Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng chiến lược phát triển và các giải pháp xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- LÊ MINH TUẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THANH BÌNH - BCA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- LÊ MINH TUẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THANH BÌNH - BCA Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài. Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu Hoài. Các số liệu và trích dẫn cũng như những kết luận khoa học của luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................. iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ....................................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống trong nghiên cứu ..................6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................6 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu .............14 1.2. Cơ sơ lý luận về xây dựng chiến lược phát triển của Doanh nghiệp ................15 1.2.1. Chiến lược và cấp độ của chiến lược .............................................................15 1.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp ...............................18 1.2.3 Các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp .....................................................................................................................39 1.2.4 Các công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược ...............................................42 1.3 Kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển tại một số doanh nghiệp .............49 1.3.1 Chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu Quân đội ................................49 1.3.2 Chiến lược phát triển của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel ...................51 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH một thành viên Thanh Bình – BCA. .................................................................................................................................54 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.......................55 2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và xử lí số liệu .............................................55 2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................55 2.1.2. Các bước thực hiện và thu thập số liệu..........................................................55 2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................56
- 2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp .....................................................................56 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh ...........................................................57 Chƣơng 3 CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC ..........59 3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA .......................59 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thanh Bình – BCA .............59 3.1.2. Mục tiêu hoạt động ........................................................................................60 3.1.3. Ngành nghề kinh doanh.................................................................................60 3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy ..................................................................................61 3.2 Phân tích quy trình xây dựng chiến lược tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình. .. 63 3.2.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp ........63 3.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp ...............................................64 3.2.3 Phân tích môi trường bên trong nội bộ doanh nghiệp ....................................76 3.2.4 Lựa chọn và quyết định chiến lược ...............................................................83 3.2.5 Công tác triển khai, thực hiện chiến lược .......................................................85 3.2.6 Công tác kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược ....................................89 3.3 Đánh giá thành tựu, hạn chế trong việc xây dựng chiến lược tại công ty TNHH một thành viên Thanh Bình- BCA. .........................................................................91 3.3.1. Những điểm mạnh .........................................................................................91 3.3.2. Những hạn chế...............................................................................................92 3.3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế nêu trên...................................92 Chƣơng 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV THANH BÌNH – BCA ĐẾN GIAI ĐOẠN 2025 ..................................................................................................94 4.1. Định hướng phát triển trong ngành của công ty .............................................94 4.1.1 Định hướng phát triển ....................................................................................94 4.1.2 Mục tiêu cụ thể của công ty............................................................................95 4.2. Cơ hội, thách thức của công ty trong thời gian tới .........................................96 4.2.1. Những cơ hội .................................................................................................96 4.2.2. Những thách thức ..........................................................................................96 4.3. Giải pháp để hoàn thiện mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty. ............97
- 4.3.1. Thực hiện tốt và hiệu quả chiến lược phát triển thị trường ...........................97 4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................100 4.3.3. Thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm ................................................... 106 KẾT LUẬN ..........................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 109
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 PGS,TS Phó giáo sư, Tiến sỹ 3 SBU Strategic Business Unit ( đơn vị kinh doanh chiến lược) 4 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên i
- DANH MỤC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH MTV Thanh 75 Bình – BCA 2 Bảng 3.2 Trang thiết bị nhà máy sản xuất E111 77 3 Bảng 3.3 Trang thiết bị tại nhà máy sản xuất E112 78 4 Bảng 3.4 Danh mục các sản phẩm, dịch vụ trực tiếp phục vụ 79 quốc phòng, an ninh trong giai đoạn 2016 - 2018 5 Bảng 3.5 Mô hình phân tích SWOT đối với công ty 82 6 Bảng 4.1 Giá trị doanh thu dự kiến giai đoạn 2019 – 2021 94 ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Số hiệu Tên bảng, hình Trang Hình 1.1 Quy trình hoạch định chiến lược 18 Hình 1.2 Ma trận BCG 42 Hình 1.3 Ma trận SWOT 44 Hình 1.4 Ma trận Mc.Kinsey 47 Hình 1.5 Các chiến lược kinh doanh theo ma trận Mc.Kinsey 47 Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty TNHH MTV Hình 3.1 61 Thanh Bình – BCA Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng Hình 3.2 65 giai đoạn 2015 – 2018 Hình 3.3 Chỉ số sản xuất công nghiệp qua các tháng trong năm 2018 66 Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 67 Hình 3.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2018 68 Hình 3.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 87 iii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển của một tổ chức là xâu chuỗi một loạt những hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho một tổ chức, doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Một chiến lược tốt sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chính xác mục tiêu cần đạt từ đó hoạch định được con đường, phương thức tổ chức và định hướng phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt được mục tiêu lựa chọn. Thực tiễn cũng đã chứng minh, có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp nhờ có chiến lược phát triển đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho minh trên thương trường. Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, do Bộ Công an quyết định thành lập, Cục Công nghiệp An ninh – Bộ Công An trực tiếp quản lý, hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Với định hướng chiến lược trong vòng 5 năm Công ty phấn đấu trở thành một đơn vị chuyên nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực hoạt động: sản xuất, lắp ráp thiết bị chuyên dụng, cơ khí, vũ khí và công cụ hỗ trợ; nghiên cứu, ứng dụng, triển khai thi công xây lắp, phát triển công nghệ, sản xuất lắp ráp các sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện, Điện tử, Viễn thông, Tin học nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, theo quy định của nhà nước và Bộ Công an. Hoạt động và phát triển theo tiêu chí “thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã cung cấp”, với đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA đã trở thành một trong những đơn vị có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu 1
- sản xuất và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, và đã được Lãnh đạo Bộ, các đơn vị địa phương ghi nhận. Tuy nhiên, do mới được thành lập, Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn như: Nguồn vốn lưu động ít, khấu hao tài sản lớn (do vốn cố định chủ yếu là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị cố định). Nguồn nhân lực mỏng, hạn chế cả về số lượng và chất lượng, hầu hết cán bộ tham gia quản lý và sản xuất kinh doanh đều là các đồng chí từ các Đơn vị trong ngành điều động về Công ty, kiến thức quản lý kinh tế hạn chế, nghiệp vụ kinh doanh không có, không chuyên môn sâu về hoạt động thị trường, chiến lược phát triển chưa rõ ràng, sức cạnh tranh còn yếu với các doanh nghiệp bên ngoài về các lĩnh vực sản phẩm cung ứng thị trường dân sự…qua nhiều lần thay đổi tổ chức, qua nhiều thế hệ lãnh đạo. Cùng với tiến trình hội nhập, gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế của Việt Nam, thị trường kinh doanh các sản phẩm đặc thù trong và ngoài ngành có sự cạnh tranh gay gắt, bình đẳng từ các doanh nghiệp trong nước và từ các thị trường có nền kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, đặt ra cho Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA cần phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển có tính dài hạn, làm kim chỉ nam cho hoạt động phát triển, gắn với thị trường tiêu thụ để tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình, giúp cho Doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình – BCA” làm đề tài nghiên cứu và là luận văn tốt nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA cần làm gì để xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp giai đoạn từ nay đến năm 2025? 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng chiến lược phát triển và các giải pháp xây dựng, thực hiện chiến lược phát triển tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA trong thời gian tới. 2.2Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chiến lược, xây dựng chiến lược phát triển của Công ty. - Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh và môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA. - Đề xuất xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược phát triển Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA trong mối quan hệ với các yếu tố nội tại và tác động của môi trường bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA. - Về thời gian Các số liệu thu thập chủ yếu trong khoảng thời gian năm 2016 đến nay. Xây dựng chiến lược đến giai đoạn 2025, tầm nhìn 2030. - Về nội dung Do Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA chưa xây dựng và ban hành 3
- được chiến lược phát triển, nên luận văn tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại, từ đó xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA trong thời gian tới năm 2025 (chưa tập trung vào nội dung đánh giá thực hiện chiến lược phát triển). 4. Những đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu giúp luận văn sẽ có những đóng góp tích cực cho hoạt động thực tiễn của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA. Cụ thể: - Nghiên cứu giúp Công ty xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược phát triển tại Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA. - Kết quả nghiên cứu cũng mang lại cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh; từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng để vạch các chiến lược, phương hướng phát triển tối ưu. - Nội dung nghiên cứu trong luận văn có thể làm cơ sở cho nhu cầu nghiên cứu tương tự phục vụ hoạt động kinh doanh tương lai. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu và danh mục các chữ viết tắt, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng xây dựng chiến lược phát triển của Công ty TNHH MTV Thanh Bình - BCA Chương 4: Giải pháp xây dựng Chiến lược phát triển tại Công ty MTV ThanhBình - BCA 4
- 5
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống trong nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm chiến lược a, Các nghiên cứu ngoài nước Ngay từ năm 1932, Carl Von Clausewitz (1832), trong cuốn sách nổi tiếng của mình “Vom Kriege - Trong cuộc chiến” đã định nghĩa chiến lược như là một cách thức để đánh trận và kết thúc cuộc chiến. Cuối thế kỷ 19, với sự phát triển khá phức tạp của xã hội, quan niệm về chiến lược được mở rộng và bắt đầu được sử dụng trong quản lý và chính sách quốc gia. Đến thế kỷ 20, các thuật ngữ “Chiến lược chính” (grand strategy) và “Chiến lược được ưu tiên” (higher strategy) được đề cập đến như là nghệ thuật sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự phát triển và để đạt được các mục tiêu cụ thể của quốc gia. Michael Porter (1980), trong tác phẩm tiên phong xuất bản năm 1980 “Chiến lược cạnh tranh” của bộ ba cuốn sách: Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia, đã chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận. Đặc biệt ông đã giới thiệu ba chiến lược cạnh tranh phổ quát là: chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, chính điều đó đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh (competitive advantage), Porter đã bổ sung cho tác phẩm tiên phong “Chiến lược cạnh tranh” nói trên. Trong cuốn 6
- sách này, Michael E. Porter đã nghiên cứu và khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong - một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Chuỗi giá trị của Porter giúp các nhà quản lý phân biệt được những nguồn lực tiềm ẩn của giá trị khách hàng (buyer value). Đó là điều có thể giúp chúng ta đưa ra một mức giá cao, và đó cũng là lý do tại sao sản phẩm hay dịch vụ này lại có thể thay thế cho sản phẩm, dịch vụ khác. Theo Johnson và Scholes (2000), trong “Chiến lược cạnh tranh của một tổ chức” thì trong một tổ chức hay một doanh nghiệp: “Chiến lược là việc định hướng và xác định phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”. Kenichi Ohmae (2013) trong “Tư duy của chiến lược gia” Nxb Lao động Xã hội, đã xác định mục tiêu của chiến lược là đem lại những điều thuận lợi cho bản thân, tức là chọn đúng nơi để đánh, chọn đúng thời điểm để tiến công hay rút lui, đánh giá và tái đánh giá khi tình huống thay đổi. Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng, phân tích quá trình tư duy biến một vấn đề phức tạp thành nhiều phần nhỏ hơn để hiểu hơn về nó, là bước khởi đầu cốt lõi của tư duy chiến lược, thói quen phân tích sẽ giúp tư duy trở lên linh hoạt và có thể đưa ra phản ứng thực tế trước những tình huống liên tục thay đổi. Joel Ross & Michael Kami (2014), trong bài viết “Thiếu vắng một chiến lược, một tổ chức giống như một con thuyền không có bánh lái” thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển quản trị, đã đề cập đến vai trò của chiến lược 7
- phát triển đối với một tổ chức và đặc biệt là đối với một doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh trong một môi trường toàn cầu hóa đầy biến động đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và xử lý thỏa đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi: những cơ hội nào nên được theo đuổi? những lĩnh vực mới nào nên được đầu tư, phát triển? làm gì để có thể tận dụng và khai thác có hiệu quả những nguồn lực hiện có của công ty? làm gì để công ty có thể phát triển được những năng lực cạnh tranh bền vững trong các lĩnh vực hoạt động của mình và tạo ra sự cộng hưởng trong sự phát triển của toàn bộ tổ chức. b, Nhóm các công trình nghiên cú trong nước: GS.TS Phan Huy Đường trong cuốn sách “Quản lý công” do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2014, Tái bản: 2016) khi nghiên cứu về quản lý chiến lược trong một tổ chức đã xác định 3 bộ phận quan trọng nhất cấu thành một chiến lược gồm: Thứ nhất là hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược; Thứ hai là hệ thống mục tiêu chiến lược; Thứ ba là hệ thống các giải pháp chiến lược. Theo đó: Hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược là việc xác định các quan điểm chủ đạo có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra bước ngoặt của con đường phát triển. Các quan điểm này vừa có ý nghĩa chỉ đạo xây dựng chiến lược, vừa là tư tưởng và “linh hồn” của chiến lược mà trong từng phần nội dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt. Hệ thống quan điểm thể hiện những nét khái quát đặc trưng nhất và có tính nguyên tắc về mô hình phát triển của tổ chức. Hệ thống mục tiêu chiến lược là các mục tiêu gắn liền với việc giải quyết các vấn đề cơ bản của tổ chức, những mốc mới mà tổ chức cần phải đạt 8
- tới trên con đường phát triển. Những mục tiêu tổng quát bao trùm của chiến lược phải chứa đựng nhiều mục tiêu cụ thể. Hệ thống các giải pháp chiến lược là việc thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực hiện các mục tiêu đề ra, chúng bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và cơ chế vận hành của tổ chức, các giải pháp về khai thác huy động bổ sung và sử dụng hợp lý các nguồn lực phát triền. Các giải pháp chính là sự thể hiện tính đột phá của chiến lược. PGS,TS. Lê Thế Giới (2012), trong “Giới thiệu về quản trị chiến lược và tuyên bố sứ mệnh” Nhà xuất bản Đại học Đà Nẵng, đã có sự so sánh giữa chiến lược trong lĩnh vực quân sự và lĩnh vực kinh tế. Theo đó: Trong quân sự, chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn - nếu họ có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh, thuật ngữ “trận địa” của chiến lược quân sự, có thể hiểu như là môi trường trong đó diễn ra hoạt động cạnh tranh. Chiến lược của một tổ chức, cũng tương tự như chiến lược quân sự ở chỗ nó hướng đến việc đạt được sự phù hợp giữa các năng lực tạo sự khác biệt và môi trường bên ngoài mà tổ chức tham gia cạnh tranh. Tuy nhiên, so với chiến lược quân sự, chiến luợc trong lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn. Không giống như các xung đột quân sự, cạnh tranh trong kinh doanh không phải lúc nào cũng gây ra kết cục có kẻ thắng người thua. Sự ganh đua trong ngành đôi khi có cơ hội để họ cải thiện các sức mạnh và kỹ năng của mình như những mầm mống cạnh tranh. Giá trị của các năng lực tạo sự khác biệt đem đến lợi thế cạnh tranh cho tổ chức có thể giảm theo thời gian bởi sự thay đổi môi trường. 9
- PGS.TS Ngô Kim Thanh (2012) trong “Quản trị chiến lược” (Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã nhấn mạnh vai trò của chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp: Chiến lược đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Chiến lược giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường. Chiến lược góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Chiến lược phát triển của tổ chức sẽ tạo ra các căn cứ vững chắc cho việc đề ra cách quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Trong các giáo trình của các trường đại học kinh tế nước ta như: Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, Đại học Đà Nẵng... đều cho rằng: Chiến lược đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong thực tế có rất nhiều công ty nhờ có chiến lược phát triển đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường. Chiến lược giúp doanh nghiệp linh hoạt và chủ động để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng. Chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. Chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp liên kết được các cá nhân với các lợi ích khác cùng hướng tới một mục đích phát triển doanh nghiệp. 10
- Chiến lược là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp a) Các nghiên cứu ở nước ngoài Fred David (2011) trong “Khái luận về quản trị chiến lược” cho rằng: Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định đan chéo nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Về thực chất, quản trị chiến lược là phương thức, cách thức mà doanh nghiệp tổ chức triển khai chiến lược, bao gồm: Phân tích tình thế hiện tại; Đánh giá các quyết định nhằm đưa chiến lược vào triển khai; Đánh giá hiệu quả thực thi; Điều chỉnh hoặc phát triển chiến lược khi cần thiết. Quản trị chiến lược bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của quản trị như: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát. Peter Drucker (2013) trong “Quản trị trong thời kỳ khủng hoảng”, Nxb Lao động Xã hội, đã nêu lên vai trò của quản trị thời khủng hoảng là tập trung hoàn toàn vào các hành động, chiến lược và cơ hội, những điều các nhà quản trị có thể làm, nên làm và phải làm trong những thời kỳ biến động, khủng hoảng. Trong cuốn sách kinh điển này, Peter đã chỉ ra rằng, thời kỳ khủng hoảng là một thời kỳ nguy hiểm, đáng lo ngại, nhưng lại là cơ hội tuyệt vời cho những ai hiểu rõ nó, chấp nhận và khai phá những thực tế mà nó mang lại. Trong thời kỳ này nếu không có những chiến lược cụ thể, những kế sách hành động rõ ràng, doanh nghiệp sẽ lao đao và có thể rơi vào tình trạng phá sản. Tổ chức giáo dục TOPICA trong bài giảng “Tổng quan về quản trị chiến lược của doanh nghiệp” cho rằng: Mô hình quy trình quản trị chiến lược tổng quát của doanh nghiệp bao gồm 3 giai đoạn: thiết lập, xây dựng (hoạch định) chiến lược, triển khai (thực thi) chiến lược và đánh giá chiến lược. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 237 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông
90 p | 75 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức tại Ban quản lý dự án quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
115 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Công tác quản lý hồ sơ tại cơ quan Tổng cục Thuế, Bộ tài chính
117 p | 72 | 10
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 104 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn