intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT06

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT35 sau đây với lời giải chi tiết và thang điểm rõ ràng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nghề Kế toán doanh nghiệp ôn thi tốt nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA KTDN-LT06

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 5 (2012 – 2015) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN ­ LT  06 Câu 1: (2 điểm) 1. Nội dung: Bảng cân đối kế  toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản  ảnh tổng quát  toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn vốn   hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức ảnh tài chính  của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc   cân đối:   TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản”, cho phép đánh giá tổng quát  năng lực và trình độ sử dụng vốn. Về mặt pháp lý, phần “Tài sản” thể  hiện số tiềm  lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử  dụng lâu dài gắn với mục đích thu được   các khoản lợi ích trong tương lai. 2. Kết cấu: Phần “Tài sản” nằm bên trái (với bảng kết cấu theo kiểu hai bên) của bảng cân   đối kế toán, phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ  tài sản gồm hai loại: A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn  Phản ánh tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty có đến thời điểm   báo cáo. Đây là những tài sản mà thời gian sử  dụng, luân chuyển thường dưới một   năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động bao gồm: Tiền, Các khoản đầu tư  tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho; Tài sản lưu động khác; Chi sự  nghiệp B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định  và đầu tư dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị  còn lại của tài sản cố  định, giá trị  thực của các khoản đầu tư  tài chính dài hạn, các  khoản chi phí xây dựng cơ  bản dở  dang và các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn của   doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
  2. Kế toán tài sản cố định phải phản ánh ba giá trị của tài sản cố định. Nguyên giá,  giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ tài sản cố định hiện  có thuộc sở  hữu của doanh nghiệp hình thành từ  các nguồn vốn khác nhau. Ngoài ra,   còn bao gồm cả tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê dài hạn (thuê tài chính). Tài sản  cố  định bao gồm: Tài sản cố  định; Các khoản đầu tư  tài chính dài hạn; Chi phí xây   dựng cơ bản dở dang; Các khoản ký quĩ, ký cược dài hạn. Khi xem xét phần “Nguồn vốn”, về mặt kinh tế, người sử dụng thấy được thực  trạng tài chính của doanh nghiệp. Về  mặt pháp lý, người sử  dụng bảng cân đối kế  toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh  với Nhà nước, về  số  tài sản đã hình thành bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối   tượng khác cũng như  trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ  với người lao động,   với cổ đông, nhà cung cấp, với trái chủ, với ngân sách… Phần “Nguồn vốn” nằm bên phải (với bảng kết cấu kiểu hai bên) của bảng  CĐKT, phản ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh. Nó cho   biết, tài sản của doanh nghiệp được hình thành, được tài trợ  từ  đâu. Toàn bộ  nguồn  vốn được chia thành hai mục lớn là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu A – Nợ phải trả  là số  tổng hợp các chỉ  tiêu thuộc chỉ  tiêu nợ  phải trả  bao gồm nợ  ngắn hạn như  khoản vay ngắn hạn, phải trả  người bán, phải trả  công   nhân viên, thuế và các khoản phải nộp, vay dài hạn, nợ dài hạn và nợ khác.  Chỉ tiêu B – Nguồn vốn chủ sở hữu, lấy số liệu tổng hợp từ các chỉ tiêu thuộc  nguồn vốn chủ  sở  hữu như  nguồn vốn kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, lợi  nhuận chưa phân phối, nguồn vốn đầu tư XDCB... Câu 2: (5 điểm) 1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch (1,5 điểm) ­ Áp dụng công thức Vnc =   V0bq * M1/M0 (1 + t%) + V0bq  = (1.200/2 + 1.400 + 1.500 +1.300 + 1400/2 )/4 = 1.375 trđ (0,25 điểm) + Doanh thu thuần năm báo cáo = DTT sản phẩm khác + Doanh thu thuần sản phẩmA   M0 =  8.930 + [1.850 x 1,4/1,1 ] = 8.930 + 2.354 = 11.284 trđ (0,5 điểm) + Doanh thu thuần năm kế hoạch:  M1  = 8.930 x 1,25 + [(3.000 – 3000 x10%) x 1,5/1,1]  = 11.162,5 + 3.681,8 = 14.844,3 trđ  (0,5 điểm) + Nhu cầu vốn lưu động: Vnc = 1.375 x = 1.357 trđ (0,25 điểm) 2. Tính mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. (0,5 điểm) L0 = M0/V0 = 11.284/1.375 = 8 vòng, Ko = 360/8 = 45 ngày L1  = M1/V1 = 14.844,3/1.357 = 10,9 vòng , K1 = 360/10,9 = 33 ngày
  3. Vtktgđ  = M1/360 x(K1 – K0) = 14.844,3/360 x (33­45) = ­ 494,81 trđ  Vậy số vốn lưu động tiết kiệm tương đối là: ­ 494,81 trđ 3. Tính lợi nhuận sau thuế năm báo cáo và  lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch (1 điểm) a, Lợi nhuận năm báo cáo = (8.930 – 6.500) + [(1.850 x 1,4/1,1)   – (1.850 x 1,15)] =   2.430 + (2.354 – 2.127,5) = 2.656,5 trđ ­ Thuế thu nhập = 25% = 0,25 x 2.656,5 = 664,12 ­ Lợi nhuận sau thuế = 2.656,5 – 664,12 = 1.992,38 trđ (0,5 điểm) b, Lợi nhuận năm kế  hoạch = [(8.930 x 1,25) – (6.500 x 0,95)] + [(2.700 x 1,5/1,1) –   (27.000 x 1,15 x 0,94) = 4.987,5 + 763,1 = 5.750,6 trđ ­ Thuế thu nhập = 25% lợi nhuận = 0,25 * 5.750,6  = 1.437,65 trđ  ­ Lợi nhuận sau thuế = 5.750,6 – 1.437,65 = 4.312,95 trđ (0,5điểm) 4. Tính tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất năm kế hoạch  (2 điểm)  ­ Vốn cố định đầu kỳ = Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ ­ số khấu hao luỹ kế đầu kỳ   = 25.500 – 7.800 = 17.700trđ (0,25 điểm) ­ Vốn cố định cuối kỳ = Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ ­ số khấu hao luỹ kế cuối kỳ  + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ  = 25.500 – 350 – 730 + (980/1,1 + 44,5) = 25.355,4 trđ   (0,25 điểm) + Số khấu hao luỹ kế cuối kỳ = 7.800 + 600 – [(350 x 90%) + (730 x 40%)] = 8.400 –   607 = 7.793 trđ. (0,5 điểm) Vốn cố định cuối kỳ = 25.355,4  – 7.793 = 17.562 trđ (0,25 điểm) ­ Vốn cố  định bình quân = (VCĐ đầu kỳ  + VCĐ cuối kỳ)/2 =( 17.700 + 17.562)/2 =   17.631 trđ (0,25 điểm) Vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn sản xuất năm kế hoạch = Lợi nhuận sau thuế/Số  dư bình quân vốn sản xuất  = 4.312,95/(17.631 + 1.357) = 4.322,95/ 18.988 = 0,227 hay 22,7%.(0,5 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2