intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

170
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên dạy bộ môn thể dục phần rèn luyện kĩ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao. Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể thao, có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, có tính kỷ luật cao trong tập luyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ

I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài. <br /> Trong nội dung chương trình thể dục thì phần đội hình đội ngũ luôn sử dụng <br /> rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày và các hoạt động khác. Chính vì vậy mà đòi <br /> hỏi các em phải nhớ và biết áp dụng phần nội dung đã học. Song trong thực tế <br /> khi giáo viên kiểm tra việc thực hiện các kỹ thuật động tác của đội hình đội ngũ <br /> nhiều em vẫn còn tập chưa đúng kĩ thuật, bên cạnh đó khi đi dự giờ và trong quá <br /> trình giảng dạy những năm trước tôi nhận thấy rằng một số nội dung  giáo viên <br /> truyền tải tới học sinh chưa được cụ thể khiến cho học sinh khó nắm  bắt được <br /> kỹ thuật. Trước tình hình thực tế của nhà trường, khi nói đến giờ  học thể dục <br /> thì đa số học sinh ham thích, ham học, thích luyện tập. Song bên cạnh đó có một <br /> số bộ phận do điều kiện sống của các em hay sự phát triển tâm sinh  lý của các <br /> em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong chậm, <br /> chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức trong học tập còn hạn chế.  Đặc biệt là <br /> học sinh tiểu học các em con nhỏ, do vậy việc quan sát, tập luyện còn lúng túng, <br /> không nắm bắt được yếu lĩnh kỹ thuật khi thực hiện động tác, các em chưa chú  <br /> ý, chưa nghiêm túc khi thực hiện bài tập, trong giờ  học còn nô nghịch nhiều <br /> không chú ý khi giáo viên làm mẫu thị  phạm động tác, học sinh còn chưa  xác <br /> định   được   phương   hướng   của   động   tác,   học   sinh   còn   nhỏ   các   em   mải <br /> chơi, không chú ý đến giờ  học. Bên cạnh đó có giáo viên trong khi giảng dạy  <br /> chưa bao quát được hết học sinh của lớp, chưa để  ý tới chất lượng thực hiện <br /> bài tập của các em. Do vậy các em chưa thực hiện đúng bài tập của mình. <br /> Vậy  để  học sinh hứng thú, yêu thích và học tốt phần  đội hình  đội ngũ, <br /> với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể  dục, tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ <br /> nhằm tìm ra các biện phát hợp lý nhất, giúp học sinh lớp 4 học tốt một số bài <br /> tập khi học phần đội hình đội ngũ và nội dung tôi đã nghiên cứu đó là “Một số <br /> biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần đội hình đội ngũ”<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br /> Mục tiêu:<br /> <br /> <br /> 1<br /> ­  Nghiên cứu đưa ra một số  biện pháp giúp giáo viên dạy bộ  môn thể  dục <br /> phần rèn luyện kĩ năng đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao<br /> ­ Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể <br /> thao, có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, <br /> có tính kỷ luật cao trong tập luyện.<br />   Nhiệm vụ của đề tài<br /> ­ Nghiên cứu các tài liệu, chuyên sâu đề cập tới việc các bài tập đội hình đội <br /> ngũ cho học sinh<br /> ­ Qua quá trình nghiên cứu và đã đưa vào thực tế  giảng dạy phần học: “đội  <br /> hình đội ngũ” trong chương trình thể  dục lớp 4.Với mong muốn thu được kết  <br /> quả cao trong công tác giảng dạy bộ môn<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Tìm hiểu thực trạng đưa ra Một số biện pháp giúp cho việc rèn luyện kĩ năng <br /> đội hình đội ngũ cho học sinh lớp 4 đạt hiệu quả cao. <br /> 4. Giới hạn của đề tài.<br /> ­ Học sinh khối lớp 4 ; Học kì I : năm học 2017 ­ 2018<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu.<br /> a) Phương pháp nghiên cứu lý luận<br /> ­ Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Đọc sách, tài liệu tham khảo và <br /> các văn bản liên quan đến giáo dục, sách giáo viên có nội dung các bài tập đội <br /> hình đội ngũ cho học sinh<br /> b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> ­ Thông qua kinh nghiệm của bản thân <br /> ­ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: (nghiên cứu sản phẩm học <br /> tập của học sinh thông qua việc tập luyện).<br /> ­ Phương pháp điều tra:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> + Điều tra thực trạng. <br /> + Dự giờ, lấy ý kiến của chuyên môn và giáo viên trong trường. <br /> + Khảo sát chất lượng đầu năm va kiêm tra th<br /> ̀ ̉ ương xuyên..<br /> ̀  <br /> ­ Phương pháp khảo nghiệm: Tổ  chức so sánh, đổi chiếu kết quả  trước và <br /> sau khi thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> 1. Cơ sở lý luận.<br /> ­ Mục tiêu giáo dục là đào tạo cho học sinh phát triển toàn diện, chính vì vậy <br /> hiện nay Bộ  giáo dục và đào tạo thường xuyên phải đổi mới về  nội dung,  <br /> chương trình dạy học cho phù hợp. Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để <br /> kích thích và phát huy vai trò chủ  động, tích cực của người học, khơi dậy cho  <br /> học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện được những điều đó thì việc nắm vững <br /> kiến thức bài học là hết sức quan trọng. Giáo dục thể  chất trong nhà trường <br /> cũng đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới đó.<br /> ­ Trong chương trình giáo dục thể  chất của bậc tiểu học thì phần đội hình <br /> đội ngũ chiếm một vị trí quan trọng. Nếu học tốt phần đội hình đội ngũ ở lớp 4 <br /> sẽ giúp cho các em vận dụng tốt các kỹ năng, các động tác đó vào các  hoạt động <br /> đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nề nếp  và đạt hiệu <br /> quả cao. <br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br /> ­ Căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh. <br /> Trong giảng dạy thực tiễn lớp 4 tôi nhận thấy : Hiện nay trong tất cả các nội <br /> dung học của bộ  môn thể  dục tiểu học, các tiết học thực hành đều bắt đầu từ <br /> việc tập trung đội hình đội ngũ, sau đó mới đến nội dung học cụ  thể. Thế <br /> nhưng trong lúc tập trung  ổn định vẫn thường có những học sinh không chú ý, <br /> tập trung chậm trễ, khi xếp hàng còn xô đẩy, mất trật tự. Nhóm trưởng đi nhắc  <br /> nhở  từng bạn, được bạn này thì sai bạn khác, do các em hay quay xuống nhìn <br /> bạn thậm chí còn có những em không nghe theo sự hướng dẫn của các em trong  <br /> Ban hội đồng tự  quản. Địa bàn sân bãi chật hẹp, mùa nắng ít có cây che mát, <br /> <br /> <br /> 3<br /> thời tiết mưa nắng thất thường. Sự nhận thức của từng em khác nhau, sự  quan  <br /> niệm chưa coi trọng môn học này, dẫn đến thường coi nhẹ …Nội dung đội hình <br /> đội ngũ lại rất cần sự  nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và ý thức kỷ  luật cao, rèn <br /> luyện chí thông minh sáng tạo và trong thực tiễn hoạt động, phần đội hình đội <br /> ngũ được vận dụng rất nhiều trong các hoạt động mang tính tập thể  trong và <br /> ngoài nhà trường ví dụ như tập thể dục giữa giờ hay tập nghi thức đội. <br /> ­ Phần đội hình đội ngũ đã học qua từ các lớp dưới vậy mà các em vẫn thực  <br /> hiện các động tác chưa đúng, còn lúng túng khi tập luyện. Do vậy qua thời gian  <br /> giảng dạy tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân đẫn đến phần kỹ năng thực hiện  <br /> động tác của các em như sau: <br /> *  Nguyên nhân chủ quan: <br /> ­ Ý thức tập luyện của học sinh đã hình thành từ những năm trước thông qua <br /> sự giáo dục, nhắc nhở của các giáo viên trong nhà trường.<br /> ­ Một số giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo, vẫn xem nhẹ nội dung đội  hình <br /> đội ngũ, dẫn đến chất lượng bài tập chưa cao, hơn nữa giáo viên cho học sinh <br /> tập luyện quá nhiều dẫn đến học sinh mệt mỏi không muốn học.<br /> ­ Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên quản lý học sinh trong giờ học chưa  <br /> nghiên túc, vẫn để các em chạy nhảy, nô giỡn mà không nhắc nhở hay xử lý.<br /> ­ Có giáo viên dạy kiêm nhiệm chưa có chuyên môn thể  dục nên một phần  <br /> ảnh hưởng đến việc vận dụng các phương pháp dạy học .<br /> ­ Ban chỉ  huy thường dùng thuật ngữ  của chuyên môn sai (khẩu lệnh).Vị  trí  <br /> phát lệnh tập hợp, vị trí chỉ huy không đúng .Tác phong chỉ huy chưa nghiêm túc.<br /> ­ Ban Hội đồng tự quản chưa mạnh dạn, chưa linh hoạt trong việc điều hành <br /> lớp và các nhóm hoạt động.<br /> * Nguyên nhân khách quan:<br /> ­ Bản thân mới tiếp cận với mô hình trường học kiểu mới nên phần nào cũng  <br /> còn hạn chế, còn bỡ ngỡ với phương pháp giảng dạy mới<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> ­ Một số  lớp đông học sinh nên việc bao quát lớp ở trong giờ thực hành còn <br /> khó khăn, tâm lý lứa tuổi còn nhỏ thích tự do, ham chơi nhiều hơn học. Do vậy  <br /> việc tiếp thu và sửa sai của học sinh còn nhiều hạn chế.<br /> ­  Trình   độ   nhận   thức   không   đồng   đều,   có   nhiều   học   sinh   ý   thức   tốt,  <br /> nhưng cũng có học sinh ý thức chưa tốt, tiếp thu bài còn chậm, các em đứng <br /> trong hàng ngũ còn nô nghịch nhiều không chú ý đến giáo viên hướng dẫn sửa <br /> sai. <br /> ­  Tác phong học sinh còn lề  mề, em ra trước em ra sau, khi ra tập trung thì <br /> chen lấn xô đẩy nhau, đứng không đúng hàng lối, thứ tự, không ai chịu nhường <br /> ai, trong khi ra sân học thể dục cũng như ra sân thể dục giữa giờ các em rất mất <br /> trật tự và mất nhiều thời gian để ổn định hàng ngũ. Khi vào lớp cũng không theo  <br /> hàng lối, còn lộn xộn.<br /> ­ Học sinh tiểu học thường các em rất hiếu động và ham chơi, khi ra ngoài <br /> sân để tập thể dục các em không muốn gò bó theo nề nếp. <br /> ­  Sân bãi tập luyện không có sân tập riêng, thời tiết không thuận lợi, mưa  <br /> nắng thất thường. Đặc thù của môn thể dục là dạy ở ngoài sân.<br /> ­  Quần áo có em chưa thực hiện đúng qui định của nhà trường đề  ra, còn <br /> nhiều em không đi giầy khi bắt đầu vào giờ học thể dục, còn có nhiều học sinh <br /> mặc quần áo chưa đúng qui định, luộm thuộm gây bất tiện cho các em khi vận <br /> động, nhất là về mùa đông không đúng với quy định. <br /> ­ Đầu năm khảo sát chất lượng phần đội hình đội ngũ lớp 4A, 4B vào tuần  <br /> thứ 4(tháng 9/2017) với tổng số học sinh là: 61 em, kết quả như sau.<br /> Đạt loại<br /> Lớp/sĩ số Kĩ năng<br /> HTT HT CHT<br /> ­ Khẩu lệnh 3(10%) 12(40%) 15(50%)<br /> ­ Tập hợp hàng ngang, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> 4(13,3%) 16(53,3%) 10(33,3%)<br /> ­ Tập hợp hàng dọc, nghỉ, <br /> <br /> 4A(30) nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> ­ Đi đều, đổi chân khi sai nhịp 2(6,7%) 11(36,7%) 17(56,7%)<br /> <br /> <br /> 5<br /> ­ Khẩu lệnh 4(13%) 14(45,1%) 13(42%)<br /> ­ Tập hợp hàng ngang, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> 4B(31) 3(9,7%) 21(67,8%) 7(22,5%)<br /> ­ Tập hợp hàng dọc, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> ­ Đi đều, đổi chân khi sai nhịp 5(16,1%) 11(35,4%) 15(48,3%)<br /> <br /> <br /> 3. Nội dung và hình thức của biện pháp.<br /> 3.1. Mục tiêu của biện pháp<br /> ­  Những biện pháp mà đề  tài nghiên cứu nhằm trang bị  cho học sinh có kĩ  <br /> năng hơn khi học phần “đội hình đội ngũ”, làm cơ sở cho học tập bộ môn, phát <br /> triển phát triển các tố chất thể lực phục vụ cho học tập các môn học.<br /> ­ Sau khi áp dụng các biện pháp thì giờ  dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh <br /> nhanh nhẹn, hoạt bát, ý thức học tập tốt hơn và đặc biệt là hoạt động ngoại <br /> khóa việc xếp hàng và chỉnh đốn đội hình đội ngũ ở các buổi sinh hoạt giữa giờ <br /> nhanh nhẹn hơn.<br /> 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.<br /> ­ Trong chương trình giáo dục thể chất  từ lớp 1 đến lớp 4 thì đều có chương <br /> ĐHĐN và phù thuộc vào đặc điểm sinh lý lứa tuổi của HS mà ngành giáo dục đã  <br /> soạn thảo nội  dung chương trình  ở  các lớp khác nhau. Nội dung kiến thức  <br /> chương trình thể  dục lớp 4 gần như  hoàn chỉnh, cac em vừa ôn vừa được học  <br /> mới và là tiền đề để các em tiếp tục học ở các cấp học trên. Trong quá trình dạy  <br /> HS, tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình TD lớp mình phụ  trách và cả  bậc <br /> tiểu học để xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy phù hợp với tình hình <br /> hiện nay. Tôi nhận thấy chương Đội hình đội ngũ TD lớp 4, HS còn nhiều lỗi <br /> mắc phải cần đầu tư công sức nhiều hơn để khắc phục những thiếu sót mà HS <br /> mắc phải và để  kịp thời khắc phục những thiếu sót đó tôi đã nghiên cứu và áp  <br /> dụng một số biện pháp như sau: <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br />          * Biện pháp 1:  Nghiên cứu kĩ chương trình, yêu cầu Chuẩn kiến <br /> thức, kĩ năng.<br /> ­ Chương trình thể dục lớp có 4 chương như sau:<br />  + Đội hình đội ngũ<br /> + Bài thể dục phát triển chung<br /> + Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản<br /> + Nội dung tự chọn<br /> ­ Chương 1 là chương quan trọng vì nội dung chương này thường được áp <br /> dụng trong các bưởi lên lớp hay buổi thể  dục đầu giờ, giữa giờ  hoặc ngoại  <br /> khóa. Nội dung kiến thức được trải đều khắp từ lớp 1 đến lớp 5 và có liên quan  <br /> quan đến tất cả các chương còn lại. Do vậy tôi đi sâu nghiên cứu vào chương 1, <br /> chương này nội dung đa dạng, có nhiều bài học khó, các em HS nếu không chăm <br /> chỉ, nghiêm túc tập luyện và giáo viên nếu không sử dụng đúng các phương pháp <br /> dạy học sẽ  dẫn đến cac em mệt mỏi, nhàm chán, không thích học mà lứa tuổi <br /> này các em ham vui chơi nhiều hơn học và HS không phát huy được tính tích <br /> cực. Nên trong quá trình giảng dạy tôi thấy HS còn nhiều lỗi mắc phải và cần <br /> được nghiên cứu.<br /> ­  Khi giáo viên đã nắm vững về  chuẩn kiến thức kỹ  năng chắc chắn các  <br /> phương pháp lên lớp sẽ  thu hút được HS, buổi học sẽ  trở  lên phong phú hiệu <br /> quả  hơn. Tường hợp không nắm vững về  chuẩn kiến thức kỹ  năng thì các <br /> phương pháp giảng dạy sẽ  hạn chế, HS không phát huy được tính tích cực,  <br /> phương pháp giảng dạy sẽ  không phù hợp với mô hình trường học mới. Nếu <br /> việc giảng dạy đúng theo chuẩn kiến thức kỹ  năng và sự  tiếp thu của các em  <br /> HS nắm vững kiến thức chương này tốt sẽ  là cơ sở  để  HS học tốt các chương  <br /> khác.<br /> * Biện pháp 2: Tập trung bồi dưỡng Ban hội đồng tự quản<br /> ­ Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, <br /> có sự  thông minh, nhanh nhẹn, nghiêm túc, vui vẻ  và hòa đồng.  Đặc biệt hơn <br /> trong tiết học đội hình động ngũ đòi hỏi người chỉ huy phải biết chọn vị trí tập <br /> <br /> <br /> 7<br /> luyện thích hợp tránh ánh nắng, khi phân việc cho các cá nhân tập làm sao phải  <br /> bao quát hết được.<br /> ­  Ngay từ  buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên phải xây <br /> dựng, hình thành và rèn luyện cho Ban hội đồng tự quản những kĩ năng chỉ đạo <br /> lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt động tập luyện đến việc <br /> thả lỏng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này, giáo viên phải hướng dẫn, <br /> uốn nắn, sữa chữa kịp thời cho  Ban hội đồng tự quản trong các tiết học. Trong <br /> một tiết học giáo viên nên giao nhiệm vụ cho chủ tịch Hội đồng tự  quản hoặc <br /> Ban văn thể sau đó Ban văn thể giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp.<br />  Ví d  ụ:  <br /> + Chủ tịch Hội đồng tự quản chỉ đạo chung cả lớp, quan s át và nhắc nhở các <br /> bạn.<br /> + Nhóm trưởng nhóm 1 : Chỉ đạo các bạn tập đứng nghiêm, đứng nghỉ<br /> + Nhóm trưởng nhóm 2 : Chỉ đạo các bạn tập quay phải, quay trái<br /> + Nhóm trưởng nhóm 3 : Chỉ đạo các bạn tập đi đều – đứng lại<br /> ­  Trong  hoạt động cơ  bản hay hoạt động thực hành sau khi giáo viên phổ <br /> biến nội dung xong thì cần hướng dẫn thêm cho  Ban hội đồng tự  quản  theo <br /> hướng điều hành cần đạt theo mục tiêu bài học đề ra.<br /> ­  Và qua thời gian nghiên cứu và đã áp dụng vào giảng dạy cho thấy chất  <br /> lượng tiết dạy được nâng lên rõ rệt nhất là công tác quản lý nhóm, điều hành,  <br /> hướng dẫn học sinh hoạt động theo mô hình VNEN, học sinh nhanh nhẹn, linh <br /> hoạt, tự tin, tự giác, tự trao đổi trong các giờ học. Hội đồng tự quản có năng lực  <br /> điều hành nhóm, lớp hoạt động một cách tích cực, chủ  động, sáng tạo. Do vậy  <br /> việc chọn và bồi dưỡng cho Ban hội đồng tự  quản là cần thiết và phù hợp với <br /> chương trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.<br /> * Biện pháp 3: Sửa sai các lỗi học sinh thường mắc phải<br /> a/ Sửa sai về thuật ngữ chuyên môn ( khẩu lệnh):<br /> ­ Phần khẩu lệnh có dự  lệnh và động lệnh, GV cần hướng dẫn HS cách hô <br /> kéo dài dự  lệnh còn động lệnh hô dứt khoát và nhấn giọng phần động lệnh.  <br /> <br /> <br /> 8<br /> Muốn Ban thể dục sử dụng đúng thuật ngữ chuyên môn là phải cho HS ghi chép  <br /> vào sổ  tay hoặc vở và yêu cầu các em phải học thuộc lòng. Khi sử  dụng thuật  <br /> ngữ chuyên môn không được thừa hay thiếu, cần phải ngắn gọn, chính xác và có  <br /> tính thống nhất. <br /> ­ Các khẩu lệnh thường dùng trong tiết học<br /> + Động tác tập hợp: Khẩu lệnh “Thành 1, 2, 3.. hàng ngang (dọc) tập hợp”.<br /> + Hàng dọc: Khẩu lệnh dóng hàng “Nhìn trước thẳng”<br /> + Hàng  ngang: Khẩu lệnh dóng hàng : “Nhìn chuẩn ­  Thẳng!”<br /> +  Điểm số  theo đội hình hàng ngang(dọc):  Khẩu lệnh: “Từ  một đến hết – <br /> điểm số!”<br /> + Động tác đứng nghiêm: Khẩu lệnh “ Nghiêm” ( không có dự lệnh). <br /> + Động tác quay tại chỗ: Bên phải(trái) – quay (có động lệnh, dự lệnh)<br /> + Dàn hàng: Cự ly rộng(cự ly cực rộng) nhìn chuẩn thẳng.<br /> + Dồn hàng: Cự ly hẹp(cự ly cực hẹp) nhìn chuẩn thẳng.<br /> + Giậm chân tại chỗ: Khẩu lệnh “giậm chân tại chỗ...bước” (có động lệnh, <br /> dự lệnh) <br /> + Đi đều: Khẩu lệnh “Đi đều...bước” (có động lệnh, dự lệnh) <br /> + Đứng lại: Khẩu lệnh “ Đứng lại...đứng” (có động lệnh, dự lệnh)<br /> + Chạy đều: Khẩu lệnh “Chạy đều...chạy” (có động lệnh, dự lệnh)<br /> Ví dụ: Khi tập hợp hàng ngang cán sự bộ môn (CSBM) hô:<br /> ­ Cả lớp tập hợp thành 2 hàng ngang (hoặc 3, 4 ... hàng ngang). Sau đó CSBM <br /> hô tiếp:<br /> + Nhìn chuẩn thẳng ! <br /> Khi tập đi đều dùng khẩu lệnh:<br /> + Giậm chân tại chỗ!  Bước!;  ­ Đi đều!  Bước! (động lệnh rơi vào chân trái)<br /> b/ Sửa sai về dóng hàng ngang, hàng dọc, điểm số:<br /> ­ Giáo viên sửa sai bằng cách cho học sinh xem tranh hoặc cho các em xem <br /> mẫu, hoặc giáo viên làm mẫu để các em làm theo <br /> <br /> <br /> 9<br /> Ví dụ như: ­ Tập hợp một hoặc nhiều hàng dọc, dóng hàng điểm số:<br /> + Khẩu lệnh: Toàn lớp (nhóm) chú ý – Thành 1 (2, 3,…) hàng dọc tập hợp.<br /> + Động tác: Trước khi phát lệnh,người chỉ  huy xác định vị  trí thích hợp rồi <br /> dùng hiệu lệnh hô “Toàn lớp chú ý!”, nhằm giúp học sinh trật tự  và lắng ghe  <br /> khẩu lệnh. Sau đó chỉ  huy hô tiếp khẩu lệnh: ­ “Thành 1(2, 3,…)hàng dọc tập <br /> hợp!”.Nghe khẩu lệnh các em hàng thứ  nhất (nhóm 1) nhanh chóng đứng sau <br /> cách người chỉ huy một cánh tay, em đứng đầu hàng thứ nhất đứng cánh người <br /> chỉ huy một cách tay khi người chỉ huy giơ tay phải, các em khác lần lượt đứng <br /> tiếp theo, em nọ cách em kia một cánh tay. Các em nhóm  còn lại theo hàng thứ <br /> nhất lần lượt xếp hàng theo về phía tay trái, cách hàng bên phải một khuỷu tay  <br /> chống hông. Chú ý điều chỉnh hàng của mình cho thẳng (hàng ngang và hàng <br /> dọc)<br /> Lưu ý: Hàng dọc thứ  2 đứng  ở  sườn trái hàng dọc thứ  nhất, các hàng tiếp <br /> theo đứng tương tự, hàng dọc nọ cách hàng dọc kia một nắm tay giữa hai khuỷu  <br /> tay.<br /> Dóng hàng dọc: <br /> + Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng!”<br /> + Động tác: Nhóm trưởng tổ một đúng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay  <br /> phải giơ  lên cao và hô “có”. Các nhóm trưởng nhóm hai, nhóm ba,..lần lượt <br /> chống tay phải vào hông và dịch chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người  <br /> đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh hàng ngang cho thẳng. Các thành viên <br /> nhóm một đưa tay trái, đầu ngón tay chạm vai người phía trước để dãn cho đúng  <br /> cự ly, đồng thời nhìn vào gáy bạn để dóng cho thẳng hàng. Các thành viên nhóm <br /> hai, nhóm ba,…nhìn các thành viên nhóm một để dóng hàng ngang và nhìn người  <br /> đứng trước để dóng hàng dọc (không cần giơ tay ra trước dóng hàng như nhóm  <br /> một). Nghe khẩu lệnh, các em nhìn về phía trước dóng hàng cho thẳng, em sau  <br /> cách em trước một cánh tay, các em hàng bên theo hàng bên phải điều chỉnh cho  <br /> thẳng hàng ngang và hàng dọc. Khi có khẩu lệnh “Thôi”, em giơ tay làm chuẩn  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> mới hạ  tay xuống, các em trong hàng thứ  nhất hạ  tay đặt lên vai bạn xuống  <br /> thành tư thế tự nhiên. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Điểm số theo đội hình hàng dọc<br /> + Khẩu lệnh: “Từ một đến hết – điểm số!”<br /> + Đông tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng, quay mặt sang  <br /> trái ra sau và hô to số của mình: 1, rồi quay mặt luôn về tư thế ban đầu. Người <br /> thứ hai quay mặt sang trái ra sau và hô to số của mình: 2, rồi quay luôn về tư thế <br /> của mình. Những người tiếp theo lần lượt điểm số như vậy cho đến hết nhóm. <br /> Riêng em cuối cùng không quay mặt ra sau mà hô to số  của mình sau đó hô  <br /> “Hết!”. Ví dụ: “10 hết”.<br /> ­ Tập hợp một hoặc nhiều hàng ngang:<br /> Khẩu lệnh: “Thành 1; 2; 3… hàng ngang – tập hợp”(2)<br /> Kỹ thuật: Người chỉ huy chọn đơn vị, hướng tốt nhất, quay mặt về phía học  <br /> sinh và hô khẩu lệnh“Toàn lớp chú ý”(1) Khi học sinh đứng nghiêm quay mặt vào <br /> người chỉ huy, lúc đó mới phát khẩu lệnh (2). Người chỉ huy quay về hướng đã  <br /> chọn, đứng nghiêm, giơ  tay phải lên cao. Khi học sinh thứ nhất đứng bên sườn <br /> trái của người chỉ huy(học sinh đứng theo thứ tự từ thấp đến cao). Sau đó người <br /> chỉ huy hạ tay xuống và bước tới vị trí thích hợp để điều khiển đội ngũ.<br /> Người nọ cách người kia bằng một khuỷu tay chống hông(cùng hàng). Giữa  <br /> hàng nọ và hàng kia cách nhau một cánh tay.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> ­  Cách hô khẩu lệnh như  trên, người giáo viên cho các em thay nhau điều <br /> hành nhóm hoặc thay nhau điều hành lớp, được như  vậy các em sẽ  thể  hiện  <br /> được tính tự tin đứng trước lớp và dễ dàng thuộc lòng các khẩu lệnh hô<br /> c/ Sửa sai về tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ: <br /> ­  Tư  thế  này các em đã học từ  các lớp dưới nhưng trong quá trình lên lớp <br /> nhiều HS vẫn thực hiện không đúng động tác, GV cần thường xuyên kiểm tra, <br /> thực hành mẫu, nhắc nhở, cho một số em thi thực hành, biểu diễn theo tổ hoặc  <br /> nhiều hình thức khác.<br /> ­ Động tác nghiêm:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Khẩu lệnh: “Nghiêm” <br /> Kỹ thuật: Nghe khẩu lệnh của người chỉ huy, người tập chụm 2 gót chân sát <br /> nhau. Hai bàn chân mở rộng tạo thành một góc khoảng 600. Trọng tâm dồn đều <br /> trên 2 chân. Đứng thẳng, ngực căng, mắt nhìn phía trước. Tay duỗi thẳng sát <br /> sườn, các ngón tay khép.<br /> ­ Động tác nghỉ:<br /> Khẩu lệnh: “Nghỉ” <br /> Kỹ thuật(có hai tư thế): <br /> + Đứng thoải mái, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia thả  lỏng, hơi gập  <br /> khớp gối. Thân trên thẳng, mỏi chân nọ đổi chân kia.<br /> <br /> <br /> 12<br /> + Hai chân đứng rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều trên 2 chân. Hai tay nắm <br /> lấy nhau ở sau lưng.<br /> ­ Trường hợp các em sai nhiều, giáo viên hướng dẫn, làm mẫu và có thể giải <br /> thích thêm như: nhắc nhở các em tay phải tay cầm bút và ngược lại tay cầm bút <br /> là tay bên kia tay trái, giang hai tay sang 2 bên sẽ  là các hướng quay bên phải  <br /> hoặc bên trái.<br /> d/ Sửa sai động tác quay phải, quay trái, quay sau:<br /> ­ Thường thuờng chúng ta thấy các em không xác định đuợc góc quay, quay <br /> phải hay trái quá 90 độ, quay sau thường hay té ngã. Do tư thế đứng sai, thuờng <br /> vung tay ra ngoài khi thực hiện các động tác. Giáo viên sửa sai bằng cách phân  <br /> tích, làm mẫu thật nhiều lần và tăng cuờng thực hành, bồi duỡng cho cán sự bộ <br /> môn, dành thời gian tập luyện và thi theo tổ, tập riêng đối với những em tiếp thu <br /> chậm, tổ chức thi biểu diễn. Trong quá trình thi biểu diễn nên xếp loại tập thể <br /> tổ kèm theo việc nhận xét, sửa sai, tuyên dương khen thưởng.<br /> ­ Động tác quay phải, trái tại chỗ:<br /> Khẩu lệnh: “Bên phải(trái) – Quay”<br /> Kỹ thuật: Dứt động lệnh người tập dồn trọng tâm sang chân phải (trái), dùng <br /> gót chân làm trụ, phối hợp với nửa bàn chân trái(phải). Quay toàn thân sang  <br /> phải(trái) 900. Sau đó đưa chân trái(phải) lên sát chân phải(trái). Hai tay duỗi sát <br /> thân, chân thẳng thành tư thế đứng nghiêm.<br /> ­ Quay đằng sau:<br /> Khẩu lệnh: “Đằng sau ­ Quay”<br /> Kỹ thuật: Như quay phải, nhưng quay một góc 1800<br /> ­ Chú ý: Với động tác này khi học sinh quay phải giữ thăng bằng, hai tay  <br /> ép sát thân không được vung tay. Giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các <br /> em trong quá trình tập luyện<br /> e/ Sửa sai khi đi đều, đi đều­ đứng lại, đổi chân khi đi sai nhịp:<br /> ­ Muốn cho học sinh đi đều đúng giáo viên cần tập kỹ  phần giậm chân tại  <br /> chỗ rồi mới cho đi đều. <br /> <br /> <br /> 13<br /> Ví dụ: Khẩu lệnh hô Đi đều ­ đứng lại:<br /> ­ Khẩu lệnh đi đều và đứng lại, đây là nội dung học khó và quan trọng đối <br /> với phần đội hình đội ngũ của thể  dục lớp 4, là tiền đề  để  học tiếp nội dung <br /> này  ở  các lớp trên, nếu việc giảng dạy làm mẫu của giáo viên không chuẩn,  <br /> sửa chữa không kịp thời sẽ làm các em trở thành thói quen trong tập luyện và sẽ <br /> khó sửa chữa, có sửa chữa để đúng kĩ thuật cũng phải mất nhiều thời gian.<br /> ­ Với động tác đi đều ­ đứng lại, giáo viên dùng phương pháp dạy học phân <br /> chia, cho cả lớp tập đồng loạt tại chỗ sau đó phân chia nhóm tập và lúc này giáo <br /> viên là người điều khiển hô lớp tập<br /> + Phương pháp phân chia:<br /> +  Tập tư  thế  đánh tay  nhuần nhuyễn(tay đưa ra phía trước gập khuỷu tay <br /> ngang ngực và vuông góc, tay đưa về sau thẳng và khép lại sát thân người, bàn <br /> tay nắm hờ, tư thế thoải mái, mắt nhìn thẳng) (Hình 1).<br /> + Tập giậm chân: Sau khẩu lệnh hô giậm chân tại chỗ, HS đồng loạt co gối  <br /> nâng bàn chân trái lên cao cách mặt đất 15­ 20cm, lúc này bàn chân trái giậm  <br /> chạm đất sẽ  là nhịp 1, hết nhịp 1 chân phải nâng lên và đồng thời giậm chạm  <br /> đất sẽ là nhịp 2. Động tác cứ nhứ vậy nhịp 1 rơi vào chân trái và nhịp 2 rơi vào  <br /> chân phải(Hình 2). (Hình 1) (Hình 2)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> +  Động tác đứng lại:Dự  lệnh đứng lại...khi bàn chân phải chạm đất, HS <br /> tiếp tục giậm một nhịp chân trái. Khi có động lệnh “đứng”( cũng vào thời điểm  <br /> bàn chân phải chạm đất), giậm thêm một nhịp chân trái sau đó đưa chân phải <br /> về áp sát với chân trái thành tư thế đứng nghiêm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> + Dùng phương pháp hoàn chỉnh: Kết hợp động tác đánh tay và giậm chân, <br /> khi khẩu lệnh hô (giậm chân tại chỗ...bước), Sau khẩu lệnh hô giậm chân tại <br /> chỗ, HS đồng loạt co gối nâng bàn chân trái lên cao cách mặt đất 15­ 20cm,  <br /> đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải đánh ra trước, cẳng tay co lại song  <br /> song với ngực, bàn tay nắm hờ, sau đó đặt bàn chân trái chạm đất đúng vào nhịp  <br /> 1. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, nâng gối và bàn chân phải lên cao, <br /> đồng thời đổi chiều đánh của hai tay, sau đó đặt bàn chân phải chạm đất đúng <br /> vào nhịp 2. Động tác lặp lại như  vậy một cách nhịp nhàng, cứ  tay lọ  chân kia <br /> luân phiên, nhịp 1 rơi vào chân trái, nhịp 2 rơi vào chân phải, toàn thân không gò <br /> bó, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ Sau khi học sinh đã tập thành thạo động tác giậm chân tại chỗ và đứng lại <br /> thì cho HS tập đi đều<br /> + Khẩu lệnh: “Đi đều ­ bước!”<br /> + Động tác: Khi nghe động lệnh “bước”, chân trái bước lên, trong tâm dồn <br /> vào chân trái sau đó bước tiếp chân phải lên, người hơi ngả  về  trước, hai tay  <br /> đánh tự  nhiên, khi tay đưa ra phía trước gập khuỷu tay ngang ngực và vuông  <br /> góc, tay đưa về sau thẳng và khép lại sát thân người, bàn tay nắm hờ (tốc độ đi  <br /> trung bình một phút từ 110­120 bước). Đồng loạt bước chân trái về  trước một <br /> bước với độ dài vừa phải từ 35 cm­45 cm sao cho đặt bàn chân chạm đất đúng <br /> nhịp 1, hai tay đánh phối hợp như  khi giậm chân tại chỗ. Tiếp theo dồn trọng  <br /> tâm vào chân trái, bước chân phải về  trước đồng thời đổi chiều đánh tay sao  <br /> cho chân chạm đất đúng vào nhịp 2. Động tác cứ  lặp đi lặp lại một cách nhịp <br /> nhàng, đúng nhịp, nhịp 1 chân trái bước lên, nhịp 2 chân phải bước lên và cứ thế <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> lặp đi lặp lại theo nhịp 1­2, 1­2, ... Khi học sinh đã đi đều tốt chúng ta mới dạy  <br /> cho các em đi đều vòng phải vòng trái.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> + Khi nghe khẩu lệnh: “Đứng lại – đứng!”<br /> Dự  lệnh “Đứng lại” rơi vào chân phải, lúc này chân trái tiếp tục bước lên  <br /> một bước nữa, rồi chân phải về trước chạm đất đúng vào động lệnh “đứng!”. <br /> Sau động lệnh, tiếp tục bước chân trái một bước về  trước, đưa chân phải về <br /> với chân trái và đứng lại, người ở tư thế nghiêm. <br /> ­ Trong quá trình giảng dạy chúng ta thấy khi các em đi đều thường sai nhịp  <br /> chân thì chúng ta huớng dẫn cách đổi chân, khi đi sai nhịp bằng cách giậm đúp <br /> chân trái một nhịp nữa gọi là nhịp đệm. Nhịp 1 chân trái buớc lên, chân phải <br /> nhanh chóng buớc tiếp, mũi chân sát gót chân trái đồng thời chân trái buớc nhanh  <br /> lên phía trên 1 bước nhỏ, tiếp theo chân phải buớc lên vào nhịp 2, buớc đệm cần <br /> thực hiện nhanh mới khớp nhịp 1­2,1­2, ...  <br /> + Đổi chân khi đi sai nhịp là động tác khó vì phải có bước kép, do vậy khi <br /> thực hiện động tác HS thường nhẩy lên hoặc bước đệm quá dài. GV sửa bằng  <br /> cách, GV làm mẫu lại động tác bước đệm sau đó cho HS tập chậm theo các cử <br /> động cho tới khi thuần thục theo nhịp  đi bình thường. Động tác này cần tập <br /> nhiều thì các em mấy trở thành thói quen và việc nắm vững kĩ thuật sẽ trở thành <br /> kĩ năng đổi chân khi đi sai nhịp. Do đó giáo viên chú ý cho các em tập luyện  <br /> bằng nhiều hình thức như: tập thể, chia tổ  và cá nhân. GV và Ban thể  dục cố <br /> tình hô sai nhịp và cho HS tập đổi chân nhiều lần và lúc đầu nhịp hô của GV ở <br /> mức độ chậm, sau đó khi các em đã quen thì hô nhanh để các em tập luyện. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 16<br /> * Biện pháp 4: Tổ  chức thi đua biểu diễn, khen thưởng động viên học <br /> sinh <br /> ­  Tổ  chức thi đua biểu diễn, khen thuởng: Trong những phương pháp dạy <br /> học đối với bộ môn Thể dục tôi nhận thấy việc tổ chức cho các em thi đua biễu <br /> diễn là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Qua phương <br /> pháp này, tạo ra cho các em tinh thần thi đua học tập, hứng thú học tập, giảm  <br /> bớt mệt mỏi, căng thẳng khi học và giúp cho giáo viên nhận đuợc những thiếu  <br /> xót để kịp thời uốn nắn sửa chữa. Trong quá trình tổ chức thi đua biểu diễn, GV <br /> có thể tổ chức thi biểu diễn theo cá nhân hoặc nhóm. Giáo viên nên khen nhiều <br /> hơn để động viên tinh thần các em tập luyện.<br /> 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp<br /> ­ Biên pháp thứ nhất “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” đây là biện pháp quan trọng, <br /> giúp cho quá trình giáo dục những kĩ năng cơ bản của môn học và là tiền đề để <br /> cho các biện pháp khác được thực hiện. Những biện pháp còn lại giữ vai trò hỗ <br /> trợ cho nhau để hoàn chỉnh nội dung nghiên cứu của đề tài đưa ra.<br /> ­ Trong thời gian áp dụng những biện pháp vào quá trình giảng dạy, tiết dạy  <br /> trở lên hiệu quả hơn, học sinh hứng thú hơn và để  thực hiện được điều đó đòi <br /> hỏi phải có sự phối hợp gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội<br /> 3.4. Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu, <br /> phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br /> ­ Thời gian về trường công tác được nhà trường giao cho giảng dạy từ khối 1 <br /> đến khối 5, qua thực tế  hơn  2 năm giảng dạy thể  dục bậc tiểu học tôi nhận <br /> thấy phần đội hình đội ngũ của các lớp vẫn còn lúng túng  ở  một số  đội hình,  <br /> các em gần như  không nắm rõ về  lý thuyết và thực hành. Sau một thời gian <br /> giảng dạy cho học sinh  ở  các khối lớp tôi đã cùng với một số  giáo viên kiệm <br /> nhiệm tập trung trao đổi kinh nghiệm và đưa ra một số  phương pháp dạy học <br /> sao cho phù hợp với lứa tuổi và học sinh tại địa phương, từ  đây có những biện <br /> pháp làm sao giúp cho học sinh có kĩ năng phần đội hình đội ngũ và sau 12 tuần  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 17<br /> áp dụng các biệp pháp trên cho học sinh khối lớp 4 tôi thu được kết quả lớp 4A <br /> và lớp 4B như sau:<br /> Đạt loại<br /> Lớp/sĩ số  Kĩ năng<br /> HTT HT CHT<br /> ­ Khẩu lệnh 620(%) 18(60%) 6(20%)<br /> ­ Tập hợp hàng ngang, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> 9(30%) 17(56,7%) 4(13,3%)<br /> 4A(30) ­ Tập hợp hàng dọc, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> ­ Đi đều, đổi chân khi sai <br /> 6(20%) 16(53,3%) 8(26,7%)<br /> nhịp<br /> ­ Khẩu lệnh 7(22,5%) 19(61,2%) 5(16,1%)<br /> ­ Tập hợp hàng ngang, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> 4B(31) 11(35,4%) 18(58%) 2(6,5%)<br /> ­ Tập hợp hàng dọc, nghỉ, <br /> nghiêm, dóng hàng, điểm số<br /> ­ Đi đều, đổi chân khi sai nhịp 8(25,8%) 19(61,2%) 4(12,9%)<br /> <br /> ­ Nhìn vào kết quả trên tôi thấy kỹ năng của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh <br /> mạnh dạn, linh hoạt,  nhanh nhẹn hơn, ý thức kỷ  luật tốt hơn và có khả  năng <br /> làm việc độc lập rất cao. Học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào <br /> các hoạt động tập luyện của nhóm của lớp. Đối với học sinh đã có kĩ năng  thì <br /> các em học nhiệt tình, động tác chuẩn xác hơn. Đối với học sinh chưa đạt yêu <br /> cầu tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ  rõ rệt và hòa đồng với các bạn trong <br /> lớp, phụ  huynh học sinh rất vui, qua đó phụ  huynh đã quan tâm nhiều hơn tới  <br /> môn học này và quan tâm đến con em nhiều hơn. Bản thân tôi tự tin và chủ động <br /> hơn khi dạy phần đội hình đội ngũ, tiết dạy trở nên sôi động.<br /> ­ Hàng năm Liên đội nhà trường đều tổ  chức thi nghi thức đội, chính vì có  <br /> hoạt động phong trào này mà đòi hỏi các em học sinh phải có kĩ năng về  đội <br /> hình đội ngũ, qua 2 đợt thi thi nghi thức tại trường và qua khảo sát của các giáo <br /> viên chủ nhiệm và phụ huynh thì nhìn chung các em nắm bắt kỹ thuật động tác  <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br /> tốt hơn, ý thức trong xếp hàng nhanh nhẹn, hình thành kĩ năng động tác nhanh  <br /> chóng, các em có thói quen trong tập luyện, các em biết áp dụng kĩ năng động tác  <br /> khi tham gia các hoạt động phong trào tại trường và khi về nhà.<br /> ­  Với kết quả  đạt được qua áp dụng  những  kinh nghiệm tại trường,  tôi sẽ <br /> ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ́ ̣<br /> tiêp tuc vân dung vao giang day va tiêp tuc nghiên c<br /> ̀ ứu, tim toi, hoc hoi nhăm giúp<br /> ̀ ̀ ̣ ̉ ̀  <br /> học sinh nắm vững phần đội hình đội ngũ, nâng cao dân chât l<br /> ̀ ́ ượng cho tiết học <br /> và đồng thời nhằm phuc vu tôt cho cac hoat đông mang tinh ch<br /> ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ́ ất tâp thê c<br /> ̣ ̉ ủa nhà  <br /> trường.<br /> III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận:<br /> ­ Việc nghiên cứu đưa vào giảng dạy môn thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, <br /> phát triển các tố  chất vận động là vô cùng cần thiết. Giảng dạy phần đội hình <br /> đội ngũ cho học sinh là một vấn đề  quan trọng và phải làm ngay từ  đầu năm  <br /> học.<br /> ­ Từ thực tiễn đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp được rút ra từ <br /> kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm nâng cao kĩ năng khi học các động <br /> tác của phần đội hình đội ngũ, đây là một trong những đặc trưng quan trọng của <br /> bộ môn và các biện pháp này áp dụng được cho giáo viên chuyên trách, giáo viên <br /> kiêm nhiệm và tất cả học sinh trong trường.<br /> ­ Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Một số yếu tố vô cùng  <br /> quan trọng đối với bộ  môn hoạt động ngoài trời đó là sân bãi, dụng cụ, môi <br /> trường cho tập luyện.<br /> ­ Muốn nâng cao thể lực cho học sinh không những chỉ có sự nỗ lực của các  <br /> em, sự nhiệt tình, sáng tạo của thầy cô mà còn phải có sự quan tâm, chỉ đạo của  <br /> nhà trường, tổ chuyên môn, phụ huynh học sinh và các tổ chức có liên quan.<br /> 2. Kiến nghị:<br /> ­  Giáo viên thường xuyên đề  xuất với ban giám hiệu nâng cấp sân bãi tập  <br /> luyện như trồng thêm cây xanh để tạo thêm bóng mát cho học sinh tập luyện<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> ­  Giáo viên bộ  môn kết hợp với giáo viên chủ  nhiệm vận động phụ  huynh <br /> học sinh mua trang phục thể dục cho các em để các em vận động được dễ dàng,  <br /> thoải mái.<br /> ­ Đề nghị nhà trường đầu tư, mua một số thiết bị phục vụ cho công tác giảng <br /> dạy như các loại bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, hố cát nhẩy....<br /> ­ Đề nghị đến đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức <br /> các hoạt động thể dục thể thao cấp trường để  gây hứng thú trong học tập của <br /> học sinh.<br /> Người viết sáng kiến<br /> <br /> <br /> <br /> <br />       Trần Minh Quý<br /> <br /> <br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> 1. Sách hướng dẫn rèn luyện đội viên của ban thanh thiếu niên.<br /> 2. Sách giáo viên thể dục lớp 1, 2, 3, 4 của nhà xuất bản Giáo dục.<br /> 3. Băng đĩa hình dạy mẫu của trung tâm nghe nhìn Giáo dục<br /> 4. Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn ở tiểu học.<br /> 5. Tham khảo quá trình sinh lý học TDTT nhà xuất bản năm 1995<br /> 6. Nghiên cứu và ứng dụng thông tư 22.<br /> 7. Một số tài liệu tham khảo khác.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 20<br /> MỤC LỤC<br /> I. Phần mở đầu:……………………………………………….…..….....……...1<br /> 1. Lý do chọn đề tài. ………………………………………….………….…....1<br /> 2.   Mục   tiêu,   nhiệm   vụ   của   đề   tài.   ………………………………………..<br /> …....1<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………….….....2<br /> 4. giới hạn của đề tài. ………………………………………………….……...2<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………….…2<br /> II. Phần nội dung..………………………………………………………...…...2<br /> 1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………..…2<br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………...3<br /> 3. Nội dung và hình thức của biện pháp….……………………………….…..5<br /> 3.1. Mục tiêu của biện pháp...……………………………………………..….5<br /> 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp…..........……….…………....6<br /> 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp….............................…………………..16<br /> <br /> <br /> <br /> 21<br /> 3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br /> và   hiệu   quả   ứng   dụng. <br /> ………………………………………………………….......16<br /> III. Phần kết luận, kiến nghị. …………………………………………….…..18<br /> 1. Kết luận:.…………………………………………………………………..18<br /> 2. Kiến nghị:.………………………………………………………………....19<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br />           Chủ tịch hội đồng sáng kiến<br /> (Ký tên, đóng dấu) <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 22<br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> ………………………………………………………………….……………………<br /> <br /> <br />       Chủ tịch hội đồng sáng kiến<br /> (Ký tên, đóng dấu) <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 23<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2