Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài. <br />
Bậc Tiểu học là một cấp học nền tảng của giáo dục phổ thông. Trong đó lớp <br />
2 là một trong những viên gạch quan trọng để xây dựng nền tảng đó. Trong <br />
chương trình học có các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Thủ công,… trong đó môn <br />
Toán góp phần hết sức quan trọng và có tầm ảnh hưởng thực tế cao. Toán học góp <br />
phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân <br />
cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức về số học: số tự nhiên, số thập <br />
phân, các đại lượng cơ bản,…giải toán có lời văn là ứng dụng thiết thực trong đời <br />
sống và một số yếu tố hình học đơn giản. Ở Tiểu học các em được hình thành và <br />
phát triển tư duy toán học. Cung cấp tri thức cơ bản cho nền toán học. Nếu không <br />
nắm chắc các kiến thức cơ bản này các em sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn trong <br />
việc học toán ở các cấp sau. Riêng đối với học sinh lớp 2 khả năng nhận thức và <br />
tư duy của các em được bắt đầu hình thành và phát triển ở lớp 1. Song ở lớp 1 các <br />
em được thực hiện các phép tính và bài toán đơn giản. Giải các bài toán chỉ cần sử <br />
dụng phép tính cộng hoặc phép tính trừ. Những kiến thức ngày càng phong phú và <br />
mới mẻ ở lớp 2 sẽ gây cho các em không ít khó khăn. Yêu cầu học sinh phải sử <br />
dụng tối đa khả năng tư duy và ghi nhớ mới có thể làm và giải đúng các bài toán <br />
đó. Ở lớp 2 các em sẽ được học thêm: Phép tính nhân và phép tính chia, các đại <br />
lượng đo độ dài (đề – xi – mét, ki – lô – mét, mi – li – mét), phép tính cộng trừ số có <br />
ba chữ số, cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác… học sinh phải hiểu được bài <br />
toán để lựa chọn phép tính đúng. Sau đó trình bày bài giải sao cho đúng, đáp ứng <br />
yêu cầu của bài toán đưa ra. <br />
Trong quá trình dạy học tôi thấy các em hay gặp các vấn đề khi giải một bài <br />
toán như: Viết chưa đúng lời giải, lựa chọn phép tính không phù hợp với yêu cầu <br />
của bài toán, chưa biết cách trình bày bài giải,…Đối với một người giáo viên tôi <br />
luôn mong muốn các em có thể học tốt, chiếm lĩnh được tri thức. Vậy để làm sao <br />
các em có thể hiểu và làm đúng các dạng bài toán trong chương trình lớp 2 là điều <br />
tôi luôn suy nghĩ. Hơn hết đối với học sinh Tiểu học dạng toán có lời văn có vị trí <br />
rất quan trọng. Đọc một đề toán để hiểu đã là không dễ đối với các em. Sau đó các <br />
em phải tự phân phân tích đề, tóm tắt, viết lời giải, phép tính, đáp số … Hơn nữa <br />
địa bàn của trường chúng tôi gồm cả học sinh thiểu số, ngôn ngữ của các em còn <br />
rất hạn chế. Làm thế nào để các em đọc hiểu được bài toán, viết đúng lời giải, <br />
phép tính và đáp số. Đây là một vấn đề mà tôi luôn trăn trở.<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 1 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng <br />
nghiệp, tôi đã mạnh dạn làm sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số biện pháp nâng <br />
cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ”. Với mong muốn giúp <br />
các em có thể giải đúng bài toán, học tốt hơn môn Toán. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a) Mục tiêu:<br />
Tìm hiểu, đổi mới phướng pháp, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực <br />
dạy học giúp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh ở dạng toán có lời văn. <br />
b) Nhiệm vụ:<br />
Tìm hiểu nội dung, chương trình và những phương pháp phù hợp để giảng <br />
dạy toán có lời văn.<br />
Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ việc giải toán có lời <br />
văn cho học sinh lớp 2.<br />
Khảo sát và hướng dẫn giải cụ thể một số bài toán, một số dạng toán có lời <br />
văn ở lớp 2, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao <br />
chất lượng dạy học và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu giải toán. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Sáng kiến khoa học này, đối đượng nghiên cứu của nó là các biện pháp nâng <br />
cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Khuôn khổ: Các biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn.<br />
Đối tượng: Học sinh lớp 2D trường Tiểu học Lý Tự Trọng.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 2 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
Phương pháp gợi mở vấn đáp.<br />
Phương pháp thực hành và luyện tập:<br />
II. PHẦN NỘI DUNG.<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 20172018: Các địa phương cần nghiên cứu, <br />
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình, các phương pháp dạy học tích cực như: <br />
mô hình trường học mới, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, phương pháp dạy học <br />
Mĩ thuật mới, dạy học theo Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, Thư viện <br />
thân thiện,... một cách linh hoạt, phù hợp và hiệu quả; không áp đặt một cách máy <br />
móc, khiên cưỡng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lí <br />
kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành <br />
nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy <br />
học. Hướng dẫn các địa phương tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo <br />
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành một cách hợp lí: không cắt xén cơ học <br />
mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các <br />
hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả,... nhằm phát huy tính <br />
tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất, năng <br />
lực học sinh.<br />
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cho môn Toán lớp 2 ban hành ngày <br />
05/05/2006, Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT (gọi tắt là Quyết định 16) về <br />
Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã xác định <br />
rõ mục tiêu của Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban <br />
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và <br />
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Việc giải đúng các <br />
bài toán có lời văn là vô cùng cần thiết. <br />
Càng ngày yêu cầu của xã hội càng cao, chính vì đó chất lượng giáo dục càng <br />
phải được chú trọng. Việc trang bị cho học sinh kiến thức về toán học, giúp học <br />
sinh áp dụng vào giải toán và thực tế luôn được quan tâm. Qua việc giải toán còn <br />
giúp cho các em hình thành và rèn luyện các đức tính như: chăm chỉ, tìm tòi, sáng <br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 3 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
tạo, kiên trì,...Giúp các em hình thành nhân cách. Thay đổi các phương pháp và hình <br />
thức dạy học giúp học sinh tăng khả năng tư duy, tự giác trong việc tiếp thu kiến <br />
thức. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
a) Thuận lợi:<br />
* Nhà trường:<br />
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy học.<br />
- Thư viện đáp ứng tương đối đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học.<br />
- Ban Giám hiệu luôn quan tâm, nhắc nhở giáo viên hoàn thành tốt các công <br />
việc được giao.<br />
* Giáo viên: <br />
- Các giáo viên được đào tạo theo đúng chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc <br />
tiếp cận với các phương pháp giải toán dễ dàng. <br />
- Hầu hết các giáo viên có lòng nhiệt huyết với nghề, tích cực tìm tòi, học hỏi, <br />
vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp để áp dụng vào giảng dạy.<br />
- Chương trình học, kiến thức, kĩ năng được giáo viên thiết kế theo đúng chuẩn <br />
của Bộ giáo dục và Đào tạo đề ra theo từng môn học, lớp học.<br />
- Giáo viên là người địa phương, có tâm huyết với nghề. <br />
* Học sinh:<br />
- Đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.<br />
- Phần lớn các em đều được cha mẹ quan tâm đến việc học.<br />
- Sĩ số lớp hợp lí, dễ dàng trong việc quan tâm, hướng dẫn.<br />
b) Khó khăn:<br />
* Nhà trường: <br />
- Chi phí còn eo hẹp, một số đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đầy đủ.<br />
* Giáo viên:<br />
- Một số giáo viên còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 4 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
- Hoàn cảnh gia đình của một số giáo viên còn khó khăn nên chưa có nhiều thời <br />
gian để quan tâm tới học sinh.<br />
* Học sinh: <br />
- Một số em còn ham chơi, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học <br />
nên kết quả học tập chưa cao.<br />
- Do trường nằm trong địa bàn có học sinh là dân tộc thiểu số nên ngôn ngữ <br />
của các em còn hạn chế.<br />
- Hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn.<br />
- Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con. Thiếu tình cảm của <br />
bố mẹ.<br />
Để biết được thực trạng giải toán có lời văn lớp 2 tôi đã làm phiếu kết quả <br />
khảo sát môn Toán lớp 2D về dạng toán có lời văn và thu được kết quả như sau:<br />
<br />
Kiến thức<br />
Thời gian Tổng Nữ Dân Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn <br />
kiểm tra số học tộc Tốt thành<br />
sinh<br />
SL % SL % SL %<br />
<br />
Giữa học 18 8 5 1 5,5 14 77,8 3 16,7<br />
kì I<br />
<br />
Qua kết quả cho thấy học sinh xếp loại Hoàn thành Tốt còn rất thấp, học sinh <br />
xếp loại Chưa hoàn thành còn rất cao. Vậy làm sao để tăng tỉ lệ học sinh xếp loại <br />
Hoàn thành Tốt và giảm tỉ lệ học sinh xếp loại Chưa hoàn thành đối với việc giải <br />
toán có lời văn lớp 2 khiến cho tôi tìm ra các giải pháp giúp các em học tốt hơn ở <br />
dạng toán này.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
a) Mục tiêu của giải pháp.<br />
Giúp học sinh nắm chắc cách trình bày và viết đúng Bài giải. Giúp học sinh <br />
xác định các dạng giải toán có lời văn ở lớp 2. Giúp học sinh xác định đúng bài toán <br />
ở dạng nào. Từ đó giải đúng được bài toán. <br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 5 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Kích thích sự tư duy và ham học môn Toán.<br />
Nâng cao chất lượng dạy – học toán cho học sinh lớp 2. <br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
b.1) Thống kê các dạng toán có lời văn của lớp 2.<br />
Qua quá trình giảng dạy khối lớp 2, nghiên cứu chương trình môn toán, và trao <br />
đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã thống kê được các dạng bài toán có lời <br />
văn lớp 2 như sau:<br />
Dạng 1: Bài toán về ít hơn.<br />
Dạng 2: Bài toán về nhiều hơn<br />
Dạng 3: Bài toán về tính tuổi.<br />
Dạng 4: Bài toán về hình học (tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình <br />
tam giác, tứ giác).<br />
Dạng 5: Bài toán về tích.<br />
Dạng 6: Bài toán về thương.<br />
Qua các dạng toán trên người giáo viên phải nắm vững các dạng toán để có <br />
cách giải và cách hướng dẫn học sinh phù hợp. Giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và <br />
trình bày đúng bài giải.<br />
b.2) Cách trình bày bài giải, viết lời giải, phép tính và đáp số.<br />
Trước khi áp xác định các dạng toán có lời văn ở lớp 2, học sinh phải nắm <br />
chắc được cách trình bày một bài giải và cách viết lời giải, phép tính, đáp số sao <br />
cho đúng. Những kiến thức này các em đã được học ngay từ lớp 1. Vậy tôi xin <br />
nhắc lại như sau:<br />
* Cách trình bày: Không được trình bày bài giải mà 3 phần: Lời giải, phép <br />
tính, đáp số thẳng một hàng. Tùy vào quy định của từng lớp, giáo viên sẽ cho học <br />
sinh trình bày sao cho đẹp. Đối với lớp tôi, lời giải sẽ lùi vào so với ô lỗi 1 ô, phép <br />
tính lùi vào 2 ô, đáp số lùi vào 3 ô. <br />
* Cách viết lời giải: Dựa vào phần đề toán yêu cầu tìm gì, học sinh sẽ đặt lời <br />
giải như sau: <br />
Bỏ từ Hỏi<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 6 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Thay chữ bao nhiêu, mấy,… bằng chữ số<br />
Bỏ dấu ? thay bằng chữ là:<br />
* Cách viết phép tính: Học sinh viết phép tính đúng, kết quả tính và đơn vị phù <br />
hợp với đề bài. (Đơn vị để trong dấu ngoặc đơn)<br />
* Đáp số: Viết kết quả và đơn vị. (Đơn vị không để trong ngoặc đơn)<br />
Tôi có một ví dụ cụ thể như sau:<br />
Có 18 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 2 học sinh. Hỏi xếp được tất <br />
cả mấy hàng?<br />
+ Lời giải: Xếp được tất cả số hàng là:<br />
+ Phép tính: 18 : 2 = 6 (hàng)<br />
+ Đáp số: 6 hàng<br />
Vậy ta sẽ có cách trình bày và giải bài toán như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b.3) Cách nhận biết và phương pháp giải cho từng dạng toán.<br />
Sau khi học sinh đã nắm chắc cách trình bày bài giải, viết lời giải, phép tính và <br />
đáp số đã học ở lớp 1. Điều quan trọng bây giờ là giúp cho các em nhận biết được <br />
bài toán thuộc dạng nào để giải cho đúng. Chính vì lý do đó tôi đã nghiên cứu và <br />
thấy từng dạng toán có lời văn lớp 2 sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng. <br />
Sau đây, tôi xin trình bày những dấu hiệu nhận biết riêng, cách giải với từng <br />
dạng toán:<br />
* Dạng 1: Bài toán về ít hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 7 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Cách nhận biết: + Phần thông tin đã cho có các từ: Có tất cả, ít hơn, cho <br />
đi,cắt…<br />
+ Phần bài toán yêu cầu tìm gì có từ: Còn lại,…<br />
Cách giải: Sử dụng phép tính trừ.<br />
Ví dụ:<br />
1. Anh có 12 cái kẹo, em có ít hơn anh 5 cái kẹo. Hỏi em có bao nhiêu cái <br />
kẹo?<br />
Bài giải<br />
Em có số cái kẹo là:<br />
12 – 5 = 7 (cái)<br />
Đáp số: 7 cái kẹo<br />
2. Một mảnh vài dài 9dm, cắt ra 5dm để may túi. Hỏi mảnh vải còn lại dài <br />
bao nhiêu đềximét?<br />
Bài giải<br />
Mảnh vài còn lại dài số đềximét là<br />
9 – 5 = 4 (dm)<br />
Đáp số: 4dm<br />
* Dạng 2: Bài toán về nhiều hơn.<br />
Cách nhận biết: Phần thông tin có các từ: Nhiều hơn, cao hơn, nặng hơn,…<br />
Cách giải: Sử dụng phép tính cộng.<br />
Ví dụ:<br />
1. Nam có 10 viên bi. An có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi An có bao nhiêu <br />
viên bi?<br />
Bài giải<br />
An có số viên bi là:<br />
10 + 5 = 15 (viên)<br />
Đáp số : 15 viên bi<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 8 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
2. Bạn Hoa cao 90cm, bạn Hùng cao hơn bạn Hoa 5cm. Hỏi bạn Hùng cao <br />
bao nhiêu xăngtimét?<br />
Bài giải<br />
Bạn Hùng cao số xăngtimét là:<br />
90 + 5 = 95 (cm)<br />
* Dạng 3: Bài toán về tính tuổi.<br />
Cách nhận biết: Bài toán yêu cầu tính tuổi.<br />
Cách giải: Dựa vào dạng 1 và dạng 2 để sử dụng phép tính thích hợp với <br />
từng bài toán.<br />
Ví dụ:<br />
1. Mẹ năm nay 45 tuổi. Hỏi 5 năm nữa mẹ bao nhiêu tuổi?<br />
Ở bài toán này tôi cần giải thích cho học sinh hiểu: 1 năm mẹ sẽ thêm 1 tuổi, <br />
vậy 5 năm sẽ thêm 5 tuổi. Vậy ta phải sử dụng phép tính cộng.<br />
Bài giải<br />
Năm năm nữa mẹ có số tuổi là:<br />
45 + 5 = 50 (tuổi)<br />
Đáp số: 50 tuổi<br />
Để giúp các em lựa chọn phép tính đúng tôi còn dựa vào dấu hiệu nhận biết Dạng <br />
1 và Dạng 2.<br />
2. Anh 12 tuổi, em ít hơn anh 3 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi?<br />
Bài giải<br />
Em có số tuổi là:<br />
12 – 3 = 9 (tuổi)<br />
Đáp số: 9 tuổi<br />
3. Em 10 tuổi, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi?<br />
Bài giải<br />
Anh có số tuổi là:<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 9 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
10 + 5 = 15 (tuổi)<br />
Đáp số: 9 tuổi<br />
* Dạng 4: Bài toán về hình học (tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi <br />
hình tam giác, tứ giác).<br />
Dấu hiệu nhận biết: Bài toán yêu cầu trực tiếp (Tính độ dài đường gấp <br />
khúc, tính chu vi hình tam giác, tứ giác).<br />
Cách giải: Sử dụng phép tính cộng.<br />
Ví dụ: <br />
1. Tính độ đường gấp khúc:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài giải<br />
Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:<br />
4 + 3 + 4 = 11(cm)<br />
Đáp số: 11cm<br />
2. Tính chu vi hình tam giác:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 10 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Bài giải<br />
Chu vi hình tam giác ABC là:<br />
3 + 5 + 4 = 12 (cm)<br />
Đáp số: 12cm<br />
3. Tính chu vi hình tứ giác:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài giải<br />
Chu vi hình tứ giác ABCD là;<br />
2 + 4 + 6 + 3 = 15 (cm)<br />
Đáp số: 15 cm<br />
* Chú ý: Tùy vào đề toán mà học sinh đặt lời giải có phù hợp. Đối với các ví <br />
dụ trên thì đề toán đã cho tên của hình để học sinh quan sát hình giải bài toán. Còn <br />
nếu đề không nêu tên hình tam giác, tứ giác thì các em không được tự ý nêu tên vào <br />
lời giải. <br />
Ví dụ như với đề toán: Tính chu vi hình tam giác có các cạnh là: 20cm, 14cm, <br />
10cm.<br />
Học sinh sẽ trình bày Bài giải mà phần lời giải không có tên của hình như sau:<br />
Bài giải<br />
Chu vi hình tam giác là:<br />
20 + 14 +10 = 44 (cm)<br />
Đáp số: 44cm<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 11 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
* Dạng 5: Bài toán về tích.<br />
Dấu hiệu nhận biết: Bài toán có dạng: Mỗi…. Hỏi …. (như thế)…?<br />
Hoặc: Bài toán cho biết số quả, cây,…ở mỗi đĩa, và số đĩa, hàng... Yêu cầu tìm số <br />
cây, quả,…ban đầu.<br />
Cách giải: Sử dụng phép tính nhân.<br />
Ví dụ:<br />
1. Mỗi lọ hoa có 6 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông <br />
hoa?<br />
Bài giải<br />
Năm lọ hoa như thế có tất cả số bông hoa là:<br />
6 x 5 = 30 (bông hoa)<br />
Đáp số: 30 bông hoa<br />
2. Vườn cây nhà chú Tuấn có 3 hàng,mỗi hàng có 4 cây. Hỏi vườn cây nhà <br />
chú Tuấn có bao nhiêu cây?<br />
Bài giải<br />
Vườn cây nhà chú Tuấn có số cây là:<br />
3 x 4 = 12 (cây)<br />
Đáp số: 12 cây<br />
* Dạng 6: Bài toán về thương. <br />
Dấu hiệu nhận biết: + Phần thông tin có từ: Chia đều, xếp,…<br />
Cách giải: Sử dụng phép tính chia.<br />
Ví dụ:<br />
1. Có 25 cái kẹo chia đều cho 5 người. Hỏi mỗi người có mấy cái kẹo?<br />
Bài giải<br />
Mỗi người có số cái kẹo là:<br />
25 : 5 = 5 (cái kẹo)<br />
Đáp số: 5 cái kẹo<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 12 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
2. Có 15 quyển truyện xếp vào các ngăn, mỗi ngăn có 3 quyển truyện. Hỏi <br />
xếp được vào mấy ngăn?<br />
Bài giải<br />
Xếp được vào số ngăn là:<br />
15 : 3 = 5 (ngăn)<br />
Đáp số: 5 ngăn<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Với các biện pháp giải pháp đã nêu trên chúng ta cần thấy được mối tương <br />
quan giữa các biện pháp, giải pháp. Từ đó, tìm ra được các điều kiện để thực hiện <br />
các biện pháp, giải pháp:<br />
HS đầu tiên phải nắm được nội dung của các bài, thực hiện được các phép <br />
tính về số có 1, 2 và 3 chữ số.<br />
Cung cấp cho HS các dạng toán cơ bản rồi tới nâng cao.<br />
Giúp HS định hình được một bài toán cụ thể nằm ở dạng nào.<br />
Hướng dẫn HS áp dụng vào bài làm một bài toán cụ thể giúp HS hình <br />
tượng hóa bài toán một cách đơn giản.<br />
c) Mối quan hệ gữa các biện pháp, giải pháp.<br />
Để HS tiếp thu được các dạng toán, yêu cầu đầu tiên các em phải thực hiện <br />
được các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia thành thạo. Biết cách trình bày bài giải, <br />
viết đúng lời giải, phép tính và đáp số. Từ đó, chúng ta mới cung cấp cho học sinh <br />
các dạng toán cơ bản. Như vậy, việc cung cấp các dạng toán cho học sinh mới có <br />
hiệu quả. Các em mới có thể tiếp thu được các dạng toán. Sau khi cung cấp cho <br />
các em các dạng toán, muốn các em vận dụng được vào giải bài toán có lời văn, <br />
giáo viên cần đưa ra một số ví dụ cụ thể để học sinh bước đầu định hình được bài <br />
toán đó nằm ở dạng nào. Cuối cùng hướng dẫn các em giải bài toán đó theo dạng <br />
đã được xác định.<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng.<br />
Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở <br />
lớp 2, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế giảng dạy giúp học sinh giải toán tốt <br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 13 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
toán có lời văn cho học sinh lớp 2D của tôi, trong năm học 20172018. Với kết quả <br />
rất khả quan như sau: <br />
<br />
Thời gian Tổng Dân Kiến thức<br />
kiểm tra số học Nữ tộc<br />
sinh Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn <br />
Tốt thành<br />
<br />
SL % SL % SL %<br />
<br />
Giữa học 18 8 5 1 5,5 14 77,8 3 16,7<br />
kì I<br />
<br />
Giữa học 18 8 5 5 27,8 12 66,7 1 5,5<br />
kì II <br />
<br />
Đối chiếu vào kết quả thực tại của HS tôi thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt từ <br />
giữa kì I đến giữa kì II. Các em đã giải được các bài toán tốt hơn, nhanh hơn và <br />
chính xác. Tuy vậy, vẫn còn một số em chưa giải được các bài toán có lời văn vì: <br />
Lớp có 5 học sinh là dân tộc thiểu số nên sự tiếp thu của một số em đó còn chậm <br />
hơn các bạn trong lớp, một số em chưa thật sự chăm chỉ, các em thực hiện các <br />
phép tính còn sai nhiều. Để giúp sáng kiến của tôi hoàn chỉnh hơn, giúp các em <br />
hoàn toàn có thể giải được các bài toán có lời văn của lớp 2 tôi sẽ chú ý hơn, kèm <br />
cặp các em học sinh xếp loại Chưa hoàn thành ngay từ đầu năm. Từ đó, lấy lại căn <br />
bản cho các em rồi sau đó mới áp dụng các phương pháp giúp các em giải tốt các <br />
bài toán có lời văn.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.<br />
1. Kết luận.<br />
Qua đề tài nghiên cứu trên, tôi đã thống kê được các dạng bài tập toán có lời <br />
văn ở lớp 2. Từ đó, tìm ra một số biện pháp giúp học sinh giải đúng dạng toán này. <br />
Thông qua kết quả áp dụng thực tiễn cho thấy học sinh đã học tốt hơn, và giải <br />
đúng các bài toán có lời văn. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu của <br />
người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Luôn muốn học sinh của mình học tốt <br />
hơn, giải đúng các bài toán. <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 14 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra được nhiều điều lý thú về <br />
nội dung và phương pháp dạy toán ở tiểu học. Tôi cảm thấy mình được rèn luyện <br />
thêm lòng kiên trì, sự nhẫn lại. Tăng thêm tính tìm tòi, học hỏi, lòng say mê nghiên <br />
cứu trong công việc dạy học. Nhằm đem lại niền đam mê học toán và dạy toán cho <br />
học sinh và chính bản thân tôi. <br />
Đối với đề tài nghiên cứu này, không những tôi mà tất cả các giáo viên ở các <br />
trường, các địa bàn khác nhau đều có thể áp dụng. Với sự mong muốn mang đến <br />
cho các em sự vui thích, đam mê trong toán học. Tôi chắc chắn các đồng nghiệp <br />
cũng có thể đạt được kết quả như tôi và có thể cao hơn đối với mặt bằng học sinh <br />
tốt hơn. <br />
Tuy nhiên, đề tài này tôi đang trong quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm còn ít <br />
nên còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội đồng khoa học để đề <br />
tài của tôi được hay hơn và có kết quả tốt hơn.<br />
2. Kiến nghị.<br />
Qua thực tế giảng dạy môn toán ở trường tiểu học nói chung và lớp 2 nói <br />
riêng. Tôi thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau rồi kinh nghiệm <br />
để nâng cao trình độ nghiệp vụ.<br />
Từ kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh thích học <br />
và giải toán có lời văn, tôi thấy các nhà soạn sách giáo khoa đã lựa chọn, sắp xếp <br />
hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để các em có thể <br />
vận dụng tốt các kiến thức đã học.<br />
Đối với giáo viên ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng thông <br />
qua các dấu hiệu nhận biết riêng. Để học sinh dễ hiểu, chọn phép tính đúng cho <br />
từng bài giải. Không dừng lại ở kết quả ban đầu (giải đúng bài toán) mà nên có yêu <br />
cầu cao hơn đối với học sinh. Có thể yêu cầu học sinh viết lời giải khác, hoặc cho <br />
một phép tính yêu cầu học sinh đưa ra đề toán mới.<br />
Giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: <br />
trò chơi, đố vui...kích thích sự chủ động, vui thích trong môn học. Trong giảng <br />
dạy giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng <br />
suy luận logic, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Với bài toán có lời văn, đó <br />
là cách giải và cách trình bày lời giải, sử dụng tốt các phương pháp đã nêu ở trên. <br />
Qua cách dạy đã nêu trên đây tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, giải <br />
đúng bài toán hơn. Tuy nhiên, đề tài này tôi đang trong quá trình nghiên cứu và kinh <br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 15 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
nghiệm còn ít nên còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của Hội đồng <br />
khoa học để đề tài của tôi được hay hơn và có kết quả tốt hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn! <br />
Buôn Trấp, ngày 9 tháng 3 năm 2018<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thân Thị Tám<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 16 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài. 1<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 2<br />
<br />
a. Mục tiêu. 2<br />
<br />
b. Nhiệm vụ. 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 2<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài. 2<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 2<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 2<br />
<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 2<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG. 2<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận. 2<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 3<br />
<br />
a. Thuận lợi. 3<br />
<br />
b. Khó khăn. 4<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 4<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp. 4<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 5<br />
<br />
c. Mối quan hệ gữa các giải pháp, biện pháp. 11<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 17 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 12<br />
đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
III. Kết luận, kiến nghị. 13<br />
<br />
1. Kết luận 13<br />
<br />
2. Kiến nghị 13<br />
<br />
<br />
* Danh mục các tài liệu tham khảo:<br />
1. Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT.<br />
2. Nhiệm vụ năm học 2017 – 2018. <br />
3. Các tài liệu có liên quan trên trang wep: www.google.vn <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Thân Thị Tám 18 Trường TH Lý Tự <br />
Trọng<br />