Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1<br />
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................3<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG<br />
1.1. An toàn giao thông..........................................................................................3<br />
1.2. Tai nạn giao thông..........................................................................................3<br />
1.3. Văn hóa giao thông.........................................................................................3<br />
1.4. Một số điều luật an toàn giao thông đường bộ............................................4<br />
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG....................................6<br />
2.1.Thực trạng về ý thức người tham gia giao thông ........................................6<br />
2.2.Thực trạng học sinh tham gia giao thông.......................................................7<br />
2.3. Nguyên nhân học sinh vi phạm an toàn giao thông......................................10<br />
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG <br />
CỦA HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ LỚP 10.........................12<br />
3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông liên quan đến<br />
kiến thức Vật lý ..................................................................................................12<br />
3.2. Giải pháp nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông <br />
qua một số bài học Vật lý trong chương trình lớp 10.........................................13<br />
3.3. Câu hỏi kiểm tra đánh giá kiến thức và các mức độ nhận thức của học sinh<br />
khi học xong các nội dung nêu ra trong đề tài.....................................................13<br />
4. 4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI<br />
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm............................................................34<br />
4.2. Phương pháp thực nghiệm...........................................................................34<br />
4.3. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................34<br />
4.4. Kết quả thực nghiệm....................................................................................35<br />
4.5. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm..........................................................37<br />
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................38<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở <br />
thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế tai nạn <br />
giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của <br />
con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn 30 người chết và bị thương <br />
vì tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn <br />
giao thông là học sinh. <br />
Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và nâng cao ý thức <br />
tham giao giao thông của học sinh nói riêng là vấn đề đang được các cấp, các <br />
ngành đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao <br />
thông của học sinh trung học phổ thông từ 15 đến 18 tuổi là nhiệm vụ quan <br />
trọng của ngành giáo dục, của nhà trường và của các thầy cô giáo hằng ngày <br />
giảng dạy các em... Học sinh THPT là những người chưa đến tuổi trưởng thành, <br />
đây là lứa tuổi rất cần được gieo vào ý thức tham gia giao thông an toàn để khi <br />
lớn lên, các em sẽ trở thành những người tham gia giao thông có văn hóa. Tuy <br />
nhiên, những gì các em được học ở trường lại chỉ nặng về lý thuyết, chưa có <br />
nhiều hoạt động thực hành cụ thể, chính vì vậy các em chưa có nhận thức sâu <br />
sắc, cũng như ý thức bắt buộc mình phải tuân thủ luật lệ giao thông. Để các em <br />
học sinh, và lớn hơn là thế hệ trẻ có được ý thức, văn hóa giao thông và tham <br />
gia giao thông có trách nhiệm, chúng ta không thể chỉ xây dựng ý thức giao thông <br />
cho các em nhờ vào những bài giảng lý thuyết. Việc giáo viên cần làm là tăng sự <br />
hứng thú trong các giờ học về an toàn giao thông và lồng ghép các nội dung về <br />
an toàn giao thông trong các tiết học, các bài học, môn học có liên quan trong <br />
chương trình giáo dục THPT. Từ đó, kích thích học sinh có ý thức hơn trong <br />
việc tiếp nhận kiến thức. Giáo viên cần được trang bị cả kiến thức chuyên môn <br />
và kiến thức về an toàn giao thông khi giảng dạy cho học sinh. Một trong những <br />
việc làm quan trọng của giáo viên khi giảng dạy là lồng ghép các nội dung bài <br />
học vào tình huống thực tế liên quan đến an toàn giao thông và nâng cao ý thức <br />
tham gia giao thông cho học sinh. <br />
Với chương trình dạy học vật lý, giáo viên có rất nhiều cơ hội để thực hiện <br />
điều đó. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi nghiên cứu đề tài với nội <br />
dung: “Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học <br />
trong chương trình vật lý lớp 10”. Để xây dựng một xã hội có văn hóa giao <br />
thông, chúng ta phải có những hành động thiết thực, phải đổi mới cách dạy vừa <br />
thực tế, vừa có chiều sâu và gắn liền kiến thức bài học vào thực tiễn. Được <br />
như vậy, chắc chắn nâng cao được ý thức tham gia giao thông của học sinh <br />
nhằm hạn chế được các vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với học sinh nói riêng <br />
và đối với tất cả mọi người tham gia giao thông nói chung.<br />
Trang 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
2. Mục đính nghiên cứu<br />
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức của học sinh khi <br />
tham gia giao thông qua một số bài học vật lý trong chương trình lớp 10.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn giao thông. Thực trạng viêc <br />
tham gia giao thông của học sinh hiện nay<br />
Đề xuất giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh qua việc <br />
dạy học một số bài vật lý trong chương trình lớp 10<br />
Tiến hành thự nghiệm để đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận<br />
4. Đối tượng nghiên cứu<br />
Cơ sở lý luận về an toàn giao thông, một số điều luật về giao thông đường bộ<br />
Hoạt động dạy và học của giáo viên ở trường THPT<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.<br />
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.<br />
Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm<br />
6. Giới hạn đề tài.<br />
Do thời gian và năng lực còn hạn chế, tôi chỉ đề xuất nghiên cứu một số bài <br />
trong chương trình vật lý lớp 10. Lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao <br />
thông cho họ sinh trong khi giảng dạy và liên hệ thực tế về những vụ tai nạn <br />
giao thông xảy ra. Hơn nữa, đề tài chỉ nằm trong khuôn khổ một sang kiến kinh <br />
nghiệm nên việc thực nghiệm sư phạm chưa được tiến hành rộng rãi để đánh <br />
giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG<br />
1.1. An toàn giao thông.<br />
An toàn giao thông là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự <br />
bình an khi tham gia giao thông. An toàn giao thông đường bộ đề cập đến các <br />
cách thức, biện pháp được để ngăn chặn người tham gia giao thông đường bộ bị <br />
chết hoặc bị thương. Những người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: <br />
người đi bộ, người đi xe đạp, người lái các loại xe máy khác nhau, hành khách <br />
trên các phương tiện công cộng. <br />
1.2. Tai nạn giao thông.<br />
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của <br />
con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường <br />
giao thông công cộng nhưng chủ quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông <br />
hoặc gặp phải tình huống, sự cố không kịp phòng tránh đã gây ra thiệt hại nhất <br />
định về người và tài sản cho xã hội.<br />
1.3. Văn hóa giao thông.<br />
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu <br />
hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ <br />
phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hoá giao <br />
thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác <br />
tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực <br />
đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi <br />
tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong văn <br />
hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy <br />
đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an <br />
toàn giao thông; hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, <br />
nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự <br />
khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.<br />
Theo báo Văn hoá: “Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn <br />
giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, <br />
tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông <br />
gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một <br />
xã hội giao thông an toàn, thân thiện”.<br />
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Văn hoá giao thông là văn hoá của người <br />
trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có <br />
tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hoá giao thông như: Nhà làm <br />
luật giao thông; cơ quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra <br />
<br />
Trang 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản <br />
lý các chợ, các công trình xây dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung <br />
tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện... <br />
Trong những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một <br />
vai trò quan trọng tạo nên văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham <br />
gia giao thông được biểu hiện cụ thể như: phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm <br />
chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; phải có tính cộng đồng khi tham gia giao <br />
thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà <br />
còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, gặp trường hợp người bị nạn <br />
cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; phải cư xử có văn hoá khi lưu thông trên <br />
đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, <br />
biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Văn hoá giao thông phải được nhìn nhận từ <br />
hai phía, đó là người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý <br />
giao thông trong đó quan trọng nhất là người trực tiếp tham gia giao thông.<br />
1.4. Một số điều luật ATGT đường bộ số 23/2008/QH12<br />
Điều 9. Quy tắc chung<br />
Nguời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng <br />
làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo giao thông.<br />
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ<br />
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của nguời điều khiển giao <br />
thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc <br />
tường bảo vệ, rào chắn.<br />
2. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định nhu sau:<br />
a. Tín hiệu xanh là được đi;<br />
b. Tín hiệu đỏ là cấm đi;<br />
c.Tín hiệu vàng là phải dừng lại truớc vạch dừng, trừ trường hợp đã đi <br />
quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy <br />
là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho <br />
người đi bộ qua đường.<br />
3. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, quy định như sau:<br />
a. Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;<br />
b. Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy <br />
ra;<br />
c. Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;<br />
d. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn huớng đi hoặc các điều cần biết;<br />
<br />
Trang 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
e. Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy <br />
hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.<br />
4. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí <br />
dừng lại.<br />
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau<br />
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm <br />
tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:<br />
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường <br />
đường cho xe đi đến từ bên phải;<br />
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường <br />
cho xe đi bên trái;<br />
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc <br />
giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường <br />
nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đương ưu tiên hoặc đường chính từ <br />
bất kỳ hướng nào tới.<br />
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy<br />
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một nguời, trừ <br />
những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:<br />
a. Chở người bệnh đi cấp cứu;<br />
b. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;<br />
c. Trẻ em dưới 14 tuổi.<br />
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe <br />
gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.<br />
3. Nguời điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không <br />
được thực hiện các hành vi sau đây:<br />
a. Đi xe dàn hàng ngang;<br />
b. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;<br />
c. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;<br />
d. Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng <br />
kềnh;<br />
đ. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai <br />
bánh đối với xe ba bánh;<br />
e. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.<br />
<br />
<br />
Trang 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia <br />
giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:<br />
a. Mang, vác vật cồng kềnh;<br />
b. Sử dụng ô;<br />
c. Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;<br />
d. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;<br />
đ. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.<br />
Điều 31. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe <br />
thô sơ <br />
1. Nguời điều khiển xe đạp chỉ được chở một nguời, trừ truờng hợp chở thêm <br />
một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Người điều khiển xe đạp <br />
phải thực hiện quy định tại khoản 3 điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe <br />
đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 điều 30 của <br />
Luật này.<br />
2. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài <br />
quai đúng quy cách.<br />
3. Nguời điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường <br />
dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có <br />
báo hiệu ở phía truớc và phía sau xe. Nguời điều khiển xe súc vật kéo phải có <br />
biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.<br />
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao <br />
thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.<br />
Điều 32. Người đi bộ<br />
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè <br />
phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.<br />
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ <br />
đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho nguời đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu <br />
chỉ dẫn.<br />
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vuợt, hầm <br />
dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua <br />
đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua <br />
đường.<br />
4. Người đi bộ không được vuợt qua dải phân cách, không được bám vào <br />
phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm <br />
<br />
<br />
Trang 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
an toàn và không gây trở ngại cho nguời và phương tiện tham gia giao thông <br />
đường bộ.<br />
5. Trẻ em duới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ <br />
giới qua lại phải có nguời lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em <br />
duới 7 tuổi khi đi qua đường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG<br />
2.1. Thực trạng về ý thức người tham giao giao thông<br />
