Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khoản thu thuế của các quốc gia châu Á
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khoản thu thuế của các quốc gia trong khu vực châu Á. Từ đó, luận văn đề xuất gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khoản thu thuế ở các quốc gia châu Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khoản thu thuế của các quốc gia châu Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ THANH MAI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOẢN THU THUẾ CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH THỊ THANH MAI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOẢN THU THUẾ CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.34.02.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUỐC THỊNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài này đƣợc thực hiện với mục đích xác định và đo lƣờng tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế ở các quốc gia châu Á. Đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dựa trên việc phân tích mẫu nghiên cứu bao gồm 47 quốc gia thuộc khu vực châu Á giai đoạn 2006-2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 12 nhân tố gồm GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, đầu tƣ trực tiếp nƣớc nƣớc ngoài, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, quyền tự do công dân, quyền tự do chính trị, trình độ dân trí, tuổi thọ dân số, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong, lạm phát và tỉ lệ tăng dân số thì chỉ có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế. Theo đó, có 3 nhân tố gồm GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, tuổi thọ dân số tác động tích cực đến khoản thu thuế, trong khi đó nhân tố trình độ dân trí tác động ngƣợc chiều đến khoản thu thuế. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao khoản thu thuế, theo đó chính phủ cần có những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động hội nhập tiếp cận nguồn vốn thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhằm tăng trƣởng kinh tế từ; cần hợp tác sâu rộng hơn nữa với các quốc gia khu vực và quốc tế để gia tăng mậu dịch; tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức tuân thủ của ngƣời nộp thuế; cần chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng các chƣơng trình sức khỏe y tế phù hợp để gia tăng nguồn thu thuế cho quốc gia.
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chƣa đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017 Đinh Thị Thanh Mai
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Quốc Thịnh – Ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong việc học tập và nghiên cứu để hoàn thiện kiến thức cũng nhƣ khả năng tƣ duy. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn và kính chào.
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB ........................................................ : Ngân hàng phát triển châu Á AGR ........................................................ : Tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp CIV .......................................................... : Quyền tự do công dân FDI .......................................................... : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI .......................................................... : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP ......................................................... : GDP bình quân đầu ngƣời IND .......................................................... : Tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp INFl .......................................................... : Lạm phát INFm ........................................................ : Tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong LIF ........................................................... : Tuổi thọ dân số OECD ...................................................... : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OLS ......................................................... : Bình phƣơng bé nhất POL ......................................................... : Quyền tự do chính trị POP.......................................................... : Tỉ lệ tăng dân số REM ........................................................ : Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên SCH ......................................................... : Trình độ dân trí TAX ......................................................... : Khoản thu thuế TRA ......................................................... : Độ mở thƣơng mại WB .......................................................... : Ngân hàng thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến quan sát .............................................................29 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan .........................................................................31 Bảng 4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..........................................................33 Bảng 4.4. Kết quả phân tích phƣơng sai ...................................................................34 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy.........................................................................................35 Bảng 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................38
- DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................16 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................27
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................2 1.6. Đóng góp của đề tài..............................................................................................3 1.7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHOẢN THU THUẾ .................................................................................................4 2.1. Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................4 2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................4 2.1.1.1. Thuế................................................................................................................4 2.1.1.2. Khoản thu thuế ...............................................................................................5 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế .............................................................................5 2.1.2.1. Đặc điểm của thuế ..........................................................................................5 2.1.2.2. Vai trò của thuế ..............................................................................................6 2.1.3. Đặc điểm các nƣớc châu Á ...............................................................................8 2.1.4. Các lý thuyết liên quan đến khoản thu thuế ......................................................8 2.1.4.1. Lý thuyết thuế tối ƣu (Optimal tax – OT) ......................................................8 2.1.4.2. Lý thuyết thuế Harberger ...............................................................................9 2.1.4.3. Lý thuyết thuế trọng cung ..............................................................................9 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ..........................................................................9 2.2.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài .....................................................................................9 2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc....................................................................................12 2.2.3. Khe trống nghiên cứu ......................................................................................13 CHƢƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................16 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................16 3.2. Mô tả tổng thể mẫu nghiên cứu..........................................................................17 3.3. Mô hình nghiên cứu ...........................................................................................17
- 3.3.1. Lựa chọn và đo lƣờng các biến .......................................................................17 3.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................24 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................29 4.1. Kết quả thống kê mô tả ......................................................................................29 4.2. Kết quả phân tích hồi quy bội ............................................................................30 4.2.1. Xem xét ma trận hệ số tƣơng quan .................................................................30 4.2.2. Đánh giá sự phù hợp của mô hình...................................................................33 4.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................34 4.3. Kết quả hồi quy ..................................................................................................34 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .........................................................................36 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO KHOẢN THU THUẾ CHO CÁC QUỐC GIA CHÂU Á ........................................40 5.1. Kết luận ..............................................................................................................40 5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................................41 5.2.1. GDP bình quân đầu ngƣời ...............................................................................41 5.2.2. Độ mở thƣơng mại ..........................................................................................41 5.2.3. Trình độ dân trí................................................................................................42 5.2.4. Tuổi thọ dân số ................................................................................................42 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ..................................43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................44 PHỤ LỤC ..................................................................................................................49
- 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chiếm tỉ trọng cao trong tổng thu ngân sách ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nƣớc có thu nhập trung bình. Theo Kaldore (1963) nếu một quốc gia muốn phát triển thì nguồn thu thuế phải cao hơn các nƣớc đang phát triển từ 10-15%. Thuế là một trong những công cụ tốt nhất để thúc đẩy khả năng hoạt động của ngành công cộng, để tài trợ cho chƣơng trình bảo hiểm xã hội và để trả các khoản nợ công, phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Việc xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế là chủ đề đƣợc nhiều nghiên cứu đề cập trong hơn 10 năm qua. Các nghiên cứu đƣợc tiến hành rất đa dạng với nhiều phƣơng pháp, một số sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (Sử Đình Thành và cộng sự, 2015) và hầu hết sử dụng dữ liệu bảng (Gupta, 2007); Bird and Vazquer, 2008; Castro and Ramírze, 2014). Tuy nhiên hạn chế của những nghiên cứu này là mẫu nghiên cứu bao gồm nhiều quốc gia trong những khu vực có vị trí địa lý khác nhau. Do đó, kết quả phân tích tác động của các nhân tố đến khoản thu thuế chƣa thực sự rõ ràng và đồng nhất. Các nƣớc đang phát triển trong khu vực châu Á muốn tăng nhanh tốc độ tăng trƣởng bắt kịp xu hƣớng toàn cầu hóa thì nguồn lực về kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay, đặc biệt là nguồn lực tài chính từ bên trong nền kinh tế. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân (Đặng Văn Dân, 2015), vốn FDI cũng nhƣ mọi nguồn lực bên ngoài khác là rất quan trọng nhƣng nguồn lực đó không bền vững vì có thể vào và cũng có thể nhanh chóng đi ra khỏi nền kinh tế (Bùi Tất Thắng, 2016). Do đó các nƣớc đang phát triển cần phải dựa chủ yếu vào nguồn thu trong nƣớc. Đối với các nƣớc Châu Á hợp tác trong lĩnh vực thuế là cần thiết để đối phó với nạn trốn thuế và thiết kế việc đánh thuế doanh nghiệp. Về lâu dài, khu vực Châu Á cần có sự hợp tác rộng hơn tạo thành một diễn đàn đối thoại trao đổi học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực thu thuế (Bùi Thanh Sơn, 2014). Các nghiên cứu về khoản thu thuế trong cộng đồng các nƣớc châu Á hiện nay đang là vấn đề đƣợc quan tâm. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay vẫn còn hạn chế. Số lƣợng mẫu thống kê chƣa đầy đủ và chƣa xác định tác động của các nhân tố
- 2 phi kinh tế nhƣ cấu trúc, thể chế. Để các nƣớc châu Á, trong đó có Việt Nam giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào tài chính nƣớc ngoài, bằng cách tăng nguồn thu từ thuế, tác giả nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến khoản thu thuế của các quốc gia châu Á” 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến khoản thu thuế của các quốc gia trong khu vực châu Á. Từ đó, luận văn đề xuất gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khoản thu thuế ở các quốc gia châu Á. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hƣởng đến khoản thu thuế tại các nƣớc châu Á - Đề xuất gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khoản thu thuế ở các nƣớc châu Á. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến khoản thu thuế tại các nƣớc châu Á? - Những chính sách nào phù hợp để nâng cao khoản thu thuế ở các nƣớc châu Á? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến khoản thu thuế tại các nƣớc châu Á - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tới khoản thu thuế ở các nƣớc thuộc châu Á. Về không gian và thời gian: các quốc gia châu Á trong giai đoạn từ năm 2006-2015. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 3 Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng thông qua dữ liệu bảng (panel data) và sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu (OLS), cụ thể nhƣ kiểm định tƣơng quan giữa các biến, mức độ phù hợp của mô hình và phân tích hồi quy bội nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế của các quốc gia châu Á. 1.6. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến khoản thu thuế - Đề tài góp phần xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế tại các nƣớc châu Á. - Thông qua kết quả nghiên cứu để đƣa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khoản thu thuế tại các nƣớc châu Á. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, bảng biểu và phụ lục, luận văn gồm 5 chƣơng Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về các khoản thu thuế Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách nhằm nâng cao khoản thu thuế cho các quốc gia châu Á.
- 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHOẢN THU THUẾ 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Thuế Thuế gắn liền với sự ra tồn tại, phát triển của nhà nƣớc và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nƣớc và cách thức Nhà nƣớc sử dụng, các nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau (Eltony, 2002). Adam Smith (1923-1790) nói về thuế là khoản các công dân của mỗi nƣớc phải đóng góp cho chính phủ theo khả năng của mỗi ngƣời, nghĩa là tỉ lệ với lợi tức mà họ đƣợc thụ hƣởng do sự bảo vệ của Nhà nƣớc. David Ricardo (1772-1823) cho rằng thuế đƣợc cấu thành từ phần của Chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nƣớc và xét cho cùng thì thuế đƣợc lấy từ tƣ bản hay thu nhập của ngƣời chịu thuế. Karl Marx (1818-1883) cho rằng thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nƣớc, đó là khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dƣỡng Nhà nƣớc pháp quyền là nguồn sống đối với Nhà nƣớc hành pháp. Thuế gắn liền với Nhà nƣớc và đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nƣớc. Friedrich Engels (1820-1895) khẳng định để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nƣớc đó là thuế. Mọi nhà nƣớc đều sử dụng quyền lực để quy định sự đóng góp của nhân dân cho Nhà nƣớc. Vladimir Lênin (1870-1924) cho rằng thuế là cái Nhà nƣớc thu của dân mà không bù lại. Khẳng định tính chất của thuế là không hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp thuế dựa trên số tiền thuế đã nộp cho Nhà nƣớc. Hai tác giả ngƣời Anh là Pass and Lowes cho rằng thuế là một biện pháp của Chính phủ đánh trên của cải và vốn nhận đƣợc của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản. Paul A. Samuelson and Nordhaus (1977) hai nhà kinh tế học ngƣời Mỹ cùng cho rằng, bên cạnh các loại nghĩa vụ ngƣời dân phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, cẩn phải hiểu rằng thuế là một dạng cƣỡng bức quan trọng. Tất cả mọi ngƣời đều phải chịu theo luật thuế. Sự thật là toàn bộ công dân tự đặt gánh nặng thuế lên vai và mỗi công dân cũng đƣợc hƣởng phần hàng công cộng do Chính phủ cung cấp.
- 5 Theo Wilson (1984) trên giác độ phân phối thu nhập thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nƣớc. Trên giác độ ngƣời nộp thuế, thuế đƣợc coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.Trên giác độ kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt theo đó nhà nƣớc sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tƣ sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nƣớc. Từ đó chúng ta có thể đƣa ra một định nghĩa tống quát về thuế nhƣ sau: “Thuế là một khoản phải nộp bằng tiền của các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nƣớc; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho ngƣời nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng” 2.1.1.2. Khoản thu thuế Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế khoản thu thuế là tỷ lệ phần trăm GDP đƣợc động viên vào ngân sách nhà nƣớc thông qua thuế (OECD, 2016). Khoản thu thuế là thu nhập của chính phủ nhận đƣợc thông qua thuế bao gồm số tiền đƣợc động viên từ các thành phần kinh tế vào ngân sách đƣợc thực hiện bởi cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Đây là khoản thu chiếm tỉ trọng lớn và ổn định và có thể đƣợc xem nhƣ một thƣớc đo về mức độ mà chính phủ kiểm soát các nguồn lực của nền kinh tế. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế 2.1.2.1. Đặc điểm của thuế Theo Ghura (1998) để phân biệt giữa khoản thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc thuế mang những đặc điểm nhƣ sau: Thứ nhất, thuế là khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội. Tính bắt buộc xuất phát từ việc nhà nƣớc cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Ít có ngƣời dân nào tự nguyện trả tiền cho việc
- 6 thụ hƣởng hàng hóa công cộng do nhà nƣớc cung cấp. Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy thuế thƣờng đƣợc quy định dƣới dạng văn bản luật hay pháp lệnh. Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự. Thứ hai, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế cho nhà nƣớc không có nghĩa là cho nhà nƣớc mƣợn tiền hay gửi tiền vào ngân sách nhà nƣớc hoặc mua một dịch vụ công. Các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nƣớc không có quyền đòi hỏi nhà nƣớc phải cung cấp trực tiếp cho họ một lƣợng hàng hóa dịch vụ tƣơng ứng. Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân. Tuy nhiên, pháp nhân và thể nhân có quyền nêu ý kiến của mình nếu những gì nhận đƣợc từ sự đầu tƣ của nhà nƣớc là quá thấp trong khi số thuế phải nộp quá cao thì có thể kiểm tra việc chi tiêu của nhà nƣớc thông qua các đại biểu của nhân dân tại các kỳ họp quốc hội. Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nƣớc các khoản thuế đã đƣợc pháp luật quy định. Công dân không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào nếu sắc thuế đó chƣa đƣợc ban hành dƣới dạng luật. Thứ tƣ, thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế và đƣợc xây dựng trên nền tảng giá trị thặng dƣ do nền kinh tế tạo ra. Do đó thuế đem lại khoản thu to lớn và bền vững so với các khoản thu khác của Nhà nƣớc, cách duy nhất làm cho số thuế ngày càng tăng trƣởng ổn định chính là phát triển kinh tế, chăm lo cho sự hƣng thịnh của nền kinh tế cũng là chăm lo cho nguồn thu tƣơng lai của đất nƣớc. 2.1.2.2. Vai trò của thuế Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, với sự thay đổi phƣơng thức can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo Gupta (2007) vai trò của thuế đƣợc thể hiện qua các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Đối với các nƣớc có nền kinh tế phát triển, để huy động tập trung nguồn
- 7 lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc thì vai trò quan trọng này thuộc về thuế. Sử dụng công cụ thuế để huy động ngân sách cho nhà nƣớc có ƣu điểm là phạm vi thu thuế rộng, đối tƣợng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế. Do đó, thuế luôn là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho nhà nƣớc. Nguồn thu của ngân sách có thể gia tăng khi và chỉ khi nền kinh tế có sự tăng trƣởng bền vững. Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì lợi ích xã hội nhà nƣớc có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cƣ và thu nhập của doanh nghiệp để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Trong những năm suy thoái kinh tế, nhà nƣớc có thể hạ thấp mức thuế tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng, tăng đầu tƣ và mở rộng sản xuất để đƣa nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển quá nóng thì thuế đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để kiềm chế lạm phát. Thông qua việc điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu, thuế đƣợc sử dụng để thực hiện chính sách đối ngoại và bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc cũng nhƣ thúc đẩy sự hòa hợp kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Thứ ba, thuế thực hiện vai trò điều hòa thu nhập, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Nền kinh tế thị trƣờng với sức mạnh thần kỳ luôn chứa đựng những khuyết tật mà bản thân thị trƣờng không thể tự sửa chữa đặc biệt là về mặt xã hội. Do vậy, nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội. Nhà nƣớc dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, thông qua việc đánh thuế lũy tiến vào các đối tƣợng có thu nhập cao và trợ cấp những hàng hóa thiết yếu cho những ngƣời có thu nhập thấp. Việc phân phối lại thu nhập là biện pháp mà chính phủ thực hiện nhằm góp phần giảm bớt những chênh lệch giàu nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trƣởng của đất nƣớc. Thứ tƣ, thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua hoạt động khai thuế của ngƣời nộp thuế và hoạt động thanh
- 8 tra, kiểm tra của cơ quan thuế, nhà nƣớc có thể kiểm soát đƣợc thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để phát hiện ra những gian lận, vi phạm pháp luật từ đó chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, nâng cao vai trò giám sát của nhà nƣớc đối với nền kinh tế. 2.1.3. Đặc điểm các nƣớc châu Á Châu Á là châu lục lớn và đông dân nhất trên thế giới, các nƣớc châu Á có quá trình phát triển lâu dài nên việc xây dựng kinh tế xã hội bị chậm lại. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nƣớc đều bị kiệt quệ hầu hết các nƣớc đều thiếu thốn thực phẩm và phƣơng tiện sản xuất. Tuy nhiên, nền kinh tế châu Á đã có sự phát triển vƣợt bậc trong giai đoạn 1960-1990. Các nƣớc khu vực Bắc Á là một trong những nƣớc có tốc độ phát triển GDP bình quân đầu ngƣời cao nhất thế giới. Trong giai đoạn 1960-1970 Nhật Bản có tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình là 9%. Từ năm 1980-1990 tốc độ tăng trƣởng GDP của Hàn Quốc là 7,4% và Trung Quốc là 8,9% (Blom and Finlay, 2008). Trình độ phát triển kinh tế của các nƣớc châu Á là khác nhau, Nhật Bản và Trung Quốc là hai nƣớc có nền kinh tế lớn nhất châu Á. Một số nƣớc và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh nhƣ Sigapore, Hàn Quốc, Đài Loan…. Các nƣớc khu vực khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển tƣơng đối ổn định song vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Các nƣớc nhƣ Brunei, Saudi Arabia… thì phát triển kinh tế nhờ vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú. Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khu vực kinh tế châu Á đang ngày càng có sự chuyển mình mạnh mẽ, đóng góp lớn cho nền kinh tế thế giới (ADB, 2017). 2.1.4. Các lý thuyết liên quan đến khoản thu thuế 2.1.4.1. Lý thuyết thuế tối ƣu (Optimal tax – OT) Đƣợc đề xƣớng lần đầu bởi Diamond and Mirrlees (1971) lý thuyết thuế tối ƣu hƣớng tới ba mục tiêu là tính hiệu quả, công bằng và đơn giản. Định lý hiệu quả sản xuất (Production Efficiency) của Diamond and Mirrlees (1971) nhấn mạnh rằng thuế đánh trên hàng hóa trung gian và giao thƣơng quốc tế là không hợp lý vì nó làm biến dạng giá cả. Hệ thống thuế tối ƣu đề xuất nên đánh vào thu nhập. Lý tƣởng nhất là thuế thu nhập cá nhân tích hợp với thuế thu nhập doanh nghiệp để sao cho cả
- 9 quyết định lập công ty và lựa chọn tài trợ giữa nợ và vốn cổ phần đƣợc trung lập hơn (Auebach, 2010). Tuy nhiên, vì có sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng của chính sách thuế và chi phí thông tin trong việc thiết kế mô hình thuế tối ƣu (Ahmad and Stern, 1991) mà mô hình thuế tối ƣu không thực sự hữu dụng trong thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo, lý thuyết thuế tối ƣu đã đƣợc điều chỉnh bằng cách nới lỏng một số giả định nhất định. Lý thuyết thuế tối ƣu đƣợc sử dụng để giải thích việc sử dụng của các biến GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, tỉ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp, trình độ dân trí, tuổi thọ dân số, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong và tỉ lệ tăng dân số đến khoản thu thuế 2.1.4.2. Lý thuyết thuế Harberger Lý thuyết thuế Harberger (Harberger, 1962) nhấn mạnh vào cách thức thực hành tốt nhất và sự cân bằng giữa hiệu quả, phân phối và năng lực quản lý. Do đó, chính phủ nên giảm đến tối thiểu chi phí tuân thủ thuế và nỗ lực ngăn việc trốn thuế và tránh thuế. Theo lý thuyết Harberger, cải cách thuế ở những nƣớc đang phát triển nên hƣớng tới thiết lập một hệ thống thuế quan thống nhất với thuế suất thuế giá trị gia tăng dựa trên cơ sở thuế rộng. Lý thuyết Harberger đƣợc sử dụng để lý giải cho việc sử dụng biến chỉ số quyền tự do công dân, chỉ số quyền tự do chính trị và trình độ dân trí trong mô hình. 2.1.4.3. Lý thuyết thuế trọng cung Lý thuyết thuế trọng cung (Rao, 2000) chú trọng bảo vệ tiết kiệm và đầu tƣ trƣớc các tác động tiêu cực từ chi tiêu ngân sách bằng cách giảm thuế suất, nhất là các sắc thuế trực thu. Cải cách thuế nên tối thiểu hóa các trƣờng hợp miễn, giảm thuế để mở rộng cơ sở thuế và nhấn mạnh thu hẹp sự phân biệt của thuế suất để không làm biến dạng thị trƣờng. Lý thuyết thuế trọng cung đƣợc sử dụng để giải thích cho sự xuất hiện của GDP bình quân đầu ngƣời, độ mở thƣơng mại và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong mô hình 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc 2.2.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài
- 10 Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khoản thu thuế nhận đƣợc sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu, điển hình nhƣ: Piancastelli (2001) kiểm tra các nhân tố ảnh hƣởng tới khoản thu thuế của 75 quốc gia giai đoạn 1985-1995. Bằng phƣơng pháp định lƣợng nghiên cứu kết luận rằng GDP bình quân đầu ngƣời và tỉ trọng ngành thƣơng mại tác động tích cực đến khoản thu thuế. Trong khi đó tỉ trọng ngành nông nghiệp tác động tiêu cực đến khoản thu thuế. Hai biến còn lại là tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ không có tác động đến khoản thu thuế. Eltony (2002) với nghiên cứu sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế tới các quốc gia Arab. Mẫu nghiên cứu gồm 10 quốc gia Arab không sản xuất dầu trong khoảng thời gian từ năm 1994-2000. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng. Kết quả phân tích hồi quy kết luận rằng GDP bình quân đầu ngƣời, tỉ trọng xuất khẩu, tỷ trọng nhập khẩu, tỷ trọng ngành khoáng sản và nợ nƣớc ngoài tác động cùng chiều đến khoản thu thuế. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có tác động ngƣợc chiều. Ngoài ra, tỷ trọng ngành ngành sản xuất hàng hóa không có tác động đến khoản thu thuế. Eltony (2002) với dữ liệu 6 quốc gia Arab sản xuất dầu giai đoạn 1994-2000 nghiên cứu kết luận rằng GDP bình quân đầu ngƣời có quan hệ đồng biến đến khoản thu thuế. Tỷ trọng ngành khoáng sản có quan hệ nghịch biến với khoản thu thuế. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ rằng tỷ trọng nhập khẩu, tỷ trọng xuất khẩu, tỷ trọng ngành sản xuất, tỷ trọng ngành nông nghiệp và nợ nƣớc ngoài không có ảnh hƣởng đến khoản thu thuế. Gupta (2007) nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản thu thuế cho 105 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian từ năm 1980-2004. Tác giả sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đo lƣờng tác động của mỗi biến độc lập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô nền kinh tế đƣợc phản ánh bởi GDP bình quân đầu ngƣời, kim ngạch thƣơng mại, viện trợ nƣớc ngoài và các chỉ số về ổn định kinh tế có mối quan hệ đồng biến với khoản thu thuế. Ngƣợc lại tỉ trọng nông nghiệp trong GDP và chỉ số cảm nhận tham nhũng có mối quan hệ nghịch biến tới khoản thu thuế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ Smart Banking tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
127 p | 20 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
106 p | 39 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
110 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
92 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô ngân hàng, rủi ro tài trợ và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 20 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021
91 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p | 12 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
95 p | 12 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn