intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Lam Thanh Tuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

50
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu và hệ thống lại, làm sáng tỏ hệ thống lý luận về nếp sống văn minh đô thị, phân tích thực trạng hiện nay. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú: Thực trạng và giải pháp

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trấn Trà Cú là trung tâm chính trị ­ văn hóa của huyện Trà Cú. Phong   trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã được triển khai rộng   khắp, góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn liền với việc chấp hành  luật pháp và các quy định chung của địa phương, cải thiện chất lượng cuộc   sống của người dân trên địa bàn. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị và đời   sống văn hóa là một yêu cầu thiết thực trong quá trình đô thị hóa của địa bàn thị  trấn Trà Cú hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả  đạt được vẫn còn những tồn tại,  yếu kém. Quá trình đô thị  hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo ra sự  chuyển hoá nhanh   chóng địa bàn dân cư  từ  nông thôn lên thành thị. Một bộ  phận dân cư  còn giữ  nếp sống tiểu nông, chưa có ý thức chấp hành pháp luật, giữ  gìn trật tự, đảm  bảo an toàn giao thông, giữ  gìn môi trường, giữ  gìn vệ  sinh đường phố  và nơi   công cộng; thiếu ý thức bảo vệ tài sản công; hành vi ứng xử, giao tiếp chưa phù  hợp với nếp sống văn minh đô thị.   Để  tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa trong quá trình  phát triển chung của thị trấn Trà Cú, phát huy những kết quả  đã đạt được, tập  trung thực hiện một số  nội dung cơ  bản nhằm tạo ra những chuyển biến tích   cực, rõ nét trong nếp sống của cư dân thị trấn Trà Cú, xứng đáng là một thị trấn   văn hóa định hướng thành thị trấn văn minh; tôi chọn đề tài  “Nâng cao hiệu quả  xây dựng nếp sống văn minh đô thị  trên địa bàn thị  trấn Trà Cú: Thực trạng và  giải pháp”.  2. Mục đích, nhiệm vụ đề tài 2.1 Mục đích Mục đích của đề tài là nghiên cứu và hệ  thống lại, làm sáng tỏ  hệ  thống   lý luận về nếp sống văn minh đô thị, phân tích thực trạng hiện nay. Qua đó, đưa   ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác xây dựng nếp sống văn   minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú. 2.2 Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1: Làm rõ lý luận quan niệm của Đảng và nhà nước về xây  dựng nếp sống văn minh đô thị. 1
  2. Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên  địa bàn thị trấn Trà Cú. Nhiệm vụ 3: Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nếp sống văn  minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú. 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Tiểu luận chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng xây dựng  nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú giai đoạn từ năm 2016 đến  nay. Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xây  dựng nếp sống văn minh đô thị trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận  chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương pháp thu  thập dữ liệu, phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp số liệu. 5. Ý nghĩa đề tài: Thực hiện tiểu luận giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong quá trình  đánh giá, tổng hợp, giải quyết các vấn đề tại địa phương, vận dụng những kiến   thức, phương pháp luận đã học vào thực tế, qua đó hoàn thành tốt khóa học.  Đồng thời, giúp nhà trường có cơ  sở  đánh giá kết quả  học tập của bản thân,  cũng là nguồn tài liệu để nghiên cứu giảng dạy cho nhà trường. Kết quả nghiên  cứu của đề tài sẽ góp phần đánh giá tổng thể những ưu khuyết điểm trong công  tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, từ  đó đề  xuất các giải pháp nâng cao   hơn nữa hiệu quả  công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị  trên địa bàn thị  trấn Trà Cú. 6. Kết cấu đề tài:  Chương 1: Cơ sở lý luận về nếp sống văn minh đô thị Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn   thị trấn Trà Cú giai đoạn 2016 đến nay Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nếp sống văn  minh đô thị trên địa bàn thị trấn Trà Cú CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ 1.1 Quan niệm chung về nếp sống văn minh đô thị 1.1.1 Khái niệm về nếp sống văn minh đô thị 2
  3. Nếp sống là những hành vi ứng xử của con người đã trở thành thói quen,   được lặp đi lặp lại trở thành nề nếp, xác lập giá trị được cá nhân và cộng đồng  thừa nhận. Nếp sống lâu đời sẽ trở thành phong tục tập quán. Văn minh là nền văn hóa phát triển cao, có lối sống sống có văn hóa, tôn  trọng Nhà nước, sống và làm việc theo pháp luật Đô thị là khu dân cư tập trung, là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan  nhà nước thành lập, có vai trò thúc đẩy phát triển KT­XH của cả nước hay vùng  lãnh thổ. Nếp sống văn minh đô thị là nếp sống theo các giá trị chuẩn mực của văn  hóa dân tộc và đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng trong  môi trường sinh hoạt đô thị, công nghiệp phát triển. Thực hiện nếp sống văn minh được hiểu là nội dung cốt lõi của một dân  tộc. Các văn kiện của Đảng đã chỉ  ra, “là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự  tôn,  tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân ­ gia đình ­ làng xã ­ Tổ  quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo   trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, sự  tế  nhị  trong cư  xử, tính giản dị  trong lối sống…”. Trong bối cảnh hội nhập rộng mở, trước sự  giao thoa của   nhiều nền văn hóa càng đòi hỏi phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng   nếp sống văn minh đặc trưng để  không bị  hòa tan hoặc bào mòn trước sự  tiếp  biến của thời cuộc, chống lại những hành vi phản văn hóa, các sản phẩm độc   hại trái với thuần phong mỹ  tục, tạo sức đề  kháng trước những thông tin tiêu   cực, vô căn cứ tô đen, bôi nhọ các thành quả và sự phát triển của đất nước. 1.1.2 Đặc điểm Thực hiện nếp sống văn minh đô thị thể hiện qua việc chấp hành tốt các  giá trị chuẩn mực đã được cộng đồng công nhận như: ­ Sống và làm việc theo pháp luật. ­ Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, trật tự công  cộng. Không có những hành vi như gây ô nhiễm môi trường, hành vi mất mỹ  quan đô thị, hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông đô thị.   ­ Có lối sống lành mạnh, hành vi ứng xử có văn hóa.  ­ Tôn trọng lợi ích của người khác và cộng đồng. ­ Không mê tín dị đoan, sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy. ­ Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán và có cử  chỉ, lời nói thiếu văn hóa nơi công cộng. ­ Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 3
  4. 1.2 Vai trò của xây dựng nếp sống văn minh đô thị  Xây dựng nếp sống văn minh đô thị giúp mọi người tạo dựng môi trường   văn hóa, bao trùm mọi hoạt động của xã hội, có vai trò tổ  chức xã hội. Chính   việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị thường xuyên làm tăng độ ổn định của   xã hội, cung cấp cho mỗi cá nhân các kỹ  năng sống cần thiết để   ứng phó với   môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, việc xây dựng được các  nếp sống văn minh góp phần điều chỉnh xã hội. Khi mỗi cá nhân, tổ  chức thực   hiện hoạt động thường xuyên xem xét các giá trị văn hóa giúp cho xã hội duy trì  được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự  hoàn thiện và thích  ứng với  những biến đổi của môi trường xã hội, giúp định hướng các giá trị  chuẩn mực,  điều chỉnh hành vi con người, làm động lực cho sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng của nếp sống văn minh đô thị là giúp mỗi các nhân giao   tiếp tốt hơn, hướng đến các giá trị tốt đẹp của xã hội. Nếp sống văn minh là cái  tự  nhiên được biết đổi bởi con người, trở  thành sợ  dây nối liền con người với   con người, liên kết các cá nhân lại với nhau, tạo nên tinh thần đoàn kết dân tộc.  Nếu ngôn ngữ  là hình thức của giao tiếp thì nếp sống văn minh đô thị  là nội  dung của nó. Vì nếp sống văn minh đô thị  được hình thành dựa trên các giá trị  chuẩn   mực văn hóa của dân tộc nên có tính tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo   trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những  khuôn mẫu của xã hội và cố  định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, nghi lễ,   luật pháp,…Nhờ  đó nếp sống văn minh đã góp phần giáo dục cho thế  hệ  trẻ  thông qua các gía trị truyền thống và các giá trị chuẩn mực mới đang hình thành.  Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới,  góp phần hình thành nhân cách cho các thế hệ, đảm bảo cho sự kế tục của lịch   sử, phát huy các giá trị truyền thống xây dựng đât nước, dân tộc ngày càng phát   triển, văn minh và tiến bộ. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nếp sống văn minh đô thị Trật tự văn minh đô thị, nếp sống văn hóa người đô thị  tự  nó không hình   thành mà cộng đồng phải góp phần xây dựng. Nếu nông thôn xưa nước ta có  “Hương  ước” điều chỉnh hành vi dân cư  thì  ở  đô thị  phải có ý thức “Trọng  luật”, nếu không trật tự  xã hội sẽ  rối loạn. Thực tế  cho thấy, việc xây dựng  nếp sống văn minh ­ văn hóa đô thị  không phải là câu chuyện một sớm một  chiều, làm theo phong trào hay tập trung đẩy mạnh mang tính chiến dịch. Ngoài  việc nâng cao ý thức của người dân, các quy định pháp lý cần thực thi mạnh mẽ  hơn, như  xử  phạt nặng hành vi vứt kẹo cao su, hút thuốc lá nơi công cộng,  không đúng quy định ở nước ngoài. Từ những “việc nhỏ” này sẽ dần hình thành  thói quen trọng nguyên tắc, chấp hành các quy định pháp luật, giúp hình thành  chuẩn mực văn minh người đô thị. 4
  5. 1.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước 1.4.1 Quan điểm của Đảng Quan điểm của Đảng ta chỉ rõ phải gắn chặt xây dựng nếp sống mới với   xây dựng con người mới. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Đảng ta   đã chỉ ra: “Hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng  bước con người mới, không phải chờ  đến sau khi phát triển cao của nền sản   xuất lớn xã hội chủ  nghĩa”. “Xây dựng nền văn hóa mới và con người mới là   điều cần và có thể  thực hiện được từng bước, từng phần ngay từ  hôm nay.   Trong chặng đường trước mắt này, có những điều kiện khách quan và chủ quan   cho phép chúng ta bước đầu tạo ra một xã hội đẹp về lối sống, về quan hệ giữa  người và người, một xã hội trong đó nhân dân lao động cảm thấy sống hạnh   phúc, tuy mức sống vật chất còn chưa cao”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa  VIII) đã xác định nhiệm vụ cụ thể xây dựng con người Việt Nam trong giai  đoạn cách mạng mới với những đức tính sau: ­ Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc  và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc  hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc  lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. ­ Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. ­ Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân  nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ  và cải thiện môi trường sinh thái. ­ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo,  năng xuất cao vi lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. ­ Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình  độ thẩm mỹ và thể lực. ­ “Đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và  đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết trong các tổ chức Đảng và  Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình... xây dựng nếp  sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục, các tệ nạn cờ  bạc, ma tuý, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng”. Đảng đã ban hành Chỉ thị 27­CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về  thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng định hướng chăm lo  phát triển văn hóa: “Củng cố  và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành   mạnh phong phú, đa dạng. Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời  sống văn hoá” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, xây dựng nếp sống văn hóa   trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm cho các giá trị  5
  6. văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt,   công tác, quan hệ  hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề  kháng đối với sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng   đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới,   tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng,  mại dâm ma túy cờ  bạc… góp phần giữ  gìn và phát triển những giá trị  truyền   thống của văn hóa, con người Việt Nam…”.Trong Chiến lược phát triển kinh  tế­xã hội 2011­2020 với định hướng “Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa,   xã hội hài hòa với phát triển kinh tế,… phát huy những giá trị  tốt đẹp của các  dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại; Tập trung xây dựng đời  sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, coi trọng văn hóa trong lãnh  đạo quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong  ứng xử. Chú trọng xây   dựng nhân cách con người Việt Nam về  lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống…  Nâng cao chất lượng Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá,   xây dựng xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết dân chủ kỷ cương, văn minh,   lành mạnh.” 1.4.2 Quan điểm của Nhà nước Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị là một yêu cầu thiết thực trong  quá trình đô thị hóa của cả nước. Ngày 10/10/2010, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ  thị số 1869/CT­TTg về việc đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây  dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới; Quyết định số  800/QĐ­TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình  mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010­2020 thể hiện rõ  xu hướng đó. Trong quá trình lãnh đạo, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo  trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh như: ­ Thông tư số 04/2011/TT­BVHTTDL  ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch  Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh  trong việc cưới, việc tang và lễ hội; ­ Thông tư số 12/2011/TT­BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ  Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục,  hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”,  “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương; ­ Thông tư số 02/2013/TT­ BVHTTDL Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình  tự, thủ tục xét và công nhận “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Thị trấn đạt  chuẩn văn minh đô thị”. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG  NẾP SỐNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRÀ CÚ GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY 6
  7. 2.1 Đặt điểm tình hình Về  vị  trí địa lý: Thị  trấn Trà Cú là nằm  ở  trung tâm của huyện Trà Cú;  phía Bắc giáp xã Ngãi xuyên; phía Đông giáp xã Thanh Sơn; phía Tây giáp xã  Kim Sơn; phía Nam cặp quốc lộ 53, có chiều dài khoảng 04 km. Thị trấn Trà Cú  có 7 khóm với diện tích tự  nhiên 296,86 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp   201,24 ha (chiếm 74,57% đất tự nhiên trên địa bàn thị trấn); là trung tâm kinh tế,   văn hóa, chính trị, xã hội của huyện.  Về  kinh tế: Năm 2017  ước tính giá trị  sản xuất đạt 292,41 tỷ  đồng, đạt   106,39% so với kế  hoạch (tăng 16,81% so với cùng kỳ) trong đó: nông nghiệp,   thủy sản 5,5 tỷ đồng, đạt 137,5% so với kế hoạch; công nghiệp, xây dựng 127,9   tỷ  đồng, đạt 107,1% so với kế  hoạch và thương mại ­ dịch vụ  159,01 tỷ  đồng,  đạt  105%  so với  kế  hoạch. Thu nhập bình quân  đầu người  đạt 38,69 triệu  đồng/người/năm. Số  cơ  sở  và qui mô kinh doanh của các thành phần kinh tế  không ngừng phát triển, hiện trên địa bàn thị  trấn có trên 115 cơ sở  công ngiệp,  tiểu thủ công nghiệp; 9 cơ sở xây dựng;  43 cơ sở  kinh doanh vận tải, kho bãi;  495 hộ thương mại; 459 hộ dịch vụ. Hoạt động thương mại không ngừng phát   triển với sự  tham gia của các thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối được   phân bổ  rộng khắp trên địa bàn với các phương thức kinh doanh linh hoạt như  bán trả  góp, trả  chậm, giảm giá… đã góp phần bình  ổn giá cả  thị  trường, đáp  ứng đủ  cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, bảo   hiểm, quán ăn, nhà nghỉ... phát triển mạnh. Các ngân hàng hoạt động tốt   góp   phần đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp   và nhân dân. Thị  trấn có chợ  Trà Cú là trung tâm giao lưu hàng hóa của huyện,  hàng ngày có hàng ngàn lượt người từ các nơi khác đến nhóm họp chợ giao dịch   mua bán thường xuyên. Về  văn hóa xã hội: Thị  trấn có 04 cơ  sở  tôn giáo tín ngưỡng gồm: chùa  Long Hòa Tự, Thánh thất Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Hưng Thanh Tự Hội Thánh Tin   Lành, có 12 chức sắc, 802 tín đồ theo 04 tôn giáo kể trên, ngoài ra còn có 04 nơi  thờ  tự tín ngưỡng dân gian gồm Đình Thần, Miếu Tam Bình tổ sư  , Thiên Hậu   cung và Tân Hưng Cung. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, kế hoạch   hoá gia đình được triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả. Công tác truyền   thông, nâng cao nhận thức của người dân về  phòng, chống dịch bệnh; công tác   kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Ngoài ra thị trấn có 67 cơ quan ban, ngành của huyện đóng trên địa bàn, có  07 điểm trường gồm: 01 trường Mầm Non, 02 trường tiểu học, 01 trường Trung   học Cơ sở, 01 trường Trung học Cơ sở ­ Trung học phổ thông Dân tộc Nội trú,  01 trường Trung học phổ thông và 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên; đã có  4 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ  I. Thị  trấn Trà Cú được  công nhận thị trấn văn hóa năm 2005, và được tái công nhận lần thứ tư vào ngày   17/04/2015. 7
  8. Về nguồn nhân lực: Thị trấn có 1.750 hộ, 7.345 nhân khẩu; trong đó có 415  hộ khmer với 1.835 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 23,71%; dân tộc Hoa 33 hộ, với 158   nhân khẩu, chiếm tỷ  lệ  1,89%;   thị  trấn được chia thành 7 khóm với 72 tổ  tự  quản. Về cơ sở hạ tầng: Thị trấn Trà Cú có vị trí đặc biệt quan trọng đối với an  ninh quốc phòng và phát triển kinh tế  ­ xã hội. Có tuyến Quốc lộ  53 chạy qua  với chiều dày 3 km; hệ thống giao thông các tuyến nội thị cơ  bản đáp ứng nhu  cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân trong vùng. Đến nay 100% số  khóm có đường giao thông được nhựa hóa vào tận trung tâm khóm. Hê thông ̣ ́   bưu chinh ­ viên thông phat triên manh; Ty lê hô dân đ ́ ̃ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ược sử  dung n ̣ ươc sinh ́   hoạt hợp vệ sinh la 100%. ̀ 2.2 Thực trạng 2.2.1 Công tác triển khai tuyên truyền  Để xây dựng nếp sống văn minh đô thị và giữ vững danh hiệu thị trấn văn  hóa, chúng ta cần xác định công tác tuyên truyền là một nhiệm vụ  trọng tâm  xuyên suốt và lâu dài trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở  cơ  sở  và xây dựng thị  trấn văn minh đô thị, nhất là tiếp tục học tập quán triệt trong   cán bộ  đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn mục đích, ý nghĩa của việc   xây dựng thị  trấn văn minh đô thị  và xây dựng nếp sống văn minh đô thị  theo  Thông tư 02/2013/TT­BVHTTDL, ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao Du  lịch về  việc “Quy định chi tiết,trình tự,  thủ  tục xét và công nhận, phường đạt  chuẩn văn minh đô thị, thị  trấn   đạt chuẩn văn minh đô thị” và Thông tư  số  04/2011/TT­BVHTTDL  ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch  Quy định về  việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc   tang và lễ hội; Thị trấn Trà Cú đã phát động trong đảng viên và quần chúng nhân dân  đăng ký thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, qua đó phát động cho các  ngành  đoàn thể, Bí thư chi bộ, Ban nhân dân 7/7 khóm ký kết giáo ước thi đua thực  hiện nếp sống văn minh. Từ năm 2016 đến nay đã xây dựng mới 09 bảng pano  áp pích với nội dung tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh đô thị lắp đặt tại  trụ sở  BND 7 khóm, chợ và tại Cụm quản lý hành chính thị trấn Trà Cú. Qua  phát động tuyên truyền trong nội bộ và ngoài quần chúng nhân dân đến nay đã  tuyên truyền được 31 cuộc có 907 lượt người tham dự. Qua công tác tuyên truyền phát động trong nội bộ  và ngoài quần chúng  nhân dân đã tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ đảng viên cũng như quần   chúng nhân dân, từ  đó nâng cao được ý thức của nhân dân nhằm thực hiện các  nếp sống có văn hóa, xem đây là động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ­  xã hội ở địa phương; ý thức của nhân dân trong việc tham gia cùng chính quyền   địa phương có biểu hiện tích cực, giữ  gìn tình hình an ninh chính trị, trật tự  an  toàn xã hội, từ đó đã kéo giảm các loại tệ nạn xã hội.  8
  9. 2.2.2 Công tác tổ chức thực hiện Qua quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bước đầu thị trấn đã  đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.  Công tác xây dựng gia đình văn hóa: Qua phát động có 1.715 đăng ký gia  đình văn hóa và 256 hộ đăng ký kinh doanh văn minh. Kết quả cuối năm bình xét  có 1.660 được xét công nhận gia đình văn hóa và 256 hộ  kinh doanh văn minh,  UBND thị trấn Trà Cú đã tặng giấy khen cho 22 gia đình văn hóa tiểu biểu, cấp  giấy chứng nhận cho 1.585 hộ  gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm  liên tục, có trên 95% hộ gia đình đạt gia đình sức khỏe.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và phát động phong  trào quần chúng bảo vệ  an ninh tổ  quốc, qua đó xây dựng được mạng lưới an   ninh nhân dân, củng cố  và nâng cao hiệu quả  hoạt động của Đội Dân phòng;  Ban bảo vệ  Dân phố  đẩy mạnh phối hợp thực hiện tốt công tác tuần tra canh   gác, giữ gìn tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, được  trên công nhận 7/7 tổ dân phố  văn hóa đạt 100%, 7/7 khóm được tái công nhận   khóm văn hóa lần 3. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa thị  trấn Trà Cú có xây  dựng   kế   hoạch   kiểm   tra   các   cơ   quan,   trường   học,   chợ,   cơ   sở   tôn   giáo   tín   ngưỡng văn minh, qua đó đề  nghị  Ban chỉ  đạo Huyện công nhận mới 67/67 cơ  quan, trường học, chợ theo tiêu chuẩn cơ quan văn hóa đạt 100%; cơ sở tôn giáo   tín ngưỡng xây dựng đạt chuẩn văn minh đạt 100%. Thực hiện Chỉ  thị  27 của Bộ  Chính trị, Chỉ  thị  14 của Thủ  tướng Chính  phủ  về  nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ  hội; Đảng uỷ,  Ủy   ban   nhân   dân   đã   có   nhiều   biện   pháp   tuyên   truyền,   chỉ đạo, động   viên   nhân  dân tích cực tham gia. Việc xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh trong  việc   cưới,   việc   tang,   lễ   hội,   mừng   thọ,   kỷ   niệm   ngày   truyền   thống   đã được  quan tâm và chỉ  đạo nhân dân thực hiện tốt đạt được những kết quả  đáng biểu dương. Từ năm 2016 đến nay có 135 việc cưới, 64 việc tang và 14 lễ  hội dân gian, 2 lễ hội lịch sử truyền thống đều thực hiện đúng theo quy định; 7/7  khóm xây dựng quy ước có quy định các nội dung tổ chức cưới, tang, lễ hội Được sự quan tâm của Đảng uỷ ­ UBND thị trấn, ở các khóm đã xây dựng  đầy đủ các thiết chế văn hoá, vận động nhân dân ủng hộ xây dựng trụ sở làm  việc thoáng mát sạch sẻ, có bàn ghế phục vụ cho hội họp, có tranh ảnh trang trí  trong trụ sở, ngoài trụ sở có cột cờ, loa phóng thanh phục vụ công tác tuyên  truyền. Thị trấn có 1 nhà văn hóa thị trấn, 1 công viên thị trấn và 7 nhà văn hóa  của khóm đảm bảo sinh hoạt, vui chơi giải trí cho người dân.  9
  10. Về   môi   trường   cảnh   quan:   Thị   trấn   thường   xuyên   duy   tu   bảo   dưỡng   thường xuyên các công trình do thị trấn quản lý, tổ chức triển khai tuyên truyền   phát động trong nhân dân thực hiện tốt các quy định của Pháp luật về  an toàn   giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và an toàn giao thông đô thị, chỉnh  trang đô thị,  giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ  thuộc khu vực thị  trấn Trà Cú, đã giáo dục làm cam kết 16 trường hợp lấn chiếm đất công, tiếp   tục rà soát những hộ đang sử  dụng và lấn chiếm đất công trên địa bàn thị  trấn;   phát động nhân dân làm vệ  sinh cảnh quan môi trường tạo vẽ  mỹ  quan đô thị,   đến nay có 85% hộ gia đình có sọt rác, có 01 đội vệ sinh thu rom rác đổ đúng nơi  quy định tại bãi rác huyện, có 02 khu nhà vệ sinh công cộng; Hằng năm, kinh phí cho hoạt động văn hóa là 10 triệu chủ  yếu được sử  dụng vào việc đầu tư, sữa chữa các thiết văn hóa và tổ chức các hoạt văn nghệ,   thể thao tại địa phương. Bên cạnh đó  Ủy ban thị  trấn còn vận động xã hội hóa   tạo nguồn kinh phí tổ chức thêm các hoạt động văn nghệ, thể thao. 2.2.3 Công tác kiểm tra, giám sát * Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động  văn hóa nhìn chung đến thời điểm hiện tại phù hợp và kịp thời với thực tiển   hoạt động văn hóa ở cơ sở, nhưng quy định về cấp phép hoạt động cho các dịch  vụ  karaoke đối với vùng sâu, vùng xa quy định cho phép hoạt động đến sau 12  giờ  đêm thì quá khuya làm  ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của bà con   xung quanh. Cần quy định độ  âm thanh và hoạt động của các thùng loa kéo tay   ( thùng kẹo kéo) góp phần giảm tiếng  ồn làm  ảnh hưởng đến hoạt động, đời  sống của nhân dân. ­ Thông qua các kế hoạch đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và  chính quyền đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa. Lồng ghép các chỉ tiêu  xây dựng, phát triển văn hóa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của thị trấn. ­ Tham mưu Ủy ban thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác  xây dựng đời sống văn hóa đã đề cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, quản lý và  tổ chức thực hiện sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Hằng năm, tham mưu Ủy  ban xây dựng các văn bản trong công tác đời sống văn hóa như kế hoạch nâng  cao chất lượng khóm văn hóa, kế hoạch nâng cao chất lượng gia đình văn hóa,  kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình, kế hoạch thực hiện công tác gia đình,  quyết định củng cố đội kiểm tra liên nganh 178 và đội liên ngành văn hóa xã hội,  quyết định các ban chỉ đạo trong công tác đời sống văn hóa,… ­ Lồng ghép, phối hợp việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây  dựng đời sống văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh đô thị” với các nội dung  kế hoạch có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, góp phần nâng cao  hiệu quả  thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của thị trấn. 10
  11. ­Tăng cường kiểm tra việc thực thi các chủ trương, chính sách có liên  quan nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.Thúc  đẩy việc thực hiện nghĩa vụ của Ban chỉ đạo, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm  pháp luật trong lĩnh vực đời sống văn hóa. ­Thường xuyên kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa và  nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ  quản lý và xây dựng đời sống văn hóa. 2.3 Nhận xét, đánh giá chung 2.3.1 Ưu điểm, nguyên nhân ưu điểm Qua phát động phong trào đã làm cho cán bộ Đảngviên, hội viên đoàn thể  và đông đảo quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan  trọng của việc nâng cao chất lượng thị trấn văn hóa gắn với xây dựng thị trấn  văn minh đô thị, từ đó đã tác động tích cực đến đời sống hàng ngày của mỗi  người dân, từng bước xây dựng nhân cách của con người kể cả ý thức, nhận  thức, tình cảm, sống có đạo lý, có tình làng nghĩa xóm, yêu thương giúp đỡ lẫn  nhau trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Việc chăm lo đời sống văn hóa cộng  đồng góp phần tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở cơ sở,  bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; thể hiện được sự  quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối  với Đảng và Nhà nước. Nhiều năm liền Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh; chính quyền,  Mặt trận, các đoàn thể hàng năm đều được ngành cấp trên công nhận hoàn  thành tốt nhiệm vụ. Cho nên việc xây dựng thị trấn văn hóa không chỉ dừng lại  ở việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân mà còn là  động lực thúc đẩy kinh tế không ngừng phát triển, không còn hộ đói, giảm đáng  kể hộ nghèo, đoàn kết tương trợ phát triển sản xuất, khuyến khích nhân dân làm  giàu chính đáng, nâng cao mức sống của nhân dân, góp phần xây dựng quê  hương ngày càng giàu đẹp. 2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân hạn chế Tuy vậy, hiện nay việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn gặp phải   một số vấn đề khó khăn. Thứ nhất về sự tham gia và nhận thức của người dân còn hạn chế. Kinh  tế có phát triển nhưng chưa bền vững, thu nhập bình quân đầu người chưa cao,   người dân vẫn còn gánh nặng về kinh tế gia đình nên ít tham gia hoạt động địa   phương. Người dân vẫn chưa tham gia nhiều vào các hoạt động cộng đồng như  dọn dẹp vệ sinh và bảo vệ môi trường, tham gia các buổi tuyên truyền,… Một ý  kiến chia sẻ  của người dân cho biết “Thời gian tôi làm việc nhà còn chưa có,   lấy đâu mà tham gia vào việc của cộng đồng”. Qua đó, ta thấy các hoạt động  11
  12. của địa phương có ít sự  tham gia của người dân, nếu có cũng mang tính nhất   thời chưa trở thành phong trào mạnh mẽ. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa  ở  khu dân cư  được duy trì thường xuyên, tuy nhiên về  cảnh quang, vệ  sinh môi trường còn  nhiều vấn đề  đáng quan tâm như  xả  rác gây mất vệ  sinh môi trường và cảnh  quan, vứt rác không đúng nơi quy định, chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn,   người dân chưa có ý thức bảo vệ  cảnh quang môi trường...Theo bà Đoàn Kim  Thanh Phó chủ tịch UBND cho biết “Ủy ban thị trấn đã phát động phong trào vệ  sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh đường phố cho mọi người dân nhưng hiệu quả  hoạt động chưa cao, chưa có sự tham gia của người dân, cảnh quang đô thị chưa   được cải thiện”. Thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cần có những kế  hoạch cụ  thể  triển khai giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. Thứ  hai việc phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể  từng lúc thực hiện   chưa tốt nên hiệu quả  công tác chưa cao. Một số  ban ngành Đoàn thể   ở  địa   phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng hoạt động dẫn  đến hoạt động mang tính nhỏ  lẻ, chưa thu hút sự  hưởng  ứng và tham gia của   người dân. Hoạt động của các đơn vị  chỉ  dựa trên kinh nghiệm, lý thuyết chưa   sát thực tế  trong tình hình đổi mới đất nước hiện nay nên cách làm và cách tổ  chức chưa mang tính khoa học và hợp lý. Cần xây dựng cơ sở khoa học làm căn  cứ  cho công tác tổ  chức, tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả  xây dựng nếp   sống văn minh đô thị. Qua nghiên cứu về  nếp sống đô thị  trên địa bàn thị  trấn tôi nhận thấy,   thực trạng xây dựng nếp sống văn hóa gặp phải nhiều khó khăn xuất phát từ  những nguyên nhân sau: Thứ  nhất, về  khách quan kinh phí đầu tư  cho phong trào còn hạn chế,  nhất là xây dựng các thiết chế văn hóa và đầu tư kết cấu hạ tầng ở cơ sở chưa   đồng bộ.  Thứ hai, về chủ quan việc cụ thể hóa Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà  nước từng lúc chưa kịp thời, chậm triển khai ra quần chúng nhân dân. Hoạt  động của một số ngành chưa phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ, vai  trò làm tham mưu cho UBND từng lúc chưa kịp thời. Thứ  ba, trình độ  dân trí trong nhân dân không đồng đều dẫn đến một bộ  phận nhân dân ý thức chấp hành đường lối, chủ  trương của Đảng, chính sách   Pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của địa phương chưa nghiêm. 2.4 Bài học kinh nghiệm Từ  những phân tích trên, Ban chỉ  đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây   dựng đời sống văn hóa” thị trấn Trà Cú đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, từ  đó, tham khảo để thời gian tới, thực hiện một cách hiệu quả hơn. 12
  13. Một là, xây dựng nếp sống văn minh đô thị thực chất là thực hiện các nội   dung cụ  thể  để  xây dựng thị  trấn đạt chuẩn văn minh đô thị  hướng tới công   nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nếp  sống văn minh đô thị với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát   triển kinh tế ­ xã hội của địa phương. Hai là,  phải thực sự  phát huy vai trò chủ  thể  của người dân. Công tác   tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm   cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng  ứng bằng sự  tham gia bàn bạc và chủ  động   thực hiện các nội dung xây dựng nếp sống văn minh đô thị là yếu tố quyết định   sự thành công của quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Ba là, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết   liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của  các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp  ủy và chính quyền có  vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp  ủy, chính quyền, đoàn  thể  thực sự  quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn   cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Bốn là,  phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương   thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính  sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Năm là,  phải có hệ  thống chỉ  đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ  máy giúp  việc đủ  năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ  là yếu tố  quan trọng đảm bảo  cho công tác chỉ đạo có hiệu quả . Sáu là, lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước  và các nguồn lực đa dạng đầu tư vào các công trình công cộng phục vụ cho quá  trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị; vận động người dân tham gia các hoạt  động phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH  ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRÀ CÚ 3.1 Xây dựng hoàn thiện pháp luật Hệ  thống pháp luật hoàn thiện, rõ ràng. Những quy định phổ  biến cho   người dân phải cụ  thể, dễ  hiểu, dễ  nhớ, có tính khả  thi, nhanh chóng. Cần có   những những chính sách,  pháp luật phải được thực hiện nghiêm thông qua các   khoản tiền phạt nặng, hình thức răn đe nghiêm khắc. Các cơ quan, chính quyền  13
  14. địa phương phải thực hiện nghiêm trong công tác quản lý giám sát điều hành   nghiêm túc. 3.2 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền   Lồng ghép với các nội dung tuyên truyền khác trong buổi họp của các ban  ngành Đoàn thể, tổ chức cuộc thi, đưa việc giáo dục nếp sống văn minh vào  chương trình đào tạo ngoại khóa cho học sinh trên địa bàn. Công tác tuyên truyền, giáo dục là đặc biệt quan trọng trong xây dựng nếp   sống văn minh đô thị. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục một cách   sâu rộng và đồng bộ  trong các ngành, các cấp, các đoàn thể, cơ  quan, trường   học, nhà máy, xí nghiệp, các cộng đồng dân cư để mọi người nhận thức rõ tính  cấp bách và tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị nhằm  tạo nên sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người,   mọi ngành, mọi cấp trong xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh đô thị. ­ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với các hình thức phong phú và đa dạng  như  cổ  động trực quan; xe loa tuyên truyền; trên các phương tiện thông tin đại  chúng; nói chuyện chuyên đề, qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể  thao; sinh hoạt các câu lạc bộ, các tổ chức đoàn thể, nhằm làm cho toàn thể cán   bộ, đảng viên và nhân dân sinh sống trên địa bàn thành phố biết , hiểu đường lối,  chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Đảng  uỷ, HĐND, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội của thị trấn Trà Cú. ­ Tuyên truyền để  mọi tầng lớp nhân dân hiểu vai trò của văn hoá trong   đời sống xã hội; mục đích, ý nghĩa của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng   đời sống văn hoá”, xây dựng  “Thị  trấn Trà Cú đạt chuẩn văn minh đô thị”,  là  nhằm xây dựng gia đình  ấm no, hạnh phúc, tiến bộ; cộng đồng phát triển lành   mạnh, đất nước phồn thịnh; nhân dân tiếp thu được tinh hoa văn hoá nhân loại,  đồng thời đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào cộng đồng dân cư.  3.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân có đạo đức lành  mạnh, gương mẫu trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị. ­  ­ Tập trung bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực quản lý,  chuyên môn nghiệp vụ  cho đội ngũ cán bộ  từ  xã, phường đến thôn, tổ. Bố  trí  cán bộ  đúng chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với năng lực thực tế, có chính  sách hỗ  trợ  vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ  để  họ  yên tâm cống hiến   nhiều hơn cho địa phương. ­ Tiếp tục cải cách lề lối làm việc, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực   quản lý của UBND, các bộ  phận chuyên môn của xã, phường. Giải quyết thủ  tục hành chính nhanh chóng, công khai; tăng cường kỷ luật, kỷ  cương trong thi   hành công vụ. Thực hiện tốt hơn nữa quy chế làm việc của UBND địa phương   và Pháp lệnh dân chủ  cơ  sở. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ  tục hành chính  theo cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên thông”. 14
  15. ­ Tăng cường công tác an ninh, quốc phòng, đảm bảo giữ  vững an ninh   chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng   và phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương. Xây dựng lực lượng Dân quân tự  vệ  theo đúng kế  hoạch được giao, đảm bảo chế  độ  trực SSCĐ 24/24h. Đẩy  mạnh phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc. 3.4 Thành lập các nhóm nòng cốt và hỗ trợ, giám sát việc thực hiện  xây dựng nếp sống văn minh tại các Khóm. Tập huấn thành viên nhóm về quy trình, thủ tục, hướng dẫn liên quan đến   xây dựng nếp sống mới; kỹ năng tiếp cận và hỗ trợ; kỹ năng vận động, thu hút  sự tham gia.  Việc  xây  dựng  lực  lượng  nồng  cốt  tại   địa  bàn   nhằm  tạo   đội  ngũ  có  chuyên môn trong việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục vận động người dân thực   hiện phong trào và tạo nên tính bền vững cho hoạt động của đề án. 3.5 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự an toàn đô thị Các biện pháp quản lý hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra  sự tác động đến nhận thức, hành vi của người dân với việc dùng dư luận xã hội   và các biện pháp cưỡng chế hành chính để điều chỉnh các hành vi sai phạm đó. 3.6 Tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất cho các hoạt  động xây dựng nếp sống văn minh Xây dựng và hoàn thiện cơ  sở  vật chất thiết yếu để  phục vụ  cho thực   hiện nếp sống văn minh đô thị  như  phân bố  đều các thùng rác công cộng, xây  dựng nhà vệ sinh công cộng. KẾT LUẬN Nếp sống văn minh đô thị sẽ tạo nên môi trường văn hóa, bộ mặt văn hóa   cho đô thị  vừa hiện đại vừa mang bản sắc dân tộc. Đồng thời góp phần quan  trọng trong chiến lược xây dựng con người mới với tác phong và cốt cách văn  minh, tiến bộ trong cuộc sống hôm nay. Việc nâng cao chất lượng xây dựng nếp   sống văn minh là một hoạt động mang tính xã hội, toàn diện rất cần có sự chung   tay thực hiện của toàn Đảng toàn dân. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1