Việc tham gia giao thông của người Việt Nam có nhiều vấn đề cần suy <br />
nghĩ. Bên cạnh những người tham gia giao thông có ý thức tốt, có văn hoá, thực <br />
hiện nghiêm chỉnh luật giao thông là một bộ phận không nhỏ những người dân, <br />
người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động. Mặt khác, tai <br />
nạn giao thông gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài <br />
đối với mọi người, nó để lại những di chứng về tâm lý hết sức nặng nề cho <br />
người bị tai nạn và người thân của họ, gây nên hiện tượng bất an cho những <br />
người xung quanh.<br />
Theo dõi việc tham gia giao thông của người dân, nhất là ở những đô thị lớn <br />
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...chúng ta rất dễ nhận ra những hành vi thiếu ý <br />
thức, kém văn hoá khi tham gia giao thông như: không có giấy phép lái xe vẫn sử <br />
dụng xe máy; không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe <br />
không đúng quy định; đi xe buýt không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ <br />
nữ có thai, người tàn tật; phóng nhanh; vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều; <br />
uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới; không có tín hiệu xin <br />
đường khi chuyển làn chuyển hướng; không đi đúng phần đường của loại <br />
phương tiện điều khiển; đi xe quá tốc độ cho phép; vượt đèn đỏ; lạng lách; <br />
không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó; kẹp ba, <br />
kẹp bốn trên xe máy; vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện <br />
thoại, nghe nhạc; làm xiếc khi đi xe máy như đi xe máy một bánh; rú còi inh ỏi; <br />
đua xe trái phép; vượt qua đường sắt khi tàu sắp tới, hành hung cảnh sát giao <br />
thông khi bị dừng xe vì vi phạm luật giao thông...Chỉ một va chạm nhỏ trên <br />
đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau <br />
thậm chí rượt đuổi đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong…<br />
Ở Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông như: <br />
Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn và tầm <br />
hoạt động cho các phương tiện khác; đi bộ sai đường không đúng vạch quy <br />
định; tụ tập đông người dưới lòng đường, trên vỉa hè, trước cổng trường học, <br />
<br />
Trang 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
bệnh viện, nhà hát...Đặc biệt nguy hiểm là hành vi tự mở đường ngang dân sinh <br />
qua đường sắt.<br />
2.2. Thực trạng về ý thức học sinh khi tham gia giao thông<br />
Giờ tan học, tại cổng trường, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ <br />
bảo hiểm; một số học sinh đi hàng 2, hàng 3, khiến nhiều người điều khiển xe <br />
máy, ô tô phải giảm tốc độ, thậm chí dừng lại nhường đường. Tuy nhà trường <br />
đã nghiêm cấm học sinh đi xe máy, nhưng một số em vẫn đi và gửi xe ở các bãi <br />
xe tư nhân gần trường, số lượng xe máy gửi tương đối nhiều. Dù nhà trường đã <br />
phối hợp với lực lượng xung kích của Đoàn giữ trật tự giao thông trước cổng <br />
trường, vẫn có khá nhiều học sinh “tụm năm, tụm ba” trước cổng trường gây <br />
ách tắc giao thông. Giờ tan học, hàng chục học sinh “đầu trần” đi xe máy điện, <br />
xe đạp điện phóng từ khu vực cổng trường ra. Thậm chí có học sinh, đội mũ <br />
bảo hiểm đi xe đạp điện từ trong sân trường ra khỏi cổng đã tháo ngay mũ ra <br />
khỏi đầu. Sau đó, các học sinh này tụ tập rất đông tại cổng trường để “buôn <br />
dưa lê” rất lâu mới về, gây cản trở giao thông tại khu vực này.<br />
Việc cấm học sinh đi xe máy đã có trong nội quy của nhà trường, từ phụ <br />
huynh đến học sinh đều biết nhưng để kiểm soát triệt để việc này rất khó. Học <br />
sinh đi xe máy gửi ở các nhà dân và bãi gửi xe bên ngoài với nhiều lý do khác <br />
nhau. Ban giám hiệu đã làm việc với chính quyền địa phương để nhắc nhở, vận <br />
động các điểm giữ xe không giữ xe cho các em, nhưng chỉ được một thời gian <br />
rồi đâu lại vào đó. Một số phụ huynh được nhà trường nhắc nhở việc cho con <br />
em mình đi xe máy thì nêu lý do nhà xa, công việc bận rộn không đưa đón được <br />
nên mới làm vậy…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Học sinh đi xe máy điện chở 3, sang đường vượt ẩu<br />
<br />
Trang 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
Từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo, hướng <br />
dẫn các đơn vị, trường học trong toàn ngành giáo dục thực hiện tốt công tác <br />
đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong và ngoài trường học. Học sinh các <br />
trường khi bước vào năm học mới đều phải ký cam kết chấp hành nghiêm túc <br />
Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng <br />
với nhà trường, gia đình chưa chặt chẽ, nên việc quản lý học sinh tham gia giao <br />
thông vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Trách nhiệm các trường chỉ là <br />
tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở chứ không có quyền xử phạt. Chỉ những <br />
trường hợp học sinh đi xe máy vào trường hay vi phạm Luật Giao thông đường <br />
bộ, bị Cảnh sát giao thông gửi thông báo về trường thì lúc đó nhà trường mới có <br />
thể đưa ra hình thức xử lý.<br />
Đề cập tới ý thức tham gia giao thông của học sinh thì vấn đề giáo dục cần <br />
được nhắc đến. Có quá nhiều áp lực không đáng có đang đè nặng tâm lí của học <br />
sinh. Đó là thành tích, là điểm số; những điều đó khiến cho từ việc nhỏ nhất là <br />
đọc thuộc nội quy nhà trường để thực hiện và điều chỉnh hành vi ứng xử của <br />
học sinh cũng được thực hiện một cách hình thức. Chừng nào việc dạy để học <br />
sinh nên người, giáo dục rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh còn chưa <br />
được chú trọng bằng việc dạy để học sinh thi đạt điểm cao, thi đỗ vào các <br />
trường Đại học, Cao đẳng… thì việc tuyên truyền về an toàn giao thông ở nhà <br />
trường chưa thể tác động gì nhiều tới hệ tư duy cũng như phẩm chất đạo đức <br />
của học sinh "những chủ nhân tương lai của đất nước". <br />
Ngoài mặt ý thức, học sinh còn thường xuyên có các hành vi vi phạm về an <br />
toàn giao thông như: điều khiển xe phân khối lớn khi tham gia giao thông, không <br />
đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng <br />
ngang...Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông trong độ tuổi học sinh là con số <br />
không hề nhỏ, khiến dư luận xã hội lo ngại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
Hình ảnh: Học sinh đi xe máy phân khối lớn chở 3, không đội MBH tham gia giao <br />
thông<br />
Còn trước các cổng Trường Tiểu học và THCS, vào giờ tan học thường <br />
xuyên diễn ra cảnh nhốn nháo, mất trật tự, ùn tắc giao thông. Một phần là do <br />
phụ huynh đến đón con đứng chật cả cổng trường lẫn đường đi. Một phần khi <br />
đến giờ tan học, các em học sinh thường xuyên tụ tập trước cổng trường mua <br />
quà vặt, vui đùa, bất chấp cả dòng phương tiện đang ùn ứ, càng làm cho khung <br />
cảnh cổng trường giờ tan học như ong vỡ tổ và ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn <br />
giao thông. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Phụ huynh đón con gây mất an toàn giao thông trước cổng trường<br />
Trên đường, người đi đường dễ dàng bắt gặp các học sinh mặc đồng phục <br />
sử dụng phương tiện xe đạp, xe đạp điện chở quá số người quy định, dàn hàng <br />
ngang, đánh võng, lạng lách, học sinh cầm ô khi đi xe đạp điện, xe máy điện lao <br />
vun vút.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
Tình trạng vi phạm an toàn giao thông của học sinh diễn biến phức tạp <br />
phần lớn là do phụ huynh chưa quan tâm nhắc nhỡ, công tác giáo dục của nhà <br />
trường còn gặp phải một số khó khăn. Đồng thời, việc xử lý các hành vi vi <br />
phạm an toàn giao thông của học sinh, chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, vấn đề đặt <br />
ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sự phối hợp của gia đình, nhà trường để <br />
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Học sinh dàn hàng ngang và cầm ô khi tham gia giao thông<br />
2.3. Nguyên nhân học sinh vi phạm an toàn giao thông.<br />
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn giao thông phần lớn do <br />
các em chưa nhận thức đầy đủ về Luật giao thông đường bộ. Không chấp hành <br />
đúng luật đã quy định. Các bài học về an toàn giao thông ở trường chưa nhiều, <br />
chưa có sự đồng bộ giữa các bộ môn. Các em chưa chú trọng đến việc tìm hiểu <br />
và thực hiện nghiêm túc luật giao thông đường bộ. Nhiều môn học chưa lồng <br />
ghép các nội dung giáo dục về an toàn toàn giao thông cho học sinh. Các nguyên <br />
tắc cơ bản khi tham gia giao thông chưa được học sinh chú ý, học sinh chưa liên <br />
hệ được kiến thức môn học với thực tế. Học sinh chưa ý thức được việc tham <br />
gia giao thông an toàn là bảo vệ bản thân mình và bảo vệ cho người khác. Đa số <br />
các em còn suy nghĩ chủ quan về những hành vi vi phạm an toàn giao thông của <br />
bản thân mình. Những vụ tai nạn giao thông diễn ra hằng ngày không liên quan <br />
đến mình. Một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm khi <br />
tham gia giao thông… Mặt khác, do hằng ngày các em thấy cha mẹ, anh chị, <br />
những người xung quanh chưa thực sự làm gương cho con em trong việc chấp <br />
hành luật an toàn giao thông. Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân học <br />
sinh vi phạm an toàn giao thông như sau:<br />
Trang 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
+ Thái độ, ý thức của học sinh khi tham gia giao thông chưa cao, chưa tự <br />
giác chấp hành luật giao thông đường bộ. Chưa nhận thức được những hành vi <br />
sai trái của mình, dẫn đến những hành vi khi tham gia giao thông chưa đảm bảo <br />
an toàn.<br />
+ Học sinh chưa được học tập đầy đủ về luật giao thông đường bộ ở <br />
trường ở lớp, chưa nắm vững các quy định đảm bảo an toàn giao thông. <br />
+ Học sinh còn xem thường các hành vi vi phạm về an toàn giao thông như: <br />
đi xe lạng lách, đánh võng trên đường; đi xe máy khi chưa có bằng lái; vượt đèn <br />
đỏ; đi sai phần đường; dừng đỗ không đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng <br />
lại không quan sát cẩn thận và không có tín hiệu báo cho người sau biết; đeo tai <br />
nghe nghe nhạc khi điều khiển xe; Đi hàng hai, hàng ba, chở quá số người quy <br />
định, sử dụng điện thoại, cầm ô khi điều khiển xe; phóng nhanh, vượt ẩu…<br />
+ Một số học sinh còn vui chơi dưới lòng đường nơi các phương tiện đang <br />
tham gia giao thông; vui chơi gần đường sắt có tàu chạy qua.<br />
+ Học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm với bản thân và với cộng <br />
đồng; chưa biết tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác khi tham gia giao <br />
thông.<br />
+ Các hoạt động xây dựng mô hình văn hoá giao thông như: “Đội thanh niên <br />
tình nguyện”, “Đội thanh niên xung kích đảm bảo an toàn giao thông”, “Cổng <br />
trường an toàn giao thông”, “Chương trình phát thanh học đường về an toàn giao <br />
thông”...Các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn <br />
giao thông chưa được tổ chức nhiều ở các trường THPT.<br />
+ Học sinh chưa mạnh dạn đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, với <br />
những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn ra hằng ngày mà trong số <br />
đó không ít người học sinh.<br />
Nguyên nhân hàng đầu của các vụ tai nạn giao thông của học sinh phổ <br />
thông được chỉ ra là do đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát, dàn <br />
hang ngang, chở quá số người quy định... Trong khi đó, việc xử lý học sinh vi <br />
phạm quy định an toàn giao thông lại không đơn giản, hầu hết các trường hợp <br />
sai phạm mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, hoặc nếu có thông báo từ công an <br />
gửi về trường thì nặng nhất cũng chỉ bị hạ một bậc hạnh kiểm. Hơn nữa, học <br />
sinh có hành vi sai phạm khi bị lực lượng chức năng phát hiện thường tìm cách <br />
trốn tránh, dễ gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông. Thậm <br />
chí, khi bị bắt lỗi, chính các bậc phụ huynh lại gây khó dễ cho lực lượng chức <br />
năng, khiến công tác xử lý học sinh vi phạm giao thông không đạt hiệu <br />
quả. Trong tất cả các nguyên nhân trên thì ý thức khi tham gia giao thông của <br />
học sinh là vấn đề đáng báo động<br />
<br />
<br />
Trang 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
3. NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG CHO HỌC SINH QUA <br />
MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10<br />
3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông liên quan đến Vật lý.<br />
Khi tham gia giao thông trên đường, học sinh phải chú ý một số nguyên tắc cơ <br />
bản có liên quan đến kiến thức vật lý như sau:<br />
Khi đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy dưới 50 phân khối, tốc độ tương <br />
đối lớn (khoảng 40km/h) nên khi tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ đều có một gia <br />
tốc nhất định cần có thời gian để tăng tốc hoặc giảm tốc độ. Quảng đường khi <br />
tăng tốc và giảm tốc phụ thuộc vào khối lượng người ngồi trên xe, vận tốc ban <br />
đầu, công suất của xe, lực cản ma sát của mặt đường…Khối lượng trên xe càng <br />
lớn thì càng khó tăng tốc hoặc giảm tốc độ.<br />
Khi hai xe chạy cùng chiều thì vận tốc của xe này đối với xe kia giảm đi so <br />
với vận tốc của mỗi xe, còn khi hai xe chạy ngược chiều thì vận tốc này được <br />
tăng lên, bằng tổng độ lớn vận tốc của mỗi xe.<br />
Khi chạy xe tốc độ càng lớn thì tầm quan sát phía trước càng hạn chế và khả <br />
năng xử lý tình huống càng khó khăn, dễ gây tai nạn.<br />
Khi các phương tiện giao thông chuyển động trên đường luôn có xu hướng bảo <br />
toàn vận tốc của nó. Đó là do quán tính, khối lượng lớn thì mức quán tính lớn. <br />
Xe nào có khối lượng càng lớn thì bảo toàn vận tốc càng lâu, nghĩa là muốn <br />
giảm vận tốc để dừng lại thì thời gian dài hơn, quảng đường đi được xa hơn. <br />
Khi đứng gần đường sắt mà có tàu chạy qua thì chúng ta bị hút về phía đường <br />
sắt, có thể bị tai nạn, do áp suất phía ngoài lớn hơn áp suất phía đường ray có <br />
tàu chạy qua (Định luật Becnuly). Điều này cũng xảy ra khi chúng ta đứng gần <br />
đường giao thông mà có xe ô tô lớn chạy qua.<br />
Khi đi xe dưới trời mưa thì các hạt mưa luôn rơi xiên từ phía trước vào mặt <br />
chúng ta theo công thức cộng vận tốc, nhưng tuyệt đối không được cầm ô, dù <br />
hướng về phía trước để tránh mưa vì một phần làm khuất tầm nhìn, một phần <br />
làm cản trở khả năng điều khiển xe, dễ gây tai nạn cho bản thân và cho người <br />
khác.<br />
Khi trời mưa, đường trơn, ma sát giữa bánh xe và mặt đường giảm xuống, <br />
đồng thời hạn chế tầm nhìn, nếu đi tốc độ cao rất dễ gây tai nạn. Khả năng <br />
phanh để xe dừng lại cũng hạn chế hơn, quảng đường xe đi được đến khi dừng <br />
lại xa hơn.<br />
Khi chuyển động đến đường cua, đường vòng xe rất dễ bị ngã hoặc bi văng ra <br />
khỏi đường. Tốc độ xe càng lớn, bán kính khúc cua càng nhỏ thì xe càng dễ bị <br />
ngã văng ra khỏi đường gây tai nạn. Khi xe đi qua cầu vượt vồng lên, áp lực của <br />
<br />
<br />
Trang 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
xe lên mặt đường giảm, xe không bám chắc vào mặt đường như bình thường <br />
nên khó điều khiển xe hơn.<br />
Khi tham gia giao thông, xe nào có trọng tâm càng cao, chiều rộng xe càng nhỏ <br />
càng dễ bị lật (cân bằng của vật có mặt chân đế và mức vững vàng của cân <br />
bằng). Các xe Container thường có khối lượng lớn chở hàng hóa nặng nên trọng <br />
tâm càng cao, khi tránh chướng ngại vật lái xe đánh tay lái đột ngột nên xe rất <br />
dễ bị lật. Vì vậy khi tham gia giao thông không nên đi gần các xe Container.<br />
Với các phương tiện giao thông, khi chuyển động với vận tốc v nào đó thì luôn <br />
có năng lượng là động năng. Động năng phụ thuộc vào khối lượng và bình <br />
phương vận tốc. Khối lượng càng lớn thì động năng càng lớn, vận tốc tăng lên <br />
gấp đôi thì động năng tăng lên bốn lần. Xe có năng lượng lớn khi gây tai nạn <br />
càng nghiệm trọng. Vì vậy xe nào có khối lượng lớn, chạy với tốc độ nhanh thì <br />
khi tai nạn xảy ra càng nghiêm trọng, gây thiệt hại càng lớn. <br />
Khi va chạm giữa hai xe xảy ra, lực tương tác giữa hai xe bằng nhau. Nhưng <br />
xe nào có khối lượng lớn thì thu được gia tốc nhỏ, xe nào khối lượng nhỏ thì thu <br />
gia tốc lớn. Vì vậy, phần lớn các xe khối lượng nhỏ thường bị thiệt hại nặng <br />
nề hơn so với xe khối lượng lớn (Ví dụ: Ô tô va chạm xe máy; Xe con va chạm <br />
xe tải…)<br />
3.2. Giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh qua một <br />
số bài học vật lý trong chương trình lớp 10.<br />
Trong quá trình dạy học, một trong những biện pháp đổi mới nội dung, <br />
phương pháp dạy học là lồng ghép các nội dung giáo dục, nâng cao ý thức tham <br />
gia giao thông cho học sinh thông qua các môn học, qua các bài học cụ thể. Liên <br />
hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống. Từ những bài học trên lớp, các em <br />
liên hệ với thực tế, với những vụ tai nạn giao thông, biết được nguyên nhân, dự <br />
đoán được hậu quả xảy ra để có biện pháp phòng ngừa. Trong đó, bộ môn Vật <br />
lý lớp 10 có rất nhiều nội dung về chuyển động, về va chạm, về năng lượng…<br />
liên quan đến an toàn giao thông. Đồng thời từ những bài học đó, xây dựng các <br />
bài tập Vật lý về an toàn giao thông, khi giải các em sẽ hiểu được nguyên nhân <br />
của việc tham gia giao thông mất an toàn, nguyên nhân các vụ tai nạn xảy ra... <br />
Từ đó, các em sẽ thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết về việc tham gia giao <br />
thông an toàn, giảm thiểu các tai nạn xảy ra đối với bản thân và những người <br />
xung quanh.<br />
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số bài học vật lý lớp 10 liên quan đến nội <br />
dung giáo dục, nâng cao ý thứ tham gia giao thông cho học sinh. <br />
Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều.<br />
1. Mục tiêu<br />
<br />
Trang 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
Nªu ®îc ®Æc ®iÓm cña vect¬ gia tèc trong chuyÓn ®éng th¼ng nhanh<br />
dÇn ®Òu, trong chuyÓn ®éng th¼ng chËm dÇn ®Òu.<br />
Biết cách lập công thức và tính được các đại lượng trong công thức của <br />
chuyển động biến đổi đều.<br />
Vận dụng được các công thức gia tốc, vận tốc, quảng đường, công thức liên <br />
hệ để giải bài toán chuyển động của các phương tiện giao thông.<br />
1 2<br />
v = v0 + at; s = v0t + at ; v2 – v02 = 2as<br />
2<br />
Liên hệ được với thực tế về chuyển động chậm dần đều của các phương tiện <br />
giao thông. Tính được vận tốc, quảng đường của xe từ lúc hãm phanh đến khi <br />
dừng lại.<br />
2. Liên hệ thực tế về giao thông.<br />
Dựa vào tính chất của chuyển động chậm dần đều, quảng đường vật đi <br />
được, kết hợp với các yếu tố khác về điều kiện của xe, tính chất mặt đường…<br />
người ta có thể xác định được vận tốc của ô tô tại thời điểm phanh là bao nhiêu. <br />
Từ đó có thể khẳng định ô tô có vượt quá giới hạn cho phép về tốc độ hay <br />
không. Công việc này thường gặp khi xử lý các vụ tai nạn giao thông đường bộ.<br />
Mặc dù, khi phanh bộ phận phanh hãm đã có hiệu lực nhưng do quán tính <br />
làm cho phương tiện vẫn bị đẩy, trượt trên đường tạo nên những vết trượt, vết <br />
phanh. Vết trượt, vết phanh dài hay ngắn, phụ thuộc vào: tốc độ; trọng lượng <br />
của xe; phản xạ và kỹ thuật của người điều khiển xe; chất lượng phanh; tính <br />
chất mặt đường (độ dốc, độ nghiêng mặt đường, đường nhựa, đường đá, <br />
đường khô hay ướt…).<br />
Ví dụ1: Một xe du lịch 40 chổ ngồi, chạy với tốc độ 60 km/h khi phát hiện <br />
chướng ngại vật đạp phanh đến khi dừng hẳn diễn ra như sau:<br />
Giai đoạn nhận thức của tài xế (0,2 giây): 3,33 m.<br />
Giai đoạn phản xạ của tài xế (0,6 giây): 9,99 m.<br />
Sau thời gian phanh làm việc (0,2 giây): 3,33 m.<br />
Vết phanh theo công thức: 30,87 m.<br />
Tổng cộng từ lúc nhận thức để phanh đến khi xe dừng là: 47,52 m.<br />
Như vậy nếu người điều khiển phương tiện phát hiện chướng ngại vật ở <br />
cự ly xa hơn 49,52 m (quãng đường phanh 47,52 m + khoảng cách an toàn 2 m) <br />
tai nạn sẽ không xảy ra. Những trường hợp chướng ngại vật được phát hiện <br />
trong khoảng cách dưới 47,52 m thì tai nạn có thể xảy ra.<br />
Ví dụ 2: Xe Container cần quãng đường bao nhiêu để phanh dừng lại?<br />
Thông thường, những chiếc xe đầu kéo có khối lượng rất lớn (kể cả khi <br />
chạy không tải) nên khi ở tốc độ cao chúng thường mất một quãng đường khá <br />
<br />
Trang 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
lớn để có thể dừng lại hoàn toàn, do quán tính lớn. Theo tính toán dựa trên các <br />
số liệu của xe Container, trên mặt đường khô ráo, nếu xe chạy ở tốc độ 60 km/h <br />
thì cần 81 m để phanh dừng, trong khi xe con chỉ mất 32 m. Còn ở tốc độ 100 <br />
km/h, quãng đường với xe Container phanh dừng tăng lên là 185 m, của xe con <br />
khi đó là 76 m.<br />
3. Bài tập vận dụng về giao thông.<br />
Ví dụ 1: Một người đi xe máy đang chạy với tốc độ 54 km/h thì thấy một <br />
chướng ngại vật trước mặt cách 20m không thể tránh. Người ấy phanh gấp với <br />
lực cản tối đa để bánh xe trượt trên mặt đường và xe dừng lại khi vừa chạm <br />
vào chướng ngại vật.<br />
a. Tính gia tốc của xe và thời gian từ lúc phanh đến khi dừng lại<br />
b. Nếu người ấy chạy với tốc độ 72 km/h và cũng phanh như lúc đầu liệu <br />
có an toàn không? Vì sao?<br />
Hướng dẫn: v0 = 54km/h = 15m/s<br />
a. Khi hãm phanh để xe dừng lại khi vừa chạm vào chướng ngại vật:<br />
2 2 2<br />
v = 0 khi s = 20m. Gia tốc của xe là: a = v − v0 = 0 − 15 = −5,6 (m/s2)<br />
2s 2.20<br />
b. Với gia tốc a = 5,6(m/s2) và v0 = 72 km/h = 20 (m/s)<br />
2 2 2<br />
thì quảng đường xe đi được đến khi dừng lại là: s = v − v0 = 0 − 20 = 35,7 <br />
2a 2.( −5,6)<br />
(m)<br />
Khi đó quảng xe máy đi lớn hơn khoảng cách đến chướng ngài vật nên xe máy <br />
sẽ húc vào chướng ngại vật có thể gây tai nạn.<br />
Ví dụ 2: Một bạn học sinh đi xe máy điện với vận tốc 36 km/h sau xe tải 10m <br />
(cùng làn đường). Vì có chướng ngại vật phía trước, xe tải đột ngột phanh dừng <br />
lại, khi đó bạn học sinh bị bất ngờ đã giảm ga và phanh tối đa để chuyển động <br />
chậm dần đều nhưng vẫn đâm vào xe tải với vận tốc 18 km/h và bị tai nạn.<br />
a. Tính gia tốc của xe máy điện khi phanh tối đa.<br />
b. Với vận tốc như trên thì khoảng cách an toàn khi đi sau xe tải là bao nhiêu? <br />
Hướng dẫn: v0 = 36km/h = 10m/s<br />
a. Khi hãm phanh để xe máy điện va chạm với xe tải cách s = 10m.<br />
Vận tốc khi va chạm là: v = 18km/h =5m/s<br />
2 2 2 2<br />
Gia tốc của xe máy điện là: a = v − v0 = 5 − 10 = −3,75 (m/s2)<br />
2s 2.10<br />
b. Với gia tốc a = 3,75(m/s ) và v0= 10 (m/s)<br />
2<br />
<br />
<br />
Trang 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
2 2 2<br />
thì quảng đường xe đi được đến khi dừng lại là: s = v − v0 = 0 − 10 = 13,3 <br />
2a 2.( −3,75)<br />
(m)<br />
Để không xảy ra tai nạn thì khi xe máy điện dừng cũng phải cách ít nhất 3m đối <br />
với xe tải và từ lúc phát hiện xe tải dừng đột ngột đến khi hãm phanh cũng mất <br />
khoảng 5m. Do đó khoảng cách an toàn khi đi sau xe tải là 20m (đối với xe đi sau <br />
có vận tốc 10m/s)<br />
Trong thực tế, người ta đưa ra nguyên tắc để đảm bảo an toàn khi đi sau <br />
xe khác là nguyên tắc “2 giây”. Nghĩa là, nếu chạy với vận tốc 10m/s thì khoảng <br />
cách an toàn là 20m, nếu vận tốc là 15m/s thì khoảng cách an toàn là 30m, nếu <br />
đi với vận tốc 20m/s thì khoảng cách an toàn là 40m…<br />
Ví dụ 3: Một xe Container khối lượng 30 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 <br />
km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều bằng lực hãm tối đa Fh = 6.104 <br />
N.<br />
a. Tính vận tốc từ lúc hãm phanh đến khi xe đi được 50m.<br />
b. Nếu gặp đèn đỏ, muốn xe dừng lại đúng quy định thì phải hãm phanh <br />
cách vị trí dừng bao xa<br />
c. Tại sao khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải đi cách xa các xe <br />
Container. <br />
Hướng dẫn: v0 = 72km/h = 20m/s; m = 30 tấn = 3.104(kg)<br />
a. Khi hãm phanhbằng lực Fh = 6.104N. <br />
−Fh −6.104<br />
Gia tốc của xe container là : a = = = −2 (m/s2)<br />
m 3.104<br />
<br />
b. Với gia tốc a = 2(m/s2) và v0= 20 (m/s)<br />
2 2 2<br />
thì quảng đường xe đi được đến khi dừng lại là: s = v − v0 = 0 − 20 = 100 (m)<br />
2a 2.(−2)<br />
Vậy muốn xe dừng lại đúng quy định phải hãm phanh từ lúc cách vị trí dừng <br />
100m.<br />
c. Khi tham gia giao thông chúng ta phải đi cách xa các xe Container vì khi gặp <br />
sự cố xe rất khó dừng lại nên dễ gây tai nạn. Mặt khác xe Container chở hàng <br />
nặng, trọng tâm của xe nâng lên cao nên rất dễ mất cân bằng. Nếu tài xé đánh <br />
lái đột ngột thùng Container dễ bị lật xuống đường do không được cài chắc <br />
chắc vào xe, thậm chí khi cài chắc chắc rồi có thể lật cả xe, gây rat a nạn rất <br />
nghiêm trọng.<br />
Ví dụ 4: Một ô tô chạy trên đường thẳng với vận tốc không đổi là 30 m/s vượt <br />
quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ sau 1s khi ô tô đi <br />
<br />
Trang 17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 20182019 Giáo viên: Bùi Văn Cơ<br />
<br />
ngang qua 1 cảnh sát phóng xe chuyên dụng đuổi theo với gia tốc không đổi 3 <br />
m/s2 <br />
a. Sau bao lâu cảnh sát đuổi kịp ô tô.<br />
b. Quãng đường anh đi được là bao nhiêu?<br />
Hướng dẫn: Chọn hệ quy chiếu gắn với quảng đường, gốc tọa độ tại vi trí <br />
Cảnh sát giao thông đứng, gốc thời gian lúc xe ô tô chạy qua, chiều dương cùng <br />
chiều chuyển động.<br />
a. Phương trình chuyển động của ô tô là: x1 = 30t<br />
Phương trình chuyển động của xe cảnh sát là: <br />
1 1<br />
x2 = a(t − 1)2 = .3(t − 1)2 = 1,5t 2 − 3t + 1,5<br />
2 2<br />
Khi cảnh sát đuổi kịp ô tô: x1 = x2 => 30t = 1,5t2 3t + 1,5 => t = 21,9(s)<br />
Vậy chỉ sau 21,9 giây thì xe cảnh sát đã đuổi kịp ô tô.<br />
b. Quảng đường mà 2 xe đã đi được là: s1 = s2 = 30.21,9 = 657,6 (m)<br />
Bài 6: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc<br />
1. Mục tiêu<br />
r r r<br />
Viết được công thức cộng vận tốc: v1,3 = v1,2 + v2,3 .<br />
Biết cách áp dụng được công thức cộng vận tốc trong các trường hợp:<br />
+ Vận tốc tương đối cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo.<br />
+ Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.<br />
Giải được bài tập về công thức cộng vận tốc liên quan trong thự tế.<br />
Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến công thức cộng vận tốc.<br />
2. Liên hệ thực tế về giao thông<br />
Khi học về tính tương đối của chuyển động, chúng ta hiểu đúng quy luật <br />
chuyển động của các phương tiện giao thông. Ví dụ như khi đang đi cùng chiều <br />
với các phương tiện khác, chúng ta hình như thấy mình đi chậm lại muốn tăng <br />
tốc thêm để