Đề án tốt nghiệp: Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030
lượt xem 0
download
Đề án "Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề án đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp: Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI VĂN SIÊNG TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2025 - 2030 ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG (ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI VĂN SIÊNG TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2025 - 2030 ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG (ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG) Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỲNH NGA THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH – NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Học viên cam đoan việc thực hiện đề án “Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030” hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và của Học viện hành chính Quốc gia trên cơ sở định hướng nghiên cứu của TS. Nguyễn Quỳnh Nga. Những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn mà học viên phân tích trong đề án là dựa trên cơ sở học viên thu thập và xử lý thông tin sơ cấp, thứ cấp có liên quan đến các nội dung trong đề án. Học viên sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và cơ sở đào tạo về đề án của mính./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả đề án Bùi Văn Siêng i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án, học viên xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo, Lãnh đạo Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Quản lý đào tạo & Công tác sinh viên và các thầy, cô giảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi và đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học quý báu về chuyên ngành Quản lý công, là nền tảng rất quan trọng cho tôi trong cuộc sống cũng như trong công việc. - Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất đối với sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Quỳnh Nga. Dưới sự hướng dẫn của Cô, tôi đã lĩnh hội được rất nhiều tri thức và kỹ năng trong nghiên cứu cũng như rất nhiều bài học trong cuộc sống. Bên cạnh đó, để hoàn thành đề án, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, đồng hành cùng tôi. Vì khả năng chuyên môn và kiến thức thực tế có hạn nên đề án chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Học viện sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến nhận xét của các nhà khoa học, các giảng viên và các anh/chị học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả đề án Bùi Văn Siêng ii
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ nguyên nghĩa Từ viết tắt 1 Cán bộ công chức CBCC 2 Ủy ban nhân dân UBND iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 3 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................... 3 2.2. Các nghiên cứu trong nước................................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ............................................................ 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ................................................................................ 6 4.1. Mục tiêu của đề án ............................................................................................. 6 4.2. Nhiệm vụ của đề án ............................................................................................ 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 7 5.1. Phương pháp luận .............................................................................................. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................... 7 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 7 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin ........................................................................... 8 6. Hiệu quả của đề án có thể ứng dụng trong thực tiễn ........................................ 9 7. Kết cấu đề án ........................................................................................................ 9 CHƯƠNG 1............................................................................................................. 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ........................................................... 10 1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ............................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ....... 10 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa ..................................................................................... 10 1.1.1.2. Khái niệm công sở ...................................................................................... 10 1.1.1.3. Khái niệm văn hóa công sở ........................................................................ 11 1.1.1.4. Khái niệm thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện .... 11 iv
- 1.1.2. Tính đặc thù của văn hóa công sở cấp huyện ............................................... 13 1.1.3. Tầm quan trọng của thực hiện văn hóa công sở tại UBND cấp huyện ........ 14 1.2. Các yếu tố tác động đến thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................................................................................ 15 1.2.1. Yếu tố khách quan ......................................................................................... 15 1.2.1.1. Các quy định hiện hành của Nhà nước, của địa phương .......................... 15 1.2.1.2. Văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương .................................. 16 1.2.1.3. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức................................................ 16 1.2.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 17 1.2.2.1. Đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.................................................... 17 1.2.2.2. Trình độ, năng lực giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức .. 17 1.2.2.3. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức....................... 18 1.3. Nội dung thực hiện văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân cấp huyện ........ 18 1.4. Kinh nghiệm thực hiện văn hóa công sở ở một số địa phương và bài học rút ra đối với UBND Quận 12 ............................................................................... 19 1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện văn hóa công sở ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................................................................... 19 1.4.2. Kinh nghiệm của Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 20 1.4.3. Bài học rút ra đối với UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh................ 21 CHƯƠNG 2............................................................................................................. 23 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA .......................................................... 23 CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12, THÀNH PHỐ .................... 23 HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 – 2024........................................................... 23 2.1. Tính đặc thù của thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................... 23 2.1.1. Đặc điểm dân cư và xã hội ............................................................................ 23 2.1.2. Tầm quan trọng của văn hóa công sở ........................................................... 23 2.1.3. Tôn trọng kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp ................................................... 23 2.1.4. Văn hóa giao tiếp và ứng xử ......................................................................... 24 2.1.5. Ứng dụng công nghệ trong công sở .............................................................. 24 2.1.6. Thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp ...................... 25 2.1.7. Thách thức và cơ hội ..................................................................................... 25 2.2. Khảo sát thực trạng thực thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 26 v
- 2.2.1. Về xây dựng và ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, phát động và triển khai thực hiện văn hóa công sở ...................................................................... 26 2.2.2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa công sở ............................................................................................. 29 2.2.3. Công tác xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, địa phương về văn hóa công sở ................................................... 31 2.2.4. Công tác tổ chức thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12 ................ 34 2.2.5. Về thực hiện các nội dung thực thi quy tắc ứng xử tại công sở .................... 36 2.3. Đánh giá ........................................................................................................... 38 2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................................... 38 2.3.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................. 40 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế........................................................................ 41 CHƯƠNG 3............................................................................................................. 44 GIẢI PHÁP VÀ CÁC NGUỒN LỰC NHẰM TĂNG CƯỜNG ........................ 44 THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2025 – 2030 ................................. 44 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước và của UBND Quận 12 về tăng cường thực hiện văn hóa công sở ..................................................................................... 44 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tăng cường thực hiện văn hóa công sở ................................................................................................................................. 44 3.1.2. Quan điểm của UBND Quận 12 về tăng cường thực hiện văn hóa công sở 46 3.2. Giải pháp cụ thể .............................................................................................. 48 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về thực hiện văn hóa công sở . 48 3.2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện văn hóa công sở .......................... 49 3.2.3. Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho công chức quận ............................ 50 3.3. Lộ trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện đề án ..................................... 51 3.3.1. Lộ trình .......................................................................................................... 51 3.3.2. Các nguồn lực ............................................................................................... 51 3.3.2.1. Nguồn lực về nhân sự ................................................................................. 52 3.3.2.2. Nguồn lực tài chính .................................................................................... 52 3.3.2.3. Nguồn lực vật chất ..................................................................................... 52 3.3.2.4. Nguồn lực về thông tin và nghiên cứu ....................................................... 52 3.2.2.5. Các chương trình và hoạt động hỗ trợ....................................................... 53 3.2.2.6. Sự phối hợp với các đơn vị khác ................................................................ 53 3.2.2.7. Công cụ và phần mềm hỗ trợ ..................................................................... 53 vi
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 54 1. Kết luận ............................................................................................................... 54 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 55 2.1. Đối với Trung ương ......................................................................................... 55 2.2. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh......................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 57 I. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ................................... 57 II. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC................................. 57 PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ................................................... 61 PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU ...................................................... 64 vii
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Học viên lựa chọn vấn đề “Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030” để làm đề án tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công theo định hướng ứng dụng, xuất phát từ mấy lý do sau đây: Thứ nhất về lý do khách quan Trong hoạt động công vụ, cán bộ, công chức nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước để phát huy sức mạnh của Nhà nước, tạo niềm tin nơi Nhân dân, khiến Nhân dân tự giác thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đương nhiên sức mạnh ấy chỉ được hình thành khi đội ngũ cán bộ, công chức không những am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật, mà còn có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Bổn phận của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ của mình phải hướng đến mục tiêu: phục vụ Nhân dân, chăm lo cho Nhân dân. Nếu lương tâm không trong sáng, trách nhiệm không cao dễ dẫn đến lạm quyền, gây tổn hại cho người dân, cho đất nước. Do đó, một mặt phải đề cao trách nhiệm cá nhân, mặt khác, các tiêu chuẩn về đạo đức và ứng xử công vụ phải được quy định cụ thể và có chế tài xử phạt đủ mạnh để cán bộ, công chức không vi phạm. Đạo đức và ứng xử công vụ gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có đầy đủ phẩm chất và năng lực thực thi công vụ là yêu cầu tất yếu. Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay, cán bộ, công chức đã có nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp đổi mới quản trị quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng cán bộ, công chức tha hóa, biến chất 1
- và thiếu trách nhiệm trong công việc vẫn còn tồn tại, và diễn biến khó lường. Do đó, xây dựng và nâng tầm đội ngũ cán bộ công chức trong điều kiện chuyển đổi số có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Thứ hai về lý do chủ quan Xác định văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức là nhân tố quyết định nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, Quận ủy, UBND 12, TP Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp sát thực nhằm xây dựng văn hóa công sở, cải thiện văn hóa ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức. Để xây dựng hiệu quả môi trường văn hóa công sở, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp xác định, đây là quá trình giáo dục, rèn luyện lâu dài, thường xuyên, liên tục, đòi hỏi trách nhiệm cao từ mọi phía. Thời gian qua, Quận ủy, UBND 12, TP Hồ Chí Minh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiều giải pháp cụ thể về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức. Công tác giáo dục được thực hiện đa dạng hình thức, thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn, tọa đàm chuyên sâu về từng kỹ năng, như kỹ năng thể hiện ngôn ngữ, lời nói; hành động, thái độ biểu cảm, cách giải quyết các tình huống... trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức. Cấp ủy thường xuyên rút kinh nghiệm, biểu dương, nhân rộng điển hình, bồi đắp kỹ năng ứng xử văn hóa cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. UBND Quận 12 chỉ đạo gắn xây dựng văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động với các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. Nhìn chung, văn hóa công sở, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, hành động, trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tự tu dưỡng rèn 2
- luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đây cũng chính là giải pháp nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc, bảo đảm minh bạch, hiệu quả, góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng đảng bộ, hệ thống chính trị thành phố trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên, hiện nay tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh nhiều cán bộ công chức vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử, nhất là ứng xử với người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu điều nay tiếp diễn sẽ gây ra những hệ lụy xấu, làm giảm uy tín của chính quyền Quận 12 và lớn hơn là làm cản trở tính đồng thuận của hệ thống chính trị Quận 12 và Nhân dân trên địa bàn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ hai lý do nêu trên, học viên lựa chọn vấn đề “Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030” để làm đề án tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công theo định hướng ứng dụng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay, những nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa công sở có rất nhiều công trình có giá trị (trong và ngoài nước). Trong quá trình tìm hiểu làm thuyết minh, hoàn thiện đề án, học viên tiếp cận được một số công trình có giá trị, là cơ sở, nền tảng để triển khai nghiên cứu, hoàn thiện đề án. 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài King, V (2002), trong nghiên cứu “What kind of civil service: an analytical comparison of aternative forms of public bureaucracy (Các loại công 3
- vụ: một phân tích so sánh về hình thức thay thế của mô hình quan liêu công)” [2], cho rằng để tạo ra những thay đổi trong hoạt động công vụ, vấn đề căn bản là cần phát triển văn hoá công vụ, xây dựng văn hoá công vụ phù hợp. Trong công trình này, tác giả cũng đã chỉ ra sự thay thế tất yếu của mô hình quan liêu công sang mô hình phục vụ. Những phân tích, dự báo này là cơ sở, gợi ý quan trọng cho việc xây dựng quản trị nhà nước tốt và xây dựng các quy tắc ứng xử đạo đức công vụ. Tác giả David Mar, trong nghiên cứu David Ma, UNDP Consultat (2006), “Changing the Civil Service Culture of Vietnam - A Foreigner’s Perspective, A presentation paper at the International Workshop on PAR, 26th November, 2006, Hanoi, Vietnam (Thay đổi văn hoá công vụ Việt Nam - một cách nhìn của người nước ngoài, Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về cải cách hành chính tại Việt Nam, từ ngày 25 đến 26 tháng 11 năm 2006)”, đã so sánh nền công vụ của Việt Nam và nền công vụ Singapore [1]. Những bài viết trong kỷ yếu đã đặt ra nhiều vấn đề cho việc xây dựng đạo đức công vụ, văn hóa công vụ của Việt Nam. Các tổ chức quốc tế đã ban hành nhiều văn bản khuyến nghị các quốc gia thành viên chú trọng vận dụng trong những trường hợp thích ứng và tương đồng với những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật của mình. Có thể kể ra một số văn bản chính như: Bộ quy tắc ứng xử quốc tế dành cho công chức(International Code of Conduct for Public Officials) có trong phụ lục của Nghị quyết số 51/59 ngày 12/12/1996 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc; Công ước quốc tế về chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption) ngày 31/10/2003; Chương trình hành động chống tham nhũng(Programme of Action Against Corruption), được Hội đồng bộ trưởng Liên minh châu Âu thông qua năm 1996; Khuyến nghị (2000) 6 của Hội đồng bộ 4
- trưởng Liên minh châu Âu “Về quy chế công chức nhà nước ở châu Âu(Recommendation No. R (2000) 6 of the Committee of Ministers to Member states on the status of public officials in Europe); Bộ quy tắc ứng xử mẫu dành cho công chức nhà nước(Model Code of Conduct for Public Officials) có trong phụ lục Nghị quyết R (2000) 10 của Hội đồng bộ trưởng Liên minh châu Âu ngày 11/5/2000. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Tác giả Ngô Thành Can (2017), “Đạo đức công chức trong thực thi nhiệm vụ”, Nhà xuất bản Tư pháp [4]. Tác giả không chỉ luận chứng sâu sắc tầm quan trọng của đạo đức trong thực thi công vụ của công chức mà đã đề xuất rất nhiều các giải pháp mang tính khả thi trong việc nâng cao đạo đức công vụ của công chức hiện nay. Theo hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình khác như sau: Huỳnh Văn Thới (2016), “Văn hóa công vụ ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn”, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Vũ Đình Hòe (2001), “Pháp quyền - nhân nghĩa Hồ Chí Minh”, Nxb. Văn hóa -Thông tin, Hà Nội; Học viện Hành chính (2012), “Giáo trình đạo đức công vụ”, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội; Phạm Hồng Thái (2014, chủ biên), “Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Đoàn Thị Ngọc Hải (2016), “Thực trạng pháp luật về đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay và đề xuất hoàn thiện, 12/05/2016, http://www.moj.gov.vn; Nguyễn Đình Bắc, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội”, Tạp chí Triết học, số 3 (286), 2015; Phạm Văn Đức, Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay, Tạp chí Triết học số 1 (128), tháng 1/2002… 5
- Như vậy, có thể nói, các công trình mà tác giả đề án đề cập trên chủ yếu bàn về văn hóa công sở nói chung chứ chưa có công trình nào nghiên cứu về văn hóa công sở tại Ủy ban Nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030” làm đề án là đề tài mới, không có tính trùng lặp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề án nghiên cứu việc tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. - Phạm vi không gian: Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: + Thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2024; + Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án 4.1. Mục tiêu của đề án 6
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề án đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. 4.2. Nhiệm vụ của đề án Để đạt được mục đích nêu trên, đề án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa công sở trên địa bàn cấp huyện; - Phân tích thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024; - Phương hướng, giải pháp và kiến nghị lộ trình nhằm tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu tiễn 5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Tác giả đã nghiên cứu các công trình có liên quan đến thực hiện văn hóa công sở như: các văn bản quy phạm pháp luật; sách chuyên khảo; giáo trình; luận văn, luận án; đề tài, dự án; kỷ yếu hội thảo; các báo cáo của các địa phương trong thực hiện văn hóa công sở… - Phương pháp phỏng vấn sâu 7
- Học viên đã thực hiện phỏng vấn sâu (bao gồm 15 câu hỏi – Phụ lục) đối với lãnh đạo UBND Quận 12 và 01 số công chức đang công tác tại quận. Trong qua trình phỏng vấn, tác giả trình bày những thắc mắc của mình về thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là tư liệu quan trọng, sinh động giúp tác giả hiểu rõ hơn vấn đề thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2024 cũng như đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030. 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được được sử dụng để tổng hợp và phân tích thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024. Phương pháp này còn được sử dụng để có được các nhận xét, đánh giá trình bày trong đề án. Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để xem xét, đánh giá một cách cụ thể về thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024. Phương pháp tổng hợp: Học viên sử dụng phương pháp này để khái quát nội dung của từng vấn đề trong đề tài, rút ra được những nhận xét, kết luận mang tính tổng quan, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lý các tài liệu, các số liệu mà học viên thu thập trong quá trình khảo sát thực tiễn thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 8
- 2021 - 2024. Ngoài ra học viên còn sử dụng các phương pháp: diễn dịch, quy nạp, so sánh, logic... để nghiên cứu và làm sáng tỏ những nội dung của đề án. 6. Hiệu quả của đề án có thể ứng dụng trong thực tiễn Đề án hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học, pháp lý về thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2024. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện văn công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2025 - 2030. Học viên sẽ phân tích các nguồn lực cơ bản để thực hiện các giải pháp và kiến nghị mà học viên đưa ra. Các giải pháp mà học viên đưa ra nếu như Ủy ban Nhân dân Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện “đúng” và “trúng” thì tất yếu sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở trong bối cảnh chuyển đổi số. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện Chương 2. Thực trạng thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2024 Chương 3. Giải pháp và các nguồn lực nhằm tăng cường thực hiện văn hóa công sở tại UBND Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030. 9
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.1.1. Khái niệm thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm được tiếp cận liên ngành. Có nhiều phương diện tiếp cận khác nhau về văn hóa. Theo nghĩa chung: Văn hóa là toàn bộ những giá trị, niềm tin, phong tục, tập quán, nghệ thuật, ngôn ngữ, kiến thức, kĩ thuật, và các hành vi mà một cộng đồng hay xã hội truyền lại cho thế hệ sau. Nó phản ánh cách mà con người sống, tương tác và phát triển trong một môi trường xã hội, tự nhiên và lịch sử nhất định. Theo nghĩa xã hội: Văn hóa được xem là một hệ thống các chuẩn mực, giá trị, và hành vi được chấp nhận và duy trì trong một xã hội hoặc nhóm người. Điều này bao gồm các hình thức như tôn giáo, chính trị, gia đình, giao tiếp, cũng như các biểu hiện nghệ thuật và truyền thống. Khái quát lại, có thể hiểu “Văn hóa toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động của mình trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần” [26, 12]. 1.1.1.2. Khái niệm công sở Công sở là thuật ngữ chỉ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc những nơi làm việc, thường gắn với hoạt động hành chính, công vụ, hoặc các công việc chuyên môn. Công sở là nơi diễn ra các hoạt động quản lý, điều hành, và thực thi các nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, hoặc công ty tư nhân. 10
- Công sở là một khái niệm dùng để chỉ những địa điểm, nơi làm việc của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, hoặc các tổ chức nhà nước. Đây là nơi các nhân viên thực hiện các công việc hành chính, nghiệp vụ chuyên môn, và các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội. Khái niệm công sở là khái niệm chủ yếu tiếp cận ở góc độ quản trị học, hành chính học. Theo đó, “Công sở là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các cơ quan hành chính sự nghiệp được thành lập theo Luật định, hoạt động nhân danh pháp nhân công quyền nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước hay phục vụ công” [7, 21]. 1.1.1.3. Khái niệm văn hóa công sở Văn hóa công sở là một hệ thống giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ các viên chức làm việc trong công sở. Văn hóa công sở là giá trị mà công sở tạo được cho con người và xã hội về vật chất và tinh thần. Từ góc độ quản lý nhà nước có thể hiểu: “Văn hóa công sở được hiểu là phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp” [16]. 1.1.1.4. Khái niệm thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện Văn hóa công sở là tổng hợp những giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi, chuẩn mực và quy tắc mà các cá nhân trong một tổ chức hoặc công ty tuân thủ và thực hiện khi làm việc cùng nhau. Nó phản ánh cách thức các thành viên trong tổ chức tương tác, giao tiếp và phối hợp công việc với nhau trong môi trường công sở. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Nâng cao chất lượng hoạt động của Khối Dân vận cơ sở ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
39 p | 129 | 20
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Tăng cường hoạt động giám sát đối với các Quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Nam
92 p | 13 | 10
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước
99 p | 14 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở chẩn trị y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
71 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030
72 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động hành nghề xích lô du lịch trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông
68 p | 3 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với nhà chung cư trên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố hồ Chí Minh
71 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67 p | 1 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao trên địa bàn phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh
87 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân vào hoạt động quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tân Phước huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
74 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp: Tăng cường công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Ea Tam, tỉnh Đắk Lắk
72 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở tự viện Phật giáo trên địa bàn quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
76 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Tăng cường sự tham gia của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận 3 vào hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
67 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp thạc sĩ: Giải pháp tăng cường chuyển đổi số trong ngành thuế trên địa bàn Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
78 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2024-2030
65 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn