Bài giảng Quản trị rủi ro (TS.Ngô Quang Huân) - Chương 4: Kiểm soát rủi ro
lượt xem 129
download
Nội dung chương 4 kiểm soát rủi ro bao gồm các vấn đề sau: Một số khái niệm, một số kỹ thuật kiểm soát rủi ro, nỗ lực kiểm soát rủi ro. Mời các bạn tham khảo nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro (TS.Ngô Quang Huân) - Chương 4: Kiểm soát rủi ro
- KIỂM SOÁT RỦI RO 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2. MỘT SỐ KỸ THUẬT KIỂM SOÁT RỦI RO 3. NỖ LỰC KiỂM SOÁT RỦI RO
- KIỂM SOÁT RỦI RO Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích. Để đạt được những mục tiêu đó, chúng ta có sắp xếp các giải pháp từ giải pháp đơn giản có chi phí thấp đến những chương trình phức tạp tốn nhiều chi phí.
- KIỂM SOÁT RỦI RO Phương pháp kiểm soát rủi ro được thực hiện bằng cách : Lắp đặt hệ thống bảo an để ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp vào những dữ liệu. Lắp đặt những hệ thống chữa cháy, bảo đảm an toàn cho con người, tài sản. Thực hiện những chương trình đào tạo và giáo dục cho công nhân nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của họ về rủi ro và giúp họ biết sử dụng kỹ thuật để hạn chế những trường hợp đáng tiếc khi có rủi ro xảy ra. Phát triển và thi hành những luật lệ đã được quy định, thường xuyên hướng dẫn nhân viên thực hiện những luật lệ quy định đó, với mục tiêu là quản trị những sự mất mát, và thương vong trong cơ cấu đối với sức mạnh của tự nhiên...
- CHUỖI RỦI RO Chuỗi rủi ro bao gồm năm mắt xích cơ bản sau: 1. Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ : một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách. 2. Yếu tố môi trường : là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ : sàn của phân xưởng nơi bộ phận máy móc này được lắp đặt. 3. Sự tương tác: là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ : Một người công nhân vận hành thiết bị không được bảo quản đúng cách có thể bị tai nạn vì tấm chắn bảo vệ không được đặt đúng chỗ khi mũi khoan bị gãy. 4. Kết qủa có thể là tốt hay xấu : là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ, trong trường hợp này là việc bị tổn thương nghiêm trọng ở mắt. 5. Những hậu quả : không phải là những kết quả trực tiếp (việc bị tổn thương ở mắt) mà là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị tổn thương, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế....)
- CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT 1. NÉ TRÁNH RỦI RO 2. NGĂN NGỪA TỔN THẤT 3. GIẢM THIỂU TỔN THẤT 4. QUẢN TRỊ THÔNG TIN 5. CHUYỂN GIAO KIỂM SOÁT 6. ĐA DẠNG HÓA
- NÉ TRÁNH RỦI RO Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Biện pháp đầu tiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra Biện pháp thứ hai là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.
- PHÒNG TRÁNH NHỮNG NGUY CƠ Một số nguy cơ tiềm tàng nếu trở thành hiện thực sẽ nguy hại và tốn kém những nguy cơ khác. Hãy xác định các tổn thất lớn nhất có lẽ có để cân nhắc những nguy cơ nào nên kiểm soát và nguy cơ nào nên chuyển giao tài trợ rủi ro. Nhiều cuộc khủng hoảng ban đầu chỉ là những khó khăn nho nhỏ. Bằng cách chú ý đến những dấu hiện của những khủng hoảng ngầm, bạn có thể giải quyết được chúng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và tốt kém Một số khủng hoảng xuất phát từ chính các chính sách và hoạt động của công ty và có thể tránh được bằng những tiên lượng các hậu quả một cách tỉnh táo.
- LƯU Ý NHỮNG DẤU HIỆU KHỦNG HOẢNG SẮP XẢY RA Bội thu thành công trong nháy mắt. Chi tiêu vượt quá mức đồng lương cho phép. Bỏ qua những chi tiết và chuẩn mực. Thành viên hội đồng quản trị không thực hiện công việc của mình.
- NÉ TRÁNH RỦI RO Đây là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, tuy nhiên có một số hạn chế: Rủi ro và lợi ích song song tồn tại vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó. Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ chức, vì vậy coi chừng tránh rủi ro này chúng ta có thể gặp rủi ro khác. Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh, hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy không thể chỉ loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động…
- BÍ QUYẾT TRÁNH RẮC RỐI 1. Hãy hoà hợp với tập thể trong mọi tình huống tốt hay xấu. 2. Duy trì mối quan hệ hợp tác với báo giới 3. Cư xử theo chuẩn mực đạo đức, tin cậy và chuyên nghiệp với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp. 4. Tránh những hỏng hóc về kỹ thuật. 5. Xử lý những vấn đề về lao động. 6. Cảnh giác với những dấu hiệu khủng hoảng đến gần. 7. Có kế hoạch nối tiếp cho tất cả các vị trí chủ chốt trong công ty. 8. Không hành động nóng vội khi yêu cầu về chuẩn mực đạo đức hay tính hợp pháp đặt ra.
- VÍ DỤ Một công ty hoá chất hàng đầu dự tính tiến hành hàng loạt những thí nghiệm tại một vùng nông thôn, bao gồm cả một thị trấn nhỏ độc lập. Trong khi chuẩn bị cho cuộc thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng công cuộc nghiên cứu này có thể sẽ gây những thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng cư dân ở đó. Người ta yêu cầu nhà quản trị rủi ro mua bảo hiểm cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chỉ có một vài công ty bảo hiểm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này và số tiền mua bảo hiểm lớn hơn nhiều so với số tiền công ty sẵn sàng trả. Kết quả là công ty chống lại việc tiến hành những cuộc thí nghiệm.
- NGĂN NGỪA TỔN THẤT Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi : sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào : THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI HIỂM HOẠ THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI MÔI TRƯỜNG THAY THẾ HOẶC SỬA ĐỔI CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC
- VÍ DỤ – HIỂM HỌA Giữ nhà bất cẩn - Chương trình huấn luyện và theo dõi Nạn lụt - Xây đập, quản lý nguồn nước Hút thuốc - Cấm hút thuốc, tịch thu vật liệu liên quan đến hút thuốc Nạn ô nhiễm - Ban hành quy định, chính sách về việc sử dụng và thải các chất gây ô nhiễm Vỉa hè bị chiếm dụng, hư hỏng, lồi lõm… - Giải tỏa, cấm buôn bán, sửa chữa… Vệ sinh thực phẩm kém - Đưa ra qui định, tăng cường kiểm tra.. Say rượu khi lái xe - Cấm nghiêm ngặt, bỏ tù Thiếu thông tin về một số hoạt động - Nghiên cứu, điều tra Máy cán, máy dập.. - Hướng dẫn đầy đủ về an toàn, cảnh báo, bộ phận bảo vệ…
- VÍ DỤ – MÔI TRƯỜNG Sàn của một cửa tiệm trơn trượt do đổ dầu - Lắp đặt bề mặt hút ẩm, chống trơn trượt Xa lộ , đường cao tốc - Xây dựng rào cản, chiếu sáng bảng hiệu và dấu hiệu giao thông Lực lượng lao động được đào tạo không phù hợp - Đào tạo Chi tiêu công cộng - Hướng dẫn đầy đủ về sản phẩm và cảnh báo Dân cư nghiện ma túy - Tư vấn, chữa trị, điều tra Kiến trúc dễ cháy - Xây dựng hệ thống chống lửa Bãi đậu xe không được chiếu sáng - Chiếu sáng, bảo vệ và dịch vụ an ninh Nhân viên lái xe giao hàng - Đào tạo, giáo dục tài xế
- VÍ DỤ - CƠ CHẾ TƯƠNG TÁC Một quy trình sưởi nóng có thể làm nóng các thiết bị xung quanh - Hộ thống làm nguội bằng nước Công nhân bốc dỡ hàng hoá không đúng cách - Sử dụng dây đai hỗ trợ Xe cộ trượt trên đường trơn - Dùng thắng ngược chiều kim đồng hồ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Aùo quần thích hợp chống cháy,… Tiêu dùng sản phẩm nguy hiểm - Đặc tính an toàn, giúp ỡ người tiêu dùng Hội đồng thành phố cân nhắc các vấn đề độc quyền - Tài liệu minh chứng quyết định, bản báo cáo hợp pháp của hợp đồng Thùng dự trữ ngầm bị rò rỉ dầu - Niêm phong hai lần Chuyển thiết bị chế tạo sản phẩm đến một nước chưa phát triển - Hoạt động quan hệ với chính quyền địa phương, điều nghiên
- GIẢM THIỂU TỔN THẤT Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất. Trước hết, ý niệm về chuỗi rủi ro được đưa ra để minh họa việc ngăn ngừa tổn thất can thiệp vào ba mắt xích đầu của chuỗi rủi ro như thế nào? Giảm thiểu tổn thất tập trung vào mắt xích thứ 3 (chỉ thỉnh thoảng, không thường xuyên) và mắt xích thứ 4 và thứ 5 (thông thường hơn):
- NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNG Hãy xem xét bốn nguyên tắc trong việc ngăn chặn khủng hoảng: 1. Hành động nhanh chóng và quyết đoán. Trì hoãn chỉ làm cho tình huống xấu đi. 2. Đặt con người lên trên hết. Nhà cửa, sổ sách, giấy tờ tín dụng, và tên tuổi công ty đều có thể làm lại được, còn cuộc sống của nhân viên và khách hàng thì không. 3. Người lãnh đạo nên đến hiện trường càng sớm càng tốt. Điều này sẽ cho thấy cuộc khủng hoảng đang được giải quyết một cách nghiêm túc. 4. Giao tiếp rộng rãi. Đây sẽ là cách tốt nhất để đối phó với tin đồn và suy đoán. Khi vẫn chưa rõ ràng về những hành động, hãy để những kinh nghiệm, giá trị và bản năng mách bảo bạn.
- 5 phương pháp giải quyết xung đột Các lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc sao cho tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích nhân viên, cho phép họ đóng góp và phát triển. Trong công việc, bất đồng lẫn nhau là điều không thể tránh. Nếu những bất hoà đó xảy ra và tiến triển thành xung đột giữa các cá nhân, người lãnh đạo cần can thiệp ngay lập tức để duy trì lại sự cân bằng nơi làm việc.
- 5 phương pháp giải quyết xung đột Hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng có thể sở hữu với sự chuẩn bị và thực hành thường xuyên. Khi giải quyết xung đột, điều quan trọng là phải nhận ra khi nào nên sử dụng những kỹ thuật quản lý xung đột riêng biệt dựa trên tình huống và những người liên quan. Dưới đây là 5 đường hướng quản lý xung đột hữu ích với những ai luôn phải đối mặt với xung đột. Mỗi phương hướng giải quyết có hiệu quả khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể, điều quan trọng là cần hiểu thời điểm nào nên áp dụng chúng và người khác có thể lĩnh hội cách hoà giải của bạn như thế nào.
- Cạnh tranh Đây là một phương pháp quyết đoán nhưng không mang nhiều tính hợp tác, bởi nó là cách giải quyết thiên về hướng quyền lực, cá nhân theo đuổi quyền lợi của chính họ đối với vấn đề tài chính của người khác. Phương pháp này sử dụng tốt nhất trong những tình huống đòi hỏi có quyết định nhanh chóng mang tính sống còn, ví như trong trường hợp khẩn cấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro (Risk Management)
113 p | 1915 | 701
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS.Ngô Quang Huân
150 p | 1017 | 336
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS. Nguyễn Hải Quang
175 p | 607 | 213
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - ĐH Thương mại
74 p | 874 | 139
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Rủi ro đối với tài sản
12 p | 599 | 87
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Giới thiệu về rủi ro và sự bất định
16 p | 580 | 83
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 2: Giới thiệu về quản trị rủi ro
10 p | 512 | 60
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Trường ĐH Thương Mại
0 p | 298 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
14 p | 54 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
22 p | 93 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
26 p | 105 | 13
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Quản trị rủi ro tài sản
9 p | 42 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 4: Quản trị rủi ro nhân lực
8 p | 34 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 1 - Nguyễn Thế Hùng
80 p | 14 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 2 - Nguyễn Thế Hùng
73 p | 6 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - Nguyễn Thế Hùng
29 p | 10 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng
45 p | 15 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro doanh nghiệp - Chương 3: Các nguyên tắc cơ bản về Quản lý rủi ro
15 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn