trình từ NS nhà nước trong giai đoạn trên, đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025. 4. Ý nghĩa nghiên cứu và đóng góp của đề tài - Lý luận và giải đáp cơ bản về hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCT từ nguồn NSNN tỉnh với chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể hóa ở một địa phương. - Phân tích và đánh giá sử dụng vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2018, nhận dạng biện pháp quản lý thành công, có hiệu quả của địa phương và hạn chế trong quản lý vốn đầu từ XDCT từ nguồn NSNN để khắc phục. - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tỉnh Bắc Giang cho giai đoạn đến năm 2025. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCT từ Ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Băc Giang giai đoạn 2014-2018. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Giang. 3
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đầu tư xây dựng công trình từ nguốn vốn ngân sách nhà nước được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Đến nay, một số đề tài đã được nghiên cứu về lĩnh vực quản lý vốn ĐT xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước trên nhiều phạm vị và có góc nhìn khác nhau như: Bùi Mạnh Cường (2012), “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam”. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận án này, tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận về hiệu quả của việc đầu tư phát triển từ Ngân sách nhà nước. Đồng thời đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá được hiệu quả đầu tư phát triển tại Việt Nam. Đặng Văn Thanh (2015), “Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách gồm 262 trang, tác giả làm rõ những nội dung cơ bản về NSNN và những vấn đề về quản lý và điều hành NSNN; đánh giá thực trạng quản lý, điều hành NSNN ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới quản lý điều hành NSNN ở nước ta trong điều kiện mới Nguyễn Văn Hòa (2014), Hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDcơ bản từ NSNN của tỉnh Hưng Yên, luận văn Thạc sỹ, Ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Thương mại Hà Nội. Luận văn đã đánh giá, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách tỉnh Hưng Yên, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thành công, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng quản lý vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tỉnh Hưng Yên, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường, hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn từ nguồn ngân sách tỉnh Hưng Yên, các giải pháp được luận giải có cơ sở thiết thực, đồng bộ, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Lê Xuân Hùng (2015), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông 4
- từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội” - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế năm 2015 - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về lý luận, thực tiễn và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Đặng Hữu Hiếu (2015), “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2018, tầm nhìn đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Tác giả nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN tại tỉnh Lào Cai, kết luận về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa tỉnh, huyện, xã ở tỉnh Lào Cai về cơ bản giống như luật định. Tuy nhiên, vấn đề mất cân đối ngân sách nhà nước của các cấp là phổ biến. Luận văn đã xem xét được mối quan hệ các cấp chính quyền theo các khâu từ khi lập dự toán, thực hiện đầu tư, thanh, quyết toán ngân sách và khuyến nghị các giải pháp nhằm đạt hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh Lào Cai. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015); “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan” , Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia. Cho thấy: Với việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, gắn liền cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã từ những hạn chế, nguyên nhân kém hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản và định hướng hoàn thiện quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành Hải quan, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa một số giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và đối với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan nhằm đổi mới công tác quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành Hải quan. Nguyễn Đức Hiển (2016), “Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh và hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh. Làm rõ vai trò, nội dung, các nhân tố tác động đến hiệu quả 5
- quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh. Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTXD cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh và vai trò, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan chuyên môn và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra còn có nhiều công trình khác liên quan quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước, các kết quả nghiên cứu đề tài nêu trên phù hợp với tình hình thực tế tại các địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của một số đề tài sử dụng phương pháp phiếu phỏng vấn, điều tra trắc nghiệm để đánh giá việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản mang tính thực tiễn, một số đề tài nghiên cứu đã có giá trị trong việc hoàn thiện văn bản pháp quy về quản lý vốn ĐTXD cơ bản. Tuy nhiên, đến nay chưa có một đề tài nào đề cập đến quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN tại tỉnh Bắc Giang. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn đầu tư xây dựng công trình. 1.2.1.1. Các khái niệm. - Đầu tư xây dựng công trình Đầu tư là quá trình hoạt động sử dụng sức lao động, tài chính và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Xây dựng công trình là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạn thực hiện đầu tư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và không sản xuất cho các ngành kinh tế thông qua các hình thức: xây dựng mới, cải tạo mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản của Nhà nước. Công trình xây dựng được tạo bởi công sức của con người, vật liệu và thiết bị lắp đặt thi công vào công trình, được định vị liên kết với đất, có thể bao gồm phần 6
- trên mặt đất, dưới mặt đất, phần trên, dưới mặt nước, được xây dựng theo bản vẽ thiết kế. Công trình XD bao gồm công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông; NN và phát triển nông thôn; công trình KTKT và công trình an ninh quốc phòng Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 được Quốc hội thông qua, tại Điều 3 - Giải thích từ ngữ, “Đầu tư công là quá trình đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội” Đầu tư gồm loại: Loại đầu tư trực tiếp, gián tiếp (cho vay); ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Do vậy, có thể hiểu: Đầu tư xây dựng công trình là một bộ phận của hoạt động đầu tư, là việc bỏ vốn để hoạt động XDCT nhằm tái sản xuất cho nền kinh tế quốc dân thông qua các xây dựng mới, mở rộng, cải tạo. Dưới góc độ vốn, thì đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí thiết bị, chi phí khác, chi phí dự phòng được ghi trong tổng mức đầu tư. - Đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Vốn nhà nước: Ngân sách; công trái quốc gia; trái phiếu chính phủ; trái phiếu địa phương; hỗ trợ phát triển; vay ưu đãi; đầu tư phát triển của Nhà nước; quỹ PT hoạt động sự nghiệp; Chính phủ bảo lãnh; tài sản của Nhà nước; phát triển DNNN; (Điều 4 giải thích từ ngữ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13) [11] Ngân sách nhà nước: là khoản thu, chi của Nhà nước được lập dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13) [13]. Ngân sách NN: Ngân sách TW và NS địa phương. NS địa phương là khoản thu phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách TW cho ngân sách địa phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư XDCT từ NSNN bao gồm (i) vốn đầu tư XDCT do Trung ương quản lý và (ii) vốn đầu tư XDCT do địa phương quản lý. 7
- + Vốn đầu tư XDCT do TW quản lý là số vốn đầu tư từ ngân sách TW được cân đối cho các chương trình, dự án đầu tư của các Bộ, ngành TW theo kế hoạch ĐTXD hàng năm, nằm trong quy hoạch và kế hoạch 5 năm do Quốc hội thông qua. + Vốn đầu tư XDCT do địa phương quản lý bao gồm vốn đầu tư được cân đối từ tổng chi ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển, vốn được hỗ trợ, bổ sung từ nguồn vốn đầu tư XDCT tập trung của ngân sách trung ương và vốn đầu tư XDCT từ nguồn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội. - Vai trò của vốn ĐT XD từ ngân sách nhà nước Đầu tư xây dựng là hoạt động đầu tư nên cũng có vai trò của hoạt động đầu tư: Tác động đến cung và cầu; sự ổn định; tăng trưởng và phát triển kinh tế; tăng cường phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Đầu tư xây dựng công trình bảo đảm tương đồng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức sản xuất. Đầu tư xây dựng công trình là điều kiện cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất. Đầu tư xây dựng công trình là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng. Khi đầu tư xây dựng công trình được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành tăng, sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành. Hình thành và phát triển những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Như vậy đầu tư xây dựng công trình đã làm biến đổi cơ cấu và quy mô phát triển của ngành kinh tế, từ đó phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế. Đây là điều kiện phát triển nhanh các giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nước, tăng tích luỹ đồng thời nâng cao vật chất và tinh thần của người lao động, đáp ứng nhiệm vụ về kinh tế,chính trị - xã hội. Có thể nói, đầu tư xây dựng công trình là khâu trong thực hiện đầu tư phát triển, nó trực tiếp quyết định đến chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; làm thay đổi cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước. Xây dựng công trình từ vốn NSNN là “vốn mồi” để thu hút, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho phát triển kinh tế. Có đủ vốn đối ứng trong nước mới giải ngân, được các vốn ODA, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã 8
- hội tốt sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; có vốn đầu tư của Nhà nước sẽ khuyến khích các nhà đầu tư phát triển theo hình thức BT và BOT… Đầu tư xây dựng công trình từ vốn ngân sách nhà nước có vai trò cho sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển cho khoa học công nghệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đầu tư rất tốn kém, có độ rủi ro cao và khả năng thu hồi vốn thấp nên thường Nhà nước đứng ra đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, như dự án đầu tư ở vùng núi, hải đảo, khu vự dân tộc thiểu số, dự án làm đường… sẽ đầu tư bằng dịch vụ công và tạo điều kiện hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế - xã hội. Quản lý vốn đầu tư đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát trình tự đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Nhà nước. 1.2.1.2. Đặc điểm vốn đầu tư XDCT từ NSNN Một là vốn đầu tư XDCT từ ngân sách nhà nước chủ yếu sử dụng để đầu tư cho công trình dự án thu hồi vốn không có khả năng và dự án hạ tầng kèm với đối tượng sử dụng quy định của Luật ngân sách nhà nước và luật có liên quan khác. Do vậy, việc đánh giá toàn diện kết quả sử dụng vốn, trên cơ sở sử dụng nguồn vốn hiệu quả mang tính toàn diện tác động cả về kinh tế,chính trị, xã hội và môi trường. Hai là, vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách gắn với hoạt động Ngân sách nhà nước nói chung và hoạt động chi ngân sách nhà nước nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về ngân sách nhà nước lên đầu tư phát triển. Do vậy, việc hình thành, sử dụng, phân phối và quyết toán vốn ngân sách được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, theo pháp luật, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. Ba là, vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách gắn với các quy trình đầu tư, chương trình đầu tư chặt chẽ từ khi chuẩn bị đến kết thúc đầu tư, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Quá trình thực hiện sử dụng nguồn vốn gắn với quản lý đầu tư từ quy hoạch, phê duyệt thiết kế, thi công và đưa công trình dự án vào vận hành, khai thác. Bốn là, vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước đa dạng. Căn cứ nội dung đặc điểm, tính chất, của các giai đoạn trong xây dựng người ta phân 9
- loại như sau: Vốn để lập đồ án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư (khảo sát lập dự án),vốn để thi công xây dựng; vốn đầu tư xây dựng công trình được dùng cho các công trình xây mới, cải tạo mở rộng, kết cấu hạ tầng.... 1.2.1.3. Phân loại vốn đầu tư XDCT từ NSNN Căn cứ vào nguồn hình thành, tính chất vốn và mục tiêu đầu tư, người ta phân chia thành các nhóm chủ yếu sau: Một là, nhóm vốn đầu tư xây dựng công trình tập trung của ngân sách nhà nước bao gồm: Vốn xây dựng công trình tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu. - Vốn xây dựng công trình tập trung: Có vốn lớn về quy mô và tỷ trọng. Việc thiết lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình chủ yếu hình thành từ loại vốn này và sử dụng một cách rộng rãi cho nhiều loại vốn khác. - Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Có bố trí vốn để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt… nhưng việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa chữa công trình nên được áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư xây dựng công trình. - Vốn cho các chương trình mục tiêu: Có 10 chương trình mục tiêu quốc gia và hàng chục chương trình mục tiêu khác. Hai là, nhóm vốn đầu tư xây dựng công trình từ ngân sách nhà nước dành cho chương trình mục tiêu đặc biệt như: Chương trình đầu tư cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn (chương trình 135); Chương trình 134 đầu tư cho dân tộc thiểu số; … Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vốn vay trong nước chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Nguồn vốn vay ngoài nước chủ yếu là vay các tổ chức tài chính, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và một số nguồn khác. Bốn là, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc thù như đầu tư cho các công trình an ninh quốc phòng, công trình khẩn cấp (chống bão lụt), công trình tạm. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý vốn đầu tư XDCT từ NSNN 1.2.2.1. Do yêu cầu phải chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCT Quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình nhằm đạt hiệu quả, chống lãng phí thất thoát, trong đầu tư XDCT. Thực trạng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư xây dựng công 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn