Bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 34
lượt xem 30
download
Tham khảo bài viết 'bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 34', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 34
- Tuần 34: Thứ …. ngày …. tháng …. năm 200.. TẬP ĐỌC TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch. - Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con ng ười khác v ới đ ộng vật, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra bài cũ: Hai HS học thuộc lòng bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV hướng dẫn cách ngắt câu dài, kết hợp giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu - Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan ý chính của từng đoạn? trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác. - Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. - Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu. - Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? - Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 kim/1giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra 1 chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. 122
- - Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân để làm gì? nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước. - Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy - ý b: Cần biết sống 1 cách vui vẻ. chọn ý đúng, c. Luyện đọc lại: HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn văn. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 1 đoạn và thi đọc. HS: Thi đọc đúng. - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và đọc lại bài. TOÁN ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp) I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan h ệ giữ các đơn vị đó. - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng: Phiếu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa + Bài 1: - GV nhận xét bài làm của HS. bài. + Bài 2: - GV hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé và ngược lại, 123
- từ danh số phức thành các danh số đơn và ngược lại. + Bài 3: Tương tự. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 3 HS lên bảng chữa bài. - GV và cả lớp nhận xét: 2m 2 5dm 2 > 25dm 2 205dm2 3dm 5 2 = 305cm 2 2 cm 305cm2 3m 2 99 2 < 4m 2 dm 400dm2 399dm 2 65m 2 = 6500dm 2 HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và làm bài vào + Bài 4: vở. - 1 HS lên bảng giải. Bài giải: Diện tích thửa ruộng đó là: 64 x 25 = 1.600 (m2) Thửa ruộng đó thu hoạch được là: 1 1.600 x = 800 (kg) 2 Đáp số: 800 kg. - GV nhận xét, chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm các bài tập ở vở bài tập. Đ ẠO Đ Ứ C DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: - Giúp cho HS biết cách vệ sinh trường lớp. - Có ý thức vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 124
- II. Nội dung: 1. GV phân công học sinh cả lớp vệ sinh trường lớp: - Tổ 1: Lau bàn, ghế, bảng. - Tổ 2: Quét mạng nhện. - Tổ 3: Quét nền phòng. - Tổ 4: Quét hành lang. 2. Phân công mang dụng cụ: - Tổ 1: Mang dẻ lau, chậu. - Tổ 2: Mang chổi cán dài. - Tổ 3: Mang chổi lúa, chổi chít. - Tổ 4: Mang chổi quét nền. 3. Tiến hành lao động: - Các tổ thực hiện theo đúng nhiệm vụ của tổ mình được phân công. - GV đi quan sát các tổ làm và nhắc nhở những tổ nào làm chưa tốt. 4. Tổng kết: - GV đánh giá, nhận xét buổi lao động. - Tuyên những cá nhân, những tổ làm tốt. - Nhắc nhở những tổ, cá nhân làm chưa tốt. KỸ THUẬT LẮP CON QUAY GIÓ (tiết 3) I. Mục tiêu: - Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió. - Lắp được con quay gió đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động. II. Đồ dùng: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: 125
- A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu các bước lắp con quay gió. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn lắp ráp con quay gió: HS: Quan sát H5 SGK để lắp những bộ phận còn lại vào đúng vị trí. - GV lưu ý HS: + Chỉnh các bánh đai giữa trục cho thẳng. + Khi lắp cánh quạt phải đúng và đủ các chi tiết. - Lắp xong phải kiểm tra sự hoạt động của các con quay gió. 3. Đánh giá kết quả học tập: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản HS: Trưng bày sản phẩm. phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá như HS: Dựa vào những tiêu chuẩn đó để tự đánh giá sản phẩm của mình. SGV. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. - GV nhắc HS tháo các chi tiết và cất gọn vào hộp. KỸ THUẬT ÔN TẬP VÀ LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1) I. Mục tiêu: - Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác. 126
- II. Đồ dùng: Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: A. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép. - GV cho HS chọn 1 mô hình lắp ghép. HS: Quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm. HS: Tự lắp ghép theo tổ, nhóm. - GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập lắp ghép cho thuộc. Thứ …. ngày …. tháng …. năm 200.. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính để kể. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp với cử chỉ điệu bộ. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 127
- A. Kiểm tra: - Một HS kể lại một câu chuyện về người có tinh thần lạc quan… B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề: HS: 1 em đọc đề bài. - 3 HS nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. - GV nhắc nhở HS: + Nhân vật trong câu chuyện là người vui tính. + Có thể kể theo 2 hướng. HS: 1 số HS nói tên nhân vật mình chọn kể. 3. HS thực hành kể: a. Kể theo cặp: HS: Từng cặp quay mặt vào nhau kể. - GV đến từng nhóm nghe. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. b. Thi kể chuyện trước lớp: HS: Một vài em nối nhau thi kể trước lớp. - Mỗi em kể xong nói ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện kể hay nhất. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu về nhà tập kể cho người thân nghe. TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. Mục tiêu: - Ôn tập về góc và các loại góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù; các đo ạn th ẳng song song, đoạn thẳng vuông góc. 128
- - Củng cố kỹ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước. - Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của một hình. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: Quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau, vuông góc với nhau. - Một HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. AB // DC ; AB ⊥ AD ; AD ⊥ DC. + Bài 2: HS: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm sau đó tính chu vi và diện tích. - Một HS lên bảng làm. - GV nhận xét, cho điểm những em làm - Cả lớp làm vào vở. Giải: đúng. Chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm) Diện tích hình vuông là: 3 x 3 = 9 (cm2) Đáp số: 12 cm; 9 cm2. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. - Một HS lên chữa bài. - GV cùng cả lớp nhận xét. HS: 1 em đọc đầu bài, tóm tắt và làm bài + Bài 4: vào vở. - Một HS lên bảng làm. Giải: Diện tích phòng học đó là: 129
- 5 x 8 = 40 (m2) = 4000 (dm2) Diện tích 1 viên gạch men là: 20 x 20 = 400 (cm2) = 4 (dm2) Số viên gạch cần dùng để lát là: 4000 : 4 = 1000 (viên gạch) Đáp số: 1000 viên gạch. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. CHÍNH TẢ NÓI NGƯỢC I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian “Nói ngược”. - Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ l ẫn r/d/gi, dấu hỏi, ngã. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu khổ to, bút dạ… III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV đọc bài vè “Nói ngược”. HS: Theo dõi SGK. - GV nhắc HS chú ý cách trình bày. - Đọc thầm lại bài vè. ? Nội dung bài vè nói gì - Nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười. - GV đọc bài cho HS viết. HS: Gấp SGK, nghe GV đọc, viết bài vào vở. - Đọc lại cho HS soát lỗi. - Chấm 7 → 10 bài, nêu nhận xét. 130
- 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng. - 3 nhóm HS lên thi tiếp sức. - Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – kết quả - không thể 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại thông tin ở bài 2, kể cho người thân nghe. KHOA HỌC ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu: HS củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan h ệ giữa sinh v ật và sinh v ật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết: + Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. + Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 134, 135, 136, 137 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn. * Bước 1: Làm việc cả lớp. HS: Tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK và trả lời câu hỏi. 131
- ? Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào * Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV chia nhóm, phát giấy bút. HS: Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của 1 nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã. *Bước 3: - Các nhóm treo sản phẩm. - Cử đại diện lên trình bày. - GV nhận xét, kết luận (SGV). 3. Hoạt động 2: Xác định vai trò con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên. * Bước 1: Làm việc theo cặp. HS: Quan sát hình trang 136, 137 SGK kể tên những gì được vẽ trong hình. - Dựa vào các hình trên bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người? * Bước 2: Hoạt động cả lớp. HS: Một số em lên trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. THỂ DỤC NHẢY DÂY TRÒ CHƠI: LĂN BÓNG I. Mục tiêu: - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu th ực hi ện c ơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Trò chơi “Lăn bóng” yêu cầu chơi nhiệt tình, rèn sự khéo léo… 132
- II. Địa điểm – phương tiện: Còi, dây nhảy. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, HS: Chạy nhẹ nhàng, đi vòng tròn, hít yêu cầu giờ học. thở sâu. Ôn các động tác tay, chân, lườn… - Trò chơi khởi động. 2. Phần cơ bản: - GV chia lớp thành 2 tổ. Tổ 1: Chơi nhảy dây. Tổ 2: Chơi trò chơi. - Sau 1 vài lần lại đổi địa điểm. a. Nhảy dây: - Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. HS: Tập cá nhân. - Thi giữa các bạn. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách HS: Chơi thử 1 – 2 lần sau đó chơi thật. chơi. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. - Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát, vỗ tay. - Tập 1 số động tác hồi tĩnh. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Thứ …. ngày …. tháng …. năm 200.. MỸ THUẬT VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ CHỌN (GV chuyên dạy) TẬP ĐỌC ĂN MẦM ĐÁ I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn v ới giọng k ể vui, hóm hỉnh. 133
- - Hiểu ý nghĩa các từ trong bài. - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh vừa biết làm cho chúa ăn ngon, vừa khéo răn chúa. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ. - Luyện đọc theo cặp. - 2 – 3 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm - Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy đá là món lạ thì muốn ăn. đá ? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho - Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình chúa như thế nào thì chuẩn bị lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”… đói mèm. ? Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá - Chúa không được ăn mầm đá vì thực ra không hề có món đó. không? Vì sao ? Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon - Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon miệng ? Em có nhận xét gì về Trạng Quỳnh - Rất thông minh, hóm hỉnh… c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: HS: 3 em đọc theo phân vai. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai. - Thi đọc diễn cảm theo vai. - Cả lớp nhận xét, cho điểm. 134
- 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập đọc lại bài. TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. - Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học để giải các bài tập có yêu cầu tổng hợp. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: HS: Đọc yêu cầu bài tập. + Bài 1: - Quan sát hình vẽ SGK để nhận biết: DE // AB và CD ⊥ BC. - GV gọi HS nhận xét sau đó kết luận. HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. + Bài 2: - Một HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. HS: Vẽ hình chữ nhật theo kích thước + Bài 3: sau đó tính chu vi và diện tích. - Một em lên bảng vẽ hình và làm. 5 cm 4 cm 135
- - GV chấm bài cho HS. Chu vi hình chữ nhật là: (5 + 4) x 2 = 18 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 5 4 = 20 (cm2) Đáp số: 20 cm2 18 cm. HS: Đọc bài, tự làm bài rồi chữa bài. + Bài 4: - GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: - Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình. - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa lỗi. - Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu. III. Các hoạt động: 1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp: - GV viết lên bảng đề kiểm tra. - Nhận xét về kết quả bài làm: + Ưu điểm chính: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý diễn đạt. + Những thiếu sót, hạn chế: - Thông báo điểm số cụ thể (Yếu, TB, Khá, Giỏi) - Trả bài cho từng HS. 136
- 2. Hướng dẫn HS chữa bài: a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi (SGV) b. Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV chép các lỗi định chữa lên bảng. - 1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS trao đổi về bài chữa trên bảng. - GV chữa lại bằng phấn màu, HS chép bài vào vở. 3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: - GV đọc 1 số đoạn văn hay. - HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV đ ể tìm ra cái hay, t ừ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. - HS chọn 1 đoạn trong bài của mình viết theo cách hay hơn. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đạt điểm cao. - Về nhà viết lại bài cho hay hơn. Thứ …. ngày …. tháng …. năm 200.. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I. Mục tiêu: - Tiếp tục mở rộng hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời… - Biết đặt câu với các từ đó. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu… III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ và chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở * Bài 1: 137
- bài tập. - Một số em làm vào phiếu, dán bảng và trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét. * Bài 2: GV nêu yêu cầu. HS: Suy nghĩ làm bài. - Nối tiếp nhau đọc câu văn của mình. - Các bạn khác nhận xét. HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. * Bài 3: - Nối nhau phát biểu ý kiến. - Viết từ tìm được vào vở bài tập. - GV nhận xét, chốt lời giải: VD: Cười ha hả → Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí. Cười hì hì → Chị ấy cười hì hì. Cười hí hí → Mấy bạn học sinh cười hí hí trong lớp. Cười sằng sặc Cười khanh khách Cười khúc khích… 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm bài tập. TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn kỹ năng về giải toán tìm số trung bình cộng. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: 138
- HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài. + Bài 1: - 1 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp nhận xét. + Bài 2, 3, 4: Tương tự. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tìm cách giải. - 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm Bài 4: Giải: những em làm đúng. Lần đầu 3 ô tô chở được là: 16 x 3 = 48 (máy) Lần sau 5 ô tô chở được là: 24 x 5 = 120 (máy) Số ô tô chở máy bơm là: 3 + 5 = 8 (ô tô) Trung bình mỗi ô tô chở được là: (48 + 120) : 8 = 21 (máy) Đáp số: 21 máy. - GV thu vở chấm bài. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm vở bài tập. ĐỊA LÝ ÔN TẬP ĐỊA LÝ (tiếp) I. Mục tiêu: - HS chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, … - So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức v ề thiên nhiên, con người… - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố lớn. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 139
- A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp. * Bước 1: HS: Làm câu hỏi 3, 4 SGK. * Bước 2: HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án. Đáp án câu 4: 4.1) ý d 4.2) ý b. 4.3) ý b. 4.4) ý b. 3. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp. * Bước 1: HS: Làm câu hỏi 5 trong SGK. * Bước 2: HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án. Đáp án câu 5: Ghép 1 với b; Ghép 2 với c; Ghép 3 với a; Ghép 4 với d; Ghép 5 với e; Ghép 6 với đ. - GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn HS: 3 – 4 em đọc lại. bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. KHOA HỌC ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. Mục tiêu: - HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết: 140
- + Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của nhóm sinh vật. + Phân tích được vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn. * Bước 1: Làm việc theo cặp. HS: Quan sát cá hình trang 136, 137 SGK. ? Kể tên những gì được vẽ trong bản đồ ? Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người * Bước 2: HS: Một số HS lên trả lời. - GV nhận xét và gợi ý về sơ đồ. Các loài tảo → Cá → Người ; Cỏ → Bò → Người. - GV hỏi cả lớp: ? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ? Chuỗi thức ăn là gì ? Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất - GV kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong thiên nhiên. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. 141
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án lớp 4 năm 2011 - Tuần 10
146 p | 729 | 134
-
Bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 33
23 p | 254 | 53
-
Bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 32
23 p | 297 | 51
-
Bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 34 & 35
39 p | 303 | 45
-
Bộ giáo án lớp 4 năm học 2010 - 2011 - tuần 35
14 p | 242 | 35
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 33 năm 2016
41 p | 121 | 20
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 21 năm 2016
52 p | 150 | 16
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 30 năm 2016
50 p | 111 | 16
-
Giáo án lớp 4 năm 2017 - Tuần 6
62 p | 180 | 15
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 34 năm 2016
37 p | 129 | 15
-
Giáo án lớp 4 năm 2017 - Tuần 7
54 p | 162 | 15
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 24 năm 2016
45 p | 106 | 14
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 27 năm 2016
47 p | 108 | 13
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 31 năm 2016
46 p | 122 | 13
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 25 năm 2016
49 p | 128 | 13
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 32 năm 2016
42 p | 101 | 12
-
Giáo án Lớp 4 Tuần 26 năm 2016
46 p | 143 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn