intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc H’mông, thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người H’mông trên địa bàn huyện Kỳ sơn hiện nay và đưa ra các giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở Kỳ sơn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung thông qua dạy học dự án, stem về du lịch do chính các em học sinh thiết kế xây dựng trong thời gian học online ở nhà, qua đó tuyên truyền đến người dân và tìm ra được giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đi học nghề, lấy vợ, lấy chồng đang diễn ra có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT KỲ SƠN ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Họ và tên tác giả 1. Lƣơng Văn Nghệ 2. Thái Khắc Hoàn Kỳ Sơn, tháng 4/2022
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................. 2 2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Tính mới của đề tài .......................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA ........................................................................................................... 4 1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa ....................................................... 4 1.1. Văn hóa ......................................................................................................... 4 1.2. Bản sắc văn hóa ............................................................................................ 4 2. Chủ trương của Đảng và nhà nước trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. ................................................................................................... 5 3. Vai trò của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông.................. 6 4. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người đồng bào dân tộc ....................................... 7 5. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông ............................................................................................. 9 5.1. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ............... 9 5.2. Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông trong giai đoạn hiện nay ...................................................................... 10 II. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................................... 11 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An............... 11 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 12 2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An ........................................................ 12 3.1. Văn hóa vật chất ......................................................................................... 12 3.1.1. Nhà ở ....................................................................................................... 12 3.1.2. Trang phục ............................................................................................... 15 3.1.3. Ẩm thực ................................................................................................... 17 3.1.4. Công cụ sản xuất...................................................................................... 19 3.2. Văn hóa tinh thần........................................................................................ 20 3.2.1. Lễ nghi ..................................................................................................... 20 3.2.2. Phong tục tập quán .................................................................................. 21 3.2.3. Tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................... 25 3.2.4. Chữ viết ................................................................................................... 26
  4. 3.2.5. Văn học, nghệ thuật ................................................................................. 27 4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở huyện Kỳ Sơn. ..................................................................... 29 4.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................... 29 4.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................... 30 4.2.1. Về tổ chức, quản lý .................................................................................. 30 4.2.2. Về trình độ dân trí.................................................................................... 31 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN .................................. 33 1. Một số phương hướng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông ................................................................................................. 33 1.1. Phải bảo đảm sự thống nhất, kết hợp hài hòa, hợp lý giữa truyền thống và hiện đại trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn, Nghệ An hiện nay. ................................................... 33 1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông cần phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương huyện Kỳ Sơn. .............................................................................................................. 33 2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông ................................................................................................. 34 2.1. Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc H’mông ở Kỳ sơn ........................ 34 2.2. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất của văn hóa của đồng bào dân tộc H’mông ở Kỳ sơn, Nghệ An. ..................... 36 2.3. Chủ động khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động văn hóa ...................................................................................................... 37 2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa ............... 37 3. Kết quả đạt được ............................................................................................ 38 PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 42 1. Kết luận.......................................................................................................... 42 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 44 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DTTS Dân tộc thiểu số NQTW Nghị quyết Trung ương NQ – CP Nghị quyết – Chính phủ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa bền vững, gắn liền với cuộc sống và sự phát triển bền vững của xã hội. Văn hóa của một dân tộc được thể hiện ở bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Bản sắc của dân tộc được thể hiện qua giá trị văn hóa của dân tộc đó. Như vậy, giá trị văn hóa của dân tộc được ông cha truyền từ đời này qua đời khác trong suốt chiều dài lịch sử, là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc thù. Sự đan xen bản sắc văn hóa của các dân tộc tạo nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình phát triển các dân tộc đã hình thành nên những bản sắc văn hóa đặc trưng, đồng thời chính bản sắc văn hóa đó trở thành “nguồn sống”, động lực cho các dân tộc tồn tại và phát triển. Trong các vùng văn hóa của Việt Nam, Kỳ Sơn là một huyện nằm ở phía tây của Nghệ An; là nơi tập trung một vùng văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc. Dân tộc H’mông là một trong 5 tộc người bản địa ở đây, chiếm gần 50% dân số Kỳ Sơn. Trong quá trình sinh sống và phát triển, dân tộc H’mông đã để lại giá trị văn hóa độc đáo và sâu sắc. Nền văn hóa ấy không chỉ ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người H’mông mà còn góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa dân tộc ở tỉnh Nghệ An. Trong những năm gần đây, sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc đầu tư, phát triển bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các vùng miền nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đã tạo điều kiện cho các dân tộc ít người phát triển. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội đã ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều bản sắc văn hóa truyền thống của người H’mông bị mai một dần theo thời gian, không còn giữ được những giá trị nguyên sơ vốn có do ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hiện tượng xâm nhập và phát triển một cách không bình thường của đạo Tin lành trên địa bàn. Đây không phải là vấn đề tôn giáo thuần tuý, mà đã có những động thái lợi dụng tôn giáo vùng dân tộc thiểu số, gây nên những phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Một điều đáng buồn hơn nữa là một trong chính những người đã tạo ra bản sắc văn hóa đó lại chối bỏ sự tồn tại của nó, đặc biệt là thế hệ trẻ của chính dân tộc H’mông trên địa bàn Kỳ sơn không biết được những tập quán của mình. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kỳ Sơn, bản thân tôi hơn ai hết thấy được những thay đổi của văn hóa dân tộc H’mông trước những biến động của cuộc sống. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nghiên cứu để làm rõ thêm những vai trò của dân tộc H’mông trong bối cảnh hội nhập, góp thêm vào sự đa dạng của văn hóa Việt Nam đồng thời đưa một luồng gió mới trong phát triển kinh tế du lịch thông qua bản sắc văn hóa đặc thù. Chính vì những lý do đó mà chúng 1
  7. tôi chọn đề tài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc H’mông, thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người H’mông trên địa bàn huyện Kỳ sơn hiện nay và đưa ra các giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở Kỳ sơn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung thông qua dạy học dự án, stem về du lịch do chính các em học sinh thiết kế xây dựng trong thời gian học online ở nhà, qua đó tuyên truyền đến người dân và tìm ra được giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đi học nghề, lấy vợ, lấy chồng đang diễn ra có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay. 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích và làm rõ các nét văn hóa của dân tộc H’mông và chỉ ra bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc H’mông. - Đánh giá thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu - Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được trình bày ở trên, đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là bản sắc văn hoá dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An. - Với đề tài này đã thực nghiệm năm học 2020 – 2021 ở lớp 11A2; 11C1 và năm học 2021 – 2022 ở lớp 10A1, 11C1, 10C3 tại Trường THPT Kỳ Sơn. b. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng cơ bản tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn tỉnh Nghệ An nhằm đưa ra các biện pháp gìn giữ và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lý luận: Vận dụng quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà Nước về dân tộc, về văn hóa, chính sách phát triển văn hóa dân tộc. 2
  8. Tìm hiểu, vận dụng một số phương pháp, công trình nghiên cứu về dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc để phân tích tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài. - Phương pháp thực tiễn: Tiến hành điều tra, khảo sát về thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An. - Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực hiện hỏi ý kiến người dân H’mông của nhiều thế hệ để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc H’mông, thực trạng sử dụng, giữ gìn và phát huy từ trước đến nay. - Phương pháp trao đổi thử nghiệm: Trao đổi trong đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện nội dung. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thể nghiệm để từ đó đánh giá mức độ tiếp thu, hứng thú và khả thi đối với học sinh miền núi hay không. 3. Tính mới của đề tài Khơi dậy ý thức được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua dạy học dự án, stem, NCKH vào trong đời sống hằng ngày. Lợi ích văn hóa gắn liền với lợi ích kinh tế trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế du lịch ngay trên mảnh đất quê hương Kỳ Sơn. Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sau quá trình sưu tầm tranh ảnh, nội dung cho chủ đề, dự án. 3
  9. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA 1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa 1.1. Văn hóa Khái niệm văn hóa được hiểu rất khác nhau. Văn hóa của loài người đã có từ rất lâu rồi, nhưng mãi đến thế kỉ XVIII thuật ngữ văn hóa như một khái niệm khoa học mới được hình thành. Đến nay có khoảng 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tình hình đó phản ánh bản thân nội hàm khái niệm văn hóa rất rộng, mỗi khoa học lại tiếp cận văn hóa từ những đặc trưng khác nhau. Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa thế giới - trong bài viết “ mục đọc sách” đã nói về giá trị, ý nghĩa của đời sống văn hóa: “ Ý nghĩa của văn hóa: vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn,ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con người tạo ra. Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận nghệ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kĩ năng, giá trị, tín ngưỡng và phong tục tập quán. Có thể nói, về bản chất văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người. Văn hóa chính là dấu ấn cộng đồng được ghi lại, được lưu truyền vào những phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, cách ứng xử, các mối quan hệ và cả ở những công trình hay các sản phẩm vật chất, cũng như các tác phẩm nghệ thuật do chính con người ở cộng đồng hay dân tộc đó sáng tạo ra trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Như vậy, giá trị văn hóa được tích lũy trong quá trình hoạt động của con người. Trong suốt quá trình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định quan trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì thế, nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa thì dân tộc đó mất tất cả. Chính vì vậy việc kế thừa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn đối với một dân tộc. 1.2. Bản sắc văn hóa Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân tộc đều có xu hướng bản sắc văn hóa. Các nếp cẩm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng, quan hệ giao tiếp, điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… luôn luôn tương tác thành diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc. Các đặc điểm về truyền thống đạo đức, 4
  10. các quy chuẩn thẩm mỹ làm thành những nét đặc thù trong văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, mỗi nền văn hóa bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó trong hàng trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gen để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hóa là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hóa. Như vậy có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn hóa riêng vốn có của một nền văn hóa của một dân tộc. Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của một dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử nó cũng không những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho dân tộc mình, làm cho nó luôn là nó chứ không phải cái khác. Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được các thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên một dòng chảy liên tục trong lịch sử văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không phải là bất biến, cố định mà nó luôn vận động mang tính lịch sử cụ thể. Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố cổ hủ, bảo thủ, lạc hậu và tạo ra những yếu tố mới để thích nghi với sự đòi hỏi của thời đại. Như vậy bản sắc văn hóa dân tộc có nhiều màu sắc, nhiều mức độ và quy mô khác nhau, tạo nên giá trị to lớn, bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc. Đây chính là nguồn nuôi dưỡng vô tận tâm hồn và đời sống tinh thần của các đồng bào dân tộc. Đây là một kho tàng quý giá và vô tận, là di sản quý báu của văn hóa Việt Nam. Vì vậy, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc cần có sự thống nhất chặt chẽ, hài hòa và thực hiện đúng theo định hướng của Đảng và Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân. 2. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách dân tộc, trong đó xác định, chính sách về việc gìn giữ và phát huy phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc như là một chính sách quan trọng để nâng cao đời sống mọi mặt, giúp các đồng bào dân tộc phát huy nội lực cùng phát triển đất nước. Nhà nước ta đã đưa ra Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định việc Nhà nước khuyến khích bảo tồn giữ gìn, phát huy bản sắc văn 5
  11. hóa dân tộc; bảo vệ, phát huy những thuần phong mỹ tục trong nếp sống của dân tộc, bài trừ những hủ tục có hại; khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống; nghiên cứu và ứng dụng y, dược học cổ truyền, duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc. Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành cũng đã ban hành nhiều quy định để bảo tồn, phát triển văn hóa, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, tăng cường đầu tư cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc các DTTS được tổ chức. Năm 2011, Việt Nam đã tổ chức trình diễn trang phục 54 dân tộc Việt Nam và tổ chức thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam. Năm 2010, tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS với trên 1.200 đại biểu DTTS tham gia. Nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS đã được xây dựng, tiêu biểu như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội. Hằng năm, tại đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa của 53 DTTS, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử được in ấn và phát hành bằng nhiều thứ tiếng dân tộc. Kênh phát thanh và truyền hình quốc gia đều có kênh chuyên biệt phát thanh bằng tiếng dân tộc phủ sóng toàn quốc (VOV4 - Đài Tiếng nói Việt Nam, VTV5 - Đài Truyền hình Việt Nam). 3. Vai trò của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô cùng quý giá, là linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên những giá trị của bản sắc văn hóa đó có sự thay đổi theo chiều dài thời gian dưới sự tác động của các xã hội. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc góp phần vào sự phát triển toàn diện của văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông là sự bảo tồn những đặc điểm tích cực và khắc phục, loại bỏ những yếu tố còn lạc hậu, mê tín dị đoan không phù hợp với thực tế. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay. - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mông để góp phần củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở Kỳ sơn, không phải tự nhiên mà có, mà được hình thành từ lâu đời bởi con người của chính dân tộc đó trên cơ sở của điều kiện tự nhiên và lịch sử của dân tộc. Giữ gìn bản sắc dân tộc H’mông là khẳng định bản lĩnh của dân tộc mình, nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của công cuộc xây dựng nông thôn mới, điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương và người dân được nâng lên. Với điều kiện kinh tế được cải thiện, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng văn hóa dân tộc mình, đồng bào các dân tộc thiểu số đã có nhiều cố gắng trong giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc trong văn hóa ứng xử, lễ hội, cưới hỏi, ma chay, phong tục tập quán được giữ gìn dưới nhiều 6
  12. hình thức có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông là phát huy tốt hơn nguồn lực nội sinh của đất nước. Mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng, mang một nội lực lớn cho sự phát triển cho chính dân tộc đó và góp phần vào sự phát triển của đất nước. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mông là khẳng định nguồn lực nội sinh của dân tộc mình, từ đó sẽ tìm hướng đi thích hợp để góp phần nâng cao giá trị bản sắc của dân tộc mình. - Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc H’mông góp phần tạo nền tảng cho sự hội nhập, hợp tác và phát triển bền vững. Bản sắc văn hóa dân tộc là đặc điểm nổi bật của dân tộc ta, do chính dân tộc ta tạo nên và được dân tộc ta học hỏi từ các yếu tố bên ngoài. Trong bản sắc văn hóa dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn, không ngừng hội nhập, giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài. được lưu giữ và duy trì phát triển đến hiện nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không phải là lưu giữ và phát triển những điều còn lạc hậu, mà chúng ta phải học hỏi những điều mới mẻ của thời kì hội nhập mà không hòa tan mất đi bản sắc của dân tộc mình. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân H’mông nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông giống như bất kỳ bản sắc văn hóa của dân tộc khác, luôn có những đặc điểm tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, những điểm tích cực là cơ bản, được dân tộc H’mông thể hiện và phát huy trong cộng đồng mình. Chúng ta cần bảo tồn các đặc điểm tích cực , làm cho các đặc điểm đó tốt hơn được truyền rộng rãi trong các thế hệ, đồng thời loại bỏ kịp thời các điểm lỗi thời, lạc hậu. 4. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của ngƣời đồng bào dân tộc Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã vạch ra qui luật khách quan rằng, đời sống vật chất (hiện thực) quy định đời sống tinh thần của xã hội. Do đó, trình độ kinh tế - chính trị - xã hội tiên tiến và hiện đại do công nghiệp hoá - hiện đại hoá tạo ra sẽ là cơ sở quy định bản chất và trình độ của nền văn hoá xã hội. Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do công nghiệp hoá - hiện đại hoá hình thành nên có mâu thuẫn, có thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống? Theo thực tiễn cho thấy, đời sống tinh thần có cuộc sống độc lập của nó so với nền tảng vật chất. Văn hoá, một khi ra đời, dù là xuất phát từ tồn tại kinh tế, từ đời sống vật chất, nó trở thành thực thể độc lập với cơ sở kinh tế - xã hội. Thực tế đã chứng minh, những hệ tư tưởng, chính trị, văn hoá đã đóng vai trò điều chỉnh và qui định chiều hướng vận động. Ngày nay, loài người càng nhận rõ rằng, văn hoá không chỉ là cái phát sinh của điều kiện kinh tế, mà còn là động lực nội sinh của sự 7
  13. phát triển kinh tế - xã hội. Nghĩa là, trước sự hiện đại hoá và cùng với nó là sự hình thành những yếu tố văn hoá tiên tiến, hiện đại, thì những yếu tố, những thực thể văn hoá truyền thống như là bản sắc văn hoá Việt Nam vẫn độc lập tồn tại và không những tồn tại, mà chúng còn làm tiền đề cho sự nảy sinh và phát triển các yếu tố văn hoá mới. Lịch sử phát triển văn hoá nhân loại cho thấy, mỗi nền văn hoá bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, tạo nên nhân lõi, cốt cách, bản lĩnh và sức sống của một dân tộc, nó là căn cước để nhận dạng nó trong trăm ngàn nền văn hoá, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hoá là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hoá. Vài năm gần đây, ở nhiều thôn bản điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, lối sống đã có sự thay đổi lớn, sư thay đổi đó diễn ra không chỉ ở bề ngoài mà cả ở chiều sâu. Sự khủng hoảng một số mặt trong nhiều phương diện đời sống đang hình thành liên quan đến từng gia đình. Nhiều hiện tượng trước đây hoàn toàn xa lạ thì nay ở không ít người được xem như là chuyện bình thường: bạo lực, kích dâm, xem tiền là tối thượng, xem hưởng thụ vật chất là mục đích của cuộc đời. Đồng minh của lối sống buông thả là luận điệu tự do, dân chủ không ranh giới. Tất cả những cái đó nếu không kịp thời ngăn chặn, đến một lúc, an ninh quốc gia, thậm chí độc lập dân tộc sẽ là cái bia bắn phá, lối sống dân tộc, văn hoá dân tộc sẽ bị coi là lạc hậu, lạc lõng. Hiện nay, những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thiểu số đang đứng trước những thách thức và có những biểu hiện mai một, biến dạng một cách nghiêm trọng. Những ngôi nhà ở, khuôn viên nhà ở, không gian bản làng đậm đà bản sắc đang dần bị thu hẹp bởi sự xuống cấp trước sự tàn phá của thời gian, trước sự bất lực hay thờ ơ của chính đồng bào các dân tộc thiểu số. Những ngôi nhà, không gian bản làng với kiểu kiến trúc mới được xây dựng bởi những vật liệu mới đang dần thay thế kiểu kiến trúc, không gian truyền thống. Đi cùng với nó là sự mai một những giá trị truyền thống khác như: ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán bản địa trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hay lao động sản xuất. Tư duy, nếp nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ dân tộc thiểu số có sự thay đổi mạnh mẽ vừa biểu hiện sự thay đổi tất yếu của xã hội hiện đại, có tính tích cực nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực, biểu hiện sự tự ti dân tộc, xa rời những giá trị truyền thống. Đặc biệt có một hiện tượng khá phổ biến trong thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số là mải mê công nghệ, khai thác chủ yếu yếu tố giải trí dẫn đến bê trễ học hành, thụ động trong lao động sản xuất, sa vào tệ nạn xã hội đang là vấn đề đáng báo động trong nhiều vùng dân tộc thiểu số hiện nay. Rõ ràng, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hiện nay. Điều đầu tiên phải thấy rằng, một trong những 8
  14. biện pháp để công nghiệp hoá - hiện đại hoá không chỉ đơn giản là nhập nội khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, mà là biết kết hợp các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, trong đó, yếu tố nội sinh là gốc, là nền tảng. Bởi Đảng và Nhà nước ta chủ trương mục đích của hiện đại hoá không chỉ vì một cuộc sống tiện nghi, mà là phát triển con người và dân tộc Việt Nam, làm cho nền văn hoá Việt Nam ngày càng tiên tiến, hiện đại và ngày càng đậm đà bản sắc. Hội nhập trên cơ sở định hướng với sự lựa chọn tối ưu là làm sao tích hợp được nhiều tinh hoa đặc sắc của nhiều nền khoa học - kỹ thuật - công nghệ và cách điều tiết nền kinh tế - xã hội của nhiều nước một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm và điều kiện dân tộc mình. Nếu nhân danh sự tiếp thu mà bê nguyên xi những cái bên ngoài thì rốt cuộc văn hoá sẽ bị mất gốc, bị đồng hoá. Mất nước, chúng ta còn giành lại được nước, nhưng mất bản sắc văn hoá dân tộc thì lịch sử thế giới đã cho thấy, sẽ mất tất cả! Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn, trong quá trình CNH – HĐH được coi là một nội dung quan trọng để khẳng định sự bền vững của dân tộc đó, góp phần vào sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình CNH – HĐH đã mở ra sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong nước và với Quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều giá trị riêng của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc H’mông bị mai một dần, mất dần nền văn hóa đặc trưng của dân tộc mình và bị các nền văn hóa ngoại lai làm mờ dần, nhiều hủ tục lạc hậu tưởng chừng như đã mất đi, thì nay một số kẻ xấu lợi dụng thông qua mạng xã hội “bắt vợ, bùa…” tuyên truyền sai với nét đẹp vốn có của nó. Chính vì vậy, là người con sinh ra và lớn lên trên quê hương này, là cán bộ quản lý đã nhiều năm, tôi cùng với những giáo viên công tác lâu năm ở đây, có những trăn trở, thôi thúc chúng tôi tìm hiểu về thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc H’mông và tìm ra các biện pháp nhằm góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tìm ra được giải pháp ngăn chặn nạn tảo hôn, bỏ học đang có xu hướng phát triển trong đồng bào dân tộc H’mông trong thời gian gần đây. 5. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông 5.1. Tính tất yếu khách quan của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều luôn nằm trong quá trình vận động, biến đổi và phát triển không ngừng theo một quy luật nhất định. Tính giữ gìn và phát huy chính là mối quan hệ tất yếu khách quan giữa cái mới và cái cũ trong quá trình phát triển. Giá trị của việc giữ gìn được quy định bởi vai trò của nó trong quá trình phát triển của cái mới. Không có cái mới nào tự sinh ra và ra đời trong sự hư vô cả. Nhờ việc giữ lại những giá trị tích cực của cái cũ mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện 9
  15. Phát triển chính là sự vận động theo khuynh hướng từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện lên hoàn thiện hơn, từ lạc hậu đến tiến bộ. Kết quả của sự vận động đó là sự ra đời của sự vật mới hoàn thiện hơn cái cũ. Trong quá trình này cái giá trị tích cực của cái cũ được giữ lại và cải biến để tham gia vào sự vận động. Phát triển không phải là một bước đi thuần túy mà trải qua một quá trình đầy quanh co và phức tạp. Như vậy, giữ gìn là một đặc trưng quan trọng và phổ biến. Nó biểu hiện mối quan hệ của cái cũ và cái mới trong quá trình hình thành và phát triển. Giữ gìn được biểu hiện ở nhiều yếu tố khác nhau của từng thời gian, có sự chuyển hóa từ cái này sang cái khác. Tính phát huy được thể hiện cụ thể thông qua việc giữ gìn và chúng ta cũng không thể nói nói sự phát triển và phát huy một sự vật khi không nói đến việc giữ gìn. Giữ gìn là sự bảo tồn các đặc điểm, những đặc tính của sự vật hiện tượng cũ trong quá trình phát triển. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn các giá trị văn hóa cũ theo chiều hướng tích cực, giữ gìn các giá trị văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc đó, trong đó có dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn. Qua phân tích trên chúng ta thấy được giữ gìn và phát huy mang tính khách quan và tính tất yếu theo quy luật của tự nhiên, xã hội và sự phát triển tư duy. Việc giữ gìn và phát huy được thể hiện trong thời gian, không gian, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc là sự tiếp thu có chọn lọc, có phê phán những giá trị văn hóa cũ và đồng thời phải cải biến cho phù hợp với bản sắc văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Như vậy việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc có tính đặc thù riêng. 5.2. Sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông trong giai đoạn hiện nay Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cho mỗi dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó chính là nội dung cơ bản và phương hướng trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính vì điều đó mà giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc thiểu số có sự thay đổi khách quan và chủ quan. Không phải bất kì văn hóa nào cũng được chúng ta tiếp thu, giữ gìn và phát huy. Cũng không phải giá trị văn hóa nào đều mang lại hiệu quả phát triển và tiến bộ cho xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa cản trở sự phát triển của xã hội vì sự lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn, là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta không phải chỉ khăng khăng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc H’mông từ xa xưa. Mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa có giá trị thực sự tích cực, phù hợp với tình hình phát triển hiện nay mà hiện đang có nguy cơ bị mai một dần. 10
  16. Giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn là giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc ở địa phương, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, biến cố của xã hội, nó vẫn trường tồn, không mất đi bản sắc văn hóa đặc trưng mà chỉ có ở dân tộc H’mông. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông là giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng nhất, mà người ta có thể dựa vào đó để phân biệt dân tộc H’mông ở Kỳ sơn, Nghệ An với dân tộc H’mông ở địa phương khác và với các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đó không bị pha trộn, mặc dù có sự giao thoa giữa các cộng đồng các dân tộc ở nước ta. Giữ gìn và phát huy bản sắc của dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn là việc giữ gìn và phát huy những nét văn hóa có giá trị tích cực đối với cá nhân và xã hội. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương để lựa chọn các phương hướng và giải pháp khả thi trên thực tế. Bản sắc văn hóa của một dân tộc luôn mang tính lịch sử cụ thể và tạo lập những giá trị mới để thích ứng với sự phát triển chung của thời đại. Chính vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc H’mông ở Kỳ sơn phải gắn với xu hướng phát triển hiện nay. Với chính sách của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về phát triển ở vùng dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ sơn, chúng ta cần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cũ và mới để làm cho huyện Kỳ sơn ngày càng phát triển, trở thành vùng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra cho cho chúng ta và Nhà nước là làm thế nào dân tộc H’mông ở huyện Kỳ sơn tham gia chủ động vào quá trình CNH – HĐH vừa có thể giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình và vừa khai thác nó tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để làm được điều đó thì ngoài việc tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội thì còn phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông ở địa phương là một điều cấp thiết và quan trọng đặt ra trong giai đoạn mới hiện nay. II. THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN 1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kỳ sơn, tỉnh Nghệ An. 1.1. Điều kiện tự nhiên Kỳ Sơn là một huyện nằm trong 64 huyện nghèo, khó khăn nhất của cả nước. Diện tích tự nhiên 209.484 ha, địa hình hiểm trở, đất bằng chỉ có 1% tổng diện tích tự nhiên còn lại là đất đồi núi có độ dốc trên 300. Huyện có đường biên giới dài 203,409 km (trong đó có 65 km đường biên giới trên sông) tiếp giáp với 5 huyện thuộc 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và nhiều lối mở qua 11
  17. biên giới; toàn huyện có 21 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới; có 172 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 20 xã, 01 thị trấn (trong đó có 11 xã biên giới). Dân số toàn huyện (đến tháng 8/2018): 79.111 người. Tổng số hộ: 16.175 hộ, trong đó có 56,03% hộ nghèo. Số bản có điện lưới quốc gia: 94/193 bản (chiếm 48,7%). Người H’mông sinh sống ở 13 xã, 74 bản trong đó chủ yếu là giáp biên giới với Lào. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trước đây, phần lớn đồng bào các dân tộc H’mông ở Kỳ sơn sống du canh du cư, trình độ canh tác thấp kém, phương thức sản xuất lạc hậu, chủ yếu là phát rừng làm rẫy nên đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Đó chính là một phần bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông hiện nay được lưu giữ. Bên cạnh đó, các tập tục lạc hậu vẫn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của đồng bào. Lợi dụng điều đó mà các thế lực thù địch hướng tới. Trong những năm gần đây, hiện tượng đạo Tin lành xâm nhập và phát triển một cách không bình thường trên địa bàn rõ ràng không phải là vấn đề tôn giáo thuần tuý, mà đã có những động thái lợi dụng tôn giáo vùng dân tộc thiểu số, gây nên những phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác vận động quần chúng đấu tranh ngăn chặn, ổn định tình hình của tỉnh đã được triển khai trên toàn địa bàn, song tình hình vẫn chưa được giải quyết về cơ bản. Người dân tộc H’mông vẫn theo đạo, một bộ phận có xu hướng tin đạo sâu sắc hơn, hoạt động của các đối tượng ngày một tinh vi và “bàn tay ngầm” của các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chi phối tình hình. Tiếp đó là tình trạng di cư tự do trong đồng bào dân tộc H’mông tại Kỳ Sơn cũng là một vấn đề đáng lo ngại, gây nên những bất ổn trong đảm bảo an ninh, trật tự. Vì vậy với tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - hội trong thời kì hiện nay đã tác động rất lớn đến bản sắc văn hóa dân tộc H’mông. Điều đó đặt ra vấn đề cần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’mông trên địa bàn cho các thế hệ trẻ và chính quyền địa phương. 2. Thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An 3.1. Văn hóa vật chất Về văn hóa vật chất được thể hiện trong các nhu cầu về ăn , ở, mặc, các phương tiện sinh hoạt, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu sản xuất khác, những yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thị hiếu và sự biến động của môi trường, sự phát triển của xã hội. 3.1.1. Nhà ở 12
  18. Một trong những biểu hiện của bản sắc văn hóa của dân tộc H’mông là nhà ở. Khi bước chân lên vùng miền núi nhận ra ngay nhà người H’mông thường làm rất thấp để tránh gió lùa vào. Kiến trúc ngôi nhà người H’mông dù to hay nhỏ đều có đủ 3 gian được sắp xếp theo thứ tự gian đầu, gian giữa và gian cuối. Các tấm lợp và mái nhà hầu hết được sử dụng bằng loại gỗ có dầu như sa mu, pơ mu nhằm giữ nhiệt. Đây chính là nét đặc trưng dễ nhận biết nhất mỗi khi đặt chân đến bản làng người H’mông. Gỗ sa mu, pơ mu vừa giúp họ vượt qua được cái lạnh mùa đông và mát mẻ vào mùa hè nóng nực, đồng thời vừa sử dụng được hàng chục năm trời. Ta dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà lợp bằng mái sa mu của người H’mông đã lên rêu mốc, ván gỗ cong vênh lên nhưng còn rất chắc chắn. Khác với người Thái, người Kinh, người H’mông không thắp hương ở bếp vào các ngày lễ tết mà lúc nào trong gia đình cần sự bảo vệ, chở che thì mới thắp. Điều này tùy thuộc vào các thầy cúng, khi thầy cúng bảo cần phải thắp hương cúng ma bếp thì mới thắp, còn không thì không cúng vẫn không ảnh hưởng gì. Phía trên bếp là 3 gian nhà với các phòng ngủ được dựng lên phía ngoài dọc theo hai bên cánh cửa chính. Ở gian giữa là bàn thờ tổ tiên được bài trí với các tấm giấy tự làm của người H’mông và chiếc “xử ca” (một loại giấy linh thiêng của dân tộc này). Nếu người Khơ mú đặt bàn thờ nơi bếp thiêng, người Thái có thể đặt ở nhiều vị trí thì bàn thờ người H’mông luôn đặt hướng cửa chính vào thẳng. Đó chính là nơi các linh hồn thấy rõ nhất và cũng là con đường đi về nhà ngắn nhất. Phòng ở của các thành viên trong 13
  19. gia đình luôn đặt ở phía ngoài bởi đó là nơi chứa nhiều hơi ấm và dễ dàng phát hiện thấy âm thanh mỗi khi có kẻ thù hoặc thú dữ tấn công nhất. Cộng đồng người H’mông vốn rất rạch ròi, các phòng ngủ của bố mẹ và con cái đã lập gia đình phải ở tách biệt với nhau. Bố chồng hoặc con dâu không bao giờ được bước chân vào phòng ngủ của nhau. Khi làm nhà, người H’mông thường làm 2 cửa, một cửa ở gian chính và một cửa đặt ở bếp và không có cửa sổ. Việc mở thêm cửa sổ của các ngôi nhà hiện nay chỉ mới xuất hiện mấy chục năm trở lại đây. Cánh cửa của ngôi nhà luôn được mở vào trong để thuận lợi trong việc lúc đứng trong nhà mở ra đóng lại nhanh chóng. Nếu không có việc quan trọng hoặc có khách quý ghé thăm, cánh cửa chính luôn được đóng kín, mọi người chỉ ra vào bằng cửa bếp. Then cửa của các ngôi nhà cũng được làm bằng những cây gỗ tốt, thẳng, bởi họ quan niệm rằng, then cửa là điểm quan trọng để chốt chặn nên dùng gỗ tốt sẽ xua đuổi được mọi tà ma vào nhà. Như một giá trị vĩnh hằng lưu truyền từ đời này qua đời khác, người H’mông ở Kỳ Sơn luôn tâm niệm một điều rằng, linh hồn con người luôn trú ngụ ở một nơi nào đó trong ngôi nhà. Do vậy, những thứ như cột cái, gian bếp…đều gắn liền với những câu chuyện liên quan đến yếu tố tâm linh của cộng đồng này. Lúc dựng nhà, người H’mông luôn lấy một chiếc cột, to hay nhỏ không quan trọng nằm ở gian chính để làm cột cái. Chiếc cột này được dán lên đó những tấm giấy thờ của người H’mông. Khách ở ngoài vào không được đụng vào. Đây là điều kiêng kỵ của nhất người H’mông. Trên đây chỉ là những nét rất khái quát về kiến trúc nhà ở cổ truyền của dân tộc H’mông ở Kỳ sơn. Những kiểu kiến trúc như thế này ngày nay hầu như chỉ còn lại trong một số ít ngôi nhà của bào dân tộc H’mông mà thôi. Hiện nay kiến trúc nhà ở của dân tộc H’mông ở Kỳ sơn có sự kết hợp 14
  20. giữa truyền thống và hiện đại. Cái truyền thống là sự bài trí trong vẫn được một số gia đình dân tộc giữ gìn theo cách bài trí truyền thống, nhưng phần cấu trúc nhà và vật liệu làm nhà đã thay đổi nhiều. Những ngôi nhà của dân tộc H’mông không còn là những ngôi nhà gỗ đồ sộ mà là ngôi nhà gỗ theo kiểu người Kinh như nhà gỗ lợp mái tôn hoặc những ngôi nhà gạch ngói cấp bốn. Hoặc ở một số gia đình khá giả xây nhà theo kiểu kiến trúc đồ sộ, kiên cố. Hiện nay do sự tác động của phát triển kinh tế, gia tăng dân số, đất đai ngày càng thu hẹp, rừng bị tàn phá nên tre, gỗ ngày càng ít,…. Cấu trúc nhà theo xu hướng cải biên mang lại nhiều tiện ích cho đồng bào dân tộc H’mông ở đây nhưng lại làm nguy cơ mất đi vẻ đẹp và bản sắc riêng của dân tộc H’mông. Các trang vật dụng sinh hoạt hiện đại như: tivi, điện, đài, tủ lạnh, máy giặt, bàn ghế salon, phương tiện đi lại đắt tiền đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ngày càng phổ biến trong các hộ gia đình, nhưng phần nào làm mất đi nét đẹp truyền thống và bản sắc độc đáo riêng trong các ngôi nhà. Nếu chúng ta vào ngôi nhà mới của người H’mông, nhìn vào vật dụng và cách bài trí thì khó có thể chúng ta nhận ra sự khác biệt với ngôi nhà những người Kinh trong huyện. Nhưng chúng ta vẫn còn thấy ít nhiều dấu ấn truyền thống của người H’mông trong các căn bếp phụ của một số gia đình. Cụ thể, bên cạnh bếp ga, nồi cơm điện thì một số gia đình vẫn xây dựng bếp phụ ở cuối nhà để nấu bằng củi. Ở đây họ để các sản phẩm truyền thống như: chum, các hụ đựng mắm chua, treo các hạt giống…. 3.1.2. Trang phục Trang phục truyền thống là một nét văn hóa đặc sắc của người H’mông miền Tây xứ Nghệ. Nếu như người Thái và người Hoa có những điểm giống nhau về trang phục thì người H’mông lại khác hẳn. Từ xa xưa, bộ trang phục truyền thống này luôn được lưu giữ trong cộng đồng và được người H’mông sử dụng trong các dịp lễ hội. Ngày nay, tuy trang phục có nhiều cách tân mới để phù hợp với xu thế nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng từ hoa văn trang trí đến cách mặc. Trang phục phụ nữ H’mông không khoe vẻ đẹp cơ thể qua kỹ thuật cắt, may như trang phục của phụ nữ Thái, mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp ở trang trí, màu sắc, hoa văn. Phụ nữ H’mông rất khéo tay trong nghệ thuật tạo hình trang 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2