SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
<br />
Ơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mã SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÉP TU TỪ<br />
SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực : Tiếng Việt<br />
Cấp học : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................................1<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................1<br />
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................................................2<br />
IV . ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................2<br />
V.PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU: ............................................................................2<br />
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...................................................................................2<br />
PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................................2<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................................................................................................3<br />
1. Cơ sở lí luận: ...................................................... Error! Bookmark not defined.<br />
2. Cơ sở thực tiễn: .................................................. Error! Bookmark not defined.<br />
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY:..................................................................................3<br />
1. Thuận lợi: .............................................................................................................3<br />
2. Khó khăn: .............................................................................................................3<br />
<br />
<br />
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:........................................................5<br />
1. Nội dung chƣơng trình: ........................................................................................5<br />
2. Những biện pháp cụ thể: ......................................................................................6<br />
IV. KẾT QUẢ: ...........................................................................................................17<br />
PHẦN III : KẾT LUẬN ..............................................................................................19<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Tiếng Việt là một môn học ở trƣờng phổ thông có nhiệm vụ hình thành<br />
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Với tƣ cách là một phân môn thực<br />
hành của môn Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học. Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình<br />
thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và<br />
học tập. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cuối cùng của dạy từ và câu ở Tiểu học.<br />
Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên<br />
bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh,<br />
giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, luyện tập sử dụng<br />
từ. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi<br />
trƣờng giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tƣ duy và giáo dục thẩm mĩ cho<br />
học sinh. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên<br />
điều này. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tƣợng mạnh mẽ làm<br />
nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho<br />
lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt đƣợc mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu<br />
từ còn là phƣơng thức bộc lộ tâm tƣ tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Nhƣ<br />
vậy, đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và<br />
biểu cảm.<br />
Biện pháp tu từ so sánh là một trong những nội dung khó học nhất đối với<br />
học sinh lớp 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh,<br />
hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông<br />
qua các bài tập thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm nhận đƣợc cái hay của một<br />
số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tƣợng<br />
xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn đƣợc tốt hơn. Mặt khác, việc dạy tu<br />
từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng<br />
thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4,<br />
lớp 5. Song thực tế học sinh lớp 3 nhận biết đƣợc hình ảnh so sánh nhƣng việc<br />
vận dụng kiến thức so sánh vào nói và viết còn nhiều hạn chế. Chính vì lí do trên<br />
nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp học sinh<br />
học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.”<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
- Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh. Từ đó học<br />
sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
- Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có<br />
đƣợc các phƣơng pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so<br />
sánh ở lớp 3.<br />
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt<br />
- Tìm hiểu về nội dung dạy học về phép tu từ so sánh<br />
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 để tìm hiểu nội<br />
dung, các dạng bài tập về phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ở trƣờng tiểu học<br />
