Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại HPA trong giai đoạn 2018 – 2022; Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại HPA trong giai đoạn 2023 – 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý kinh tế NGUYỄN THỊ MINH THẢO HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Thảo Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Việt Hoa HÀ NỘI - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đề án “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội” là đề tài nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện. Các thông tin được trình bày trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, dựa trên nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại đơn vị. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả đề án Nguyễn Thị Minh Thảo
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành đề án, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ cô giáo và bạn bè và đặc biệt là sự đóng góp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong lớp. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề án này. Thứ hai, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến khoa Sau đại học – Trường Đại học Ngoại thương cùng các Thầy/cô tham gia công tác giảng dạy ngành Quản lý kinh tế đã truyền đạt và mang đến những kiến thức bổ ích giúp tác giả có đủ kiến thức để hoàn thành đề án. Thứ ba, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) cùng toàn thể cán bộ Phòng Xúc tiến Đầu tư thuộc HPA đã cung cấp số liệu và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện đề án này. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và động viên kịp thời, là nguồn động lực to lớn khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương và quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề án này. Tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các Thầy/cô giáo, các nhà khoa học, các bạn bè và đồng nghiệp quan tâm để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề án này. Trân trọng cảm ơn! Học viên thực hiện Nguyễn Thị Minh Thảo
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ...................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA CƠ QUAN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CẤP TỈNH ........................................................ 4 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư .................................. 4 1.1.1. Khái niệm về hoạt động xúc tiến đầu tư ................................................. 4 1.1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư .................................................... 5 1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư ...................................................... 6 1.3. Cơ quan xúc tiến đầu tư cấp tỉnh trong bộ máy xúc tiến đầu tư quốc gia8 1.3.1. Bộ máy xúc tiến đầu tư quốc gia .......................................................... 12 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan xúc tiến đầu tư cấp tỉnh .............. 14 1.3.3. Nguồn lực của cơ quan xúc tiến đầu tư cấp tỉnh................................. 15 1.4. Công cụ xúc tiến đầu tư cấp tỉnh ................................................................ 16 1.5. Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư cấp tỉnh ............................................ 20 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư cấp tỉnh ............... 23 1.6.1. Các yếu tố nội bộ tại địa phương .......................................................... 23 1.6.2. Các yếu tố về môi trường đầu tư ........................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 ............................................... 28 2.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội......................................................................................... 28 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội .................................................................... 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................ 30
- iv 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.................................................................... 35 2.1.4. Tình hình hoạt động tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2022 ..................................... 36 2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2022 ................................................................................................. 38 2.2.1. Các yếu tố nội bộ tại địa phương .......................................................... 38 2.2.2. Các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 43 2.3. Thực trạng hoạt động Xúc tiến Đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2022 ........... 47 2.3.1. Nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư ......... 48 2.3.2. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư ............................................ 51 2.3.3. Tổ chức Hội nghị, Chương trình xúc tiến đầu tư ................................ 52 2.3.4. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp ...................... 54 2.3.5. Tiếp đón và làm việc với các đơn vị, đối tác ......................................... 56 2.3.6. Tham gia các hội chợ, chương trình trong nước và quốc tế ............... 57 2.3.7. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư ............... 58 2.3.8. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ..................... 59 2.4. Đánh giá hoạt động hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 202259 2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân................................................................... 60 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 63 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI, DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023 - 2025................................................ 66 3.1. Định hướng phát triển hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2023 - 2025 ................................................................................ 66 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ................................. 66
- v 3.1.2. Định hướng xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2025 .................................................................................................................. 67 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2023 - 2025 ................................................................................................................................ 69 3.2.1. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ........ 69 3.2.2. Ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến đầu tư .................. 71 3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư ......................................... 72 3.2.4. Đẩy mạnh hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu tư ............................ 77 3.3. Một số kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ...................... 78 3.3.1 Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu kỹ năng, nghiệp vụ công tác xúc tiến đầu tư ........................................................................................................ 78 3.3.2 Tăng cường thẩm quyền và đổi mới cơ chế hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội ........................... 78 3.3.3. Phát triển mạng lưới xúc tiến đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần vốn đầu tư và các ngành nghề cần đầu tư ..................................... 79 3.4. Một số kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................................... 81 3.4.1. Tăng cường đầu tư vào hệ thống thông tin và công nghệ................... 81 3.4.2. Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi ................................................ 81 3.4.3. Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực .............. 81 3.4.5. Đẩy mạnh quảng bá và tiếp thị ............................................................. 81 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh DN Doanh nghiệp ĐT Đầu tư Foreign Direct FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương Hanoi Promotion HPA mại, Du lịch TP Hà Nội Agency KTXH Kinh tế - xã hội NĐT Nhà đầu tư NNL Nguồn nhân lực QLNN Quản lý nhà nước Small and medium SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa enterprise TP Thành phố UBND Uỷ ban nhân nhân XTĐT Xúc tiến đầu tư
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1: Phân công triển khai các nhiệm vụ xúc tiến đầu tư .................................. 12 Bảng 1.2: Bộ máy triển khai các công tác xúc tiến đầu tư ở Việt Nam .................... 13 Bảng 1.3: Ưu điểm và nhược điểm của bộ máy xúc tiến đầu tư tại Việt Nam ......... 13 Bảng 1.4: Thống kê số lượng đơn vị xúc tiến đầu tư cấp tỉnh tại Việt Nam ............ 15 Bảng 1.5: Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư ............... 22 Bảng 2.1: Phân công các nội dung triển khai xúc tiến đầu tư tại TP Hà Nội ........... 28 Bảng 2.2: Các đơn vị cấu thành Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 31 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội ................................................................................................................ 36
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã luôn nhấn mạnh nhất quán yêu cầu chủ động mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh các nỗ lực cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và củng cố ổn định kinh tế vĩ mô. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/04/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về hội nhập quốc tế khẳng định, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước. Đặc biệt, với vị trí, tầm quan trọng là trung tâm chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật và đồng thời cũng là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước, các cấp có thẩm quyền đã ban hành các Nghị quyết quan trọng với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị. Cùng với đà hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thành phố (TP) Hà Nội đã không ngừng gia tăng độ mở, có những bước chuyển nhanh, mạnh mẽ trong công tác đối ngoại và lồng ghép chặt chẽ chủ trương hội nhập quốc tế vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trên địa bàn, đặc biệt là trên lĩnh vực xúc tiến đầu tư (XTĐT). Tính đến quý I năm 2023, TP Hà Nội đã thu hút khoảng 69,844 tỷ USD vốn ĐT nước ngoài, đứng thứ 2 toàn quốc; cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (DN) cho 9.995 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 89.273 tỷ đồng. Dù vậy, bối cảnh phát triển mới cũng đặt ra không ít yêu cầu đối với công tác XTĐT của TP Hà Nội. Một mặt, công tác XTĐT cũng phải có sự thích ứng, linh hoạt với từng thời điểm, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi để TP cùng “chung nhịp” phát triển KTXH với cả nước và các thị trường đối tác. Đồng thời, XTĐT
- 2 cũng phải trở thành những điển hình trong việc tiếp cận, hiện thực hóa các cơ hội mới gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), quá trình chuyển đổi xanh, các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới. Đáp ứng những yêu cầu này đòi hỏi phải nỗ lực đổi mới trong lĩnh vực XTĐT. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, trong công tác XTĐT tại HPA vẫn còn những tồn tại, hạn chế, trong đó nổi lên các vấn đề: Các tổ chức XTĐT của Hà Nội phân tán tại nhiều Sở, Ban, ngành, và chưa được tổ chức quản lý thống nhất thông qua một đầu mối, chưa có vai trò và vị trí xứng tầm để thực hiện nhiệm vụ XTĐT. Hiện nay, HPA vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác yêu cầu sự phối hợp từ các Sở, Ban ngành liên quan; thông tin về XTĐT còn chậm, chưa kịp thời; chưa xây dựng được kênh thông tin chủ lực để thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác XTĐT và các hoạt động XTĐT của TP. Xuất phát từ thực tế về lĩnh vực này, em đã lựa chọn chủ đề: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động Xúc tiến Đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội” trong đề án tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Ngoại thương. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ Mục tiêu nghiên cứu của đề án là đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XTĐT tại HPA trong giai đoạn 2023 – 2025. Để đạt được mục tiêu trên, đề án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Cơ sở lý luận về hoạt động XTĐT của cơ quan XTĐT cấp tỉnh; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác XTĐT tại HPA trong giai đoạn 2018 – 2022; - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động XTĐT tại HPA trong giai đoạn 2023 – 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án - Đối tượng nghiên cứu của đề án là hoạt động XTĐT của HPA - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du
- 3 lịch thành phố Hà Nội (HPA). - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Hoạt động XTĐT tại HPA trong giai đoạn 2018 – 2022 và các giải pháp thúc đẩy hoạt động XTĐT tại HPA giai đoạn 2023 – 2025. - Nội dung: Nghiên cứu hoạt động XTĐT của HPA trong giai đoạn 2018 – 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu về nghiên cứu, trong đề án tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp như thu thập, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp; sử dụng phương pháp hành văn diễn dịch và tổng phân hợp. Ngoài ra, đề án còn được nghiên cứu căn cứ vào đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước và quan sát thực tế tại các cơ quan hữu quan. Trong đề án, các dữ liệu, số liệu về hoạt động XTĐT được tác giả tiến hành khảo sát, đối tượng tiến hành khảo sát là các báo cáo tổng kết, kế hoạch và đề án XTĐT của HPA. Ngoài ra, các dữ liệu, thông tin về kết quả thu hút vốn đầu tư (ĐT) liên quan đến đề án được tác giả thu thập trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và ĐT TP Hà Nội, UBND các quận, huyện và tổng hợp lại để nội dung ngắn gọn, xúc tích. 5. Kết cấu của đề án Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của đề án gồm ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến đầu tư của cơ quan Xúc tiến Đầu tư cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2022 Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2023 – 2025
- 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA CƠ QUAN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CẤP TỈNH 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư 1.1.1. Khái niệm về hoạt động xúc tiến đầu tư XTĐT là một hoạt động rất phức tạp, đa dạng và ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia trong hoạt động thu hút ĐT. Thực hiện hiệu quả công tác XTĐT sẽ giúp cho một quốc gia, một tỉnh, TP mở rộng quy mô thị trường cho các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn vốn. Về bản chất, hoạt động XTĐT là tổng thể các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá cơ hội ĐT và hỗ trợ tổ chức, DN ĐT. Các hoạt động này thường được các cơ quan chức năng triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức như tổ chức các hội nghị, diễn đàn ĐT; các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức về ĐT; các buổi đối thoại giữa người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền và NĐT,… Trên thế giới, định nghĩa về hoạt động XTĐT chưa được sử dụng một cách thống nhất. Các tổ chức, đơn vị trên thế giới đã đưa ra khái niệm khác nhau về hoạt động XTĐT. Theo Dự án Sáng kiến TP thiên niên kỷ Millennium Cities Initiatives (Đại học Columbia, 2006): “Hoạt động XTĐT được định nghĩa là hoạt động tích cực tìm cách mang lại cơ hội ĐT cho các NĐT tiềm năng; cung cấp vốn, việc làm, kỹ năng, công nghệ và xuất khẩu, đồng thời tăng năng suất, đổi mới và tiền lương ở một TP hoặc quốc gia. XTĐT được nhắm mục tiêu cho cả các công ty trong nước cũng như nước ngoài.” Theo Louis T. Well Jr. và Alvin G. Wint, (1990) “Hoạt động XTĐT là các hoạt động phổ biến thông tin hoặc cố gắng tạo hình ảnh về địa điểm ĐT và cung cấp dịch vụ ĐT cho các NĐT tiềm năng. Nó phần lớn bị ảnh hưởng bởi khái niệm tiếp thị. Điều này có nghĩa là các chính phủ nên sử dụng các hoạt động tiếp thị, chẳng hạn như tiếp thị trực tiếp, quảng cáo, hội thảo ĐT và phái đoàn, để tăng dòng vốn ĐT, giống như cách các công ty đang tiếp thị sản phẩm để kích thích bán hàng. XTĐT rất hữu ích vì nó khắc phục được tình trạng bất cân xứng thông tin và dẫn đến sự khác biệt về địa điểm”
- 5 Ở Việt Nam, mặc dù được nhắc đến rất nhiều, tuy nhiên, chưa có bất cứ một văn bản pháp luật hiện hành nào tại Việt Nam đưa ra định nghĩa cụ thể về XTĐT. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc hiểu, nhận diện chính xác và áp dụng thống nhất về hoạt động này. Thậm chí tại Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về QLNN đối với hoạt động XTĐT cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là “XTĐT”. Vì vậy đang tồn tại sự không đồng bộ trong cách hiểu và áp dụng giữa các đơn vị, địa phương dẫn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động XTĐT cũng rất khác nhau. Tổng kết lại, có thể định nghĩa XTĐT như sau: XTĐT là những hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm thu hút các các cá nhân, DN, đơn vị trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế đến địa phương, khu vực, tỉnh, TP, quốc gia của mình để ĐT. Kết quả của hoạt động XTĐT là các nguồn lực ĐT thu hút được vào địa phương, khu vực, tỉnh, TP, quốc gia đó. 1.1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư Trên thực tế, XTĐT có vai trò cực kỳ quan trọng, XTĐT góp phần thúc đẩy thu hút vốn ĐT; hình thành các khu công nghiệp và khu chế xuất phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa lớn; tạo điều kiện ĐT và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KTXH địa phương và cả nước; nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông về cơ hội ĐT. XTĐT có những vai trò sau: - Đẩy mạnh thu hút vốn ĐT ĐT là là hoạt động có dòng vốn lớn và dòng vốn này chịu tác động của các yếu tố không ổn định như: thiên nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội. Đặc biệt, giá trị của hoạt động ĐT rất lớn và thành quả là các công trình, cơ sở kinh doanh hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do vậy, các NĐT phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định ĐT. XTĐT có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn chủ ĐT còn đang tìm hiểu, thăm dò, khảo sát và lựa chọn địa điểm ĐT. Hoạt động XTĐT mang đến cho chủ ĐT những thông tin hữu ích liên quan đến ý định ĐT của họ, giúp các
- 6 NĐT có cái nhìn tổng quát, chính xác và kịp thời về địa điểm họ định ĐT để họ có cơ sở suy nghĩ và cân nhắc trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Như vậy hoạt động XTĐT có vai trò rút ngắn thời gian cho NĐT trong việc ra quyết định ĐT. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút ĐT bởi một cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ giúp các NĐT giảm bớt chi phí. Các địa phương, khu vực thu hút ĐT cần phải chuẩn bị tốt các cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thống điện, nước, nhà kho, bến xe,…trước khi nhận ĐT. Mối quan hệ giữa thu hút ĐT và việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng là mối quan hệ biện chứng. Khi NĐT quan tâm đến ĐT ở địa phương, địa phương sẽ có động lực để hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng; và ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng ở địa phương hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của NĐT; đã hoàn thiện trước khi kêu gọi ĐT, NĐT sẽ chủ động tìm đến địa phương và xúc tiến công tác ĐT. Do vậy, hoạt động XTĐT sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông qua việc cung cấp thông tin cho NĐT, cung cấp các phản hồi, góp ý của NĐT cho chính quyền địa phương. - Mở ra cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế XTĐT là hoạt động quảng bá tới NĐT, bạn bè trong khu vực và trên thế giới các hình ảnh địa phương. Việc vốn ĐT được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường giao thương với các quốc gia và tạo điều kiện cho các tổ chức, DN nước ngoài tham gia vào thị trường của một quốc gia, địa phương. Do vậy, nếu một địa phương, quốc gia thực hiện tốt công tác XTĐT, đẩy mạnh thu hút ĐT thì sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều NĐT, DN, tạo điều kiện cho hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. 1.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư Nội dung của hoạt động XTĐT bao gồm các nhiệm vụ mà các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thu hút ĐT tại địa phương.
- 7 Tại mỗi quốc gia, các cơ quan XTĐT của quốc gia đó sẽ hoạt động với mục đích chính nhằm quảng bá hình ảnh, môi tường ĐT. Ở Đan Mạch, cơ quan XTĐT Invest in Denmark trực thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch có các nhiệm vụ: nghiên cứu và phân tích thị trường; tư vấn điều kiện thành lập DN trong các lĩnh vực; tạo hoặc tìm các tours thu hút ĐT; thực hiện chương trình chăm sóc DN sau ĐT; cung cấp thông tin các đối tác tiềm năng; cơ quan chính quyền cho NĐT (Cổng thông tin điện tử Invest in Denmark). Tại Malaysia, cơ quan ĐT Phát triển Malaysia (Malaysian Investment Development Authority) trực thuộc Bộ ĐT, Thương mại và Công nghiệp Malaysia được thành lập vào năm 1965 theo Đạo luật Cơ quan Phát triển Công nghiệp Malaysia (Hợp nhất) năm 1965 là cơ quan QLNN được giao nhiệm vụ XTĐT. Các nội dung hoạt động XTĐT của MIDA bao gồm 08 nhiệm vụ: thực hiện các hoạt động chung để thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ; nghiên cứu và lập kế hoạch về các vấn đề liên quan đến phát triển công nghiệp và các dịch vụ; tư vấn cho Chính phủ về việc cấp giấy phép sản xuất, ưu đãi; cung cấp các dịch vụ tư vấn bao gồm đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật; thực hiện hoạt động thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác; hỗ trợ các công ty Malaysia tìm kiếm công nghệ và cơ hội ĐT ra nước ngoài. Hiệp hội các Tổ chức XTĐT thế giới (World Association of Investment Promotion Agencies) đã thể chế hóa các hoạt động XTĐT theo 04 nhóm chính: xác định các NĐT tiềm năng và phát triển các chiến lược XTĐT; xây dựng hình ảnh cho địa điểm; chăm sóc NĐT sau ĐT; vận động chính sách – định hình môi trường ĐT và XTĐT chính sách đảm bảo thu được nhiều lợi ích hơn từ dòng vốn. Tại Việt Nam, Chính phủ đã quy định các nội dung XTĐT trên 08 nhiệm vụ chính (Điều 88 Nghị định 31/2021/NĐ-CP): “Điều 88. Nội dung hoạt động XTĐT 1. Nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác ĐT. 2. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối ĐT.
- 8 3. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động ĐT. 4. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT. 5. Xây dựng danh mục dự án thu hút ĐT. 6. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT. 7. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT. 8. Hợp tác trong nước và quốc tế về XTĐT.” 1.3. Cơ quan xúc tiến đầu tư cấp tỉnh trong bộ máy xúc tiến đầu tư quốc gia Cơ quan XTĐT là các cơ quan có trách nhiệm QLNN về công tác XTĐT, trực tiếp triển khai các hoạt động XTĐT và các cơ quan hữu quan có trách nhiệm phối hợp trong triển khai các nội dung của hoạt động XTĐT. Trên thế giới hiện nay, tồn tại rất nhiều mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác XTĐT tùy thuộc vào điều kiện thực tế của quốc gia. Ở Singapore, cơ quan quản lý và triển khai các hoạt động XTĐT cho Chính phủ Singapore là Ban phát triển kinh tế Singapore (Singapore Economic Development Board), trực thuộc Bộ Công thương Singapore. Ban được thành lập từ năm 1961, tiền thân là Ban Xúc tiến Công nghiệp Singapore (SIPB), được thành lập vào năm 1957. Cho đến nay, Ban phát triển kinh tế Singapore được giao 08 nhiệm vụ thuộc chức năng về phát triển kinh tế, trong đó có nhiệm vụ “xây dựng chính sách, kế hoạch XTĐT, chiến lược, chính sách khuyến khích ĐT” (Đạo luật Ban Phát triển Kinh tế Singapore, 1961). Năm 2022, Ban được Chính phủ giao 293.88 triệu đô-la Singapore cho các hoạt động của mình; tuy nhiên, không có thống kê về nguồn lực được sử dụng cho các hoạt động XTĐT (Báo cáo Bộ Tài chính Singapore, 2022). Tại Canada, cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động XTĐT cho Chính phủ Canada là Trung tâm ĐT vào Canada (Invest in Canada), được thành lập vào năm 2018 theo Quyết định của Đạo luật ĐT vào Canada, 2018. Invest in Canada được giao 05 nhiệm vụ, tập chung vào các nhóm: xây dựng kế hoạch thu hút ĐT quốc gia; phối hợp các với các cơ quan trong tối ưu hóa các chương trình;
- 9 triển khai các hoạt động, sự kiện, hội nghị và chương trình để quảng bá về Canada; chuẩn bị và phổ biến thông tin để hỗ trợ các NĐT; cung cấp dịch vụ sau ĐT (Điều 6, Đạo luật ĐT vào Canada, 2018). Năm 2021, Invest in Canada được hơn 27 triệu đô-la Canada (Kế hoạch ngân sách năm 2021, Bộ DN nhỏ, xúc tiến xuất khẩu và thương mại quốc tế Canada). Tại Việt Nam, Quyết định 03/2014/QĐ-TTg về ban hành Quy chế QLNN đối với hoạt động XTĐT phân công các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan như sau: * Nghiên cứu tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác ĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT chủ trì phối hợp với các Bộ, UBND cấp tỉnh. - Cách thức: Thu thập thông tin, nghiên cứu và tổng hợp để xây dựng các đề án, báo cáo; tổ chức các đoàn công tác khảo sát, nghiên cứu trong và ngoài nước; tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo XTĐT trong và ngoài nước và các hình thức khác. - Đánh giá kết quả: Thường xuyên có đánh giá tổng quát và cập nhật thông tin về tiềm năng, thị trường, xu hướng, nhu cầu ĐT và đối tác ĐT. * Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối ĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT chủ trì phối hợp với các Bộ, UBND cấp tỉnh. - Cách thức: Trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, diễn đàn, tọa đàm, các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ trong và ngoài nước, các đoàn công tác XTĐT theo chuyên đề hoặc theo từng đối tác cụ thể; thực hiện các chương trình truyền thông, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước và các hình thức thông tin tuyên truyền, quảng bá khác. - Đánh giá kết quả: Đánh giá kết quả dựa trên tổng số đơn vị được tiếp cận thông tin thông qua các Hội nghị, hội thảo, chương trình xúc tiến,… * Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động ĐT
- 10 - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT, UBND cấp tỉnh. - Cách thức: Cung cấp các thông tin về tình hình KTXH; tình hình ĐT; thông tin quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, ngành và vùng lãnh thổ; pháp luật, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác ĐT khi có yêu cầu của DN và NĐT; hướng dẫn thủ tục ĐT; tiếp nhận, tổng hợp và trình các cấp cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các đề xuất và kiến nghị của DN, NĐT. - Đánh giá kết quả: Kết quả đánh giá dựa trên số lượng NĐT được cấp giấy chứng nhận ĐT thành công. * Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT xây dựng cơ sở dữ liệu chung, UBND cấp tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu trong phạm vi của mình. - Cách thức: Thu thập, hệ thống hóa các số liệu, môi trường ĐT, pháp luật, chính sách, thủ tục ĐT; tiềm năng, cơ hội và đối tác ĐT; xây dựng và quản lý, vận hành trang thông tin điện tử về pháp luật, chính sách, thủ tục ĐT, môi trường, tiềm năng, cơ hội ĐT, đối tác ĐT và các hình thức khác. - Đánh giá kết quả: cơ sở dữ liệu dễ truy cập, được cập nhật thường xuyên * Xây dựng danh mục dự án thu hút ĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT phối hợp với các UBND cấp tỉnh, các Bộ ngành Trung ương - Cách thức: Thu thập thông tin về dự án cần ĐT, xây dựng danh mục và cập nhật lên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Đánh giá kết quả: Số lượng dự án kêu gọi ĐT được Thủ tướng phê duyệt * Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT chủ trì xây dựng ấn phẩm, tài liệu chung để phục vụ cho hoạt động XTĐT Quốc gia; Các Bộ, UBND cấp tỉnh xây dựng ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT trong phạm vi quản lý của mình.
- 11 - Cách thức: Xây dựng và ban hành sách hướng dẫn; tờ rơi; danh mục dự án kêu gọi ĐT và nội dung chi tiết của dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi ĐT; các chuyên đề hoặc bài báo, tạp chí; các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng cáo... để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước và các hình thức ấn phẩm và tài liệu khác. - Đánh giá kết quả: Các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT phải bảo đảm cập nhật thông tin về môi trường ĐT; pháp luật, chính sách, thủ tục ĐT; tiềm năng, cơ hội và đối tác ĐT; đảm bảo tính thẩm mỹ, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu,… * Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT chủ trì thực hiện đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT cho các cán bộ làm công tác XTĐT trên phạm vi cả nước; các Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT cho các cán bộ làm công tác XTĐT thuộc phạm vi quản lý của mình. - Cách thức: Tổ chức các hội nghị tập huấn tập trung vào các nội dung như bối cảnh kinh tế quốc tế, tình hình KTXH; tình hình ĐT; quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, ngành và vùng lãnh thổ; pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục ĐT; kết quả nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác ĐT; các kỹ năng XTĐT; - Đánh giá kết quả: Số lượng các buổi tập huấn, năng suất lao động của đội ngũ làm công tác XTĐT sau tập huấn. * Hợp tác trong nước và quốc tế về XTĐT - Đơn vị chịu trách nhiệm triển khai: Bộ Kế hoạch và ĐT . - Cách thức: Đa dạng hóa các hình thức hợp tác như hợp tác, phối hợp giữa các hoạt động XTĐT với xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch; hợp tác giữa các Bộ, UBND cấp tỉnh và Ban Quản lý, các DN, hiệp hội, NĐT; hợp tác quốc tế về XTĐT. - Đánh giá kết quả: Số lượng các đối tác, hiệu quả các chương trình hợp tác sau ký kết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030
76 p | 10 | 6
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại Bệnh viện Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
76 p | 10 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
76 p | 20 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030
74 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân vào hoạt động quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tân Phước huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
74 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch viên chức quản lý tại Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
71 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Chất lượng bồi dưỡng công chức trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh
78 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An
71 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của công chức Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, giai đoạn 2024-2030
90 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
73 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
84 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn