Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Singapore và những vấn đề cần lưu ý cho Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Singapore song song với việc nghiên cứu các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các quy định phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từ đó đƣa ra các lưu ý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Singapore và những vấn đề cần lưu ý cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ CỦA SINGAPORE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng HỌ TÊN HỌC VIÊN: VƢƠNG PHƢƠNG LINH
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ CỦA SINGAPORE VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý CHO VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Vƣơng Phƣơng Linh Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Đặng Thị Nhàn Hà Nội, năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi có sự hỗ trợ của giáo viên hƣớng dẫn là PGS TS. Đặng Thị Nhàn. Các nội dung nghiên cứu, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng về kết quả luận văn của mình. Ngƣời cam đoan Vƣơng Phƣơng Linh
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự trợ giúp đến từ các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, Thƣ viện nhà trƣờng, khoa Sau đại học, khoa Tài chính - Ngân hàng trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội. Đặc biệt, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng trân quý và biết ơn tới PGS. TS. Đặng Thị Nhàn vì đã luôn tận tình, tâm huyết hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang, phòng Thanh tra giám sát ngân hàng và hệ thống các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, dữ liệu và tài liệu trong quá trình tôi thực hiện luận văn thạc sĩ. Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, động viên về mặt tinh thần, đồng thời tạo điều kiện về thời gian để giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ. Trong bản luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi mong muốn nhận đƣợc nhiều đóng góp quý báu đến từ các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 3 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 CHƢƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ .............................................................................................................. 11 1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ RỬA TIỀN VÀ TTKB ............................ 11 1.1.1. Khái niệm rửa tiền và TTKB................................................................................... 11 1.1.2. So sánh “rửa tiền” và “tài trợ khủng bố” ................................................................ 15 1.1.3. Quy trình và phƣơng thức rửa tiền .......................................................................... 17 1.1.4. Quy trình và phƣơng thức tài trợ khủng bố ............................................................ 20 1.1.5. Tác động của rửa tiền và TTKB đến nền kinh tế ................................................... 23 1.2.CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ ........................ 25 1.2.1.Quy định về PCRT và TTKB của Liên hợp quốc................................................... 25 1.2.2. Quy định về PCRT và TTKB của lực lƣợng đặc nhiệm tài chính FATF............. 26 1.2.3.Quy định về PCRT và TTKB của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng .............. 27 1.2.4.Quy định về PCRT và TTKB của một số tổ chức quốc tế khác ............................ 28 CHƢƠNG II - QUY ĐỊNH VỀ PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHÙNG BỔ CỦA SINGAPORE ............................................................................. 31 2.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ PCRT & TTKB CỦA SINGAPORE............... 31 2.2. PHÁP LUẬT VỀ PCRT& TTKB ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH CỦA SINGAPORE ................................................................................................... 33 2.3. CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU CỦA CDSA ....................................................... 34 2.3.1. Định nghĩa về “tội rửa tiền”..................................................................................... 34 2.3.2. Khái niệm “Hành vi phạm tội”................................................................................ 34 2.3.3. Quy định về tội rửa tiền liên quan đến trốn thuế .................................................... 35 2.3.4. Nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin của TCTD .............................................. 35 2.4. CÁC THÔNG BÁO VÀ HƢỚNG DẪN CỦA CƠ QUAN TIỀN TỆ
- SINGAPORE ............................................................................................................ 36 2.4.1. Hƣớng dẫn số 626 về PCRTvà TTKB trong lĩnh vực ngân hàng ......................... 38 2.4.2. Chỉ dẫn về PCRT và TTKB trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế và ngân hàng đại lý ........................................................................................................................... 41 2.4.3. Hƣớng dẫn kiểm soát việc giám sát các giao dịch nhằm chống rửa tiền và tài trợ khủng bố .............................................................................................................................. 44 2.4.4. Các tập quán hiệu quả trong việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro rửa tiền và TTKB dành cho ngân hàng ............................................................................................................ 54 2.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ PCRT VÀ TTKB CỦA SINGAPORE ............................................................................................................ 59 2.5.1. Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiếp ......................................................................... 60 2.5.2. Rửa tiền qua giao dịch xoay vòng ........................................................................... 63 2.5.3. Rửa tiền qua gian lận thuế đáng ngờ....................................................................... 65 2.5.4. Rửa tiền qua các định chế phi ngân hàng/chuyển tiền mặt qua biên giới ............ 66 2.5.5. Rửa tiền qua các mối quan hệ ẩn giấu .................................................................... 69 2.5.6. Rửa tiền ở các doanh nghiệp sử dụng tên tƣơng tự nhƣ nhau ............................... 71 2.6. BÀI HỌC RÖT RA CHO VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE ............................................................................................................ 76 CHƢƠNG III - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý CHO VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE .................................................................................. 82 3.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHÙNG BỔ CỦA VIỆT NAM ...................................................................................................... 82 3.1.1.Chủ trƣơng PCRT & TTKB của Việt Nam............................................................. 82 3.1.2.Môi trƣờng pháp lý về PCRT & TTKB của Việt Nam .......................................... 84 3.1.3. Những bất cập trong hệ thống pháp luật về PCRT & TTKB ở Việt Nam và nguyên nhân ........................................................................................................................ 87 3.1.4. Bất cập trong công tác PCRT& TTKB trong lĩnh vực ngân hàng và nguyên nhân89 3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƢU Ý NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE ............................................................................................................ 94
- 3.2.1. Đối với các NHTM và các định chế tài chính ........................................................ 96 3.2.2. Đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền .............................................................. 98 3.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .............................................................. 103 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 109 PHỤ LỤC 01 ........................................................................................................... 112 PHỤ LỤC 02 ........................................................................................................... 117
- 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa Tổ chức hợp tác giữa Bộ thƣơng mại và Cơ quan tiền tệ 1 ACIP Singapore về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (The AML/CFT Industry Partnership) Nhóm Châu Á Thái Bình Dƣơng về chống rửa tiền (Asia 2 APG Pacific Group on money laundering) Đạo luật về Tham nhũng, Buôn bán bất hợp pháp ma tuý và 3 CDSA các tội phạm nghiêm trọng khác (The Corruption, Drug Trafficking and Other Serious Crimes Act) 4 DDC Thủ tục nhận biết khách hàng (Due Diligence Checks) Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về phòng chống rửa tiền 5 FATF (Financial Action Task Force) 6 FIU Đơn vị tình báo tài chính (Financial Intelligence Unit) Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of 7 MAS Singapore) 8 NLA Phân tích mạng lƣới công ty (Network Link Analysis) 9 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 10 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 11 PCRT Phòng, chống rửa tiền Cá nhân có ảnh hƣởng chính trị (Politically Exposed 12 PEP Persons) 13 QA Chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng (Quality Assurance) Cơ quan nhận báo cáo về giao dịch đáng ngờ Singapore 14 STRO (Suspicious Transaction Reporting Office) Báo cáo các giao dịch đáng ngờ (Suspisious Transactions 15 STRs Reports) 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TTKB Tài trợ khủng bố 18 TTTMQT Tài trợ thƣơng mại quốc tế 19 UBO Chủ sở hữu hƣởng lợi cao nhất (Ultimate Benificial Owner)
- 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số STT Tên danh mục trang Sơ đồ 1.1 Quy trình rửa tiền 17 Sơ đồ 1.2 Các phƣơng thức rửa tiền 19 Sơ đồ 1.3 Quy trình tài trợ cho khủng bố 21 Phƣơng pháp phát hiện và giảm thiểu rủi ro rửa tiền và Sơ đồ 2.1 55 TTKB Sơ đồ 2.2 Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiếp sử dụng tiền mặt 60 Rửa tiền sử dụng giao dịch chuyển tiếp và giao dịch đƣợc Sơ đồ 2.3 61 cấu trúc lại Sơ đồ 2.4 Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiền xoay vòng 63 Sơ đồ 2.5 Rửa tiền qua giao dịch xoay vòng đáng ngờ 64 Sơ đồ 2.6 Rửa tiền qua gian lận thuế đáng ngờ 66 Sơ đồ 2.7 Rửa tiền qua các định chế phi ngân hàng 67 Sơ đồ 2.8 Rửa tiền qua chuyển tiền mặt qua biên giới 68 Sơ đồ 2.9 Rửa tiền sử dụng cổ đông ủy thác 70 Rửa tiền ở các doanh nghiệp sử dụng tên tƣơng tự nhƣ Sơ đồ 2.10 71 nhau
- 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số STT Tên danh mục trang Bảng 1.1 Nguồn tài chính của tội phạm khủng bố 16 Bảng 2.1 Hệ thống pháp luật về PCRT & TTKB của Singapore 32 Bảng 2.2 Một số giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ 40 Rửa tiền sử dụng giao dịch chuyển tiếp và giao dịch đƣợc Bảng 2.3 cấu trúc lại 62 Dấu hiệu của giao dịch gắn cờ đỏ và tập quán đƣợc Bảng 2.4 khuyến nghị 72 Bảng 3.1 Hệ thống văn bản pháp lý về PCRT & TTKB ở Việt Nam 84 Bảng 3.2 Đánh giá nguy cơ rửa tiền theo các lĩnh vực ở Việt Nam 89 Mức độ tổn thƣơng rửa tiền đối với các sản phẩm ngân Bảng 3.3 hàng 90 Một số vấn đề cần lƣu ý nhìn từ kinh nghiệm của Bảng 3.4 Singapore 95
- 4 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 01 của luận văn nghiên cứu cơ sở pháp lý về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Liên hợp quốc, Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính FATF, Ủy ban Basel và một số tổ chức quốc tế khác, làm rõ khái niệm, quy trình, phƣơng thức rửa tiền, tài trợ khủng bố và tác động của vấn đề này đến kinh tế- xã hội. Trong chƣơng 02 tác giả đã đi sâu phân tích các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Singapore, chọn lọc phân tích một số văn bản luật về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố tiêu biểu; phân tích một số tình huống có nguy cơ rửa tiền cao theo các văn bản hƣớng dẫn của Cơ quan tiền tệ Singapore. Từ những nghiên cứu trong chƣơng 2, chƣơng 3 trình bày các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam và thực trạng công tác phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong nƣớc, sau đó đặt ra những vấn đề cần lƣu ý nhìn từ kinh nghiệm của Singapore và đƣa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể đến các cơ quan có liên quan.
- 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rửa tiền và tài trợ khủng bố đã và đang trở thành vấn nạn mang tính toàn cầu, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Trong xu thế hội nhập, tự do hóa, toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các phƣơng thức, thủ đoạn rửa tiền ngày càng tinh vi, phức tạp, tội phạm rửa tiền đã trở thành tội phạm xuyên quốc gia. Hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố có ảnh hƣởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, làm gia tăng tội phạm và gia tăng tham nhũng, làm giảm uy tín và đầu tƣ nƣớc ngoài, làm suy yếu các định chế tài chính, làm tổn thƣơng khu vực kinh tế tƣ nhân. Đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng- mục tiêu số một mà tội phạm rửa tiền nhắm đến, hoạt động rửa tiền gây ra những nguy hại về uy tín, nghiệp vụ, pháp lý cho từng ngân hàng từ đó ảnh hƣởng đến sự ổn định hệ thống tài chính của một quốc gia. Trong thời gian gần đây, giới tài chính thế giới đã chấn động vì vụ việc cựu Thủ tƣớng Malaysia Najib Razak và những ngƣời thân của ông bị bắt và điều tra về tội tham nhũng và rửa tiền, đối diện với cáo buộc tham nhũng số tiền khổng lồ của quỹ đầu tƣ quốc gia “1Malaysia Development Berhad” (Quỹ 1MDB). Vụ việc đã dấy lên mối quan ngại về vấn đề rửa tiền và tài trợ khủng bố ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là đối với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, theo Báo cáo chỉ số chống rửa tiền năm 2018 do Ủy ban Basel ban hành ngày 09/10/2018, Việt Nam có chỉ số nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố là 7,37 - xếp thứ 10 trên tổng số 129 nƣớc đƣợc khảo sát, tức là ở mức nguy cơ cao so với các nƣớc trên thế giới. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động phòng, chống rửa tiền, trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; tập trung xây dựng cơ chế phòng, chống rửa tiền bằng cách hoàn thiện những văn bản luật và dƣới luật nhằm phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên, do vẫn còn khá mới ở Việt Nam nên hoạt động phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố nƣớc ta vẫn đƣợc đánh giá là thiếu
- 6 kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế, trong khi các nƣớc phát triển trên thế giới đã thực hiện công tác phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong nhiều năm và gặt hái đƣợc những thành công nhất định, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố tƣơng đối hoàn thiện, đảm bảo tuân thủ hầu hết các khuyến nghị của Lực lƣợng đặc nhiệm tài chính về phòng chống rửa tiền FATF, Singapore đã trở thành quốc gia đi đầu lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong khu vực Đông Nam Á. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể học tập và phát huy một cách có chọn lọc các kinh nghiệm này trong công tác phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố ? Chính vì vậy tác giả chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Singapore và những vấn đề cần lưu ý cho Việt Nam” với hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc phòng, chống rửa tiền của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Trong thời gian qua, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT) vả tài trợ khủng bố (TTKB), trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về PCRT & TTKB, kinh nghiệm PCRT và TTKB ở các quốc gia, tiêu biểu có thể kể đến: Sách “Money Laundering: A New International Law Enforcement Model” (Guy Stessens, 2008) đã đƣa ra những phân tích về các vấn đề pháp lý trong cuộc chiến chống rửa tiền, trên cơ sở so sánh pháp luật về rửa tiền ở các quốc gia trên thế giới, cung cấp tổng quan về các quy tắc và thông lệ quốc tế trong vấn đề chống rửa tiền, và các câu hỏi thƣờng gặp của các quốc gia trong vấn đề này. Sách “So sánh khung pháp lý về chống rửa tiền và TTKB ở một số nƣớc trên thế giới” (Anti-money laundering and counter-terrorism financing across the globe: A comparative study of regulatory action) của nhóm tác giả: Julie Walters, Carolyn Budd, Russell G Smith, Kim-Kwang Raymond Choo, Rob McCusker và David
- 7 Rees (2011). Qua việc phân tích và so sánh khung pháp lý về PCRT & TTKB của các quốc gia trong Liên minh châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bỉ), ở Châu Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore), Hoa Kỳ và Öc, nhóm tác giả đã đề xuất các khuyến nghị nhằm đƣa ra chính sách quản lý tốt hơn đối với công tác PCRT & TTKB. Sách “Vấn nạn rửa tiền, liệu đây có phải một vòng tròn bất tận?” (Money Laundering – An Endless Cycle?) của tác giả Nicholas Ryder- Trƣởng khoa Luật thƣơng mại, Đại học University of the West of England (2012): Tài liệu này đã so sánh chính sách chống rửa tiền của Mỹ, Anh, Öc và Canada, chỉ ra cách thức mà các quốc gia này đã áp dụng thành công trong cuộc chiến chống rửa tiền. Nghiên cứu định lƣợng: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến rửa tiền – Bài học cho các nƣớc đang phát triển” (Factors affecting money laundering: Lessons for developing countries) bởi Santha Vaithilingam và Mahendhiran Nair (2007), với nội dung xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến rửa tiền (bao gồm công nghệ thông tin, nguồn lực con ngƣời, hiệu quả khung pháp lý, hành vi đạo đức của doanh nghiệp và động lực đổi mới) ở 88 quốc gia phát triển và đang phát triển, từ đó rút ra kết quả là một quốc gia với khung pháp lý hiệu quả và nền quản trị tốt sẽ có ít nguy cơ xảy ra hoạt động rửa tiền hơn. Bên cạnh đó, có rất nhiều các nghiên cứu về kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền và TTKB của các quốc gia khác nhƣ: Kinh nghiệm phòng chống rửa tiền của Anh tại tài liệu “Statutory obligations for banks to comply with the anti-money laundering legislation in Malaysia: Lessons from the United Kingdom” bởi Norhashimah Mohd Yasin (2014); pháp luật về phòng chống rửa tiền và TTKB của liên minh châu Âu tại tài liệu “The EU Legislative Framework Against Money Laundering and Terrorist Finance: A Critical Analysis in the Light of Evolving Global Standards” bởi Valsamis Mitsilegas và Bill Gilmore (2008); nghiên cứu pháp luật về PCRT & TTKB của Mỹ tại tài liệu “Money laundering, Terrorism, Regulation, Laws and legislation” bởi Cassella và Stefan D. (2004); nghiên cứu pháp luật về PCRT của Brazil tại tài liệu “Proposed Brazilian Money Laundering Legislation: Analysis and Recommendations” bởi Paulina L. Jerez (1997); nghiên cứu pháp luật về PCRT của Indonesia tại tài liệu “Indonesian stakeholder
- 8 viewpoints of Indonesia‟s anti-money laundering legislation” bởi Rusmin Rusmin và Alistair M. Brown (2008)… 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Luận án “International Anti-Money Laundering Standards and their implementation by VietNam” của Chat Le Nguyen (2014) phân tích các chuẩn mực chống rửa tiền của quốc tế và so sánh sự khác biệt với hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền của Việt Nam, từ đó đƣa ra một số đề xuất về cải cách pháp luật để thu hẹ khoảng cách giữa pháp luật phòng chống rửa tiền của Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. Trên khía cạnh tội phạm học và pháp luật hình sự, Luận án “Đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam” của Trần Xuân Huệ (2016) đã tập trung nghiên cứu về “tội rửa tiền” (tình trạng, diễn biến, cơ cấu, đặc điểm, nhân thân ngƣời phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của tội rửa tiền), so sánh tội rửa tiền trong Bộ luật hình sự Việt Nam với một số nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Liên bang Nga), từ đó đề ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền ở Việt Nam. Một số tài liệu phân tích kinh nghiệm PCRT ở các quốc gia trên thế giới từ đó đƣa ra bài học cho Việt Nam nhƣ: “Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam” (Vũ Văn Thực, 2017); “Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế” (Trần Văn Tuân, 2013); “Phòng chống rửa tiền: kinh nghiệm của các nƣớc và bài học cho Việt Nam” (Văn Tạo & Kim Anh, 2010); “Phòng chống rửa tiền: Những vấn đề còn nan giải” (Lê Thị Mận, Nguyễn Thanh Giang, 2013); “Phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam” (Nguyễn Thị Loan, 2016), “Phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng theo pháp luật của Hoa Kỳ, Singapore” (Vũ Hồng Anh –Nguyễn Hải Yến, 2018)… 2.3. Nhận xét chung Tóm lại, trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về PCRT và TTKB một cách hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu pháp luật về PCRT và TTKB của Mỹ và các nƣớc châu Âu. Tuy nhiên,
- 9 theo quan điểm của tác giả, các nghiên cứu kể trên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ sau: Thứ nhất, các nghiên cứu trên thế giới đã cung cấp cái nhìn tổng quan về khung pháp lý đối với công tác PCRT & TTKB, từ đó đƣa ra nhiều bài học có giá trị. Tuy nhiên, những bài học nói trên để áp dụng vào Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt nhất định về vị trí, hoàn cảnh, điều kiện chính trị- xã hội của mỗi quốc gia. Thứ hai, phần lớn các nghiên cứu trong nƣớc về hệ thống pháp luật PCRT & TTKB đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, tuy nhiên do hệ thống các văn bản pháp luật thƣờng xuyên đƣợc sửa đổi, bổ sung để khắc phục những thiếu sót trƣớc đây nên tính đến thời điểm hiện tại nhiều quy định về PCRT & TTKB đã thay đổi, vì vậy một số kiến nghị, đề xuất tại các nghiên cứu trƣớc đây chỉ còn mang tính tham khảo. Thứ ba, các quy định về PCRT & TTKB của Singapore chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống, trong khi Singapore là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật về PCRT & TTKB tƣơng đối hoàn thiện, tuân thủ hầu hết các khuyến nghị của FATF. Trong phạm vi hiểu biết của tác giả, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của các nghiên cứu đi trƣớc, luận văn sẽ cố gắng khắc phục những bất cập nêu trên để nghiên cứu những kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi pháp luật về PCRT & TTKB, từ đó rút ra những vấn đề cần lƣu ý cho Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Singapore song song với việc nghiên cứu các quy định về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các quy định phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từ đó đƣa ra các lƣu ý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 10 Một là, làm rõ khái niệm rửa tiền và tài trợ khủng bố, quy trình và phƣơng thức rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hai là, nghiên cứu các quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Singapore và Việt Nam. Ba là, đề xuất những vấn đề cần lƣu ý cho Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Singapore. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền ở Singapore và Việt Nam, từ đó đƣa ra những vấn đề cần lƣu ý cho Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm của Singapore. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Singapore và Việt Nam (chủ yếu tập trung vào pháp luật về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng), từ đó rút ra những vấn đề cần lƣu ý cho Việt Nam. - Về thời gian: số liệu phục vụ cho nghiên cứu từ năm 1999 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính: phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp so sánh để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Luận văn sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp: Dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng hỏi với các đối tƣợng là cán bộ các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập, khai thác từ các báo cáo, các văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc, Cơ quan Tiền tệ Singapore và các cơ quan có liên quan. Luận văn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để biểu diễn, mô tả các kết quả phân tích. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về rửa tiền và tài trợ khủng bố; Chƣơng 2. Quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Singapore; Chƣơng 3. Một số vấn đề về cần lƣu ý cho Việt Nam liên quan đến phòng chống rửa tiền và tài trƣợ khủng bố nhìn từ kinh nghiệm của Singapore.
- 11 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN VÀTÀI TRỢ KHỦNG BỐ 1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ RỬA TIỀN VÀ TTKB 1.1.1. Khái niệm rửa tiền và TTKB 1.1.1.1. Khái niệm rửa tiền Rửa tiền (“money laundering”) đƣợc hiểu một cách chung nhất là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách hợp pháp hóa các khoản tiền có đƣợc từ hành vi phạm tội. Khái niệm “rửa tiền” lần đầu tiên đƣợc định nghĩa trong Công ƣớc của Liên hợp quốc về Chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hƣớng thần năm 1988 (Công ƣớc Viên 1988), bao gồm các hành vi: “Chuyển hoán hoặc chuyển nhƣợng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ bất kỳ hành vi phạm tội nào, hoặc từ việc tham gia vào hành vi tội phạm đó nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản, hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có dính líu đến việc thực hiện hành vi tội phạm nói trên để tránh cho ngƣời đó phải chịu hậu quả pháp lý cho hành động của mình. Giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết tài sản đó có đƣợc từ hành vi phạm tội”. Đến năm 1990, FATF đƣa ra định nghĩa: “Rửa tiền là toàn bộ những hoạt động đƣợc tiến hành nhằm cố ý hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội”. Theo Công ƣớc Palermo về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc năm 2000, “rửa tiền” là hành vi “Chuyển đổi hay chuyển nhƣợng tài sản, cho dù biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc phạm tội để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của ngƣời này mang lại; che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm sự chuyển nhƣợng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản dù biết tài sản đó do phạm tội mà có; nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản mà biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có; tham gia, phối hợp hoặc giúp sức, xúi giục, tạo điều kiện thuận
- 12 lợi và lập kế hoạch để thực hiện bất kỳ một tội nào tƣơng ứng với quy định tại điều này khi biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có”. Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định: “1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.” Điều 324 Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 quy định về “tội rửa tiền” nhƣ sau: “1. Ngƣời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do ngƣời khác phạm tội mà có; b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do ngƣời khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do ngƣời khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có đƣợc từ việc chuyển dịch, chuyển nhƣợng, chuyển đổi tiền, tài sản do ngƣời khác thực hiện hành vi phạm tội mà có”. Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rửa tiền nhƣng về bản chất, “rửa tiền” là hành vi cố tình hợp pháp hóa các khoản thu nhập do phạm tội mà
- 13 có. Hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi và khó nhận biết, nên cần nắm đƣợc những đặc điểm của hoạt động rửa tiền để có biện pháp phòng, chống rửa tiền. 1.1.1.2. Khái niệm tài trợ khủng bố Khái niệm “khủng bố”: có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khủng bố tùy thuộc vào điều kiện chính trị, tôn giáo và kinh tế của mỗi quốc gia nhƣng nhìn chung, “khủng bố” là hành vi chủ ý, có tính toán tấn công, đe doạ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của ngƣời dân, của một nhóm ngƣời hoặc một cá nhân cụ thể và các mục tiêu dân sự khác gây hoảng loạn trong cộng đồng dân cƣ nhằm đạt đƣợc mục đích chính trị (ép buộc chính phủ, tổ chức, cá nhân hành động hoặc không đƣợc thực hiện hành động nào đó vì lí do tôn giáo; tƣ tƣởng hoặc các lý do khác…) do các cá nhân hoặc tổ chức tội phạm thực hiện. Hoạt động này không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến từng cá nhân mà còn phƣơng hại tới an ninh trên tầm quốc gia, khu vực và trên cả bình diện quốc tế. Khái niệm“tài trợ cho khủng bố”: Liên hợp quốc đã đƣa ra định nghĩa về “tài trợ khủng bố” và đƣợc chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, cụ thể nhƣ sau: - Liên hợp quốc đã thông qua Công ƣớc quốc tế về chống tài trợ cho khủng bố (năm 1999) trong đó quy định: “Ngƣời bị coi là phạm tội theo Công ƣớc này nếu cung cấp hoặc huy động tiền bạc dƣới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất hợp pháp và cố ý với mục đích hoặc biết là một phần hoặc toàn bộ tiền bạc đó sẽ đƣợc sử dụng nhằm thực hiện: (a) Hành vi cấu thành một tội trong phạm vi và đƣợc định nghĩa trong một trong các điều ƣớc quốc tế liệt kê trong phụ lục, hoặc: (b) Hành vi khác với ý định giết hại hoặc làm bị thƣơng nặng cho thƣờng dân hoặc ngƣời khác không tham gia tích cực vào hoạt động thù địch trong trƣờng hợp có xung đột vũ trang khi xét về bản chất hoặc hoàn cảnh xẩy ra thì hành vi đó có mục đích khủng bố dân cƣ hoặc ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế làm hoặc không làm một việc gì. Một hành vi đƣợc coi là cấu thành một tội nêu tại Khoản 1 kể cả trong trƣờng hợp khoản tiền liên quan thực tế chƣa đƣợc sử dụng để thực hiện một tội nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản 1”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn