Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Trong nền giáo dục hiện nay, phát triển toàn diện là mục tiêu mà Đảng, nhà <br />
nước, các ban ngành, các cấp đặt ra và mong đợi. Cùng với việc nâng cao chất lượng <br />
học tập của học sinh thì việc duy trì sĩ số là vô cùng quan trọng. Đối với trường có <br />
nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số như tiểu học Võ Thị Sáu, việc vận động học <br />
sinh bỏ học, hay nghỉ học thường xuyên tới trường lại càng cần thiết hơn. <br />
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, một trong những nhiệm vụ quan trọng <br />
ngành đặt ra cho mỗi địa phương, mỗi đơn vị trường học chính là công tác đảm bảo <br />
duy trì sĩ số. Sự phối kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội là tiền đề đảm <br />
bảo cho việc duy trì sĩ số học sinh nói chung và học sinh dân tộc nói riêng, góp phần <br />
nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường nhất là ở cấp tiểu học.<br />
Trong những năm qua, các cấp, các ban ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện công <br />
tác huy động học sinh trong độ tuổi đến trường , hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, <br />
phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và nâng cao chất lượng giáo <br />
dục và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên hiện nay tình trạng học sinh bỏ <br />
học hoặc nghỉ học theo mùa vụ, nghỉ học không lý do trên địa bàn huyện vẫn còn khá cao <br />
nhất là ở vùng sâu, vùng xa vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống trong đó có trường <br />
tiểu học Võ Thị Sáu. <br />
Để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học chưa chuyên cần, <br />
nhà trường đã có những chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài liên <br />
quan đối với công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là công tác vận động học sinh đến <br />
trường nhằm duy trì sĩ số và huy động học sinh trở lại lớp. <br />
Năm học 20162017, là người quản lý chỉ đạo, tôi đã vận dụng một số biện <br />
pháp nhằm duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc thiểu số nhưng chưa có tính khả thi, <br />
chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, học sinh vẫn nghỉ học nhiều, tỷ lệ chuyên cần <br />
chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Xuất phát từ thực tế trên, tôi <br />
đã không ít băn khoăn và muốn làm điều gì đó để góp phần nhỏ công sức của mình <br />
giúp các em có ý thức tới trường thường xuyên hơn, giảm thiểu một cách thấp nhất <br />
tình trạng học sinh bỏ học. Năm học 20172018, tôi quyết tâm thực hiện đề tài “Một <br />
vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học đến <br />
trường tại trường tiểu học Võ Thị Sáu” với đối tượng nghiên cứu là giáo viên, học <br />
sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu huyện Krông Ana – Đăk Lăk.<br />
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Bám sát với mục tiêu chung của Ngành giáo dục, trường tiểu học Võ Thị Sáu <br />
luôn nâng cao ý thức trong việc giảng dạy nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực <br />
và bồi dưỡng nhân tài”. Việc duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường, đặc biệt là vận <br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
1<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
động học sinh bỏ học, hay nghỉ học đi học trở lại đóng vai trò quan trọng được đặt ra <br />
không chỉ đối với nhà trường, với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan <br />
tâm của toàn xã hội. Là người quản lý, khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi xác <br />
định mục tiêu chủ yếu sau:<br />
Nghiên cứu thực trạng học sinh bỏ học, hay nghỉ học tại trường tiểu học Võ <br />
Thị Sáu.<br />
Tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học sinh bỏ học, hay nghỉ học.<br />
. <br />
Đưa ra một số giải pháp quản lý chỉ đạo nhằm vận động học sinh hay nghỉ <br />
học, bỏ học đến trường.<br />
Đề xuất tổ chức thực hiện một số giải pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số <br />
học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục của nhà trường.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ<br />
Trong các bậc học thì tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục <br />
quốc dân, là nơi tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học <br />
lên bậc học cao hơn. Trường Tiểu học có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan <br />
trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự giác quá <br />
trình phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng học tập, <br />
rèn luyện của học sinh. <br />
Trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Ngành giáo dục, <br />
chính quyền các xã, thị trấn, các trường thực hiện công tác huy động học sinh trong độ <br />
tuổi đến trường, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ <br />
cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục và đã đạt được những kết <br />
quả nhất định. Tuy vậy tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học theo mùa vụ, nghỉ học không <br />
lý do vẫn còn xẩy ra khá nhiều trên địa bàn huyện nhất là các trường có nhiều học sinh là <br />
con em đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
Để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, hay nghỉ học, UBND huyện đã có <br />
những chỉ đạo cụ thể đến các phòng, ban, ngành liên quan của huyện, UBND các xã, <br />
thị trấn đối với những nhiệm vụ liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt <br />
là công tác duy trì sĩ số và huy động học sinh trở lại lớp. Tăng cường công tác tuyên <br />
truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối <br />
với giáo dục đến mọi người dân. Để có sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ, UBND <br />
huyện đã có một số văn bản chỉ đạo như: Quyết định số 3525/QĐUBND, ngày <br />
30/10/2017 về việc kiện toàn ban chỉ đạo “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 <br />
2020”, Quyết định số 3524/QĐUBND, ngày 30/10/2017 về việc kiện toàn ban chỉ <br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
2<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
đạo Giáo dục huyện, Báo cáo số 220/BCUBND ngày 29/8/2017 về công tác duy trĩ sĩ <br />
số, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp và định hướng cho những năm tiếp theo.<br />
Việc vận động học sinh đến trường là một chủ trương lớn của Ngành giáo dục <br />
nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính chiến lược <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng của đất nước. <br />
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ<br />
1.Thuận lợi<br />
Khi nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy, trường tiểu học Võ Thị Sáu có nhiều <br />
ưu thế để đẩy mạnh công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối <br />
với học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số như:<br />
Trong những năm qua, nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp, các <br />
ngành, của nhà nước như: Hỗ trợ chế độ chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân <br />
tộc; hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, chế độ học <br />
sinh khuyết tật có hoàn cảnh nghèo và cận nghèo. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, <br />
trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ <br />
cán bộ quản lý, giáo viên…cùng với đó là sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác quản lí <br />
chỉ đạo: Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng <br />
lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu <br />
học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh... Đa số giáo <br />
viên tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phù <br />
hợp với môn, lớp mình phụ trách tạo ra giờ học sôi nổi, thu hút các em đến trường.<br />
Sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo, sự quan tâm của chính quyền <br />
địa phương, đặc biệt là cấp ủy, ban tự quản thôn buôn và sự vào cuộc mạnh mẽ của <br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.<br />
Lãnh đạo và các tổ chức trong trường năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu <br />
trách nhiệm, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên tham gia các lớp bồi <br />
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên <br />
đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng <br />
ngày. Luôn phát huy tốt vai trò trách nhiệm của người thầy trên bục giảng, thường <br />
xuyên phối kết hợp với cha mẹ học sinh để theo dõi, vận động học sinh đến trường. <br />
Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em , đưa đón con em đi <br />
học. Phòng học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác <br />
dạy và học. <br />
2. Khó khăn<br />
Trường tiểu học Võ Thị Sáu gồm 3 điểm trường , điểm lẻ Buôn Sha cách điểm <br />
chính khá xa, địa bàn dân cư rộng, đường đất trơn trợt về mùa mưa, bụi bẩn về mùa <br />
khô. Một số cha mẹ học sinh ít quan tâm do đó ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động <br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
3<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
của trường trong đó có công tác tuyển sinh. Thời gian tuyển sinh phải kéo dài hơn các <br />
trường thuận lợi, một số cha mẹ học sinh không tới trường buộc tổ tuyển sinh phải <br />
vào tận nhà.<br />
Học sinh đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 97%, các em còn nhút nhát, rụt rè, <br />
ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế. Một số gia đình làm thuê cho các <br />
cơ sở sản xuất gạch ngói tại Buôn Sha, Buôn Kô, Các cơ sở này đã thu hút một lượng <br />
lớn nhân công làm việc hàng ngày, trong đó có không ít lao động đang trong độ tuổi <br />
tiểu học. Một số em phải lo việc nương rẫy, đi đóng gạch, hái tiêu, cà phê mỗi khi vào <br />
mùa vụ. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội kéo theo các <br />
dịch vụ vui chơi, giải trí. Có không ít thiếu niên bị cuốn theo mặt trái của sự phát triển <br />
xã hội, tham gia vào các tệ nạn xã hội, từ đó, tình trạng đạo đức của một bộ phận học <br />
sinh ngày càng sa sút, chất lượng giáo dục chưa cao. Điều đó đã dẫn đến tình trạng <br />
học sinh bỏ học, nhiều em miệt mài trên bàn máy chơi điện tử quên việc tới trường. <br />
Điều này đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của nhà trường, các ban ngành đoàn thể đặc <br />
biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.<br />
Với đặc thù trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, vốn tiếng Việt của các <br />
em chưa nhiều, nhất là học sinh lớp 1, khả năng nghe nói tiếng phổ thông rất thấp. <br />
Một số em có hoàn cảnh đặc biệt như con mồ côi cả bố lẫn mẹ hoặc mồ côi bố, mồ <br />
côi mẹ nên thiếu sự quản lý, giáo dục. Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em <br />
còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Vì <br />
vậy, tăng cường tiếng Việt là việc làm cần thiết để góp phần giúp các em bổ trợ ngôn <br />
ngữ phổ thông, thêm tự tin trong học tập và các em thích đến trường.<br />
Đối với những trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số như trường Võ Thị <br />
Sáu, chất lượng mũi nhọn chưa theo kịp với các trường chuẩn, trường thuận lợi khác. <br />
Các em rất cần sự quan tâm của giáo viên Tổng phụ trách Đội và đội ngũ giáo viên <br />
phụ trách các chi đội, sao nhi đồng. Các em chưa có những sân chơi, bãi tập đúng yêu <br />
cầu. Việc tổ chức các trò chơi dân gian còn ít, các phong trào chưa được hấp dẫn và <br />
lôi cuốn các em đến trường. <br />
Công tác xã hội hóa giáo dục chưa phát huy mạnh mẽ; công tác phối kết hợp <br />
giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các đoàn thể chưa chặt chẽ dẫn đến <br />
hiệu quả không cao. Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt. Chưa phát <br />
huy tối đa giáo viên làm công tác cộng đồng, giáo viên dạy tiếng Êđê và tổ phổ cập <br />
trong việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học tới trường.<br />
Công tác phối kết hợp chưa được phát huy tối đa. Chưa tận dụng triệt để lực <br />
lượng hỗ trợ từ giáo viên làm công tác Cộng đồng, giáo viên dạy tiếng Êđê và một số <br />
lực lượng khác. Một số bộ phận giáo viên tinh thần trách nhiệm chưa cao. Sự quan <br />
tâm đến vấn đề học sinh nghỉ học chưa được chú trọng. Năm học 20162017 nhiều <br />
em nghỉ học dài ngày và có nguy cơ bỏ học. Các em gia đình ít quan tâm, bản tính ham <br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
4<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
chơi, lười học. Phải kể đến đó là em Y MinhHy Bkrông, H Uôm Êban (học sinh lớp 1 <br />
buôn Năc); em Y Lộc Niê, Y Tháp Niê ( học sinh lớp 3 buôn Sha)… <br />
Thực trạng công tác duy trì sĩ số của trường Võ Thị Sáu tại thời điểm tháng 4 <br />
năm học 20162017 như sau:<br />
<br />
Khối TSHS HS nghỉ HS nghỉ học HS có nguy HS bỏ học Học sinh <br />
học không theo mùa vụ cơ bỏ học hoàn thành <br />
có lý do chương trình<br />
<br />
SL TL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ<br />
<br />
Khối 1 138 26 18,8 21 15,2 3 2,2 125 90,6<br />
<br />
Khối 2 104 21 20,2 23 22,1 2 1,9 1 0,9 100 96,1<br />
<br />
Khối 3 99 19 19,2 15 15,2 1 1.0 96 96,9<br />
<br />
Khối 4 104 17 16,3 22 21,1 2 1,9 1 0,9 102 98,0<br />
<br />
Khối 5 97 12 12,4 19 19,6 2 2,1 1 1,0 97 100<br />
<br />
Tổng 542 95 17,5 100 18,5 10 1,8 3 0,6 520 95,9<br />
<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Thứ nhất: Chỉ đạo làm tốt công tác tuyển sinh, vận động 100% học sinh <br />
trong độ tuổi ra lớp 1.<br />
Từ thực tế của công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn trong năm học <br />
20162017, trường đã lên kế hoạch để chủ động cho công tác tuyển sinh . Để chuẩn bị <br />
cho năm học 20172018, vào tháng 5/2017, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ phổ cập liên hệ với <br />
trường mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ 6 tuổi sẽ vào lớp 1để kịp thời <br />
huy động tất cả đến trường. Tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh 6 tuổi trong <br />
địa bàn 7 buôn trường mình phụ trách, nắm danh sách học sinh học tại địa bàn và học <br />
sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các trường bạn. Chỉ đạo tổ tuyển sinh và tổ phổ <br />
cập lập danh sách vào sổ lưu để theo dõi. <br />
Phối hợp với 3 trường mầm non t rên địa bàn trường quản lý, có 3 trường mẫu <br />
giáo thuộc địa bàn tuyển sinh. Vào cuối tháng 5/2017, nhà trường đã kết nối với <br />
trường mẫu giáo CưPang, Micky và trường mẫu giáo Hoa Sen về công tác tuyển sinh. <br />
Trường tiểu học Võ Thị Sáu làm giấy mời phụ huynh học sinh lớp Lá, nhờ giáo viên <br />
ba trường mẫu giáo gửi giấy mời tuyển sinh vào lớp 1 trong buổi họp Cha mẹ học <br />
sinh cuối tháng 5 năm 20162017.<br />
Vào đầu tháng 6/2017, giáo viên cộng đồng cùng với ban tuyển sinh phải liên <br />
hệ với trường mẫu giáo trong địa bàn để nắm danh sách trẻ 6 tuổi sẽ vào lớp 1 trong <br />
năm học 20172018 để kịp thời huy động tất cả các em đến trường. Thực hiện nghiêm <br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
5<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
túc kế hoạch tuyển sinh, tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh đầu năm, nắm <br />
danh sách học sinh học tại địa bàn và học sinh có hộ khẩu trong xã đến học tại các <br />
trường khác. Thực hiện tuyển sinh theo tuyến mà Phòng giáo dục quy định. <br />
Đối với những em chưa ra lớp, ban tuyển sinh phân nhiệm vụ cho từng thành <br />
viên phụ trách từng buôn đến tận nhà tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện tuyển sinh <br />
tại nhà trong những trường hợp đặc biệt. Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ <br />
thể chỉ đạo giáo viên, các bộ phận trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để <br />
vận động học sinh tới trường.<br />
Với việc quyết tâm thực hiện các giải pháp trên, năm học 20172018, trường đã <br />
hoàn thành công tác tuyển sinh trong 10 ngày với 128 em trong độ tuổi ra lớp, đạt tỉ lệ <br />
100%. Nghiêm túc thực hiện công tác tuyển sinh theo địa bàn như Phòng giáo dục và <br />
UBND huyện chỉ đạo. Vào cuối tháng 6/2017, nhà trường lập danh sách học sinh trúng <br />
tuyển gửi Phòng giáo dục KrôngAna ra Quyết định công nhận. Lên kế hoạch sắp xếp <br />
học sinh vào các lớp khối 1 năm học 20172018 đúng quy định.<br />
Thứ hai : Chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm bắt <br />
thực trạng học sinh trong lớp, kịp thời phát hiện học sinh có dấu hiệu nghỉ học. <br />
Để đảm bảo sĩ số học sinh thì công tác chủ nhiệm lớp chính là những giải <br />
pháp có tầm quan trọng lớn và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa học sinh bỏ học, đi học <br />
chưa chuyên cần. Hiệu trưởng lên kế hoạch từ đầu năm đối với đội ngũ giáo viên chủ <br />
nhiệm. Ngay từ ngày đầu, giáo viên nhận lớp mình phụ trách phải có danh sách trích <br />
ngang ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; độ tuổi. Nếu có em nhiều hơn một vài tuổi, <br />
giáo viên cần lưu ý và ghi tên vào sổ nhật ký theo dõi. Giáo viên cần tìm hiểu hoàn <br />
cảnh sinh sống của gia đình, nắm xem bao nhiêu em có hoàn cảnh khó khăn, bao nhiêu <br />
em có sổ hộ nghèo, cận nghèo...phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh <br />
khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên nghỉ học hay có nguy cơ bỏ <br />
học. <br />
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng sắp xếp chuyên môn, bố trí những giáo <br />
viên nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ và trách nhiệm cao, là người địa phương hoặc <br />
thông thạo tiếng địa phương làm công tác chủ nhiệm lớp. Bước vào năm học mới, <br />
giáo viên chủ nhiệm liên hệ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên phổ cập của trường để <br />
nắm tình hình các em có nguy cơ bỏ học ở các năm học trước, nắm bắt nguyên nhân <br />
tại sao học sinh vắng học hàng ngày trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt hoàn <br />
cảnh, điều kiện học tập để theo dõi, nhằm có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Khi <br />
thấy những học sinh nào nghỉ học từ 2 buổi trở lên, giáo viên cần đến ngay gia đình để <br />
tìm hiểu hoàn cảnh của các em, đến nhà vận động các em đi học. Lập danh sách <br />
những học sinh có nguy cơ bỏ học báo ngay với Ban giám hiệu và buôn trưởng để các <br />
buôn trưởng vận động bố mẹ nhắc nhở các em đi học, không để tình trạng học sinh <br />
nghỉ học kéo dài.<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
6<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm <br />
tư tình cảm của các em, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng học sinh để kịp thời động <br />
viên giúp đỡ các em, đồng thời vận động cha mẹ học sinh quan tâm và tạo mọi điều <br />
kiện tốt hơn cho con em mình học tập.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần tôn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ nhẹ <br />
nhàng nhưng nghiêm khắc trong việc giáo dục các em. Không được sử dụng những lời <br />
lẽ nặng lời để phê phán, xúc phạm học sinh khi các em mắc lỗi, dễ dẫn đến tác động <br />
tiêu cực, học sinh tự ái bỏ học.<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp liên hệ với gia đình học sinh kiểm tra việc đi học, tỉ lệ <br />
chuyên cần của các em, sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực, biện pháp vận động <br />
phù hợp đưa các em tiếp tục đến trường, giúp các em tự tin và có tư tưởng, thái độ tốt <br />
hơn trong học tập. Ngoài ra giáo viên cần tích cực học tập tiếng Ê Đê để thuận lợi cho <br />
việc giao tiếp, trao đổi với cha mẹ học sinh nhằm phục vụ giảng dạy một cách tốt <br />
nhất.<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn và các bộ phận <br />
trong nhà trường từng bước khắc phục khó khăn để vận động học sinh đi học chuyên <br />
cần, giảm thiểu một cách thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học, học sinh nghỉ học tùy <br />
tiện. Cùng với giáo viên bộ môn theo dõi chất lượng học tập hàng ngày và các bài <br />
kiểm tra định kì nhằm phân loại học sinh theo năng lực. Đặc biệt chú ý đến các học <br />
sinh đọc, viết yếu, tiếp thu chậm, nhà xa, hoàn cảnh khó khăn. Đây là các học sinh có <br />
nguy cơ bỏ học cao nhất cần phải có sự quan tâm định hướng.<br />
Năm học 20172018, nhiều lớp đã làm tốt công tác vận động học sinh đến <br />
trường như lớp 2B, cô Hoàng Thị Hồng vận động được 2 em có nguy cơ bỏ học trở <br />
lại lớp. Cô HNôch Byã (lớp 1E) vận động 1 em đã nghỉ học 2 tháng đến trường. Thầy <br />
Doãn Tiến Tám (lớp 5D) vận động được 2 em theo chị đi làm gạch trở lại lớp học. <br />
Thầy Y Huỳnh (4C), cô Nguyễn Thị Bích Thủy (5A) đã cảm hóa được phụ huynh 2 <br />
em vì hoàn cảnh khó khăn để con đi Sài Gòn làm thuê về lại trường học…<br />
Hiệu trưởng phải là người theo dõi thường xuyên, có đánh giá cụ thể trong các <br />
cuộc họp hàng tháng, kịp thời nêu gương những giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác <br />
vận động học sinh đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số, cuối năm có khen thưởng rõ <br />
ràng.<br />
Thứ ba: Chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
Đối với học sinh tiểu học đặc biệt là những trường có đông học sinh dân tộc <br />
thiểu số, việc tổ chức dạy tập nói tiếng Việt cho học sinh trước khi vào lớp 1 là cần <br />
thiết. Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị vào lớp 1, nhà trường c hỉ đạo việc chuẩn bị <br />
tăng cường tiếng Việt cho trẻ; bố trí giáo viên dạy trước chương trình chính khóa ít <br />
nhất 2 tuần. Tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết lên 500 tiết theo cách <br />
tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; điều chỉnh thời lượng dạy học các môn học khác để tập <br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
7<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
trung ưu tiên dạy hai môn Tiếng Việt,Toán nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng <br />
như góp phần tạo niềm tin cho các em mỗi khi đến trường.<br />
Tại trường Võ Thị Sáu, có một số giáo viên là người dân tộc bản địạ. Nhà <br />
trường tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để hướng dẫn các em <br />
thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng <br />
tiếng phổ thông. Tăng cường tổ chức các trò chơi, tạo môi trường giáo dục thân thiện, <br />
gần gũi giữa thầy và trò. Rèn cho học sinh ý thức phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó <br />
để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng <br />
cường công tác Đoàn Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, tạo không khí <br />
vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh, qua đó rèn luyện thói <br />
quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt. <br />
Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối <br />
tượng học sinh từng lớp; chú trọng dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh; tận <br />
dụng tối đa kênh hình và đồ dùng tự làm, sẵn có để sử dụng trong giảng dạy . Tạo mọi <br />
điều kiện về thời gian để học sinh được thực hành các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. <br />
Tăng thời lượng dạy học môn Tiếng Việt. Sử dụng triệt để các đồ dùng được cấp <br />
phát trong dạy học; tăng cường làm và sưu tầm các đồ dùng dạy học đơn giản, có sẵn <br />
ở địa phương. Tăng cường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức <br />
dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Nên giải nghĩa từ bằng các hình ảnh trực <br />
quan, các vật thật hoặc đưa các từ vào trong văn cảnh cụ thể để học sinh hiểu được <br />
nghĩa của từ. Tạo ra giờ học sôi nổi, thân thiện thu hút các em đến trường và tự giác <br />
tham gia vào các hoạt động, để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày <br />
vui”. <br />
Thứ tư: Chỉ đạo Tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên tổ chức thực hiện <br />
tốt các phong trào<br />
Trường tiểu học Võ Thị Sáu thuộc trường hạng I, với 22 lớp, có ba điểm <br />
trường, Tổng phụ trách ngoài công tác Đội và phong trào thiếu nhi ra phải dạy 2 <br />
tiết/tuần. Nhà trường phân công trực thường xuyên ở điểm chính và dạy ở 2 điểm <br />
trường lẻ mỗi điểm trường 1 tiết/tuần. Như vậy, Tổng phụ trách Đội có điều kiện <br />
quán xuyến, theo dõi và sinh hoạt tại tất cả các điểm trường.<br />
Ngay từ đầu năm, nhà trường chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội xây dựng <br />
kế hoạch hoạt động, bám sát với kế hoạch của Hội đồng đội và tình hình thực tế của <br />
trường. Dựa vào chủ điểm từng tháng, giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức các tiết <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp với hình thức “Sinh hoạt truyền thống”, “ Trò chơi dân <br />
gian”, “Văn nghệ”; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao như Nhảy bao bố, Kéo co, <br />
Ai nhanh ai khỏe… các hoạt động trải nghiệm trên cả 3 điểm trường để tạo sự kết <br />
nối và tinh thần thoải mái để đội ngũ thầy cô và các em tích cực dạy tốt, học tốt, các <br />
em thích đến trường. Qua các đợt tổ chức hoạt động tại trường, c ác em tham gia các <br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
8<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
trò chơi dân gian rất sôi nổi, hào hứng, nụ cười rạng rỡ đã nở trên môi các em. Các tiết <br />
mục văn nghệ cũng được các lớp tham gia nhiệt tình, giáo viên cũng vào cuộc cùng với <br />
các em trong quá trình luyện tập, đầu tư vào trang phục để tạo niềm phấn khởi cho <br />
học sinh. Trường học thực sự là điểm đến hấp dẫn, do đó năm học 20172018 giảm <br />
thiểu một cách rõ rệt học sinh hay nghỉ học, cuối năm đảm bảo 100% học sinh đến <br />
trường.<br />
Chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách đội phối hợp với đội ngũ giáo viên cùng nắm <br />
kế hoach, thực hiện kế hoạch có sự giám sát, hướng dẫn của Tổng phụ trách...Qua đó <br />
lồng ghép tuyên truyền,vận động học sinh đi học chuyên cần; giáo dục các chuẩn mực <br />
đạo đức, kĩ năng sống, nhận thức xã hội cho học sinh. Chú ý thực hiện trong thời gian <br />
phù hợp và các hoạt động đó đáp ứng các chủ điểm theo tháng, có tính giải trí và tính <br />
giáo dục cao, tạo được niềm vui và hứng thú tích cực cho các em khi đến trường.<br />
Các hoạt động Liên đội Võ Thị Sáu được thể hiện qua một vài hình ảnh sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội diễn văn nghệ Nhảy bao bố<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
9<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
Thi kéo co Giao lưu với HS phân hiệu <br />
Thứ năm: Chỉ đạo thực hiện tốt công tác Xã hội hóa giáo dục<br />
Nhà trường đã làm khá tốt công tác kêu gọi các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các <br />
mạnh thường quân trong và ngoài huyện. Với quyết tâm làm thay đổi bộ mặt của <br />
trường, Ban giám hiệu đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức như UBND Huyện, <br />
PGD, UBND xã ... Trong những năm qua, trường đã xây thêm 5 phòng học mới, tu sủa <br />
5 phòng học cũ, làm sân, làm nhà xe tại điểm trường chính, mua sắm trang thiết bị. <br />
Năm học 20172018, trường đã có được một diện mạo mới, khang trang và sạch đep <br />
hơn nhiều. <br />
Bên cạnh đó, trường thường xuyên theo dõi và kịp thời liên hệ với nhiều tổ <br />
chức, cá nhân có lòng hảo tâm đã tài trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những <br />
tấm gương vượt khó ở trường. Ở xã Ea Bông, Đoàn xã đã vận động Nhà hảo tâm ở <br />
TP Hồ Chí Minh được 60 phần quà hỗ trợ cho học sinh nghèo Buôn Dham. Tổ chức <br />
trao quà cho các em tại điểm trường phân hiệu 2 với tinh thần phấn khởi, đoàn kết, <br />
tương trợ.<br />
Cô Hoàng Thị Mai Hương, chủ tịch liên đoàn lao động huyện Krông Ana đã vận <br />
động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tặng 60 phần quà cho học sinh nghèo vượt <br />
khó cho 60 em tại phân hiệu Buôn Năc trường tiểu học Võ Thị Sáu.<br />
Thầy Võ Trung Dũng, Trưởng phòng giáo dục huyện Krông Ana cũng đã quan <br />
tâm đến hoàn cảnh kém may mắn của một số học sinh nghèo, học sinh mồ côi, trẻ <br />
khuyết tật tại trường. Thầy đã liên hệ với các nhà hảo tâm tại Cơ sở Dầu khí Vũng <br />
Tàu góp quà trị giá 10 triệu đồng tặng 50 học sinh tại điểm trường Buôn Sha đầy ý <br />
nghĩa. <br />
Cô Hoàng Thị Hồng, giáo viên dạy lớp 3 đã kêu gọi đoàn Thiện nguyện tại <br />
Buôn Mê Thuột góp được 40 phần quà trị giá 8 triệu đồng tặng học sinh tại trường …<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ sở Dầu khí Vũng Tàu tặng quà HS buôn Dham Nhà từ thiện Tâm An với HS nghèo buôn Sha <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
10<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cô Hoàng Thị Mai Hương trong lễ trao quà HS nghèo Công ty nhựa Long Thành tặng HS vượt khó<br />
<br />
<br />
<br />
Thứ sáu: Chỉ đạo làm tốt công tác phối kết hợp.<br />
Để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học và hay nghỉ học, nhà trường chủ <br />
động Thành lập ban vận động học sinh đến trường chỉ đạo nhiệm vụ phối hợp chặt <br />
chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. <br />
Cụ thể là giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và chính <br />
quyền, đoàn thể địa phương để tất cả những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập <br />
hoặc vi phạm nội quy trường, lớp phải được quản lý và có biện pháp ngăn ngừa, giáo <br />
dục ngay từ đầu. Cùng với sự vào cuộc của chính quyền, thôn buôn, nhà trường, ban <br />
đại diện cha mẹ học sinh đến từng nhà để vận động học sinh tới trường. <br />
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhân viên và các đoàn thể trong nhà <br />
trường quản lí và giáo dục học sinh, thường xuyên kiểm tra giám sát sự chuyên cần <br />
của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt để có biện pháp <br />
phối hợp giáo dục, giúp đỡ. Nhà trường chỉ đạo tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh <br />
3 lần trong năm, nắm số điện liên lạc của phụ huynh học sinh hoặc Email của một số <br />
phụ huynh (nếu có) để trao đổi kịp thời, nhận sự ủng hộ một cách tối đa của cha mẹ <br />
học sinh trong việc động viên các em đến trường.<br />
Phối hợp với giáo viên hỗ trợ công tác Cộng đồng và giáo viên dạy tiếng Ê đê. <br />
Nhà trường giao nhiệm vụ cho cô H Bel Knul là giáo viên Cộng đồng phụ trách mảng <br />
chuyên cần của học sinh. Cô H Bel Knul ngoài nhiệm vụ của một giáo viên cộng đồng <br />
phải có trách nhiệm kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tại phân hiêu I và phân hiệu II <br />
nắm bắt, tới nhà học sinh để vận động, tuyên truyền và chở học sinh bỏ học, hay nghỉ <br />
học đến trường. Thầy Y Yem Niê được phân công nhiệm vụ dạy tiếng Ê đê, ngoài <br />
việc giảng dạy, thầy có nhiệm vụ giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm tại phân hiệu III (buôn <br />
Sha) nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện gia đình học sinh có những con em thường xuyên <br />
nghỉ học để vận động học sinh đến trường. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
11<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã, cô H Vina Triết là người đồng <br />
bào dân tộc thiểu số năng động, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, cô đã cùng <br />
với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đi tới những học sinh có hoàn <br />
cảnh đặc biệt và có nguy cơ bỏ học; tuyên truyền, vận động học sinh đến trường và <br />
đem lại hiệu quả thiết thực.<br />
Phối hợp với Hội trưởng hội cha mẹ học sinh, chị H Duyệt Niê là người Êđê <br />
hộ khẩu tại buôn Năc trên điạ bàn trường chính , anh Y Leo là Buôn trưởng buôn Sha <br />
nên rất thuận lợi cho công tác phối kết hợp với nhà trường trong công tác tuyên <br />
truyền, vận động học sinh đến trường. Các thành viên này đã thường xuyên nhắc nhở <br />
các cha mẹ học sinh trong các buổi họp dân, tuyên truyền qua các buổi phát thanh và <br />
lúc được nhà trường yêu cầu, họ sẵn sàng cùng với nhà trường đến tận nhà học sinh <br />
để tuyên truyền, vận động con em mình đi học.<br />
Phát huy tác dụng của công nghệ thông tin, nhà trường chủ động thành lập <br />
nhóm Facebook, Zalo đối với các thành viên trong ban vận động học sinh đến trường <br />
vì họ đã sử dụng thành thạo máy tính và điện thoại thông minh để tiện liên lạc và đem <br />
lại hiệu quả nhanh nhất. <br />
Kết quả cho công tác phối hợp vận động đó là nhiều em nghỉ học dài ngày đã đi <br />
học. Các em gia đình ít quan tâm, bản tính ham chơi, lười học, chạy trốn mỗi lần giáo <br />
viên đến nhà nhưng có thêm sự hỗ trợ của các thành viên trên đã đi học trở lại. Phải <br />
kể đến đó là em Y MinhHy Bkrông, H Uôm Êban (học sinh lớp 1 buôn Năc); em Y Lộc <br />
Niê, Y Tháp Niê ( học sinh lớp 3 buôn Sha)… đã tới trường một cách thường xuyên.<br />
Sau đây là một số hình ảnh các thành viên trong công tác vận động HS đến <br />
trường:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H Vina Triết Giám đốc TTHT cộng đồng H Bel Knul – giáo viên Cộng đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
12<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Hiệu trưởng Nguyễn Thị Châu – Giáo viên lớp 5<br />
Qua chỉ đạo công tác phối kết hợp, các tổ chức đoàn thể đã phát huy vai trò <br />
trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, có chiều sâu giữa nhà trường, gia đình <br />
và xã hội cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Cụ thể là giữa Ban giám hiệu, giáo viên <br />
chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, chính quyền, đoàn thể địa phương để theo dõi, quản lý <br />
những học sinh có biểu hiện sa sút về học tập hoặc vi phạm nội quy, tham gia vào các <br />
tệ nạn xã hội, tìm hiểu hoàn cảnh và đến tận nhà học sinh để vận động tuyên truyền, <br />
giáo dục học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội cùng các loại hình giải trí không lành <br />
mạnh, nhắc nhở con em đi học chuyên cần, học tập nghiêm túc, cùng nhà trường vận <br />
động con em đến trường.<br />
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP<br />
Năm học 20172018, trường đã phát huy tối đa vai trò trách nhiệm của giáo viên <br />
làm công tác giáo dục cộng đồng. Nhà trường trực tiếp giao nhiệm vụ cho cô H Bel <br />
Knul là giáo viên Cộng đồng phụ trách mảng chuyên cần của học sinh. Vốn là người <br />
dân tộc bản địa, vốn nói thành thạo tiếng Ê đê, dùng song ngữ trong giao tiếp, trực <br />
tiếp cùng với Hiệu trưởng làm công tác vận động cha mẹ học sinh có nguy cơ bỏ học, <br />
hay nghỉ học đến trường.<br />
Chú ý lựa chọn và thành lập tổ vận động học sinh đến trường là người bản địa. <br />
Thành viên trong tổ vận động hầu hết là người dân tộc Ê đê sinh ra tại buôn làng, họ <br />
có các chức danh tại địa phương như anh Y Leo là Buôn trưởng buôn Sah, Chị H Yer <br />
Knul là Bí thư chi bộ buôn Năc, chị H Vina Triết là Phó chủ tịch UBND xã Ea Bông. <br />
Họ là những người nhiệt tình, tuổi còn trẻ, phối hợp với nhà trường trong công tác <br />
vận động nên đem lại hiệu quả thiết thực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
13<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
Phát huy tác dụng của công nghệ thông tin ở các bậc phụ huynh đã sử dụng <br />
điện thoại nhiều tiện ích để thông báo, liên lạc, Email một cách nhanh nhất nhằm kịp <br />
thời có biện pháp vận động học sinh hay nghỉ học đến trường.<br />
Tận dụng đội ngũ các thành viên trong ban vận động học sinh đến trường sử <br />
dụng thành thạo máy tính và điện thoại thông minh, nhà trường đã tạo nhóm Zalo, <br />
Facebook để tiện liên lạc và đem lại hiệu quả nhanh nhất.<br />
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Công tác duy trì sĩ số luôn là vấn đề quan tâm lớn của nhà trường, địa phương <br />
và các tổ chức xã hội. Đội ngũ viên chức nhất là các thầy cô giáo trường Tiểu học Võ <br />
Thị Sáu đã không ngừng nêu cao tinh thần tự giác, tích cực và thực hiện có hiệu quả. <br />
Họ đã đưa ra những giải pháp tốt nhất để vận dụng vào hoạt động thực tiễn. Nhờ <br />
các giải pháp và biện pháp trên mà các em đã ý thức được vai trò, trách nhiệm, nghĩa <br />
vụ của mình đối với việc đi học. Các em thường xuyên tới lớp, chú ý nghe giảng và <br />
có tinh thần hợp tác chia sẻ với bạn bè. <br />
Năm học 20172018, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám hiệu, đội ngũ <br />
thầy cô giáo, sự vào cuộc của các đoàn thể, chính quyền địa phương đã làm tốt công <br />
tác duy trì sĩ số, vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở lại lớp. Sau 1 năm áp dụng <br />
đề tài tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, trường đã tiến hành khảo nghiệm và kết quả <br />
về công tác duy trì sĩ số trong thời điểm cuối năm học (t háng 4 năm học 20172018) <br />
như sau:<br />
<br />
TSHS TSHS HS nghỉ học HS nghỉ học HS có nguy HS bỏ học Học sinh <br />
không có lý theo mùa vụ cơ bỏ học hoàn thành <br />
do chương trình <br />
<br />
SL TL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ<br />
<br />
Khối 1 110 5 4,5 4 3,6 2 0 102 92,7<br />
<br />
Khối 2 128 6 4,7 6 4,7 2 1,6 0 125 97,6<br />
<br />
Khối 3 101 4 4,0 5 5,0 0 100 99,0<br />
<br />
Khối 4 99 3 3,0 5 5,1 2 2,0 0 98 98,9<br />
<br />
Khối 5 102 2 2,0 3 2,9 0 102 100<br />
<br />
Toàn 540 20 3,7 28 5,2 4 0,7 0 527 97,6<br />
trường<br />
<br />
Qua số liệu trên, so sánh với số liệu cùng thời điểm này năm ngoái cho ta thấy <br />
số học sinh nghỉ học không lý do, nghỉ học theo mùa vụ, học sinh có nguy cơ bỏ học <br />
giảm hẳn, đặc biệt không có học sinh bỏ học. Bên cạnh đó chất lượng học tập và rèn <br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
14<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
luyện cũng được nâng cao. Các em có áo trắng đến trường, sách vở, đồ dùng học sinh <br />
đầy đủ hơn, các em đến trường với tinh thần lạc quan, phấn khởi, tỉ lệ học sinh <br />
chuyên cần đảm bảo hơn.<br />
Nhờ việc đi học thường xuyên và các em nêu cao được tinh thần ý thức trong <br />
học tập và sinh hoạt do vậy kết quả tham gia các hội thi cũng rất đáng mừng: Thi chữ <br />
viết đẹp cấp trường 100% lớp tham gia, nhiều em đạt thành tích cao. Thi các trò chơi <br />
dân gian 100% học sinh tham gia, nhiều em đạt giải và phần thưởng. Thi thể dục thể <br />
thao các em luyện tập tích cực, tham gia cấp huyện 1 em đạt giải Nhất , thành lập đội <br />
bóng đá Mi ni luyện tập ở trường và tham gia dự thi cấp huyện năm 20172018 đạt <br />
giải 3 toàn đoàn. Thi văn nghệ cấp trường có 22/22 lớp tham gia đạt kết quả cao (đạt <br />
3 giải Nhất, 3 giải Nhì và 3 giải Ba, 6 giải KK). Thi Hát dân ca 1 em đạt giải cấp <br />
huyện. Giao lưu học sinh Dân tộc thiểu số đạt giải 3 toàn đoàn… kết quả học tập <br />
được nâng cao. Các em tích cực và hào hứng khi tham gia học tập ngoại khóa, hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp và sinh hoạt đội, nhi đồng.<br />
Bên cạnh đó, ý thức của cha mẹ học sinh được cải thiện, số phụ huynh ít quan <br />
tâm chăm lo đến con em ngày càng giảm. Số cha mẹ, anh chị biết dành thời gian, tạo <br />
điều kiện cho con em học tập tăng dần. Niềm vui lớn nhất là số các em có nguy cơ bỏ <br />
học đã đi học lại.<br />
<br />
<br />
Hình ảnh các em học sinh có nguy cơ bỏ học đã đi học lại năm học 20172018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Y Minh Hi BkRông – HS lớp 2 H Uôm Ê Ban – HS lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Hoài Thu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
15<br />
Một vài giải pháp quản lý chỉ đạo việc vận động học sinh bỏ học, hay nghỉ học <br />
đến trường tại trường TH Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Y Lộc Niê HS lớp 4 Y Tháp Niê – HS lớp 4<br />
Các giải pháp vận động học sinh đến trường được tiếp tục vận dụng và đ em <br />
lại hiệu quả tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho đến nay. Tại thời điểm này, tháng 4 <br />
của năm học 20182019 chưa có học sinh nào bỏ học.<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I.KẾT LUẬN <br />
Qua hai năm nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được nhiều <br />
kinh nghiệm cũng như bài học bổ ích. Qua kết quả khảo nghiệm và thực tế chứng <br />
minh, tôi nhận thấy, để vận động học sinh đến trường thường xuyên và giảm thiểu <br />
tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học thì rất cần tấm lòng, cái tâm của những người <br />
làm giáo dục; người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, coi các em như chính <br />
con em của mình. Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là <br />
người cha, người mẹ trong việc giáo dục giáo dưỡng. Giáo viên cần phải nắm bắt <br />
được hoàn cảnh gia đình của từng em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em để có biện <br />
pháp giáo dục học sinh, hướng các em đi vào nề nếp tốt, giáo viên vừa là thầy, vừa là <br />
cha mẹ, cũng có lúc phải đóng vai là bạn của các em. Hiệu trưởng phải thường xuyên <br />
quan tâm, kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện các nhiệm vụ <br />
́ ủ nhiệm lớp. Giáo viên phải theo dõi sĩ số học sinh mỗi buổi đến trường, <br />
công tac ch<br />
phát hiện kịp thời những em vắng mặt, tìm hiểu nguyên nhân dể đưa ra giải pháp kịp <br />
thời. Giáo viên, nhân viên trong toàn trường phải cùng phối hợp để thực hiện. Làm tốt <br />
công tác tham mưu với câp uy Đ<br />
́ ̉ ảng, chính quyền và phối hợp với các đo