hiện nay.<br />
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 trong trƣờng<br />
tiểu học, những khó khăn vƣớng mắc của giáo viên và học sinh.<br />
- Nghiên cứu và tham khảo các sách nâng cao, các tài liệu có liên quan<br />
IV . ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU<br />
- Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại các lớp khối<br />
3 nơi tôi đang công tác hiện nay.<br />
V.PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU<br />
- Phƣơng pháp điều tra giáo dục<br />
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu<br />
- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm<br />
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
PHẦN II: NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:<br />
Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với<br />
phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm<br />
các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ<br />
thống nhỏ, có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống<br />
ngôn ngữ.<br />
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trƣờng phổ<br />
thông nên phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy<br />
học Tiếng Việt phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung<br />
vào bộ môn của mình.<br />
Nhƣ vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu<br />
chung của giáo dục nƣớc ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào<br />
tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức,<br />
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo.<br />
<br />
II. THỰC TRẠNG DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở TRƢỜNG HIỆN<br />
NAY:<br />
1. Thuận lợi:<br />
- Cơ sở vật chất đầy đủ thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập.<br />
- Giáo viên thƣờng xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia<br />
các tiết chuyên đề để nâng cao chuyên môn.<br />
- Nhận thức của học sinh tƣơng đối đồng đều.<br />
2. Khó khăn:<br />
a.Về sách giáo khoa:<br />
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ<br />
và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chƣa hợp lý, mặc dù SGK đã chú trọng<br />
phƣơng pháp thực hành nhƣng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến<br />
thức dạy học sinh còn mang tính trừu tƣợng nên học sinh còn gặp nhiều khó<br />
khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.<br />
b. Về phía giáo viên:<br />
Ngƣời giáo viên còn gặp không ít khó khăn nhƣ phƣơng tiện dạy học và tài<br />
liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chƣa chú trọng quan<br />
tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn<br />
Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn<br />
này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Sử dụng phƣơng pháp chƣa linh hoạt.<br />
c. Về phía học sinh:<br />
Do khả năng tƣ duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tƣ duy đơn giản,<br />
trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế.<br />
Sau khi khảo sát vở Tiếng Việt, vở Tập làm văn của học sinh tôi thấy, học<br />
sinh thƣờng mắc các lỗi sau :<br />
- Nhận diện sai các yếu tố so sánh.<br />
- Tạo hình ảnh so sánh chƣa hợp lí.<br />
- Chƣa cảm nhận đƣợc giá trị của phép so sánh.<br />
* Chẳng hạn với những câu thơ :<br />
Mùa thu của em<br />
Là vàng hoa cúc<br />
Nhƣ nghìn con mắt<br />
Mở nhìn trời êm.<br />
Học sinh tìm vật so sánh với nhau : mùa thu- con mắt.<br />
Kiến thức về so sánh còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng so sánh vào nói và<br />
viết còn hạn chế. Trong phân môn Tập làm văn chỉ có khoảng 40% học sinh biết<br />
vận dụng phép so sánh vào bài viết của mình hoặc có vận dụng thì hình ảnh<br />
cũng không đẹp hoặc chƣa hợp lý. Ví dụ khi tả mái tóc của mẹ có học sinh viết:<br />
“ Mẹ em có mái tóc mƣợt nhƣ nhung.”<br />
Rất nhiều em chƣa cảm nhận đƣợc giá trị của phép so sánh. Với câu hỏi:<br />
Trong những hình ảnh so sánh, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao? Học sinh chỉ<br />
nêu đƣợc hình ảnh mình thích nhƣng không nêu đƣợc lí do tại sao mình thích.<br />
* Qua khảo sát chất lƣợng về kỹ năng nhận và vận dụng biện pháp tu từ<br />
so sánh của học sinh lớp 3 trong học kỳ I năm học 2015 - 2016 tôi thống kê<br />
số lỗi học sinh thƣờng mắc sau :<br />
- Tổng số học sinh lớp 3D là 55 em:<br />
Lỗi nhận diện phép so sánh Lỗi vận dụng phép so sánh<br />
Chƣa tạo đƣợc hình Chƣa cảm nhận<br />
Nhận diện các sự vật Nhận diện các từ<br />
ảnh so sánh hoặc hình đƣợc giá trị phép so<br />
so sánh so sánh<br />
ảnh chƣa hợp lí sánh<br />
Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số %<br />
lƣợng<br />
8/55 14,5 5/55 9,1 10/55 18,2 16/55 29,1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:<br />
1. Nội dung chƣơng trình:<br />
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các<br />
hƣớng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của<br />
chƣơng trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy.<br />
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 đƣợc dạy 1tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết dạy<br />
về So sánh (trong học kỳ I). Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi tiết<br />
cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh<br />
từng bƣớc nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập có hiệu quả.<br />
Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy đƣợc tôi cụ thể hóa trong bảng sau:<br />
<br />
Tiết/tuần Nội dung<br />
Tiết 1 (Tuần 1) Học sinh bƣớc đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh<br />
Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các<br />
Tiết 2 (Tuần 3) câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các<br />
câu văn đó<br />
Học sinh nắm bắt đƣợc kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so<br />
Tiết 3 (Tuần 5) sánh ngang bằng. Biết cách thêm các từ so sánh vào những<br />
câu văn chƣa có từ so sánh.<br />
Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: so sánh sự vật với<br />
Tiết 4 (Tuần 7)<br />
con ngƣời, con ngƣời với sự vật.<br />
Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với<br />
Tiết5 (Tuần10)<br />
âm thanh.<br />
Tiết 6 (Tuần 12) Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động.<br />
Tiết 7 (Tuần 15) Học sinh đặt đƣợc câu văn có hình ảnh so sánh.<br />
<br />
Toàn bộ chƣơng trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với các mô<br />
hình sau:<br />
+ Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật<br />
+ Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con ngƣời<br />
+ Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động<br />
+ Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh<br />
Đặc trƣng của phân môn Luyện từ và câu có những điểm mới so với sách<br />
giáo khoa cũ là học sinh tự rút ra kiến thức qua việc thực hành làm các bài tập<br />
SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh<br />
qua các dạng bài tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
2. Những biện pháp cụ thể:<br />
Biện pháp 1 : Vận dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy<br />
phép tu từ so sánh.<br />
Vận dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ vào hai loại bài tập cơ bản của phép<br />
tu từ so sánh: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.<br />
+ Đối với bài tập nhận diện:<br />
- Cách tiến hành :<br />
Ví dụ : Tiết luyện từ và câu tuần 1<br />
Bài tập 2: (Trang 8): Tìm các sự vật đƣợc so sánh với nhau trong những câu<br />
văn, câu thơ sau:<br />
a. "Hai bàn tay em<br />
Nhƣ hoa đầu cành"<br />
(Huy Cận)<br />
b. "Mặt biển sáng trong nhƣ tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"<br />
<br />
(Vũ Tú Nam)<br />
c. "Cánh diều nhƣ dấu á<br />
Ai vừa tung lên trời"<br />
(Lương Vĩnh Phúc)<br />
d. "Ơ cái dấu hỏi<br />
Trông ngộ ngộ ghê<br />
Nhƣ vành tai nhỏ<br />
Hỏi rồi lắng nghe"<br />
(Phạm Như Hà)<br />
<br />
Bƣớc 1 : GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động.<br />
- HS đọc yêu cầu trong SGK, cả lớp đọc thầm.<br />
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các câu văn, câu thơ rồi tìm ra các sự vật đƣợc so<br />
sánh với nhau trong các câu văn câu thơ đó.<br />
- Phổ biến cách làm (Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)<br />
- Yêu cầu làm SGK<br />
Bƣớc 2 : HS phân tích ngữ liệu và làm vào sách .<br />
Bƣớc 3 : Báo cáo kết quả:<br />
- GV chiếu bài HS lên máy chiếu.<br />
- HS cả lớp theo dõi, phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét, bổ sung.<br />
- Chiếu thêm một số bài để kiểm tra.<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật so sánh với<br />
nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:<br />
+ “ Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”<br />
+ “ Mặt biển so sánh với “tấm thảm khổng lồ”<br />
+ “ Cánh diều” so sánh với dấu “á”<br />
+ “ Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”.<br />
Bƣớc 4 : GV tổ chức cho học sinh rút ra đƣợc bài học thông qua các câu hỏi<br />
dẫn dắt, gợi ý<br />
Nếu giáo viên hỏi ngƣợc lại là vì sao “Hai bàn tay em” đƣợc so sánh với “hoa<br />
đầu cành” hay vì sao nói “ Mặt biển” nhƣ “tấm thảm khổng lồ”? Lúc đó giáo<br />
viên phải hƣớng học sinh tìm xem các sự vật này đều có điểm nào giống nhau,<br />
chẳng hạn:<br />
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh nhƣ một bông hoa.<br />
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.<br />
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt nhƣ dấu á.<br />
Trên thực tế ấn tƣợng thính giác kết hợp với ấn tƣợng thị giác giúp các em<br />
dễ dàng nhận ra hiện tƣợng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn nên tôi<br />
đã cho học sinh xem ảnh “cánh diều” và “dấu á”. Còn dấu hỏi cong cong, nở<br />
rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai thì tôi cho học sinh nhìn<br />
vào vành tai bạn.<br />
Cuối cùng tôi đƣa ra kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát<br />
hiện sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta. Bởi vậy, khi so sánh cần có<br />
hai sự vật đƣa ra, hai sự vật đó phải có điểm giống, điểm tƣơng đồng với nhau.<br />
Và trong hai sự vật đó (1 sự vật đƣợc so sánh, 1 sự vật đƣa ra làm chuẩn để so<br />
sánh) thƣờng đƣợc đặt trƣớc và sau từ “nhƣ”. Đây là một dấu hiệu để nhận ra<br />
các sự vật đƣợc so sánh với nhau trong câu.<br />
Bƣớc 4 : GV tổ chức cho học sinh rút ra đƣợc bài học thông qua các câu hỏi<br />
dẫn dắt, gợi ý. Đây là dạng bài thực hành nhƣng mục đích là hình thành kiến<br />
thức mới cho học sinh tiến hành phân tích, phát hiện là chủ yếu. Hƣớng dẫn<br />
phân tích tập trung chủ yếu vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện 2<br />
yếu tố quan trọng của phép so sánh đó là cái so sánh và cái đƣợc so sánh.<br />
+ Đối với bài tập nhận diện:<br />
Đối với dạng bài này khi sử dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu<br />
là chứng minh và phán đoán. GV cần hƣớng dẫn các em điều kiện cần thiết khi<br />
tiến hành các mức độ phân tích đó.<br />
Cách tiến hành:<br />
VD: Tiết Luyện từ và câu tuần 15<br />
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật đƣợc vẽ dƣới đây rồi viết những câu có<br />
hình ảnh so sánh trong tranh.<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bƣớc 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập<br />
- Quan sát từng cặp sự vật trong tranh<br />
- Viết các câu có hình ảnh so sánh trong tranh.<br />
Bƣớc 2 : Viết tên từng cặp sự vật trong tranh.<br />
- Tranh 1: + Mặt trăng so sánh với quả bóng<br />
- Tranh 2: + Nụ cƣời của bé so sánh với bông hoa<br />
+ Khuôn mặt của bé so sánh với bông hoa<br />
- Tranh 3: + Ngọn đèn so sánh với ngôi sao<br />
+ Ngọn đèn so sánh với ánh trăng<br />
- Tranh 4: + Hình dáng nƣớc ta đƣợc so sánh với chữ S<br />
Bƣớc 3: Nhớ lại kiến thức về phép tu từ so sánh.<br />
Bƣớc 4 : HS tiến hành làm việc viết câu có hình ảnh so sánh vào vở.<br />
Bƣớc 5: Trình bày kết quả.<br />
VD: + Trăng tròn nhƣ quả bóng / Trăng đêm rằm tròn nhƣ quả bóng.<br />
+ Bé cƣời tƣơi nhƣ hoa / Nụ cƣời của bé tƣơi nhƣ bông hoa mới nở.<br />
+ Đèn sáng nhƣ sao / Ngọn đèn sáng nhƣ những vì sao.<br />
Sau khi làm bài GV giúp HS rút ra đƣợc kiến thức cần củng cố: Muốn viết<br />
đƣợc hình ảnh so sánh trƣớc hết cần quan sát kĩ sự vật đƣợc so sánh với nhau<br />
sau đó tìm ra điểm giống nhau giữa chúng và từ đó viết ra hình ảnh so sánh.<br />
Biện pháp 2: Vận dụng phƣơng pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy tu từ<br />
so sánh.<br />
GV sử dụng phƣơng pháp trên để giúp học sinh tạo các hình ảnh so sánh.<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
GV có thể tiến hành các bƣớc sau:<br />
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.<br />
- Hƣớng dẫn phân tích mẫu theo một số yêu cầu.<br />
- HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình<br />
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm<br />
Ví dụ : Em hãy đặt câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với từ<br />
sau :<br />
a. Trăng đầu tháng<br />
Mẫu : Trăng cong cong nhƣ cánh diều ai vừa thả lên trời.<br />
Cách tiến hành:<br />
Bƣớc 1 : GV chiếu slide có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng.<br />
Bƣớc 2 : GV hƣớng dẫn phân tích mẫu.<br />
Ở câu trên, sự vật nào đƣợc so sánh với sự vật nào?<br />
Mặt trăng và cánh diều có đặc điểm gì giống nhau ?<br />
Từ nào là từ dùng để so sánh? Còn có thể sử dụng từ so sánh nào khác nữa?<br />
Trăng đầu tháng còn đƣợc so sánh với sự vật nào nữa?<br />
Dựa vào câu trên hãy đặt câu với từ Mặt trăng đầu tháng có sử dụng biện<br />
pháp so sánh.<br />
Bƣớc 3: HS tập đặt câu:<br />
VD: Trăng nhƣ quả cau phơi.<br />
Trăng nhƣ quả chuối vàng tƣơi.<br />
Bƣớc 4 : Nhận xét, bổ sung.<br />
Biện pháp 3: Sử dụng phƣơng pháp thực hành giao tiếp vào dạy tu từ<br />
so sánh.<br />
Khi sử dụng phƣơng pháp này vào dạy giáo viên sẽ đƣa ra những tình<br />
huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói, tạo ra những câu có hình ảnh so<br />
sánh phù hợp.<br />
Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu tuần 12 học sinh đƣợc học so sánh hoạt động<br />
với hoạt động. Sau khi học sinh làm xong bài tập 2 tìm các hoạt động đƣợc so<br />
sánh với nhau trong các khổ thơ, đoạn văn để học sinh có thể tạo ra các câu có<br />
hình ảnh so sánh GV đƣa ra tình huống :<br />
Bƣớc 1: Chuẩn bị tình huống<br />
Em và bác hàng xóm đang đi trên đƣờng bỗng nhìn thấy phía trƣớc có một<br />
tên cƣớp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy. Bác hàng xóm đã đuổi kịp tên cƣớp<br />
và lấy lại đồ cho cô gái. Bằng phép so sánh, em hãy tả lại hành động chạy của<br />
bác hàng xóm lúc đó.<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Bƣớc 2 : Hƣớng dẫn học sinh giải quyết tình huống. Cho HS sắm vai các<br />
tình huống, các học sinh nhận xét, bổ sung hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác.<br />
Nam: Hải này, cậu biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm.<br />
Hải: Sao cậu lại bảo bác ấy dũng cảm?<br />
Nam: Hôm trƣớc tớ chứng kiến bác ấy đuổi theo một tên cƣớp lấy lại túi<br />
xách cho một cô gái đấy.<br />
Hải: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?<br />
Nam: Ừ, bác chạy nhanh nhƣ ma đuổi ấy .<br />
Bƣớc 3: Nhận xét, bổ sung, đƣa ra các hình ảnh so sánh khác nếu có.<br />
GV cho HS nhận xét về cách so sánh của bạn Hải.<br />
- Con có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Hải? “Chạy nhƣ ma đuổi” là<br />
miêu tả ngƣời chạy nhanh trong tình huống nào?<br />
- Con có thể thay hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?<br />
HS có thể nói: Bác ấy chạy nhƣ tên bắn.<br />
Bác ấy chạy nhanh nhƣ gió.<br />
Bác ấy chạy nhanh nhƣ cắt.<br />
Từ tình huống GV đƣa ra có thể giúp học sinh thấy đƣợc trong giao tiếp<br />
muốn hình ảnh so sánh có phù hợp không thì phải đặt trong văn cảnh.<br />
Biện pháp 4: Sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm vào dạy tu từ so sánh.<br />
Mục đích của việc thảo luận nhóm là đƣa HS vào trong giao tiếp và hoàn cảnh<br />
giao tiếp cụ thể, để từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện<br />
kĩ năng sử dụng phép so sánh trong giao tiếp. Qua hoạt động nhóm, giáo viên<br />
đánh giá đƣợc khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ<br />
trong giao tiếp của học sinh.<br />
Phƣơng pháp này rất phù hợp với việc dạy tu từ so sánh. Có thể sử dụng biện<br />
pháp này cho cả hai dạng bài tập: bài tập nhận dạng và bài tập vận dụng.<br />
Ví dụ : Luyện từ và câu tuần 3:<br />
Các bƣớc tiến hành:<br />
Bƣớc 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn)<br />
Bƣớc 2: Phát phiếu bài tập, HS thảo luận và cùng nhau giải quyết các câu hỏi<br />
trong phiếu.<br />
Phiếu bài tập<br />
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dƣới đây:<br />
a. Mắt hiền sáng tựa vì sao<br />
Bác nhìn dến tận Cà Mau cuối trời.<br />
b. Em yêu nhà em<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Hàng xoan trƣớc ngõ<br />
Hoa xao xuyến nở<br />
Nhƣ mây tùng chùm.<br />
c. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đƣờng trăng lung linh dát vàng.<br />
Bƣớc 3: Yêu cầu các nhóm thảo luận, gạch dƣới hình ảnh so sánh.<br />
Bƣớc 4: Đại diện nhóm trình bày.<br />
Bƣớc 5: Nhận xét, bổ sung.<br />
Vận dụng phƣơng pháp này học sinh tham gia rất tích cực, sôi nổi. Khi<br />
đƣợc học nhóm HS phát triển khả năng giao tiếp, bày tỏ quan điểm cũng nhƣ rèn<br />
luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn.<br />
Biện pháp 5: Ứng dụng phƣơng pháp trò chơi học tập vào dạy tu từ so<br />
sánh:<br />
Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phƣơng tiện, học là mục<br />
đích. Thông qua hình thức chơi mà học sinh sẽ đƣợc hoạt động, tự củng cố kiến<br />
thức. Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả cần xác định đƣợc mục đích<br />
của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi phải đơn giản, dễ hiểu.<br />
Ví dụ trò chơi: Thử tài so sánh:<br />
Mục đích : Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo các cụm từ có hình<br />
ảnh so sánh đúng.<br />
Chuẩn bị :<br />
- Làm các bộ phiếu bằng giấy (kích thƣớc 3 x 4)<br />
- Mỗi bộ phiếu từ 3 đến 5 từ chỉ hoạt động,trạng thái, đặc điểm<br />
Ví dụ: Bộ phiếu 5 từ chỉ màu sắc : trắng, xanh, đỏ, vàng, đen (dành cho tiết<br />
15 luyện đặt câu có hình ảnh so sánh)<br />
- Phiếu gấp đôi để tự bốc thăm<br />
- Cử trọng tài, thƣ kí theo dõi cuộc thi.<br />
- Một bộ phiếu 5 từ dành cho 5 ngƣời thử tài<br />
- HS 1 lên bốc thăm mở phiếu đọc từ cho bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm<br />
từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.<br />
Ví dụ: HS 1 bốc thăm đƣợc từ “trắng” - có thể nêu cụm từ “trắng nhƣ<br />
vôi/trắng nhƣ tuyết/ trắng nhƣ trứng gà bóc.<br />
Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng/ Sai<br />
- Đúng đƣợc bao nhiêu kết quả đƣợc bấy nhiêu điểm.<br />
- Nếu trọng tài đếm từ 1 đến 5 vẫn không nêu đƣợc kết quả thì không có<br />
điểm.<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
- Lần lƣợt 5 HS lên bốc thăm thử tài, hết 5 phiếu thì về chỗ, thƣ kí công bố<br />
kết quả.<br />
- Mỗi bộ phiếu sẽ chọn ra một ngƣời có tài so sánh nhất là ngƣời thắng<br />
cuộc.<br />
Cách tiến hành này có thể thay đổi linh hoạt. Có thể mỗi học sinh bốc cả 5<br />
phiếu. Mỗi phiếu chỉ nêu một cụm từ, ngƣời tiếp theo không đƣợc lặp lại cụm từ<br />
của ngƣời trƣớc. Hoặc có thể tổ chức theo nhóm, nhóm nào nêu đƣợc nhiều cụm<br />
từ nhất sẽ thắng.<br />
Biện pháp 6: Giúp học sinh củng cố kiến thức về biện pháp so sánh qua hệ<br />
thống bài tập mở rộng.<br />
+Dạng bài tập nhận diện những sự vật được so sánh, những hình ảnh so<br />
sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu.<br />
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dƣới đây:<br />
a) Cánh diều no gió<br />
Tiếng nó chơi vơi<br />
Diều là hạt cau<br />
Phơi trên nong trời.<br />
b) Hoa lựu như lửa lập lòe<br />
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.<br />
c) Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xòe rộng như một dải lụa màu da cam còn<br />
khoan thai uốn lượn mãi.<br />
d) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.<br />
Đáp án:<br />
a) Diều là hạt cau<br />
b) Hoa lựu nhƣ lửa lập lòe<br />
c) Đuôi(cá vàng) xòe rộng nhƣ một dải lụa màu da cam<br />
d) Hoa mƣớp vàng nhƣ đàn bƣớm đẹp<br />
<br />
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự so sánh trong mỗi câu sau:<br />
a) Hồn tôi là một vườn hoa lá<br />
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.<br />
b) Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm<br />
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui<br />
Bà nhìn: như hạt cau phơi<br />
Cháu cười : quả chuối vàng tươi ngoài vườn.<br />
c) Dưới gốc phượng già, những cánh hoa phượng rụng phủ kín mặt đất như tấm<br />
thảm đỏ.<br />
d) Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng mặt trời<br />
rực rỡ.<br />
Đáp án: a) là b) tựa , nhƣ c) nhƣ d) nhƣ<br />
<br />
Bài 3: Tìm các từ so sánh điền vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
a) Hai chân chích bông xinh xinh …….. hai chiếc tăm.<br />
b) Rễ cây nổi lên mặt đất thành hình thù kỳ quái……….những con rắn hổ<br />
mang giận dữ.<br />
c) Trăm cô gái………tiên sa.<br />
Đáp án: Có thể là: a) giống như b) như c) tựa<br />
<br />
Bài 4: Điền các bộ phận của phép so sánh trong mỗi câu sau vào ô trống cho phù<br />
hợp:<br />
a) Những giọt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.<br />
b) Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt như một tấm thảm đỏ rực.<br />
c) Trên trời có một cô mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi<br />
thì thay áo màu xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi.<br />
<br />
Sự vật A Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật B<br />
<br />
Đáp án:<br />
Sự vật A Đặc điểm so sánh Từ so sánh Sự vật B<br />
Giọt sƣơng sớm long lanh nhƣ bóng đèn pha lê<br />
Bông hoa giấy đỏ nhƣ tấm thảm<br />
Áo (mây) trắng nhƣ bông<br />
<br />
Tôi đƣa bài tập trên nhằm giúp học sinh nhận dạng đƣợc câu văn có hình ảnh<br />
so sánh, nắm vững mô hình, cấu trúc của câu văn so sánh cũng nhƣ phân biệt rõ<br />
các thành phần trong câu văn có hình ảnh so sánh. Đây là cơ sở để học sinh thực<br />
hành và viết các câu văn có hình ảnh so sánh hay.<br />
<br />
Bài 5: Tìm những hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có<br />
hình ảnh so sánh phù hợp nhất:<br />
a) ……….. lơ lửng giữa trời nhƣ cánh diều đang bay.<br />
b) ……….. cuồn cuộn chảy nhƣ những con ngựa tung bờm phi nƣớc đại.<br />
c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông nhƣ …………..<br />
d) Trăng rằm trung thu tròn nhƣ ……………<br />
Đây là bài tập không phải là khó, nhƣng để làm tốt bài bập này thì giáo viên phải<br />
hƣớng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, liên tƣởng để tìm ra những sự vật có nét<br />
tƣơng đồng với sự vật đã cho, từ đó tạo câu văn có hình ảnh so sánh.<br />
Ví dụ: Trong câu a, con thấy có những sự vật nào giống nhƣ một cánh diều?<br />
(mặt trăng lƣỡi liềm, hạt cau, dấu á…)<br />
? Trong các sự vật trên, có sự vật nào ta thấy lơ lửng đƣợc trên không? (mặt<br />
trăng lƣỡi liềm)<br />
Từ đó học sinh chọn đƣợc hình ảnh phù hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu<br />
văn đúng và hay: Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời nhƣ cánh diều đang<br />
bay.<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Tƣơng tự với các trƣờng hợp còn lại, học sinh sẽ viết đƣợc những câu văn có<br />
hình ảnh so sánh nhƣ:<br />
b) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn nhƣ những con ngựa tung bờm phi nƣớc đại.<br />
c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông nhƣ những đám mây bồng<br />
bềnh trên ngọn cây.<br />
d) Trăng rằm trung thu tròn nhƣ cái đĩa./ như quả bóng bay…<br />
<br />
Bài 6: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc thay thế các từ in nghiêng và<br />
thêm từ “nhƣ” để câu văn có hình ảnh so sánh:<br />
a) Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá.<br />
b) Nắng mai hồng rất đẹp trải dài trên con đƣờng làng quê em.<br />
c) Đôi cánh gà mẹ xòe ra chắc chắn che chở cho các chú gà con.<br />
(cánh bướm dập dờn, dải lụa đào, chiếc nơ, hai mái nhà, chiếc ô)<br />
Bài tập này với mục đích bƣớc đầu cho học sinh làm quen với việc viết câu văn<br />
có hình ảnh so sánh để diễn đạt sự vật sao cho sinh động. Bằng hiểu biết và óc<br />
liên tƣởng của mình các em sẽ lựa chọn đƣợc những từ ngữ thích hợp để thay<br />
thế.<br />
<br />
Đáp án:<br />
a. Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển như những cánh bướm dập dờn<br />
b. Nắng mai hồng như dải lụa đào trải dài trên con đƣờng làng quê em.<br />
c. Đôi cánh gà mẹ xòe ra như hai mái nhà che chở cho các chú gà con.<br />
<br />
+ Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh<br />
Bài 1: Gạch dƣới những hình ảnh so sánh trong các câu văn dƣới đây.<br />
Trong các hình ảnh đó, em thích hình ảnh nào? Vì sao?<br />
a) Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục nhƣ cái<br />
chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại.<br />
b) Dƣới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra nhƣ những vầng mặt<br />
trời rực rỡ.<br />
c) Lá phƣợng giống lá me, mỏng, ngon lành nhƣ những hạt cốm non.<br />
Những cành cây mập mạp nhƣ hàng trăm cánh tay đƣa ra đón ánh áng mặt trời<br />
để sƣởi ấm cho mình.<br />
Đáp án: (hình ảnh so sánh: phần gạch chân)<br />
Tiếp đó tôi yêu cầu học sinh chọn hình ảnh mình thích và giải thích lý do vì sao?<br />
(VD: Hình ảnh hàng ngàn lá cọ xòe ra nhƣ những vầng mặt trời thể hiện sự quan sát<br />
tinh tế, bất ngờ của tác giả khi tìm ra đƣợc hình ảnh “vầng mặt trời” để so sánh với<br />
“hàng ngàn lá cọ”. Vì vậy câu văn khi đọc lên thấy thật thú vị.)<br />
<br />
Bài 2: Trong các câu văn sau em thấy câu nào hay nhất? Vì sao?<br />
a. Những chùm hoa phượng đỏ.<br />
b. Những chùm hoa phượng đỏ rực như những ngọn lửa bập bùng cháy trên cây.<br />
c. Những chùm hoa phượng đỏ như son.<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Các câu văn trên cùng là viết về hoa phƣợng nhƣng mỗi câu lại có cách diễn đạt<br />
khác nhau. Tôi yêu cầu học sinh so sánh câu thứ nhất và câu thứ hai, câu nào<br />
hay hơn, vì sao? Tất cả học sinh trong lớp tôi đều khẳng định câu thứ hai hay<br />
hơn vì đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả màu sắc của hoa phƣợng.<br />
Tiếp đó tôi cho học sinh so sánh câu thứ hai với câu thứ ba. Khi học sinh đều<br />
khẳng định câu thứ ba không hay bằng câu thứ hai và học sinh diễn đạt lý do<br />
theo ý hiểu của mình vì sao cùng sử dụng phép so sánh mà câu thứ hai lại hay<br />
hơn, tôi chốt lại cho học sinh hiểu: Ở câu thứ hai tác giả dùng hình ảnh “chùm<br />
hoa phƣợng đỏ rực nhƣ những ngọn lửa bập bùng cháy trên cây”, một hình ảnh<br />
