intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhất là một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ---------------- VŨ THANH HUYỀN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ---------------- VŨ THANH HUYỀN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ NGÀNH : 8310110 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KIỀU THU HƢƠNG HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết rằng đề án này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về trung thực trong học thuật. Tôi xin cam đoan nội dung đề án này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Thu Hương. Các số liệu, tư liệu trình bày trong luận văn đều có trích dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định. Tác giả Vũ Thanh Huyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại trường Đại học Thương mại, tôi đã hoàn thành đề án “Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành của mình, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề án. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại, Viện Đào tạo sau đại học và các thầy cô giảng dạy tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Kiều Thu Hương đã quan tâm giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đồ án này trong thời gian qua. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, đề án này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô để đề án được hoàn chỉnh hơn và tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. vii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN ........................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề án ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án .......................................................................... 4 3. Đối tƣợng và phạm vi của đề án .......................................................................... 4 4. Quy trình và phƣơng pháp thực hiện đề án ....................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án ............................................................ 5 6. Kết cầu đề án ......................................................................................................... 6 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH .... 7 1.1. Cơ sở về mặt lý thuyết ....................................................................................... 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 7 1.1.2. Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực .................. 11 1.1.3. Nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông sản chủ lực ........................ 12 1.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho tỉnh Sơn La ......................................... 15 1.2.1. Tỉnh Gia Lai ................................................................................................... 16 1.2.2. Tỉnh Đắk Nông ............................................................................................... 17 1.2.3. Tỉnh Kon Tum ................................................................................................ 18 1.2.4. Bài học rút ra cho tỉnh Sơn La ...................................................................... 20 PHẦN 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ............................................................................................... 21 2.1. Khái quát về tỉnh Sơn La và các yếu tố ảnh hƣởng đế phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh..................................... 21 2.1.1. Khái quát về tỉnh Sơn La ............................................................................... 21
  6. iv 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................................................................ 25 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La ....................................................................................................... 30 2.2.1. Về phát triển quy mô công nghiệp các sản phẩm chủ lực ........................... 31 2.2.2. Về việc tăng năng lực sản xuất chế biến các sản phẩm chủ lực ................. 37 2.2.3. Về nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật ..................................................... 43 2.2.4. Về nâng cao tỷ trọng sản phẩm (giá trị hàng hóa xuất khẩu) ..................... 46 2.3. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La ......................................................................................... 47 2.3.1. Những thành công và nguyên nhân ............................................................. 47 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 50 PHẦN 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ......................................................................................................... 53 3.1. Dự báo, mục tiêu và một số định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến 2025 ................................ 53 3.1.1. Một số dự báo về năng lực sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2025 ........................................................................... 53 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2025....................................................... 54 3.2. Một số giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La .................................................................................. 55 3.2.1. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.......................................................... 55 3.2.2. Giải pháp nâng cao công nghệ, kỹ thuật ...................................................... 55 3.2.3. Giải pháp phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ ............... 56 3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, bảo quản, chế biến .......................................................................................... 56 3.2.5. Giải pháp đẩy mạnh chuyển giao và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến, bảo quản ............................................................................ 57 3.2.6. Giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến ............................................................................................................................ 57 3.2.7. Giải pháp về đất đai, bảo vệ môi trường ....................................................... 58 3.3. Đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý cấp tỉnh, trung ƣơng ..................... 58
  7. v 3.4. Điều kiện thực hiện đề án ................................................................................ 58 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục số 01. PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU NÔNG SẢN TRỒNG TRỌT GIAI ĐOẠN 2021-2025 Phụ lục số 02. DANH MỤC ĐỊA BÀN ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA TỈNH SƠN LA Phụ lục số 03. DANH MỤC MỘT SỐ VĂN BẢN CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH SƠN LA
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt CNCBNS Công nghiệp chế biến nông sản Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải HĐTM Hiệp định thương mại HTX Hợp tác xã MTTQ Mặt trận tổ quốc PTNT Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân XTTM Xúc tiến thương mại Từ viết tắt tiếng Anh Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt Association of Southeast Hiệp hội các nước Đông nam ASEAN Asian Nations á Hiệp định về chương trình thuế AFTA ASEAN Free Trade Area quan ưu đãi cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông FAO Organization of the United nghiệp Liên Hợp Quốc Nations OCOP One commune, one product Mỗi xã, một sản phẩm WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng số 2.1: Dân số, lao động của tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2022 ............ 22 Bảng số 2.3: Số lượng cơ sở chế biến quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh 41 Sơn La ............................................................................................................. 41 Bảng số 2.4: Kết quả triển khai hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La ............................................................................................... 44 Biểu đồ số 2.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Sơn La từ năm 2019-2023 .. 23 Biểu đồ số 2.2: Diện tích và sản lượng cây cà phê tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2023 ................................................................................................................. 38 Biểu đồ số 2.3: Kết quả chế biến và tiêu thụ cà phê từ năm 2021-2023 ........ 38 Biểu đồ số 2.4: Diện tích và sản lượng chè từ năm 2021-2023 ...................... 39 Biểu đồ số 2.5: Kết quả chế biến và tiêu thụ chè từ năm 2021-2023 ............. 39 Biểu đồ số 2.6: Diện tích và sản lượng sắn từ năm 2021-2023 ...................... 40 Biểu đồ số 2.7: Kết quả chế biến và tiêu thụ sắn từ năm 2021-2023 ............. 41 Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện đề án ................................................................... 4
  10. viii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN Đề án tốt nghiệp: “Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực tỉnh Sơn La” được tác giả nghiên cứu, xây dựng trong bối cảnh tỉnh chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao, sản lượng nông sản của tỉnh, Đề án được xây dựng gồm 3 chương: Phần 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến nông sản (sản phẩm) chủ lực trên địa bàn cấp tỉnh. Phần 2: Phân tích thực trạng về phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La. Phần 3: Giải pháp, kiến nghị và tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên cơ sở lý thuyết và bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp biến nông sản ở một số địa phương từ đó tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm đối với quá trình phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực tỉnh Sơn La. Sau khi khái quát tình hình và các yếu tố ảnh hưởng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực tỉnh Sơn La và phân tích thực trạng, kết quả tác giả đã đề xuất 06 giải pháp cơ bản.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề án 1.1. Cơ sở về mặt lý thuyết Công nghiệp chế biến nông sản (CNCBNS) là một trong những ngành tham gia vào việc biến đổi hàng hóa nguyên liệu thành những sản phẩm mới. Quá trình biến đổi này có thể là vật lý, hóa học hoặc cơ học để chế biến, sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đó là những hoạt động kinh tế với quy mô sản xuất từ nhỏ, vừa đến lớn, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của tiến bộ khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Các chủ thể trong ngành này không chỉ là các doanh nghiệp, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy móc và thiết bị thủ công để tạo ra sản phẩm, mà gồm cả các hộ gia đình làm ra sản phẩm thủ công tại nhà để bán ra thị trường. Việc nghiên cứu hệ thống lý thuyết về phát triển công nghiệp chế biến, sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm chủ lực nói riêng có thể được xem là “chìa khoá” để tác giả trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên nền tảng khoá học và lý luận. Khi có được lý thuyết nghiên cứu phù hợp, tác giả sẽ thuận lợi trong việc xây dựng cấu trúc đề án, hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu cũng như tiếp cận được các khái niệm khác nhau, từ đó có một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề cần nghiên cứu. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên, vẫn cần thiết đưa ra khung lý thuyết đầy đủ để có cách hiểu và tiếp cận đúng với nội dung phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trong thời kỳ mới với những biến động mới về bối cảnh. Việc cần phải xây dựng một khung lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung về phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực là rất cần thiết, là “quỹ đạo” để tác giả bám sát từ đó có được kết quả nghiên cứu đảm bảo những giá trị khoa học và thực tiễn cao. 1.2. Cơ sở về chính trị, pháp lý để xây dựng đề án 1.2.1. Căn cứ chính trị Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của tỉnh, phát triển chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; Mục tiêu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đến
  12. 2 năm 2025 đạt trên 200,0 triệu USD và năm 2030 đạt trên 400,0 triệu USD; Sơn La sẽ trở thành Trung tâm chế biến nông sản của khu vực miền núi phía Bắc và tạo thu nhập ổn định về vật chất, nâng cao tinh thần cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. 1.2.2. Căn cứ về pháp lý - Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. - Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và chế biến nông lâm thuỷ sản đến năm 2030. - Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025. - Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. - Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. - Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La. 1.3. Cơ sở về thực tiễn Sơn La có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và trong những năm gần đây Sơn La đã trở thành tỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp lớn có diện tích lớn trồng một số lớn loại cây chủ lực như: cà phê, chè, sắn... Đóng góp phần lớn và sản lượng nông sản chung của tỉnh, dự kiến đến năm 2025 đạt trên 1 triệu tấn. Sản phẩm chế biến từ cà phê, chè, sắn của tỉnh Sơn La đã được các đối tác chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, từng bước xây dựng và khẳng định được
  13. 3 thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm trên đã được xuất khẩu sang thị trường hơn 15 nước như: Mỹ, Đức, Canada, UAE, Nhật Bản, Hà Quốc, Châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, ... Đã tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước như: Big C, Winmart, AEON; được tiêu thụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử: Sendo, Voso, Postmart, Shopee. Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung thì phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói chung và các sản phẩm chủ lực nói riêng được xác định vừa là mục tiêu phát triển kinh tế để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu ngân sách cho tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có gần 20 cơ sở chế biến sản phẩm chè, cà phê, sắn trong đó có hơn 5 cơ sở có dây chuyền sản xuất, chế biến công nghệ tiên tiến, áp dụng kỹ thuật mới tạo ra sản phẩm chế biến có giá trị và chất lượng cao. Trong giai đoạn 2021 – 2025, tổng sản phẩm nông sản chế biến ước đạt trên 617.000 tấn; tổng giá trị sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 728 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,92%. Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực sẽ phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp tăng giá trị sản phẩm, tăng thu ngân sách cho tỉnh, vừa là động lực, là trụ đỡ để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nghiên cứu tại Sơn La, tác giả nhận thấy những vấn đề về phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực còn nhiều vấn đề bất cập như: việc đầu tư về phát triển quy mô hạ tầng giao thông, hạ tầng cơ sở kỹ thuật còn hạn chế, việc phát triển một số vùng trồng cà phê, chè, sắn chưa gắn với các cơ sở chế biến; công nghiệp chế biến chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng nguyên liệu, quy mô cơ sở chế biến còn nhỏ, công nghệ, dây truyền sản xuất, hệ thống xử lý chất thải, nước thải còn hạn chế; sản phẩm chế biến chưa đa dạng, tính cạnh tranh, giá trị gia tăng chưa cao. Đây là những yếu tố cản trở chính ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong thời gian tới. Từ tất cả những căn cứ trên đây, việc nghiên cứu đề án tốt nghiệp “Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực tỉnh Sơn La” là hoàn toàn cấp thiết và phù hợp. Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng công nghiệp chế biến một số sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh Sơn La từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển, cải thiện công nghiệp chế biến một số nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
  14. 4 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án Mục tiêu nghiên cứu của đề án là đề xuất các giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La. Từ mục tiêu đó, đề án thực hiện 03 nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ khái niệm, vai trò và nội dung phát triển công nghiệp chế biến nông sản và kinh nghiệm của một số tỉnh trong lĩnh vực này. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhất là một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi của đề án * Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La. Do có sự hạn chế trong khả năng, điều kiện và thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu nên đề án chỉ tập trung nghiên cứu một số sản phẩm chủ lực tiêu biểu của tỉnh Sơn La gồm: chè, cà phê, sắn. * Phạm vi Xuất phát từ những hạn chế trong điều kiện và khả năng nghiên cứu, đề án sẽ tập trung làm rõ các vấn đề trong phạm vi giới hạn như sau: - Về không gian: Tập trung nghiên cứu phát triển CNCB các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Về khách thể nghiên cứu: Là cơ quan quản lý, doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. - Về thời gian: Số liệu tác giả sử dụng trong đề án được thu thập trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất những giải pháp, định hướng phát triển đến giai đoạn 2025-2030. 4. Quy trình và phƣơng pháp thực hiện đề án * Quy trình Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện đề án
  15. 5 * Phương pháp thực hiện Đề án sử dụng các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp và cách thức thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp cụ thể như sau: Đối với dữ liệu sơ cấp: Bước 1: Xác định thông tin cần thu thập cho đề án. Các thông tin cụ thể là việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Bước 2: Tiến hành thu thập thông qua quan sát quá trình sản xuất kinh doanh, vận hành nhà máy, khu công nghiệp và làm việc với các chủ thể trên, trong các chuyến đi công tác, thực tế ở các địa phương trên địa bàn tỉnh từ đó tác giả tiến hành đánh giá các chủ thể triển khai và tham gia thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực của địa phương. Bước 3: Ghi chép lại những vấn đề quan sát được sau đó so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá và quy nạp để đưa ra được những nhận định và đánh giá khách quan. Đối với dữ liệu thứ cấp: Bước 1: Xác định thông tin cần thu thập cho đề án là các dữ liệu, số liệu về định hướng chính sách, kết quả phát triển vùng nguyên liệu, số lượng nhà máy chế biến, sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, quy mô sản xuất, nguồn nhân lực, …. Bước 2: Xác định nguồn thu thập - Các chính sách hỗ trợ về trồng trọt, đầu tư chế biến nông của tỉnh Sơn La - Các báo cáo về diện tích vùng nguyên liệu, sản lượng nông sản, kết quả chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La - Các tài liệu khác như: Nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu, tham luận, các tin, bài, phóng sự, hình ảnh, video, clip có liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Sơn La… Bước 3: Tiến hành thu thập dữ liệu qua việc đọc và nghiên cứu, ghi chép các báo cáo, các tài liệu, công trình công bố, các dữ liệu thống kê, báo cáo ngành, địa phương; các tài liệu từ mạng internet. Bước 4: Xử lý và phân tích dữ liệu được tiến hành bằng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá và quy nạp để đưa ra được những nhận định và đánh giá khách quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án - Đối với tỉnh Sơn La: Là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần thực hiện mục tiêu phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
  16. 6 động sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm chủ lực của tỉnh, đem lại lợi ích cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân. - Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến: Đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển công nghiệp chế biến một số sản phẩm chủ lực tại tỉnh Sơn La trong những năm qua cả trên hai mặt: thành tựu và hạn chế. Để từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói chung và một số sản phẩm chủ lực (chè, cà phê, sắn) trong thời gian tới. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực sẽ làm tăng về số lượng cũng như chất lượng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là liên kết chuỗi giá trị hàng hóa nông sản mang tính bền vững. - Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Kết quả của đề án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên trong việc học tập, nghiên cứu. 6. Kết cầu đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: - Phần 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phát triển công nghiệp chế biến nông sản (sản phẩm) chủ lực trên địa bàn cấp tỉnh. - Phần 2: Phân tích thực trạng về phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Phần 3: Giải pháp, kiến nghị và tổ chức thực hiện phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  17. 7 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Cơ sở về mặt lý thuyết 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Nông sản Có nhiều định nghĩa về hàng nông sản của các tổ chức khác nhau. Theo định nghĩa của WTO trong Hiệp định nông nghiệp thì nông sản bao gồm toàn bộ sản phẩm thuộc Chương 1 đến 24 (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống hài hoà (HS) của Việt Nam và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) định nghĩa mặt hàng nông sản là bất kỳ sản phẩm hoặc hàng hoá thô hoặc đã chế biến được trao đổi mua bán trên thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người (ngoại trừ: nước, muối và các phụ gia khác) hoặc làm thức ăn chăn nuôi. Theo định nghĩa của Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thì sản phẩm nông nghiệp có nghĩa là: “Nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến được liệt kê trong các Chương 1 đến 24 của Hệ thống hài hòa (HS) và các nguyên liệu nông nghiệp thô/các sản phẩm chưa chế biến tương tự được nêu trong các đề mục của Hệ thống cân đối; và các sản phẩm đã qua sơ chế nhưng hình thức không thay đổi nhiều so với sản phẩm gốc. Theo hiệp định nông nghiệp, các hiệp định và nguyên tắc WTO, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: (i) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…; (ii) Các sản phẩm phái sinh: như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…; (iii) Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bong xơ, da động vật thô… Hiện nay, cách hiểu về nông sản có phần thu hẹp hơn, tập trung chủ yếu vào sản phẩm thu được từ đất, khi đó nông sản được hiểu là sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất đất đai. Ngoài ra, nông sản được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP: “Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp”
  18. 8 Tổng hợp từ các quan điểm trên cho thấy: “Nông sản là sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm thành phẩm hoặc bán thành phẩm thu được từ cây trồng, vật nuôi hoặc sự phát triển của cây trồng, vật nuôi”. Đây là khái niệm tác giả sẽ dùng để sử dụng trong đề án. Tuy nhiên để phù hợp với nội dung nghiên cứu, đề án sẽ đi sâu nghiên cứu với một số mặt hàng nông sản cụ thể thuộc nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả. * Sản phẩm chủ lực Sản phẩm chủ lực là khái niệm mới và đã xuất hiện trong một số văn bản quản lý Nhà nước vào những năm 2000. Lúc đầu, đây chỉ là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm có khả năng xuất khẩu mạnh, chiếm tỷ trọng kim ngạch cao, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế và là thế mạnh của đất nước so với thị trường quốc tế. Gần đây, khái niệm này được dùng phổ biến hơn và đã trở thành thuật ngữ kinh tế quen thuộc không những với các nhà quản lý mà còn với cả doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Nguyễn Hồng Gấm (2013) đưa ra định nghĩa về sản phẩm chủ lực trong nghiên cứu của mình như sau: “Sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lượng lớn và năng lực cạnh tranh cao; là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển; đồng thời nó có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của một quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ”. Đây cũng là khái niệm mà tác giả tiếp cận và sử dụng trong đề án. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia; - Đối với những sản phẩm không nằm trong danh mục sản phẩm quốc gia, cần đáp ứng yêu cầu sau: (i) đảm bảo phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; (ii) có lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh vượt trội so với các sản phẩm nông nghiệp khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế; (iii) có tiềm năng về quy mô và tốc độ tăng trưởng ở thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế; (iv) thu hút được các nguồn lực đầu tư để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; (v) thu hút lao động trong nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; (vi) có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy
  19. 9 nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển (Tuệ Văn, 2019). Các chỉ tiêu chính được sử dụng để xác định các sản phẩm được đưa vào trở thành nông sản chủ lực bao gồm: Nhóm tiêu chí về kinh tế: gồm các tiêu chí như Qui mô sản xuất của ngành sản phẩm nông nghiệp chủ lực (tiêu chí 1); Tiềm năng thị trường (tiêu chí 2); Có lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế (tiêu chí 3) Tiêu chí về xã hội: Sản phẩm nông nghiệp chủ lực thu hút lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động (tiêu chí 4); Tiêu chí về môi trường: Sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu (tiêu chí 5) Nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển: Sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ và Nhà nước (tiêu chí 6) Theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia bao gồm 13 sản phầm: (1) Gạo; (2) Cà phê; (3) Cao su; (4) Điều; (5) Hồ tiêu; (6) Chè; (7) Rau, quả; (8) Sắn và sản phẩm từ sắn; (9) Thịt lợn; (10) Thịt và trứng gia cầm; (11) Cá tra; (12) Tôm; (13) Gỗ và sản phẩm từ gỗ. Dựa trên khái niệm về sản phẩm chủ lực của quốc gia, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh là những sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của từng tỉnh, đồng thời cũng tạo ra lợi thế so sánh cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này. Danh mục nông sản chủ lực của từng tỉnh có thể nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của quốc gia, hoặc là không. Nếu như danh mục sản phẩm của tỉnh nằm trong danh mục sản phẩm Quốc gia, nghĩa là sản phẩm đó có thể có thị trường rộng hơn, trên toàn quốc gia và có khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. * Công nghiệp chế biến Có nhiều định nghĩa về khái niệm công nghiệp chế biến, theo đó: “Công nghiệp chế biến được coi là những ngành công nghiệp có liên quan tới các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới. Trong đó, những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hoá thường được xem xét là hoạt
  20. 10 động chế biến. Đầu ra của quá trình sản xuất có thể được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt động chế 9 biến tiếp theo”. Nhóm hàng công nghiệp chế biến được phân loại thành 24 nhóm cấp 1 từ ngành 10 đến ngành 33. Hay có thể coi: “Công nghiệp chế biến là những ngành nghề và những thứ được con người sáng tạo, phát minh, chế biến ra nhiều sản phẩm khác để mang tới lợi ích hữu dụng cho xã hội, cộng đồng, đồng thời có khả năng thay thế lao động cho con người, giảm mức độ nguy hiểm khi lao động vì có nhiều phát minh sáng tạo của con người thay thế. Nói chung ngành công nghệ chế biến là phải tạo ra các sản phẩm gi p ích cho đời sống của con người. à trong công nghiệp chế biến được chia thành nhiều nhóm ngành nghề công nghiệp chế biến khác nhau.” (Nguyễn Quỳnh Trang, 2021). Công nghiệp chế biến là một phương pháp sản xuất tạo ra hàng hóa bằng cách kết hợp các nguồn cung cấp, thành phần hoặc nguyên liệu thô theo một công thức hoặc công thức. Nó thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất số lượng lớn hàng hóa, chẳng hạn như thực phẩm, đồ uống, dầu tinh luyện, xăng, dược phẩm, hóa chất và nhựa. Quá trình sản xuất thường yêu cầu chuyển đổi nhiệt hoặc hóa học, chẳng hạn như với nhiệt, thời gian hoặc áp suất. Do đó, một sản phẩm được tạo ra thông qua quá trình sản xuất không thể được tháo rời thành các bộ phận cấu thành của nó. Ví dụ, một loại nước giải khát không thể được chia nhỏ thành các thành phần riêng biệt. Quá trình sản xuất dựa trên quy trình các bước tuần tự, với việc hoàn thành một bước sẽ dẫn đến việc bắt đầu bước tiếp theo. Các nhà sản xuất thường dựa vào các công cụ và phần mềm theo dõi và lập lịch để duy trì hiệu quả hoạt động cao nhất (TechTarget, 2017). * Phát triển công nghiệp chế biến nông sản Công nghiệp chế biến nông sản (CNCBNS) là một nhóm ngành của CNCB, nó thực hiện các hoạt động bảo quản, cải tiến, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị nguồn nguyên liệu nông sản bằng phương pháp công nghiệp là chủ yếu, để sản xuất hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Phát triển công nghiệp chế biến là quá trình cải thiện điểm yếu, phát huy điểm mạnh, tích hợp kinh nghiệm, công nghệ tân tiến để mở rộng, làm lớn mạnh ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh sản xuất gắn liền với công nghiệp chế biến là lợi thế rất lớn trong phát triển nông nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2