intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong môn Tập làm văn lớp 4

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

65
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nhằm tăng cường kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh nói và viết thành câu, viết thành đoạn văn bài văn miêu tả hay hơn, giàu hình ảnh hơn. Học sinh có lòng yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong môn Tập làm văn lớp 4

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> MỤC LỤC <br />                                                                                        <br /> TT Nội dung Trang <br /> Mục lục 1<br /> Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br /> I Đặt vấn đề 2<br /> II Mục đích nghiên cứu    2<br /> Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I Cơ sở lý luận của vấn đề 3<br /> II Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br /> II Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4<br /> Xác định thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm <br /> 1<br /> văn<br /> 2 Hình thành cấu trúc bài văn<br /> 3 Quan sát, lựa chọn từ ngữ và bộc lộ cảm xúc …………<br /> 4 Tổ chức dạy học<br /> 5 Kinh nghiệm cụ thể qua các dạng văn miêu tả<br /> IV Tính mới của giải pháp<br /> V Hiệu quả của SKKN<br /> Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> I Kết luận 23<br /> II Kiến nghị 24<br /> Tài liệu tham khảo 26<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ 1 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> <br /> <br /> Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU<br /> I. Đặt vấn đề<br /> <br /> ` Phân môn Tập làm văn  ở  Tiểu học học sinh bắt đầu từ  lớp hai, sau khi <br /> các em học xong lớp 1 (biết đọc, biết viết). Nội dung, kiến thức được thiết kế <br /> theo chương trình đồng tâm, mức độ kiến thức, nội dung được nâng cao và mở <br /> rộng khi các em học lên các lớp trên. Ở Tiểu học, nó là môn học có vai trò quan  <br /> trọng trong các môn học. Nó rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết <br /> và đòi hỏi học sinh phải vận dụng tất cả  các giác quan trong quá trình học. <br /> Phân môn Tập làm văn trang bị  cho học sinh kiến thức về  các thể  loại văn <br /> như  : Kể  chuyện, viết thư, miêu tả, đơn từ, làm báo cáo thống kê, trao đổi ý <br /> kiến, thuyết trình, tranh luận,…Trong chương trình Tập làm văn lớp bốn, văn <br /> miêu tả chiếm hơn một nửa thời gian học tập làm văn của các em; là một một <br /> phân môn khó đối với tất cả các em học sinh<br /> <br />  Hiện nay phương pháp dạy văn miêu tả còn rập khuôn máy móc, và dựa <br /> theo bài bố  cục giáo viên đưa ra và bài văn mẫu trong sách tham khảo để  học  <br /> sinh viết bài chứ học sinh chưa có sự  nhìn nhận riêng về  thế  giới khách quan.  <br /> Một số em còn lúng túng khi diễn đạt và sử dụng từ ngữ hình ảnh chưa sát với  <br /> sự  vật được tả. Các em viết văn chưa phân biệt được cấu trúc 3 phần của bài <br /> văn và chưa biết viết câu mở  đoạn. Học sinh lớp bốn kĩ năng viết văn các em  <br /> còn hạn chế, các em dùng từ, viết câu chưa đúng, chưa biết viết câu văn hoàn  <br /> chỉnh, chưa biết dùng các từ ngữ miêu tả.<br /> <br /> Trong quá trình dạy tập làm văn giáo viên còn chủ quan trong phần nhận  <br /> xét đánh giá bài làm của học sinh; một số giáo viên còn lúng túng khi diễn đạt, <br /> chủ yếu còn thiên về bắt lỗi chính tả.  Học sinh chưa có sự  sáng tạo trong bài <br /> viết. Chính vì thế, tôi xin đưa ra : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy  <br /> văn miêu tả trong mônTập làm văn lớp 4”.<br /> <br /> II. Mục đích nghiên cứu<br /> <br /> Nhằm tăng cường kĩ năng quan sát, kĩ năng  giao tiếp cho học sinh.<br /> <br />  Nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để  giúp học sinh nói và viết thành  <br /> câu, viết thành đoạn văn bài văn miêu tả hay hơn, giàu hình ảnh hơn.<br /> <br /> Học sinh có lòng yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước, góp phần  <br /> bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.<br /> <br /> Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> ­ 2 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br /> <br />  Theo chiến lược con người mà Đảng và nhà nước vạch ra là “Nâng cao  <br /> dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Với mục   tiêu phát triển toàn <br /> diện cho con người, mọi người ra đời đều mạnh dạn giao tiếp, biết nói biết <br /> viết, biết cảm nhận cái hay cái đẹp.Văn miêu tả giúp các em mở rộng vốn từ,  <br /> nhìn nhận thế  giới xung quanh một cách đúng đắn hơn, phát triển tư  duy, tâm <br /> hồn, cảm xúc trong sáng cho các em, hình thành nhân cách cho học sinh làm cho <br /> các em thấy yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và tự  ý thức được cần  <br /> mang sức lực, trí tuệ  của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu <br /> đẹp hơn.<br /> <br />           Học tốt văn miêu tả giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong  <br /> thiên nhên từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên. Từ đó, các em sẽ có những cách  <br /> sống cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức.<br /> <br /> Dạy văn miêu tả có hiệu quả là giúp học sinh hiểu được thế nào là miêu  <br /> tả, biết cách miêu tả  sự  vật, cảm nhận được cái đẹp của sự  vật cần tả  từ  đó  <br /> viết được bài văn miêu tả  giàu hình  ảnh, đầy cảm xúc và mang tính nhân văn <br /> sâu sắc. Nó giúp người đọc hình dung ra sự  vật, sự  việc một cách sinh động, <br /> cụ thể trong cuộc sống. <br /> <br /> II. Thực trạng vấn đề<br /> <br /> Trong văn miêu tả lại được phân ra gồm các phần : Miêu tả đồ vật, miêu  <br /> tả cây cối và miêu tả con vật. Mặc dù đây là những đối tượng miêu tả khá quen  <br /> thuộc, gần gũi với cuộc sống đời thường song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ <br /> để diễn tả những điều mình quan sát được mà quan sát có một vai trò rất quan  <br /> trọng.  Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sát tinh tế của <br /> con người. Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh những cảm <br /> nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả. <br /> <br /> Chương trình tập làm văn từ lớp Ba chuyển sang lớp Bốn có nhiều điểm <br /> khác nhau hoàn toàn : Từ trả lời câu hỏi để viết đoạn văn sang quan sát tìm ý và  <br /> lập dàn bài rồi viết bài văn hoàn chỉnh nên học sinh còn lúng túng khi tự  quan <br /> sát và viết bài theo cấu trúc các em thường dựa vào bài văn mẫu một cách rập <br /> khuôn máy móc. Quy trình quan sát và mô tả sự vật theo sự cảm nhận của mình  <br /> chưa được tự tin. Một số em xác định thể loại văn còn lúng túng, lạc đề, dùng <br /> từ ngữ để miêu tả chưa phù hợp với sự vật cần quan sát, hình ảnh sự vật chưa <br /> sinh động. Một số em chưa thể hiện được cảm xúc tình cảm của mình.<br /> <br /> <br /> <br /> ­ 3 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br />  Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, một bộ phận không nhỏ <br /> học sinh chưa tự  giác trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến chất lượng chưa <br /> cao. Sự tương tác trong học tập giữa trò với thầy, giữa trò với trò còn yếu.<br /> * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài : <br /> Có kĩ năng viết văn tốt, <br /> Đúng bố cục,  Chưa có bố <br /> Tổng  đúng thể loại, đúng bố <br /> Năm học,  từ ngữ chính  cục, dùng <br /> số  cục cấu trúc chặt chẽ <br /> lớp xác, chưa sử  từ ngữ <br /> học  có cảm xúc, giàu hình <br /> dụng hình ảnh  chưa chính <br /> sinh ảnh, từ ngữ chính xác,<br /> nghệ thuật xác, lạc đề<br /> …<br /> 2014 ­ 2015 5 em 23 5 em<br /> 33em<br /> (Lớp 4C) 15,2% 69,6% 15,2%<br /> 2015­ 2016 3 em 20 em 5 em<br /> 28em<br /> ( Lớp 4D) 13,0 % 71,4 % 15,6%<br /> <br /> <br /> III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br /> <br /> 1. Xác định thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn<br /> <br /> Hướng dẫn học sinh xác định thể  loại văn miêu tả  trong phân môn Tập <br /> làm văn lớp Bốn<br /> <br />  Muốn vậy trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được <br /> khái niệm về  văn miêu tả  : “Miêu tả  là vẽ  lại sự  vật bằng ngôn ngữ  sao cho <br /> người đọc hình dung ra được sự  vật đó. Bên cạnh đó trong khi viết bài văn <br /> miêu tả  cần sử  dụng các biện pháp nghệ  thuật như  là so sánh, nhân hóa, …  <br /> dùng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm để thể hiện được tình cảm của người viết.”<br /> <br />   Vậy giáo viên cần phải làm thế nào ? <br /> <br /> Với học sinh tiểu học phương pháp trực quan luôn là phương pháp giúp  <br /> học sinh dễ nhận ra nhất. <br /> <br /> Phân tích đoạn văn mẫu để học sinh hiểu khái niệm miêu tả :<br /> <br /> Ví dụ : Giáo viên đưa ra hai đoạn văn: <br /> <br /> Đoạn 1: Con chó có bộ  lông màu vàng, thân to và nặng chừng 25 ki­lô­<br /> gam. Nó có bốn cái chân, đầu như quả bưởi. Cái đuôi dài.<br /> <br /> <br /> <br /> ­ 4 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> Đoạn 2 : Con chó khoác lên mình chiếc áo màu vàng tuyệt đẹp. Thân to <br /> dài như cái thùng nước. Cái đầu to như  quả  bưởi. Cái đuôi dài thướt tha trông <br /> rất duyên dáng. Bốn chân thon dài bước đi nhẹ nhàng trên mặt đất.<br /> <br /> Yêu cầu học sinh so sánh hai đoạn văn và chỉ ra được cái hay trong đoạn <br /> văn 2.<br /> <br /> Từ  cách so sánh hai đoạn văn trên, học sinh chỉ  ra cái hay, những biện  <br /> pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn 2. Em hãy tìm những từ <br /> ngữ, hình  ảnh thể  hiện cái hay đó. Em có thể  thay các thình  ảnh đó bằng từ <br /> khác mà em thích không ? Em hãy thêm các từ ngữ, hình ảnh vào đoạn văn 1 để <br /> đoạn văn hay hơn.<br /> <br /> Từ cách phân tích đó giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm về văn <br /> miêu tả.<br /> <br /> 2. Hình thành cấu trúc bài văn<br /> <br /> Để học sinh nắm cấu trúc bài văn giáo viên cần phân tích kĩ cấu trúc các <br /> bài văn xuôi trong các giờ tập đọc để sang giờ tập làm văn các em tìm ra được  <br /> điểm chung về cấu trúc của một bài văn nói chung và văn miêu tả nói riêng<br /> <br /> Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo bài văn mẫu. Từ bài văn <br /> mẫu học sinh nhận ra được cấu trúc bài văn miêu tả<br /> <br /> Ví dụ : phân tích đoạn văn ‘‘Cái cối tân’’ 1, tr.144­145 , <br /> <br /> Yêu cầu học sinh đọc bài văn, chia đoạn bài văn (4 đoạn). Nêu nội dung  <br /> mỗi đoạn.<br /> <br /> Yêu cầu học sinh tìm phần mở bài, kết bài của đoạn văn, phần mở  bài,  <br /> kết bài nói lên điều gì ? Các phần mở bài kết bài đó giống với cách mở bài kết  <br /> bài nào đã học ? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?<br /> <br /> Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích, thảo luận thì yêu cầu học sinh tự <br /> rút ra cấu trúc bài văn miêu tả đồ vật gồm có ba phần là mở bài, thân bài và kết  <br /> bài. Có thể mở theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.và kết bài theo kiểu mở  rộng  <br /> hoặc không mở rộng. Trong phần mở bài cần thể hiện được sự  vật cần tả sao <br /> cho nó xuất hiện sự  vật một cách tự  nhiên và giàu cảm xúc. Trong phần thân <br /> bài, trước hết, nên tả  bao quát toàn bộ  đồ  vật rồi tả  những bộ  phận có đặc <br /> điểm nổi bật. Trong phần kết bài cần phải bộc lộ  tình cảm, cảm xúc của  <br /> người viết.<br /> <br /> <br /> ­ 5 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra cấu trúc bài văn <br /> miêu tả  cây cối, con vật. Tuy cấu trúc mỗi bài văn miêu tả  đều có ba phần  <br /> nhưng với mỗi loại lại có những điểm khác nhau rõ ràng và riêng biệt, nó còn <br /> phụ thuộc vào quá trình quan sát sự vật.  <br /> <br /> Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý và lập dàn ý :<br /> <br />           Khi sắp xếp ý, cần hướng dẫn học sinh :<br /> <br /> + Sắp xếp theo trình tự thời gian : Cái gì xảy ra trước thì tả trước, cái gì <br /> xảy ra sau thì tả sau.<br /> <br /> + Sắp xếp theo trình tự  không gian : Tả  từ  xa đến gần, từ  ngoài vào <br /> trong, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, tả từng bộ phận...<br /> <br /> Đây chính là bước các em sẽ lựa chọn để xây dựng vào dàn ý.<br /> <br /> Một bước không thể  thiếu trong viết văn miêu tả  là lập dàn ý và viết  <br /> đoạn văn trên dàn ý đã lập và trình bày bài văn. Dựa trên kiến thức đã học về <br /> phân môn Chính tả  để  yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày đoạn văn sau <br /> đó, giáo viên hướng dẫn các em trình bày theo bố cục của bài văn. Khi hết mỗi  <br /> đọan cần xuống dòng, lùi vào một ô. Để  bài văn hay thì mỗi đoạn phải có câu <br /> mở đoạn và câu kết đoạn để chuyển ý vừa giúp các em xác định được nội dung <br /> của đoạn văn. Câu kết của đoạn văn trên phải có sự  liên kết với câu mở  của <br /> đoạn văn dưới. <br /> <br /> 3. Quan sát, lựa chọn từ ngữ và bộc lộ cảm xúc trong văn miêu tả<br /> <br /> Muốn học sinh quan sát tốt là giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được <br /> quan sát là dùng các giác quan để  tri giác sự  vật và lựa chọn từ  ngữ, hình ảnh <br /> miêu tả  …sao cho “vẽ” lại được sự  vật bằng ngôn ngữ  mà người đọc hình <br /> dung ra được sự  vật đó. Điều không thể  thiếu trong miêu tả  là người tả  phải <br /> thể hiện được tình cảm của mình đối với sự vật cần tả. <br /> <br /> Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự <br /> tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời <br /> sống thực tế, muốn có sự  hiểu biết thực tế  thì cần phải quan sát. Những câu <br /> văn, bài văn miêu tả  hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của <br /> người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát. Chỉ cần chúng ta chịu  <br /> khó quan sát, chúng ta sẽ có thể thấy được rất nhiều điều trong cuộc sống mà <br /> các em chưa bao giờ thấy hoặc chưa bao giờ để ý thấy. Mỗi một nhà văn muốn <br /> viết được những bài tác phẩm hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế <br /> nhiều để  vẽ  lại những điều đã trải qua bằng ngôn ngữ, bằng những câu văn <br /> ­ 6 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả <br /> sự vật đó.<br /> <br /> Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, giáo viên cần dạy các em cách  <br /> quan sát.<br /> <br /> ­ Quan sát bên ngoài là dùng các giác quan như: thị  giác, thính giác, xúc <br /> giác... mà cảm nhận và phát hiện ra xem sự  vật đó có hình dáng, đường nét,  <br /> màu sắc,... như thế nào ? Phải xác định vị  trí người quan sát, trình tự  quan sát  <br /> như từ xa đến gần hay từ ngoài vào trong. Giáo viên cần hướng cho các em làm <br /> quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất "công cụ" trong hoạt động quan sát <br /> về hình vẽ, dáng điệu...gắn với việc quan sát đó là lựa chọn từ ngữ để miêu tả. <br /> Muốn miêu tả được đúng, được hay thì phải giàu từ ngữ. Dù cho sự vật chúng  <br /> ta cần miêu tả  có  ở  ngay trước mắt nhưng để  viết được và miêu tả  được nó <br /> không phải là dễ. Viết văn miêu tả  đôi khi cùng giống như  một người họa sĩ  <br /> đang vẽ tranh. Dù mẫu vật đang ở ngay trước mặt nhưng để miêu tả được hết  <br /> cái hồn, cái thần của mẫu vật không phải là việc dễ  dàng. Phải miêu tả  như <br /> thế nào để toát ra được hết cái linh hồn và sắc thái riêng của mỗi sự vật mà khi  <br /> đọc, người đọc có thể cảm nhận được điều đó. Và trong quá trình quan sát, lựa <br /> chọn từ ngữ thì cũng thể thiếu cảm xúc của người tả, có yêu sự vật thì ta mới  <br /> quan sát được nét đặc sắc của sự  vật, và thấy được sự  khác biệt giữa sự  vật <br /> này và sự vật khác; và giữa sự vật cùng loại. Nếu bài văn không có tình cảm thì <br /> dù có miêu tả  phong phú và mới mẻ  đến đâu thì bài văn cũng không thể  gây <br /> được xúc động trong lòng người đọc. Giáo viên phải luôn chú ý, nhắc nhở  các <br /> em xen lẫn tình cảm, cảm xúc của mình vào từng câu văn. Làm thế nào để học  <br /> sinh có thể  viết ra được những cái mà mình đã quan sát ? Để  làm được điều <br /> này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một vốn từ ngữ gợi hình ảnh, phong  <br /> phú và đa dạng. Việc cung cấp vốn từ này không chỉ  được làm trong giờ  Tập <br /> làm văn mà còn được rèn luyện chủ yếu trong các tiết Luyện từ và câu. Muốn  <br /> vậy, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh quan sát. <br /> <br /> Ví dụ : Quan sát cây Sầu riêng : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát <br /> <br />  + Quan sát bên ngoài : Nhìn từ xa cây như thế nào ? Lại gần, cây cao thế <br /> nào? Thân to bằng cái gì ? Vỏ cây khi em sờ vào cảm giác gì ? …<br /> <br />  + Quan sát bên trong là quan sát có so sánh, suy nghĩ và cảm xúc.<br /> <br />  + Quan sát bên trong : Bổ quả sầu riêng ra em thấy cơm nó thế nào ? Ăn  <br /> vào em có cảm giác gì ? Ngửi thấy hương thơm của nó giống mùi thơm của  <br /> loại hoa nào hay sự vật quen thuộc nào ? Em hãy so sánh vị ngọt, mùi thơm của <br /> <br /> <br /> ­ 7 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> nó với các sự  vật khác mà em biết…Tình cảm của em đối với cây sầu riêng <br /> như thế nào ?<br /> <br /> + Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng :<br /> <br /> Giáo viên mô tả  một cây hay cây hay một cảnh vât và yêu cầu học sinh <br /> nhắm mắt lại hình dung cây đó hoặc cảnh vật đó theo sự mô tả của cô giáo.<br /> <br /> Khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát  <br /> hiện ra những nét giống nhau giữa các sự  vật hiện tượng. Hay nói cách khác,  <br /> khi quan sát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình  ảnh mình vừa  <br /> quan sát được giống với những hình ảnh nào mà mình và mọi người đã biết.<br /> <br /> Ví dụ  : Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, tôi có thể  đặt ra hệ <br /> thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh :<br /> <br /> Khi nhìn từ  xa trông cây như  thế  nào ? Cây cao bằng chừng nào ? Dáng <br /> cây ra sao ? Rễ  cây trên mặt đất trông như  thế  nào ? Nhìn rễ  cây em có liên <br /> tưởng đến hình ảnh gì ? Màu sắc của lá có thay đổi theo mùa không ? Thân cây <br /> thay đổi thế nào ?...<br /> <br /> Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều <br /> mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh.<br /> <br /> Ngoài ra, tôi còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ <br /> có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay để học sinh tham khảo.<br /> <br /> Từ đoạn văn tham khảo, tôi yêu cầu học sinh chỉ ra những hình ảnh hay <br /> trong bài, các biện pháp nhân hóa, so sánh trong bài mà tác giả đã tưởng tượng. <br /> Những câu văn nào bọc lộ  được tình cảm của tác giả. Để  thể  hiện cảm xúc <br /> người viết thường dùng những từ  ngữ  nào ?  Em hãy nói lên tình cảm của tác <br /> giả khi ngắm cây sầu riêng.<br /> <br /> Ví dụ : Đứng ngắm cây sầu riêng mà tôi cứ  nghĩ mãi về  cái dáng cây kì <br /> lạ này… 1, tr.34­35 , <br /> <br /> Xây dựng hệ thống câu hỏi để  học sinh bộc lộ tình cảm khi quan sát sự <br /> vật.<br /> <br /> Ví dụ : Khi quan sát chiếc cặp, giáo viên nêu câu hỏi: “Cặp có ích gì đối <br /> với em ? Em và cặp gắn kết thế nào ? (Coi cặp như bạn thân). Em đối với cặp <br /> ra sao ?<br /> <br /> <br /> ­ 8 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> Muốn viết được những câu văn miêu tả hay, giáo viên cần chú trọng cách <br /> dùng từ  và sửa lỗi ngữ  pháp cũng như  cách diễn đạt cho các em. Giáo viên tổ <br /> chức cho các em đánh giá đoạn văn mẫu, chỉ ra cái hay của đoạn văn mẫu rồi  <br /> sau đó tổ chức đánh giá đoạn văn của các bạn.<br /> <br /> 4. Tổ chức dạy học<br /> <br /> ­ Thông thường như bao môn học khác hình thức dạy học phổ biến nhất  <br /> là tổ  chức tại lớp. Nhưng sau những năm nghiên cứu và giảng dạy tôi đã đổi <br /> mới phương pháp dạy đó là :<br /> <br /> Tìm hiểu vốn từ ngữ của học sinh. Phân tích đoạn văn mẫu. Tổ chức thi  <br /> tìm từ miêu tả, lựa chọn từ ngữ  miêu tả : Tổ chức trò chơi thi tìm từ miêu tả<br /> <br /> Ví dụ : Tìm từ tả hình ảnh trái sầu riêng , tìm từ tả bộ lông chú mèo,…<br /> <br /> Tổ chức tại lớp thì giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học  <br /> như dạy học cá nhân, nhóm nhỏ.<br /> <br /> Giáo viên trình chiếu đoạn văn mẫu lên hoặc phát cho học sinh bài văn <br /> hay và yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm chỉ  ra cái hay của đoạn văn, sau  <br /> đó giáo viên tổ chức học sinh viết đoạn văn và hướng dẫn các em đánh giá với  <br /> nhau.<br /> <br /> Vận dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (hình thức <br /> Vnen) Với hình thức này giúp các em sẽ  hỗ trợ giúp đỡ  nhau trong học tập và <br /> không để học sinh yếu bên lề lớp học. Học sinh được giao tiếp nhiều.<br /> <br /> Tổ chức quan sát tại sân trường (hoạt động trải nghiệm)<br /> <br /> Để  tổ  chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần chọn đối tượng quan  <br /> sát, xây dựng hệ  thống câu hỏi khi hướng dẫn quan sát. Giáo viên phải nắm  <br /> vững đặc điểm kiến thức học sinh để  phân chia nhóm cho phù hợp sao cho số <br /> học sinh trong nhóm đều quan sát được và hỗ  trợ, giúp đỡ  nhau cùng quan sát <br /> và cùng trả  lời các câu hỏi sau đó cử  các nhóm trưởng tới các nhóm kiểm tra  <br /> quá trình quan sát.Để học sinh giàu cảm xúc, giàu hình  ảnh thì tôi tổ  chức cho <br /> học sinh tham quan các cảnh vật : Như ngắm cây trong sân trường, ngắm cảnh  <br /> hoa ngày Tết, thăm các khu di tích lịch sử,…<br /> <br /> Mỗi khi Tết đến, trước cổng trường tôi bán rất nhiều cây cảnh, tôi tổ <br /> chức cho các em ra ngắm những cây cảnh đó và yêu cầu các em mô tả lại một  <br /> số dáng cây cùng loại, rồi trình bày cảm xúc của mình về các loại cây. Sau khi <br /> <br /> <br /> ­ 9 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> ngắm hoa các em đều thấy được nét đẹp riêng, sự tài hoa của của những nghệ <br /> nhân.<br /> <br /> 5. Kinh nghiệm cụ thể qua các dạng văn miêu tả <br /> <br /> 5.1. Tả đồ vật <br /> <br /> Xác định đồ vật cần tả : Yêu cầu học sinh phải xác định được đề bài yêu <br /> cầu tả  cái gì. Trọng tâm của đề  bài, lựa chọn đồ  vật cần tả  sao cho phù hợp  <br /> với đề bài và gần gũi các em trọng cuộc sống.<br /> <br />   Quan sát đồ vật<br /> <br /> Để  học sinh miêu tả  được đồ  vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh <br /> quan sát đồ vật, định hướng cho học sinh quan sát.<br /> <br /> Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị  đồ  vật và đưa ra để  quan sát. Sau <br /> khi quan sát giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại những gì mình quan sát được  <br /> và nói rõ mình quan sát bằng những giác quan nào ? Ví dụ  bằng mắt, sờ  vào  <br /> cảm thấy thế nào, nghe được những âm thanh đó như thế nào ?<br /> <br />   Ví dụ : Hướng dẫn học sinh quan sát đồ chơi là con gấu bông<br /> <br />          Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bao quát về  chất liệu làm con gấu, <br /> hình dáng con gấu, màu sắc của nó, các bộ phận của con gấu, …Con gấu bông <br /> thường được làm bằng gì ? Sờ vào em có cảm giác thế nào ? Tình cảm của em  <br /> đối với con gấu.<br /> <br /> Cần thiết nhất là học sinh sau khi quan sát phải mô tả lại sự vật đó trước <br /> bạn bè và trước lớp để  các em mạnh dạn giao tiếp và sau đó được bạn bè và  <br /> thầy cô giáo chỉnh sửa để các em có kinh nghiệm cho lần quan sát sau.<br /> <br /> Khi phân tích cấu tạo bài “Cái trống trường” 1, tr.145­146 , để tìm ra bố <br /> cục và hướng dẫn học sinh nhận ra cái hay của bài văn, giáo viên cần cho học  <br /> sinh ra quan sát kĩ cái trống của trường mình và yêu cầu học sinh mô tả  cái <br /> trống theo sự quan sát của mình rồi đối chiếu với bài văn mẫu.<br /> <br /> Hướng dẫn quan sát các sự vật :<br /> <br /> Giao cho mỗi nhóm quan sát sự  vật khác nhau, sau khi quan sát, mỗi <br /> nhóm mô tả sự vật mình quan sát và chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của  <br /> mỗi sự vật sao cho người nghe, người đọc sao cho họ hình dung rõ sự  vật ấy.  <br /> Các em cần phải quan sát và mô tả  những sự  vật khác nhau và làm nổi rõ đặc  <br /> điểm riêng của đồ vật cùng loại.<br /> ­ 10 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> Liên hệ tình cảm và cách giữ gìn của người tả với đồ vật đó. Mỗi đồ vật <br /> có những gắn bó nhất định với tác giả  của nó. Khi viết học sinh cần làm rõ <br /> được tình cảm của mình, sự  gắn bó thân thiết giữa người viết và ý thức giữ <br /> gìn đồ vật<br /> <br /> Miêu tả  đồ  vật là dạng văn đầu tiên trong văn miêu tả  lớp bốn nên học <br /> sinh chưa nắm cấu trúc dàn bài một bài văn miêu tả, giáo viên không thể  rập <br /> khuôn đưa ra một dàn bài ba phần mà phải phân tích cấu trúc một bài văn để rút <br /> ra một dàn ý chung gồm ba phần.<br /> <br /> 5.2. Tả cây cối<br /> <br /> Để  có bài văn miêu tả cây cối phong phú về nội dung, sáng tạo về  hình <br /> ảnh thì học sinh phải biết đặt cây đó trong mối quan hệ cùng các cây khác cùng <br /> loài hoặc khác loài. Tả  cây phải gắn với thiên nhiên với sự  tác động của con  <br /> người, chim chóc, ong bướm. Trong quá trình miêu tả người tả phải làm rõ đặc  <br /> điểm về hình dáng, thời kì phát triển của cây, phân biệt được cây này với cây <br /> khác cùng loài và cây này với các loài cây khác đó chính là điểm riêng biệt trong <br /> văn miêu tả  cây cối. Chính vì thế  nên đòi hỏi người miêu tả  phải nhạy cảm,  <br /> biết linh hoạt phối hợp những từ  ngữ  lột tả  đặc điểm của cây với các hiện <br /> tượng xung quanh, sự  thay đổi của cây theo mùa, theo từng thời kì phát triển  <br /> của cây giúp người đọc dù không nhìn thấy cây nhưng vẫn biết cây đó như thế <br /> nào. Khi miêu tả giáo viên cần lưu ý học sinh chọn tả những điểm nổi bật của  <br /> cây và so sánh các bộ phận của cây với những sự vật hiện tượng quen thuộc. <br /> <br /> Ví dụ : Nhìn từ xa cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ mát rượi. Cành lá  <br /> mơn man đùa vui trong gió như vẫy chào chúng em.<br /> <br /> Để học sinh có một bài văn tả cây cối hay giáo viên phải giúp học sinh có <br /> vốn từ  ngữ  nhất định. Đây cũng chính là yếu tố  cần thiết trong dạy văn lớp  <br /> bốn. Muốn vậy, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích những <br /> đoạn văn mẫu trong sách và ngoài sách qua các tiết luyện Tiếng Việt. Qua  <br /> những đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ <br /> đoạn văn và chỉ ra cách miêu tả, những hình ảnh hay trong bài, những biện pháp <br /> tu từ mà tác giả dùng, cách miêu tả của tác giả và những hình ảnh em thích. <br /> <br /> Ví dụ  : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn “Lá bàng”  2, tr.41 , đề <br /> bài trong sách chỉ  yêu cầu nêu những gì đáng chú ý nhưng với tôi, tôi yêu cầu <br /> học sinh đọc kĩ và nêu những từ ngữ, những hình ảnh hay có trong bài, tác giả <br /> đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Học sinh sẽ thi đua nêu những từ hay : lá <br /> bàng như ngọn lửa xanh, lá bàng đỏ như đồng vậy. Đặc biệt là tác giả đã tả sự <br /> thay đổi của lá bàng theo mùa. Sau khi tìm hiểu xong đoạn văn, tôi cho học sinh  <br /> <br /> ­ 11 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> trải nghiệm bằng cách đối chiếu hình  ảnh trong đoạn văn với sự  vật thật có  <br /> trong sân trường xem tác giả tả có giống với vật thật không.<br /> <br /> Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn “Cây sồi” của Lép Tôn  2, tr.42 , <br /> tôi yêu cầu học sinh nêu được những hình ảnh hay được tác giả  miêu tả  trong <br /> bài “Những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe <br /> rộng, nó như  một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám <br /> bạch dương tươi cười. Cây sồi già đã thay đổi hẳn … Đang say sưa ngây ngất  <br /> trong nắng chiều không còn thấy những ngón tay co quắp và những vết sẹo  <br /> ngờ vực buồn rầu trước kia.”<br /> <br /> Tuy nhiên để  một bài văn giàu tính chân thực và sinh động giáo viên <br /> không quên hướng dẫn các em khi miêu tả  cần khéo léo kết hợp và vận dụng  <br /> linh hoạt biện pháp nghệ  thuật so sánh và nhân hóa. Đối với học sinh năng <br /> khiếu việc này không khó song với học sinh trung bình giáo viên cần giúp các <br /> em qua hệ thông câu hỏi gợi mở để học sinh tự tin viết bài.<br /> <br /> Với học sinh tiểu học nhiều khi các em chưa có sự chú ý cao đối với cây  <br /> mình chọn tả  vì vậy giáo viên cần làm rõ cách thức và trình tự  miêu tả  như <br /> sau :<br /> <br /> Quan sát kĩ cây chọn tả xem cây đó là cây gì, cây đang trong thời kì nào ? <br /> Xung quanh cây còn có những sự  vật gì, hay là cảnh vật gì để  làm tôn lên vể <br /> đẹp của cây<br /> <br /> ­ Ghi những gì quan sát được vào nháp.<br /> <br /> ­ Sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí.<br /> <br /> Ngoài dàn ý chi tiết trong các tiết học văn trước bài viết giáo viên để tâm <br /> đến việc sửa chữa bố cục, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, cách miêu tả của <br /> từng học sinh. Bài viết nào chưa đạt giáo viên có thể tiếp tục gợi mở cho học  <br /> sinh quan sát cây trên sân trường hoặc cây chụp trong tranh  ảnh và đặt câu hỏi  <br /> để học sinh tìm được ý quan sát. <br /> <br /> Đối với những học sinh năng khiếu giáo viên động viên các em viết mở <br /> bài gián tiếp kết bài mở rộng để bài văn tự nhiên hơn, hấp dẫn người đọc. Đặc <br /> biệt chú ý sử  dụng nghệ  thuật so sánh và nhân hóa sao cho bài văn sinh động, <br /> giàu tính chân thực.<br /> <br />           Ví dụ : Kiểu bài tả về cây cối : “Tả cây có bóng mát” (cây phượng).<br /> <br /> ­ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây phượng trong sân trường.<br /> <br /> ­ 12 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> ­ Thảo luận theo nhóm, nêu lên kết quả  quan sát. (tổ  chức theo phương  <br /> pháp Vnen)<br /> <br /> +Tả bao quát cây: hình dáng, cao hay thấp, màu sắc.<br /> <br /> +Tả cụ thể : thân cây, lá cây, hoa quả, vỏ cây xù xì, rễ cây ngoằn ngoèo <br /> nổi cả trên mặt đất.<br /> <br /> +Chim chóc, ong bướm và các sự vật xung quanh.<br /> <br /> +Nêu ích lợi của cây phượng.<br /> <br /> Có thể  hướng dẫn chọn những từ  hay  ở  bài văn mẫu để  ứng dụng vào  <br /> bài viết của mình, ví dụ như dùng từ “hốc bướu cổ quái từ bài cây sồi để tả về <br /> thân cây phượng. Hoặc là lấy hình ảnh hoa gạo xoay trong gió để tả sự rơi của <br /> lá bàng. Hướng dẫn học sinh dùng các biện pháp nhân hóa để tả : Ví dụ khi tả <br /> lá bàng rơi các em có thể tả : “Có chiếc lá còn lưu luyến thân mẹ rơi xuống còn  <br /> xoay xoay trong gió rồi ôm lấy gốc mẹ, còn có những chiếc lá ham chơi đã vội  <br /> theo cô gió đến nơi cỏ xanh xa xa.” Sau khi tả xong yêu cầu học sinh đối chiếu  <br /> bài làm của mình với bài “Hoa học trò” của tác giả  Xuân Diệu   2, tr.43­44 , <br /> Hay khi học sinh học bài tập đọc “ Sầu riêng” của tác giả  Mai Văn Tạo   2, <br /> tr.34­35 , yêu cầu học sinh nhớ xem cây sầu riêng và quả sầu riêng tác giả tả có <br /> giống với cây trồng trong vườn nhà hoặc em đã thấy không. Nêu các biện pháp  <br /> nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong các bài.<br /> <br /> ­ Đến tiết trả bài viết, tôi cho học sinh tự do phát biểu ý kiến sửa sai về <br /> câu, từ, ý diễn đạt. Qua việc đọc bài hay, các em nêu lên được chỗ nào hay cần  <br /> học hỏi ở bạn, ý nào còn thiếu sót được các bạn bổ sung và hoàn thiện ngay tại  <br /> lớp. Từ đó, các em sẽ có vốn từ để vận dụng vào bài viết phong phú hơn.<br /> <br /> Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát cây trong sân trường (hoạt động <br /> trải nghiệm)<br /> <br /> Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh quan sát và điền vào.<br /> <br /> Khi quan sát các cây em thấy :<br /> <br /> a. Thân cây thế nào ?<br /> <br /> b. Gốc cây to vỏ cây thế nào, em sờ vào cảm giác thế nào ?<br /> <br /> c. Cành lá, tán cây ... em thấy có đặc điểm gì nổi bật. Hãy vẽ lại các hình <br /> ảnh em quan sát được bằng ngôn ngữ và lồng cảm xúc của người viết.<br /> <br /> ­ 13 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> Sau khi quan sát, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi với nhóm mình, <br /> nhóm bạn về kết quả quan sát và thi tìm những từ ngữ diễn tả kết quả quan sát <br /> được để cả lớp chon từ ngữ hay, hình ảnh độc đáo.<br /> <br /> 5.3. Tả con vật<br /> <br /> Các con vật nuôi trong gia đình thì gần gũi với học sinh hơn tuy nhiên <br /> việc miêu tả  các con vật  ấy như  thế nào đề  bài văn miêu tả  phải rõ 2 phần :  <br /> một là tả  hình dáng bên ngoài của con vật, hai là tả  hoạt động thói quen của  <br /> con vật đó. Trong 2 phần này thì việc tả  ngoại hình học sinh thường làm tốt <br /> hơn phần tả các hoạt động. Khi tả hình dạng học sinh lưu ý chọn tả những nét <br /> tiêu biểu như  đầu, mình, mắt, đuôi … xem mỗi bộ  phận đó có màu sắc gì nó <br /> giống cái gì ở xung quanh gần gũi với các em. <br /> <br /> Ví dụ  : Đôi mắt chú méo sáng như  hòn bi ve dưới ánh sáng mặt trời.  <br /> Hoặc là khi tả con gà thì các em so sánh cái mào gà bông hoa “Gắn trên đầu chú  <br /> gà trống là một chiếc mào lắc lư đỏ chót hệt như bông hoa mào gà vậy”. Đuôi <br /> công cong lên lượn xuống uốn lượn như chiếc cầu vồng đủ sắc màu.<br /> <br /> Khi tả hoạt động của con vật các em phải biết phối hợp với nghệ thuật <br /> nhân hóa để thấy được tính cách đáng yêu của con vật.<br /> <br /> Ví dụ  : Chú mèo mướp này khôn thật, chả  là biết lũ chuột hay đến bồ <br /> thóc tìm ăn nên chú ta ngồi thu mình lại nghe ngóng, bọn chuột thấy im lặng bò <br /> ra ngay lập tức chú ta dở chiêu “tóm gọn” thế là con chuột xấu số đã làm gọn <br /> trong móng vuốt của chú.   2, tr.13­14 , <br /> <br />  Để bài văn tả con vật giàu tình cảm người tả chú ý đến những chi tiết  <br /> như chăm sóc con vật, thưởng cho chúng khi chúng lập “thành tích”, đôi khi đề <br /> cao vai trò của chúng trong cuộc sống …<br /> <br /> Cái khó trong văn miêu tả con vật là các em phải đặt các hoạt động của  <br /> con vật trong sự  suy đoán của con người bằng cách nhân hóa con vật lên sao <br /> cho nó có những tính cách của con người mà hình ảnh lại ngộ nghĩnh.<br /> <br /> Ví dụ : “Chú gà trống này rất hay tán tỉnh láo khoét, chú ta mời bọn gà <br /> mái ra bờ tre để chú đãi giun nhưng bắt được con giun nào chú ta lấy mỏ kẹp ra  <br /> giữa đất kêu tục tục mời bọn gà mái tới xơi bọn này vừa xô tới là chú đã nuốt <br /> chửng con giun vào bụng”. (Quê Nội – tác giả Võ Quảng)<br /> <br /> Để học sinh viết được đoạn văn giàu hình ảnh thì giáo viên cần nêu một  <br /> số tình huống cụ thể để học sinh có điểm tựa viết bài. <br /> <br /> ­ 14 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> Với thể  loại văn này, tôi dùng máy chiếu để  trình chiếu hình  ảnh và <br /> những hoạt động của con vật để học sinh quan sát. Sau khi quan sát tôi yêu cầu  <br /> học sinh mô tả lại bằng lời và viết lại trên giấy. Tổ chức cho các em trao đổi,  <br /> thảo luận theo nhóm (theo mô hình Vnen)<br /> <br /> IV. Tính mới của giải pháp<br /> <br /> ­ Đổi mới phương pháp dạy học :<br /> <br /> + Là sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp Vnen.<br /> <br /> + Thực hiện dạy học trải nghiệm : Quan sát thực tế sự vật thật<br /> <br /> + Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học : Dùng đèn chiếu để  trình  <br /> chiếu các hình ảnh, vi deo về sự vật học sinh cần quan sát.<br /> <br /> + Hướng dẫn học sinh tưởng tượng sự  vật qua lời mô tả  của người  <br /> khác.<br /> <br /> + Đưa ra một số kinh nghiệm phân tích đoạn văn hay, bài văn hay, mô tả <br /> sự  vật để học sinh hình dung, tưởng tượng giúp các em tăng cường được vốn <br /> từ ngữ.<br /> <br /> V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm<br /> <br /> Sau bốn năm nghiên cứu bản thân tôi thu kết quả  của môn Tiếng Việt  <br /> nói chung và chất lượng viết văn của học sinh được nâng lên rõ rệt. Hầu hết  <br /> các em dùng từ chính xác, cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, đúng dạng bài. <br /> Học sinh chủ động hơn trong các tiết học phân môn Tập làm văn. Các em diễn  <br /> đạt được rõ ràng ý mình muốn nói; không còn lệ thuộc vào bài văn mẫu.<br /> <br /> Kỹ năng làm văn được nâng cao, từ đó bài viết của các em có ý thức bảo  <br /> vệ thiên nhiên,bảo vệ môi trường, yêu quý động vật hơn. <br /> <br /> * Kết quả  khảo nghiệm sau khi thực hiện đề  tài được khảo sát qua các  <br /> năm:<br /> Năm học,  Tổng  Có kĩ năng viết văn  Đúng bố  Chưa có bố <br /> Lớp số học  tốt, đúng thể loại,  cục, từ  cục, dùng từ <br /> sinh đúng bố cục cấu trúc  ngữ chính  ngữ chưa <br /> chặt chẽ có cảm xúc,  xác, chưa  chính xác, <br /> giàu hình ảnh,từ ngữ  sử dụng  lạc đề<br /> chính xác,… hình ảnh <br /> nghệ <br /> ­ 15 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> thuật<br /> 2016 ­2017 10em 20 em<br /> 30 em 0<br /> (Lớp 4B) 33,3% 66,7%<br /> 2017­ 2018 11 em 22<br /> 33em 0<br /> (Lớp 4A) 33,3% 66,7%<br /> <br /> Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> <br /> I. Kết luận<br /> <br /> Tập làm văn là môn học thực hành, là sản phẩm tổng hợp của các phân <br /> môn Tiếng Việt. Qua luyện tập, thực hành học sinh được rèn luyện kỹ  năng <br /> thực hành tập làm văn, viết đoạn, bài mạch lạc, diễn đạt ý hay và ngày một <br /> nâng cao. Vì thế, bản thân từng giáo viên phải đầu tư  hơn nữa cho từng giờ <br /> dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, để  các em có <br /> điều kiện tham gia vào hoạt động học tập đều đặn, có hứng thú khi vào học <br /> tiết Tập làm văn.<br /> <br /> Trong giờ  học giáo viên phải uốn nắn, hướng dẫn các em nhận xét, <br /> chuẩn bị ứng phó với các tình huống sư phạm. Giờ tập làm văn đảm bảo theo <br /> hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, các em được <br /> học tập tích cực, chủ động và sáng tạo suy nghĩ độc lập, tự nhiên, không gò bó, <br /> rập khuôn máy móc. Có như  thế  thì chất lượng học tập Tập làm văn của học  <br /> sinh được nâng cao và công việc giảng dạy của người giáo viên mới đạt hiệu  <br /> quả.<br /> <br /> Tập làm văn là phân môn quan trọng trong quá trình dạy học vì vậy giáo  <br /> viên cần giúp đỡ, định hướng cho học sinh viết văn sao cho đảm bảo các em <br /> cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ cuộc sống.<br /> <br /> II. Kiến nghị<br /> <br /> Để sáng kiến – kinh nghiệm của tôi sử dụng đạt hiệu quả, tôi kiến nghị <br /> với nhà trường và cấp trên xây dựng khuôn viên trường rộng đẹp với đầy đủ <br /> cây xanh và bóng mát. Nhà trường cùng phụ huynh tạo điều kiện sắm cho mỗi  <br /> khối lớp một đèn chiếu hoặc ti vi để  các em có điều kiện quan sát các sự  vật  <br /> trên màn hình được thuận lợi hơn. Ban chỉ huy Liên đội và các địa phương tạo <br /> điều kiện cho các em được tham quan trải nghiệm nhiều hơn.<br />  <br /> <br />                                                                  Buôn Trấp, ngày 20  tháng 4 năm 2019<br /> ­ 16 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br />                                                                                          Người viết<br /> <br /> <br /> <br />                                                                                   Đoàn Thị Thanh Thủy<br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br /> <br /> ..........................................................................................................................................................<br /> ..........................................................................................................................................................<br /> ..........................................................................................................................................................<br /> .......................................................................................................................................................... <br /> <br />                                                                   CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br /> <br /> ..........................................................................................................................................................<br /> ..........................................................................................................................................................<br /> ..........................................................................................................................................................<br /> .......................................................................................................................................................... <br /> <br />                                                                   CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ 17 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> TT Tên tài liệu Tác giả<br /> <br /> 1 Sách Tiếng Việt 4 (tập 1)  Nhà xuất bản Giáo dục<br /> <br /> 2 Sách Tiếng Việt 4  (tập 2)  Nhà xuất bản Giáo dục<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ 18 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br /> Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp <br /> bốn<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> Sách Tiếng Việt 4 (tập 1 + Tâp 2) của Nhà xuất bản Giáo dục.<br /> Văn miêu tả  trong nhà trường phổ  thông ­ Đỗ  Ngọc Thống (Chủ  biên), Phạm  <br /> Minh Diệu<br /> Bài tập nâng cao Từ và Câu lớp 4 ­ Nhà xuất bản Đại học sư phạm<br /> Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4 của Nhà xuất bản Giáo <br /> dục<br /> Tập làm văn 4 ­ Đặng Mạnh Thường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ­ 19 ­<br /> Giáo viên: Đoàn Thị Thanh Thủy­ Trường Tiểu học Trần Phú ­<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2