rất đẹp, rất sinh động để làm cho màu sắc của hoa phƣợng trở nên đẹp hơn, câu<br />
văn hay hơn và có sức gợi tả. Còn ở câu thứ ba thì màu hoa phƣợng đƣợc so<br />
sánh với màu son, tuy có điểm giống nhau nhƣng cách so sánh đó chƣa sinh<br />
động và còn làm giảm đi vẻ đẹp của hoa phƣợng. Câu văn trở nên khô khan,<br />
kém hay hẳn đi.<br />
Nhƣ vậy, qua phân tích học sinh sẽ lựa chọn đƣợc câu văn hay và các em còn<br />
hiểu đƣợc: khi so sánh, muốn cho sự vật miêu tả đƣợc đẹp và sinh động thì cần<br />
so sánh với một sự vật khác đẹp hơn và nhƣ thế câu văn có đƣợc sức gợi tả, gợi<br />
cảm cho ngƣời đọc.<br />
+ Bài tập dạng vận dụng biện pháp tu từ so sánh<br />
Bài 1: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại các câu sau cho<br />
sinh động, gợi cảm hơn:<br />
a) Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti.<br />
b) Bà của em đã già, tóc của bà bạc lắm.<br />
c) Bầy chim non đang hót trong nắng mai.<br />
Với bài tập này học sinh sẽ suy nghĩ và viết lại câu văn theo ý mình. Tôi chú ý<br />
hƣớng dẫn, chữa cho các em nhƣng không áp đặt theo ý cô. Đồng thời, tôi ghi<br />
nhanh một số câu văn hay lên bảng cho các em khác học tập.<br />
Ví dụ:<br />
a) Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti nhƣ những hạt cƣờm trải khắp trên<br />
cành cây.<br />
b) Bà của em đã già, tóc của bà bạc trắng nhƣ mây.<br />
c) Bầy chim non đang hót trong nắng mai nhƣ một bản hòa tấu.<br />
Sau khi học sinh đã thành thạo dạng bài tập này tôi lại ra một số bài tập ở mức<br />
độ khó hơn.<br />
<br />
Bài 2: Hãy dùng biện pháp so sánh để diễn đạt về mỗi sự vật sau: ông mặt<br />
trời, cánh đồng lúa, dòng sông, hoa hồng….<br />
Loại bài tập này khó hơn, đòi hỏi học sinh phải có một trí tƣởng tƣợng thật<br />
phong phú kết hợp với khả năng diễn đạt thật thành thạo thì mới có thể viết<br />
đƣợc những câu văn có hình ảnh so sánh hay. Tôi cũng có biện pháp hƣớng dẫn<br />
cụ thể các em học sinh yếu bằng cánh sau khi học sinh đã trình bày hết ý kiến<br />
mà chƣa có đƣợc câu văn hay thì tôi sẽ đƣa một vài câu văn làm mẫu để các em<br />
tích lũy làm tƣ liệu cho mình.<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Ví dụ:<br />
- Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở phía đằng đông.<br />
- Cánh đồng lúa chín vàng trải rộng như một tấm thảm khổng lồ.<br />
- Dòng sông uốn quanh như một dải lụa chia đôi hai làng.<br />
- Những đóa hồng nhung dịu dàng và kiêu sa như những nàng tiên.<br />
<br />
Bài 3 (Dành cho học sinh khá giỏi)<br />
Cô giáo em<br />
Hiền như cô Tấm<br />
Giọng cô đầm ấm<br />
Như lời mẹ ru.<br />
Từ ý thơ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn tả cô giáo em.<br />
Đây là dạng bài tập khó nên tôi chỉ yêu cầu đối với học sinh giỏi để các em bồi<br />
dƣỡng thêm về kiến thức cũng nhƣ cách cảm thụ văn học và sẽ phục vụ tốt cho<br />
những bài văn miêu tả của lớp 4, 5. Với cách làm nhƣ vậy thì trí tƣởng tƣợng<br />
của học sinh sẽ ngày một phong phú, khả năng diễn đạt câu văn sẽ tốt hơn.<br />
Trong các bài tập vận dụng biện pháp so sánh để câu văn trở nên hay hơn, bài<br />
viết sinh động hơn sẽ không còn là một việc khó đối với các em.<br />
<br />
Biện pháp 7: Giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh thông qua các câu<br />
đố dân gian<br />
Kho tàng câu đố dân gian thật phong phú và đa dạng. Nó phản ánh những<br />
thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng. Nó vừa có chức năng bồi dƣỡng tri<br />
thức, vừa có chức năng giải trí cho con ngƣời. Trong số đó, cha ông ta cũng đã<br />
biết sử dụng biện pháp so sánh để làm rõ sự vật cần phải tìm nhƣng không quá<br />
lộ. Dựa vào điều đó tôi đã sƣu tầm và tích luỹ một số câu đố có sử dụng biện<br />
pháp so sánh. Sau một số bài học tôi đƣa ra một số câu đố có sử dụng phép so<br />
sánh để hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về nghệ thuật so sánh.<br />
VD: a. Vừa bằng lá tre<br />
Ngo ngoe dưới nước.<br />
(Là con gì?)<br />
<br />
b. Hè về áo đỏ như son<br />
Hè đi thay lá xanh non mượt mà<br />
Bao nhiêu tay tỏa rộng ra<br />
Như vẫy như đón bạn ta đến trường<br />
(Là cây gì?)<br />
<br />
c. Ao tròn vành vạnh<br />
Nước lạnh như tiền<br />
Con gái như tiên<br />
Trần mình xuống lội<br />
(Là cái gì?)<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Để khai thác câu đố a, tôi hỏi học sinh nhƣ sau:<br />
+ Em có nhận xét gì về câu đố trên?<br />
(Câu đố có sử dụng so sánh nhƣng ẩn sự vật so sánh)<br />
+ Sự vật dùng để đối chiếu trong câu đố trên là gì? (Là lá tre)<br />
+ Em cần phải dựa vào chi tiết nào nữa để tìm ra lời giải?<br />
(Dựa vào chi tiết: Ngo ngoe dƣới nƣớc)<br />
+ Vậy sự vật so sánh ở đây là sự vật nào? (Là con đỉa)<br />
Với các câu đố tôi đƣa ra các em rất thích thú và tìm cách giải. Qua những câu<br />
đố nhƣ vậy các em cũng sẽ đƣợc khắc sâu kiến thức của mình về cách tìm sự vật<br />
có nét tƣơng đồng với sự vật đã cho.<br />
IV. KẾT QUẢ:<br />
Sau một thời gian sử dụng các biện pháp trên vào giảng dạy, để nắm đƣợc<br />
kết quả học tập của học sinh lớp tôi về biện pháp tu từ so sánh, tôi đã tiến hành<br />
khảo sát học sinh trong lớp 3D với phiếu bài tập sau:<br />
<br />
PHIẾU BÀI TẬP<br />
Bài 1: Đọc các câu thơ, câu văn sau rồi làm bài tập bằng cách điền vào<br />
bảng:<br />
<br />
a) Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti nhƣ những hạt cƣờm trải khắp trên<br />
cành cây.<br />
b) Bà của em đã già, tóc của bà bạc trắng nhƣ mây.<br />
c) Bầy chim non đang hót trong nắng mai nhƣ một bản hòa tấu.<br />
<br />
Câu Sự vật đƣợc so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh<br />
a)<br />
..................................... ................ ....................................<br />
b)<br />
..................................... ..................... ...................................<br />
c) ..................................... ..................... ...................................<br />
<br />
Bài 2 : Khoanh tròn vào chữ trƣớc câu có hình ảnh so sánh:<br />
<br />
a. Nắng là ánh sáng của mặt trời.<br />
b. Nắng là từng dòng lửa xối xuống mặt đất.<br />
c. Nắng tạo ra từng dòng lửa xối xuống mặt đất.<br />
<br />
Bài 3: Thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu văn có hình ảnh so<br />
sánh:<br />
a. Trăng đầu tháng lơ lửng giữa trời nhƣ …………………………………….<br />
b. Sóng biển cuồn cuộn chảy nhƣ …………………………………………...<br />
c. Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển nhƣ …………………...................<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Bài 4: Em hãy một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu kể về mẹ của em, trong đoạn<br />
văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.<br />
<br />
Qua phiếu bài tập tôi đã nhận thấy rõ sự tiến bộ của học sinh. Ở bài tập số 1<br />
hầu hết các em làm rất tốt, chỉ có bài tập số 2 vẫn còn một số ít em nhầm lẫn.<br />
Riêng bài tập số 3 các em đã biết chọn những sự vật phù hợp để so sánh với sự<br />
vật cho trƣớc một cách hợp lý và thể hiện đƣợc tính nghệ thuật trong câu văn.<br />
Mục tiêu chủ yếu của phân môn Luyện từ và câu là rèn kỹ năng dùng từ đặt<br />
câu. Từ đó bồi dƣỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt, thói quen dùng từ và viết<br />
câu đúng, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp đạt đƣợc phẩm chất văn<br />
hoá. Bám sát mục tiêu môn học, áp dụng các biện pháp dạy phép so sánh trong<br />
Luyện từ và câu, tôi đã rút ra đƣợc những kinh nghiệm trong giảng dạy có hiệu<br />
quả.<br />
Trong việc vận dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, trải nghiệm đối với các<br />
đối tƣợng học sinh , tôi nhận thấy đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan:<br />
- Các em yêu thích môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu, vui<br />
vẻ, hào hứng, hăng say trong học tập.<br />
- Các em hoàn thành tƣơng đối tốt các bài tập vận dụng, thực hành, các lỗi học<br />
sinh mắc đã giảm rõ rệt . Cụ thể nhƣ sau:<br />
Lỗi nhận diện phép so sánh Lỗi vận dụng phép so sánh<br />
Chƣa tạo đƣợc hình Chƣa cảm nhận<br />
Nhận diện các sự vật Nhận diện các từ<br />
ảnh so sánh hoặc hình đƣợc giá trị phép so<br />
so sánh so sánh<br />
ảnh chƣa hợp lí sánh<br />
Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số %<br />
lƣợng<br />
3/55 5,5 2/55 3,6 5/55 9,1 6/55 10,9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Qua kinh nghiệm giảng dạy giúp học sinh học tốt biện pháp tu từ so sánh, bản<br />
thân tôi thấy rằng cần hƣớng và rèn cho học sinh những kỹ năng sau:<br />
- Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình thông qua đọc nhiều sách báo<br />
phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh...<br />
- Cho học sinh giao lƣu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trƣờng sau<br />
mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức.<br />
- Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, xác định đúng yêu cầu<br />
của bài, phân biệt đƣợc chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay<br />
vào làm bài.<br />
Đối với giáo viên:<br />
- Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.<br />
Thƣờng xuyên tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết học từ đó gây hứng thú<br />
học tập cho học sinh.<br />
- Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.<br />
- Sử dụng nhiều phƣơng pháp trong một tiết học.<br />
- Quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành trong các tiết học.<br />
2. Khuyến nghị:<br />
- Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng<br />
Việt ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu, vận<br />
dụng nhiều biện pháp, thủ thuật để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.<br />
- Đối với Tổ chuyên môn của nhà trƣờng cần có các buổi sinh hoạt chuyên<br />
môn có chất lƣợng để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao<br />
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Qua quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng một số biện pháp nhƣ đã nêu ở trên<br />
để giúp học sinh học nắm vững biện pháp tu từ so sánh. Học sinh đã giảm đƣợc<br />
những lỗi mắc phải khi làm bài tập. Tuy nhiên đó cũng không phải là những<br />
biện pháp tối ƣu nhất, tôi chỉ mạnh dạn nêu lên để đồng nghiệp cùng tham khảo,<br />
chia sẻ. Rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết, không sao chép của người khác.<br />
<br />
<br />
15/15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn<br />
Luyện từ và câu lớp 3.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3.<br />
2. Sách giáo viên Tiếng Việc 3<br />
3. Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt<br />
4. Vở luyện tập Tiếng Việt<br />
5. Trò chơi học tập<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/15<br />