intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp: Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030” là đề án đầu tiên đi sâu nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban trong lĩnh vực y tế, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng viên chức ở Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ XUÂN TRANG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ XUÂN TRANG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. TS. VŨ TIẾN DŨNG 2. PGS.TS. HOÀNG MAI Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Đây là đề tài do bản thân trực tiếp thực hiện nội dung nghiên cứu. - Các số liệu minh chứng và tài liệu trong đề án là trung thực, có nguồn trích dẫn cụ thể. - Đề án đã được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc của học viên. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những cam kết trên./. Học viên Nguyễn Thị Xuân Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia; Thầy, Cô Giảng viên hướng dẫn TS. Vũ Tiến Dũng và PGS.TS. Hoàng Mai - Người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn giúp học viên hoàn thành đề án. Học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện, Ban Lãnh đạo cùng đồng nghiệp của phòng Tổ chức cán bộ, các khoa, phòng liên quan thuộc Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp học viên có những số liệu thực tiễn, cụ thể cho đề án. Do thời gian hạn hẹp và kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu bản thân còn hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô để đề án của học viên có thể hoàn thiện hơn nữa. Học viên xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Xuân Trang
  5. DANH MỤC BẢNG TT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Thống kê nhóm chức danh nghề nghiệp theo 22 phòng, ban 2 Bảng 2.2. Thống kê số liệu bồi dưỡng từ năm 2021 đến 35 năm 2023 3 Bảng 2.3. Số liệu bồi dưỡng viên chức 06 tháng đầu 38 năm 2024 theo chức danh nghề nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Ung Bướu 18 TP. Hồ Chí Minh 2 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nhân sự khối phòng, ban 19 3 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhân sự theo giới tính 19 4 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nhân sự theo độ tuổi 20 5 Biểu đồ 2.5. Thống kê viên chức theo trình độ 20 6 Biểu đồ 2.6. Thống kê viên chức theo chức danh nghề 21 nghiệp 7 Biểu đồ 2.7. So sánh số lượt bồi dưỡng từ năm 2021 35 đến năm 2023 8 Biểu đồ 2.8. Số lượt viên chức được cử đi bồi dưỡng 37 năm 2023 của các bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do xây dựng đề án .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ....................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................. 7 7. Kết cấu đề án ............................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC ................. 9 1.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................... 9 1.2. Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban .................................................. 11 1.2.1. Đối tượng ...................................................................................... 11 1.2.2. Nội dung thực hiện ........................................................................ 11 1.2.3. Quy trình bồi dưỡng ...................................................................... 13 1.2.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng .......................................... 14 1.2.5. Đánh giá kết quả ........................................................................... 15 Chương 2. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................. 17
  7. 2.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy và nhân sự .............................................. 17 2.1.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 17 2.1.2. Đánh giá viên chức khối phòng, ban ............................................ 18 2.2. Thực trạng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 24 2.2.1. Phân tích đối tượng ....................................................................... 24 2.2.2. Nội dung bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban .......................... 24 2.2.3. Quy trình thực hiện bồi dưỡng tại bệnh viện ................................ 30 2.2.4. Hình thức và phương pháp thực hiện bồi dưỡng .......................... 31 2.2.5. Phân tích, đánh giá kết quả ........................................................... 32 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM GIAI ĐOẠN 2024 - 2030................................................................................. 42 3.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030 ................................................................................................................. 42 3.1.1. Xác định đối tượng phù hợp ......................................................... 42 3.1.2. Nâng cao chất lượng nội dung chương trình bồi dưỡng ............... 44 3.1.3. Xây dựng quy trình thực hiện hợp lý, khoa học ........................... 45 3.1.4. Đa dạng hóa hình thức và phương pháp thực hiện ....................... 46 3.1.5. Thực hiện đánh giá kết quả bồi dưỡng có hiệu quả ...................... 47
  8. 3.1.6. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên việc tự bồi dưỡng ......................................................................................................... 49 3.1.7. Một số giải pháp khác ................................................................... 50 3.2. Lộ trình thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh ................ 51 3.2.1. Giai đoạn từ năm 2024 - 2025 ...................................................... 51 3.2.2. Giai đoạn từ năm 2026 - 2030 ...................................................... 53 3.3. Nguồn lực ................................................................................................ 54 3.3.1. Nhân lực ........................................................................................ 54 3.3.2. Tài chính ....................................................................................... 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 57 1. Kết luận ...................................................................................................... 57 2. Kiến nghị .................................................................................................... 58
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi cơ quan, đơn vị. Để có được đội ngũ cán bộ, viên chức thực hiện hiệu quả hoạt động công vụ, phục vụ tốt cho Nhân dân thì hoạt động bồi dưỡng viên chức phải được quan tâm đúng mức và thực hiện thường xuyên liên tục. Hoạt động bồi dưỡng viên chức đạt hiệu quả tốt là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho hoạt động của đơn vị nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung của đất nước. Bệnh viện Ung Bướu nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi có dân số đông nhất nước, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân rất lớn. Là bệnh viện chuyên khoa hạng I, Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành về ung bướu. Bệnh viện còn là tuyến cuối về chuyên môn, kỹ thuật cho các tỉnh phía Nam, nơi thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu, và là cơ sở giảng dạy và thực hành lâm sàng, nghiên cứu khoa học. Vì là bệnh viện tuyến cuối nên hầu hết bệnh nhân đến khám và chữa trị tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã ở giai đoạn di căn xa, giai đoạn nặng… bệnh nhân phải chịu đựng nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Do đó bệnh viện rất chú trọng trong bồi dưỡng lực lượng y bác sĩ, điều dưỡng. Trình độ của lực lượng viên chức y bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện đến thời điểm hiện tại đã đạt được chất lượng cao, được người dân tin tưởng, tín nhiệm. Với lực lượng viên chức khối phòng ban, bệnh viện đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật Nhà nước về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. Tuy nhiên, ở khu vực khối phòng ban là nơi có bộ phận tiếp đón bệnh nhân đầu vào, bộ phận thu
  10. 2 viện phí, trực tiếp trao đổi với bệnh nhân, nơi có các viên chức giữ nhiệm vụ hỗ trợ bệnh nhân về mặt thủ tục hành chính, vận hành máy móc thiết bị, bộ phận tham mưu cấp lãnh đạo về định hướng hoạt động chung của bệnh viện, lại chưa được quan tâm, bồi dưỡng sâu rộng... Với mục tiêu phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng khối phòng, ban nên học viên thực hiện Đề tài “Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030” làm đề án tốt nghiệp nhằm góp phần trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban góp phần phục vụ, hỗ trợ người bệnh, giúp bệnh viện phát triển ổn định và bền vững. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình khoa học, bài viết và đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động bồi dưỡng được công bố, nổi bật như: - Nguyễn Văn Phong (2017), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí tổ chức Nhà nước. Tác giả đã đề cập về vai trò của đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là rất quan trọng, đồng thời nêu lên thực trạng và đề ra một số giải pháp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. [27] - Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực. Thông qua phân tích đánh giá từ thực trạng, kết quả đạt được cùng những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức. Trong đó, luận văn nhấn mạnh rằng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức cần phải có tầm nhìn sâu rộng và kế hoạch lâu dài. [1, tr. 1-137] - Nguyễn Mạnh Quân (2022), “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
  11. 3 cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Chính sách công. Trên cơ sở thực trạng của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, bài viết đã đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ đó hoàn thiện việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, có năng lực thực thi công vụ. [28, tr. 1-180] - Ngô Thành Can (2008) với bài viết: “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước. Qua bài viết tác giả muốn nhấn mạnh rằng đừng nên coi đào tạo, bồi dưỡng là chi phí, mà hãy xem đó là sự đầu tư, sự đầu tư này rất thông minh và có lãi. [13] - Đặng Trường Minh (2016), “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học. Đặt ra các vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp giúp quân đội ta nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học, kỹ thuật. [24, tr. 1-178] - Lê Văn Dũng (2023). “Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”, Luận án Thạc sĩ Chính sách công. Bài viết đã nêu lên thực trạng việc thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Với mục đích nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cần phải thực hiện rất nhiều các giải pháp khác nhau, và một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả đó là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. [21, tr. 25-30]
  12. 4 - Phùng Thị Phong Lan (2023) với bài viết: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bối cảnh xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Để có được nền công vụ chuyên nghiệp với nguồn nhân lực chất lượng cao, mang tính chuyên nghiệp, năng động và trách nhiệm, đảm bảo xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt nhân dân là tất cả các quốc gia đều mong muốn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Bài viết đã đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là đổi mới hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức. [23] - Phùng Thị An Na (2023), “Vai trò của chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức là đội ngũ hạt nhân của nền công vụ. Để có đội ngũ tốt cần đào tạo, bồi dưỡng tốt cho lực lượng cán bộ, công chức, viên chức. Bài viết đã đưa ra một số giải pháp về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng các nhiệm vụ và yêu cầu trong tình hình mới. [25] - Phạm Thị Thùy Hương (2024). “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành một trong những yếu tố quyết định và xuyên suốt, góp phần quan trọng vào những thành tựu về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách nghiêm túc, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ qua từng giai đoạn. Đề ra các giải pháp để đào tạo, bồi
  13. 5 dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng công tác lãnh đạo hiệu quả, chỉ đạo toàn diện, và phục vụ người dân. [22] - Nguyễn Cẩm Ngọc (2024) với bài viết: “Đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức tinh hoa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Bài viết nhấn mạnh lực lượng trí thức Việt Nam là lực lượng đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế. Do đó, các cơ chế, chính sách, nhất là chính sách thu hút, trọng dụng, tôn vinh, đãi ngộ nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Để tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tinh hoa ở Việt Nam hiện nay, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực then chốt, trọng yếu, bài viết đã đưa ra những vấn đề hạn chế cần chú trọng và đề xuất giải pháp khắc phục. [26] Các đề tài nghiên cứu, bài viết và công trình khoa học đã được thực hiện từ nhiều góc độ khác nhau, nêu ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức, viên chức, cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, các đề tài, bài viết và công trình này chưa đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt về vấn đề bồi dưỡng viên chức ở khu vực khối phòng, ban trong lĩnh vực y tế. Đề tài “Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030” là đề án đầu tiên đi sâu nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban trong lĩnh vực y tế, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng viên chức ở Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  14. 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng viên chức thừa hành làm việc ở các phòng chức năng tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Bồi dưỡng viên chức làm việc ở khối phòng, ban là các phòng chức năng (Tổ chức cán bộ, Tài chính - Kế toán, Kế hoạch tổng hợp, Hành chính quản trị, Công nghệ thông tin, Điều dưỡng, Chỉ đạo tuyến, Công tác xã hội, Quản lý chất lượng, Vật tư, thiết bị y tế) tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Đề án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 từ đó đưa ra một số các giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng viên chức từ năm 2024 đến 2030. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu Đề án tốt nghiệp này hướng đến việc góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2030. 4.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng viên chức. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng về bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, lộ trình và nguồn lực tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
  15. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chủ đề trên học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Là các văn bản pháp luật, báo cáo, kế hoạch, đề án, luận văn, bài viết có nội dung liên quan đến hoạt động bồi dưỡng làm tài liệu vận dụng và tham khảo. - Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở thông tin thu thập được để làm nổi bật thực trạng việc thực hiện bồi dưỡng, qua đó đánh giá các nội dung, hình thức thực hiện việc bồi dưỡng viên chức khối phòng ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp hồi cứu: Thực hiện hồi cứu về hoạt động bồi dưỡng từ năm 2021 đến năm 2023 tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá tổng quan tình hình thực hiện, qua đó tập trung vào những khó khăn, hạn chế để có thể đề xuất các giải pháp. 6. Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban góp phần trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ người bệnh, giúp bệnh viện phát triển ổn định và bền vững. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng viên chức. Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh.
  16. 8 Chương 3: Một số giải pháp, lộ trình và nguồn lực thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030.
  17. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC 1.1. Các khái niệm cơ bản Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng làm việc. Bồi dưỡng giúp cho con người ngày càng nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng thông qua việc thực hiện các công tác, buổi huấn luyện để trang bị, cập nhật và rèn luyện nhiều hơn. Viên chức là người được tuyển dụng dựa trên vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Theo quy định của pháp luật, viên chức được ký kết hợp đồng làm việc, được đơn vị sự nghiệp công lập trả lương từ quỹ lương của đơn vị. Khối phòng, ban trong ngành y tế gồm các phòng chức năng như phòng: Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Tài chính Kế toán, Hành chính quản trị, Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, Quản lý chất lượng, Chỉ đạo tuyến, Vật tư, trang thiết bị y tế, Công tác xã hội… Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản như: Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong cơ sở y tế, giữa cơ sở y tế với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh; Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế; Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ nhân lực, hồ sơ bệnh án theo quy định; Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật; Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao
  18. 10 động; Quản lý tài chính theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của Bệnh viện; Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản trị tài chính, đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật mới; Tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện; Quản lý, xử lý các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin; Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng của Bệnh viện; Tổ chức, chỉ đạo công tác về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong toàn Bệnh viện; Quản lý toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế; Cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội để hỗ trợ người bệnh và người nhà người bệnh được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chăm sóc y tế và tâm lý - xã hội trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện; Thực hiện công tác thông tin, truyền thông cho nhân viên tế, người bệnh và người nhà người bệnh… Viên chức khối phòng, ban làm việc ở các phòng chức năng bao gồm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và viên chức thừa hành theo các chức danh: Công tác xã hội viên, Nhân viên công tác xã hội, Kế toán viên (hạng III), Kế toán viên trung cấp (hạng IV), Công nghệ thông tin hạng III, Công nghệ thông tin hạng IV, Kỹ sư (hạng III), Kỹ thuật viên (hạng IV), Chuyên viên, Cán sự, Điều dưỡng hạng III, Điều dưỡng hạng IV, Bác sĩ… Đối với chức danh bác sĩ và điều dưỡng thường là kiêm nhiệm công tác, nhằm hỗ trợ về mặt chuyên môn ngành y tế. Viên chức khối phòng ban làm việc trong ngành y tế là các viên chức có vị trí việc làm thuộc khu vực hành chính, văn phòng, nhân sự, tài chính, quản trị... hỗ trợ cho công tác chuyên môn y tế, đầu vào tiếp xúc với người bệnh. Bệnh viện là nơi khám và điều trị, bệnh nhân tâm lý mắc bệnh với trạng thái sợ hãi, lo âu, suy sụp… vì thế thái độ, cách ứng xử của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Bồi dưỡng về quy tắc ứng xử đối với viên chức khối phòng ban là việc làm không thể thiếu và rất cần thiết trong môi trường bệnh
  19. 11 viện. Ngoài ra bản thân nhân viên y tế cũng chịu nhiều áp lực và ảnh hưởng về tâm lý khi tiếp xúc với người bệnh, họ cũng cần hỗ trợ về mặt tinh thần. Bồi dưỡng viên chức khối phòng ban là quá trình có mục đích nhằm truyền thụ, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau nhằm trang bị kiến thức một cách hệ thống nâng cao năng lực chuyên môn, phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việc được giao. Nói cách khác bồi dưỡng viên chức giữ vai trò bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để viên chức có đủ năng lực đáp ứng hoạt động quản lý, điều hành. 1.2. Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban 1.2.1. Đối tượng Là hoạt động bồi dưỡng viên chức thuộc khối phòng, ban tại bệnh viện bao gồm những chức danh như cán sự, chuyên viên, kỹ thuật viên, công nghệ thông tin, kỹ sư, kế toán viên, công tác xã hội viên… thực hiện các công việc chuyên môn hành chính, hỗ trợ công tác chuyên môn y tế, tham mưu cấp lãnh đạo về định hướng hoạt động chung của bệnh viện, tiếp đón hỗ trợ người bệnh và thân nhân bệnh nhân. Thực hiện bồi dưỡng viên chức dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, căn cứ vào điều kiện, vị trí việc làm, gắn với bố trí quy hoạch, phù hợp với nhu cầu phát triển của đơn vị. Thực hiện bồi bưỡng giúp viên chức nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và quyền hạn, bên cạnh đó hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch viên chức và của từng vị trí chức danh đang được phân công. 1.2.2. Nội dung thực hiện Bồi dưỡng về kiến thức như: bồi dưỡng Quản trị bệnh viện; bồi dưỡng
  20. 12 Quản lý tài chính, sử dụng tài sản công; chương trình bồi dưỡng phát triển công tác xã hội; nghiệp vụ đấu thầu; công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; ghi nhận ung thư quần thể, theo loại mặt bệnh, huyết học; khóa bồi dưỡng Bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng lĩnh vực y tế; nghiệp vụ báo chí điện tử và các loại hình truyền thông trên internet; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và giải quyết các chế độ liên quan; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý tài chính dành cho cán bộ lãnh đạo và quản lý; nâng cao công tác số hóa và quản lý văn bản, hồ sơ điện tử từng bước chuyển đổi số,… Bồi dưỡng kỹ năng bao gồm các khóa bồi dưỡng về: kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử cho viên chức y tế; kỹ năng viết tin, bài trên báo điện tử và các trang tin điện tử, mạng xã hội; kỹ năng xây dựng và thiết kế video; kỹ năng biên tập, quản trị và marketing trên website/trang thông tin điện tử; kỹ năng, nghệ thuật tham mưu cho cấp quản lý, lãnh đạo; kỹ năng lập hồ sơ, chỉnh lý tài liệu và giao nộp vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử tỉnh; kỹ năng tạo động lực và phương pháp làm việc hiệu quả cho các cán bộ văn thư, lưu trữ... Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm như: - Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội đối với chức danh: Công tác xã hội viên và Nhân viên công tác xã hội. - Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán đối với chức danh: Kế toán viên (hạng III) và Kế toán viên trung cấp (hạng IV). - Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin đối với chức danh: Công nghệ thông tin hạng III và Công nghệ thông tin hạng IV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2