
Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
lượt xem 1
download

Đề tài "Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam" hệ thống hóa các nội dung lý luận về quản lý đầu tư công. Trên cơ sở các nội dung lý luận, những phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đề tài nêu ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư công, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công của thị xã đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------- KIỀU THÙY LINH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA THỊ XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Hà Nội, 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -------- KIỀU THÙY LINH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA THỊ XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8310110 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. PHẠM VŨ LUẬN Hà Nội, 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án tốt nghiệp thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Đề án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Đề án được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Hà Nam, ngày 02 tháng 10 năm 2024 Học viên thực hiện đề án KIỀU THÙY LINH
- ii LỜI CẢM ƠN Đề án tốt nghiệp được hoàn thành tại lớp Quản lý kinh tế, Đại học Thương Mại. Trong thời gian làm Đề án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hỗ trợ của các cơ quan, gia đình, thầy cô và bạn bè. Về phía đơn vị thực tập, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo UBND thị xã Duy Tiên; lãnh đạo các phòng, ban, các cơ quan, đơn vị thuộc thị xã Duy Tiên; cùng cán bộ, công chức cơ quan UBND thị xã Duy Tiên, những người đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ tôi, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Đề án này. Về phía nhà trường, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới khoa Quản lý kinh tế, Đại học Thương mại và đặc biệt là GS, TS. Phạm Vũ Luận, người thầy đã trực tiếp theo sát điều chỉnh những sai sót và tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành đề án này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của Trường Đại học Thương Mại đã tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án .........................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án .........................................................3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................3 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án ............................................................4 5.1 Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................4 5.2 Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................5 6. Kết cấu Đề án ......................................................................................................5 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CẤP HUYỆN .......................................................................................................................6 1.1 Cơ sở lý luận .....................................................................................................6 1.1.1 Các khái niệm cơ bản về đầu tư công và quản lý đầu tư công ..................6 1.1.2 Nội dung (lý luận) về vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư công ...............8 1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................11 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số địa phương ......................11 1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho thị xã Duy Tiên ..............................................14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA THỊ XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM ...............................17 2.1 Khái quát về thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ...................................................17 2.1.1 Giới thiệu về thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ...........................................17 2.1.2 Kết quả phát triển KTXH của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.................19 2.1.3 Tình hình đầu tư công tại thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023 ..........20 2.2 Thực trạng quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023 ..........22 2.2.1 Thực trạng nhân lực quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên ...............22 2.2.2 Thực trạng khung pháp lý quản lý đầu tư công .......................................23
- iv 2.2.3 Thực trạng quản lý xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư công của thị xã Duy Tiên............................................................................................................24 2.2.4 Thực trạng quản lý lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư công .28 2.2.5 Thực trạng quản lý công tác đấu thầu dự án đầu tư công........................30 2.2.6 Thực trạng kiểm tra, giám sát đầu tư công ..............................................31 2.2.7 Thực trạng quản lý nghiệm thu, thanh quyết toán dự án đầu tư công .....34 2.2.8 Thực trạng quản lý vận hành dự án đầu tư công .....................................35 2.3 Các kết luận qua phân tích thực trạng quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023 ............................................................................................36 2.3.1 Những kết quả đạt được ..........................................................................36 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế ............................................................................38 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế .................................................40 2.4 Các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên ..............41 2.4.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đầu tư công .............................................................41 2.4.2 Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý đầu tư công trên địa bàn đảm bảo chất lượng và khoa học ..............................................................................43 2.4.3 Nâng cao chất lượng công tác định hướng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công ...................................................................................................................44 2.4.4 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công ...................................................................................................................45 2.4.5 Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu dự án đầu tư công .....................47 2.4.6 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát đầu tư công ..............................48 2.4.7 Nâng cao chất lượng nghiệm thu, thanh quyết toán dự án đầu tư công ..........49 2.4.8 Nâng cao hiệu quả vận hành dự án đầu tư công ........................................50 PHẦN 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA THỊ XÃ DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM ................................................52 3.1 Đề xuất tổ chức thực hiện ...............................................................................52 3.1.1 Bối cảnh thực hiện đề án .........................................................................52 3.1.2 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án ...................................................54 3.2 Kiến nghị về điều kiện thực hiện các giải pháp ..............................................56 3.2.1 Kiến nghị với các cơ quan Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ................................................56 3.2.2 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam .........................................57 KẾT LUẬN ...............................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 NSNN Ngân sách nhà nước 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 UBND Ủy ban nhân dân 4 KTXH Kinh tế xã hội 5 KCN Khu công nghiệp 6 ĐTXD Đầu tư xây dựng 7 QPPL Quy phạm pháp luật 8 KBNN Kho bạc Nhà nước
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Duy Tiên ..........................................................17 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu KTXH trên địa bàn thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023.19 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023...............................................................20 Bảng 2.4: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch giao trên địa bàn thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023. ..............................................................................21 Bảng 2.5 Dự án đầu tư công trên địa bàn thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021-2023 .....21 Bảng 2.6: Tình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công cho các loại dự án trên địa bàn thị xã Duy Tiên năm 2021-2023 ........................................................................26 Bảng 2.7: Kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021- 2023 ..........................................................28 Bảng 2.8: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch vốn được duyệt trên địa bàn thị xã Duy Tiên giai đoạn 2021 - 2023...............................................................34
- vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tại Đề án này, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư công và quản lý đầu tư công, những kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số địa phương điển hình, phân tích mặt tích cực và mặt hạn chế của thực trạng quản lý đầu tư công tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công tại thị xã Duy Tiên. Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2023, công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ban lãnh đạo Thị xã luôn quyết tâm cao để hoàn thành các mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra; khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công; phát huy dân chủ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp tình hình thực tế và yêu cầu công việc. Nhiều dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đã được triển khai quyết liệt. Một số dự án hạ tầng cơ sở quan trọng đã được đưa vào sử dụng như: ĐTXD Khu đô thị mới phía Nam trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên; Khu đô thị mới thuộc phạm vi Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực phía Tây Nam cầu Yên Lệnh... Một số dự án quy mô lớn khác cũng đang được đốc thúc triển khai như: Dự án án xây dựng cụm cảng Yên Lệnh Hà Nam; Dự án ĐTXD KCN Đồng Văn I mở rộng... Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý đầu tư công của thị xã còn tồn tại một số hạn chế như: Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư công còn thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu; Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhiều kế hoạch triển khai tiến độ còn chậm; Công tác kiểm tra, giám sát có thời điểm còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả; chưa phát huy được vai trò của Nhân dân trong giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư công; Năng lực trình độ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư công còn hạn chế…. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các tồn tại, Đề án đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư công tại thị xã Duy Tiên như: Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư công; Hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý đầu tư công đảm bảo chất lượng và khoa học; Nâng cao chất lượng công tác định hướng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư công, công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư công, công tác đấu thầu, công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư công; Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư công; Nâng cao hiệu quả vận hành dự án đầu tư công.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án Những năm vừa qua, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh covid-19, xung đột Nga - Ukraine và những bất ổn kinh tế chính trị thế giới, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, tình trạng đình đốn nền kinh tế, sản xuất khi lạm phát tăng cao sẽ là vấn đề chung mà thế giới phải đối mặt. Việt Nam trong bối cảnh còn rất nhiều mặt hàng phụ thuộc nhập khẩu bên ngoài cho các dự án hạ tầng cơ sở cũng sẽ phải ứng phó với tình hình giá cả leo thang. Nhiều dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tiếp tục phải thực hiện điều chỉnh theo hướng tăng tổng mức đầu tư hoặc thay đổi giải pháp thiết kế hoặc giảm quy mô đầu tư để đảm bảo nguồn lực triển khai. Chính phủ luôn xác định đầu tư công là nhóm ngành “dẫn đường” thị trường, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định tình hình xã hội. Việc quản lý đầu tư công như thế nào để đúng pháp luật, đảm bảo được tính hệ thống, đồng bộ xuyên suốt quá trình quản lý các chương trình, dự án đầu tư công và xây dựng các kế hoạch đầu tư công ngắn, trung và dài hạn là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với các địa phương có KTXH phát triển nhanh và phức tạp. Thị xã Duy Tiên là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, giàu truyền thống cách mạng, nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam, cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Hà Nam, có diện tích 120,92 km2, dân số 154.000 người, có 16 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 7 xã. Về cơ bản công tác quản lý đầu tư công của thị xã đảm bảo đúng quy định của Luật đầu tư công, bám sát Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND các cấp và trên cơ sở tình hình KTXH của địa phương. Các dự án đầu tư công được thực hiện hiệu quả, góp phần thúc đẩy KTXH thị xã phát triển, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 16%. Tuy nhiên, trong phạm vi địa phương, công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư công còn thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu; Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, nhiều kế hoạch triển khai tiến độ còn chậm; Công tác kiểm tra, giám sát có thời điểm còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả; chưa phát huy được vai trò của Nhân dân trong giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư công; Năng lực trình độ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư công
- 2 còn hạn chế… Vì vậy, việc quản lý đầu tư công như thế nào để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, triệt để tiết kiệm, đầu tư có trọng điểm, phát huy hiệu quả đối với nền KTXH của thị xã là vấn đề cần được coi trọng, đặc biệt quan tâm. Trước thực tiễn đó, việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn mà cũng là chủ đề khoa học cấp thiết, là cơ sở quan trọng góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị xã, góp phần xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển giàu đẹp, văn minh. Xuất phát từ những thực tế, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” làm đề tài đề án tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hệ thống hóa các nội dung lý luận về quản lý đầu tư công. Trên cơ sở các nội dung lý luận, những phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, đề tài nêu ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư công, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công của thị xã đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề ra các nhiệm vụ: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2023, chỉ ra những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế, tồn tại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nội dung chủ yếu của công tác quản lý đầu tư công cấp huyện, bao gồm: cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công cấp huyện (các nội dung quản lý đầu tư công cấp huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp huyện, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công), thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động đầu tư công tại thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam - Phạm vi về thời gian: Thực trạng quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2021-2023, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Để khảo sát và đánh giá đề tài: “Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”, đề án thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau: - Các quy định của các cơ quan nhà nước gồm: các văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn về công tác quản lý đầu tư công cấp huyện - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã, Ban Quản lý dự án ĐTXD thị xã, Văn phòng HĐND - UBND thị xã về quản lý đầu tư công, các quyết định của HĐND thị xã về phê duyệt dự toán đầu tư công, kế hoạch đầu tư công... - Dữ liệu về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, KTXH… của thị xã Duy Tiên tại các văn bản, trang website chính thống của thị xã, cáo cáo KTXH thị xã Duy Tiên qua các năm. - Thông qua các đề tài, Đề án thạc sĩ, công trình nghiên cứu liên quan tới công tác quản lý đầu tư công tại thư viện Trường Đại học Thương Mại. 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp thống kê mô tả
- 4 Dựa trên những số liệu, dữ liệu đã thu thập, tiến hành thống kê mô tả sự biến động, thay đổi về số liệu đầu tư công... Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng công tác Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Phương pháp tổng hợp phân tích Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên từ đó làm cơ sở khoa học cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Qua đó cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên nhằm đề xuất những giải pháp khả quan để giải quyết tồn đọng, khắc phục hạn chế. - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá biến động các chỉ tiêu phân tích liên quan tới quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên theo không gian và thời gian. Phương pháp so sánh còn được sử dụng để so sánh các nghiên cứu về vấn đề quản lý đầu tư công cấp huyện để thấy được tổng quan và sự đa dạng của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quy nạp diễn dịch Đề án sử dụng phương pháp quy nạp diễn dịch để đưa ra những đánh giá mang tính tổng quát về thực trạng quản lý đầu tư công trên địa bàn thị xã và từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 5.1 Ý nghĩa khoa học - Đề án hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư công và công tác quản lý đầu tư công cấp huyện, kinh nghiệm về quản lý đầu tư công của một số địa phương. - Đề án vận dụng cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công ở cấp huyện, có giá trị cho việc học tập của các cao học viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế khi nghiên cứu về công tác quản lý đầu tư công tại các địa phương cấp quận, huyện, thị xã trên cả nước.
- 5 5.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đề án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Các giải pháp tập trung vào giải quyết những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, trong đó, một số giải pháp được luận giải thấu đáo, có cơ sở lý luận và thực tiễn, là các đề xuất mới có giá trị thực tiễn, có tính ứng dụng cao. - Đề án cũng khẳng định tầm quan trọng, vai trò quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương trong việc tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công ở các địa phương, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tham nhũng... 6. Kết cấu Đề án Đề án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, có kết cấu bao gồm 3 phần: Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công cấp huyện Phần 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2023 Phần 3. Các đề xuất và kiến nghị về công tác quản lý đầu tư công của thị xã Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
- 6 PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CẤP HUYỆN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Các khái niệm cơ bản về đầu tư công và quản lý đầu tư công 1.1.1.1 Khái niệm liên quan tới đầu tư công Theo Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 13/06/2019, một số thuật ngữ liên quan tới đầu tư công được giải thích như sau: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.” “Đối tượng đầu tư công gồm: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng KTXH; Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội; Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. “Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.” “Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.” “Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn NSNN; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.”
- 7 “Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các cấp.” Như vậy, đầu tư công phải luôn gắn với chủ thể là Nhà nước, phục vụ chức năng chủ yếu của Nhà nước là cung cấp hàng hóa công cộng, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội và hướng tới mục tiêu vì lợi ích chung của toàn xã hội. Nguồn lực và phương thức tổ chức thực hiện không chỉ bó hẹp trong phạm vi của khu vực nhà nước và chỉ do Nhà nước thực hiện. Nói cách khác, đầu tư công là hướng tới các mục tiêu công cộng, không vì mục đích lợi nhuận trên cơ sở tổng hợp các nguồn lực của xã hội. 1.1.1.2 Quản lý đầu tư công “Quản lý đầu tư công là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.” (OECD, 2010) “Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình đầu tư của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong thực hiện đầu tư các dự án công; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN; đảm bảo hoạt động đầu tư công đạt được tốt nhất mục tiêu phát triển KTXH với chi phí thấp nhất.” (Nguyễn Thụy Hải, 2014) Như vậy, quản lý đầu tư công là các cách thức, biện pháp, công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào hoạt động đầu tư công, từ khâu phân bổ nguồn lực, định hướng, quy hoạch, lập kế hoạch tới khâu triển khai thực hiện, thẩm định, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư công để đạt được các mục tiêu KTXH đã đề ra trong từng giai đoạn. 1.1.1.3 Quản lý đầu tư công cấp huyện Từ khái niệm và phạm vi của quản lý đầu tư công đề cập ở trên, cách thức phân cấp quản lý đầu tư công ở nước ta, có thể hiểu: Quản lý đầu tư công cấp huyện là
- 8 hoạt động quản lý việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH và các chương trình, dự án phục vụ phát triển KTXH của UBND các quận, huyện, thị xã. Đối tượng quản lý đầu tư công cấp huyện là nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các công trình trọng điểm và các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KTXH trên địa bàn huyện. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công của cấp huyện là Chính quyền cấp huyện và các phòng, ban chuyên môn có chức năng quản lý đầu tư công thuộc huyện. Về phạm vi quản lý, căn cứ kế hoạch đầu tư công hàng năm đã được HĐND cấp tỉnh phê duyệt và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công cho từng địa phương. Do đó, phạm vi của quản lý đầu tư công cấp huyện là quản lý việc sử dụng nguồn ngân sách được tỉnh, thành phố phê duyệt vào các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển KTXH. 1.1.2 Nội dung (lý luận) về quản lý đầu tư công 1.1.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý đầu tư công - Mục tiêu quản lý đầu tư công Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư công là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: + Mục tiêu về chất lượng: Các đầu ra của dự án đạt chất lượng dự kiến. + Mục tiêu về thời gian thực hiện: Tiến độ của dự án được đảm bảo. + Mục tiêu về chi phí: Đảm bảo hạn chế tối đa thất thoát và lãng phí. Tiết kiệm được nguồn lực của dự án bao gồm vật tư, nhân lực, tiền vốn… + Mục tiêu về an toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động cho đầu tư + Mục tiêu về vệ sinh môi trường: Ánh hưởng tốt của dự án tới môi trường + Mục tiêu về quản lý rủi ro: Hạn chế tối đa tác động các rủi ro từ môi trường + Mục tiêu về hiệu quả đem lại: Tức là lợi ích của các bên tham gia được đảm bảo hài hoà và đem lại lợi ích đầu tư cho xã hội. - Nguyên tắc quản lý đầu tư công + Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- 9 + Phù hợp với chiến lược phát triển KTXH, kế hoạch phát triển KTXH 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. + Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. + Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí. + Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công 1.1.2.2 Nội dung quản lý đầu tư công cấp huyện Căn cứ nội dung quản lý đầu tư công quy định tại Luật đầu tư công số 39/2019/QH14, đồng thời xét theo quy mô, tính chất của đầu tư công cấp huyện, nội dung quản lý đầu tư công cấp huyện có thể được xem xét dựa trên theo các điều kiện triển khai công tác quản lý (nhân lực, khung pháp lý) và các bước trong quy trình triển khai dự án đầu tư công như sau: Quản lý nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư công Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản QPPL về đầu tư công Quản lý công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư công Quản lý công tác lập, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư công Quản lý công tác đấu thầu dự án đầu tư công Quản lý công tác kiểm tra, giám sát đầu tư công Quản lý nghiệm thu, thanh quyết toán dự án đầu tư công Quản lý vận hành dự án đầu tư công 1.1.2.3 Các phương pháp và công cụ quản lý đầu tư công - Các phương pháp quản lý đầu tư công + Phương pháp hành chính: Là phương pháp được sử dụng trong quản lý cả lĩnh vực xã hội và kinh tế của mọi nước. Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến dự án quản lý bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. Ưu điểm của phương pháp này là góp phần giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những
- 10 vấn đề cụ thể, nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng quan liêu máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh và độc đoán. + Phương pháp kinh tế: Là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế. Khác với phương pháp hành chính dựa vào mệnh lệnh, phương pháp kinh tế thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của nền KTXH. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý đầu tư chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư và sự kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và lợi ích cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư. + Phương pháp giáo dục: Trong sự quản lý, con người là đối tượng trung tâm của quản lý và phương pháp giáo dục được coi trọng trong quản lý. Nội dung của các biện pháp giáo dục bao gồm giáo dục về thái độ lao động, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến, thực hiện các biện pháp kích thích sự say mê hăng hái lao động, giáo dục về tâm lý tình cảm lao động. + Phương pháp toán học: Bên cạnh các biện pháp định tính cần áp dụng cả các biện pháp định lượng, đặc biệt là phương pháp toán kinh tế. - Các công cụ quản lý đầu tư công + Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như luật đầu tư, luật công ty, luật xây dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản và một loạt các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác... + Các chính sách và đòn bẩy kinh tế như chính sách, giá cả, tiền lương, xuất khẩu, thuế, tài chính tín dụng, tỷ giá hối đoái, thưởng phạt kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư, những quy định về chế độ hạch toán kế toán, phân phối thu nhập... + Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến lợi ích của toàn xã hội. + Quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về ĐTXD; Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư; Danh mục các dự án đầu tư. + Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
- 11 + Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình thực hiện dự án... 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số địa phương Đề án nghiên cứu công tác quản lý đầu tư công tại huyện Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, đây là hai địa phương cấp huyện có trình độ phát triển KTXH khá tương đồng với thị xã Duy Tiên và đã có những thành tựu nhất định được ghi nhận về chất lượng quản lý đầu tư công trong những năm gần đây. 1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Kinh tế của huyện Thanh Liêm trong giai đoạn 2021-2023 tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15,9%/năm. Thương mại, dịch vụ có bước tiến nhanh, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư để đưa lĩnh vực này trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đa dạng với giá trị tăng trưởng bình quân 16,7%. Có thể nói, những thành tựu KTXH nổi bật của huyện Thanh Liêm trong thời gian qua có một phần rất lớn xuất phát từ hiệu quả trong quản lý đầu tư công của địa phương. Sự thành công trong quản lý đầu tư công của huyện xuất phát từ việc triển khai đồng bộ, linh hoạt và hiệu quả các nội dung sau: Một là, chú trọng công tác phát triển đội ngũ nhân lực quản lý đầu tư công. Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng, bố trí đúng vị trí chức danh và đúng chuyên ngành đào tạo, liên tục cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức bằng đào tạo và tập huấn. Hàng tháng, lãnh đạo huyện Thanh Liêm và lãnh đạo Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Thanh Liêm được phân công phụ trách dự án sẽ họp trực tiếp tại công trường với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu để đốc thúc tiến độ và chất lượng dự án. Các cán bộ quản lý cấp dưới có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, sai khác giữa thực tế và bản vẽ, đồng thời tham gia phối hợp tăng cường giám sát, kiểm soát chất lượng công trình. Hai là, nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư công; tiến hành rà soát, đề nghị sửa đổi những quy định của pháp luật về đầu tư công còn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở nội dung các văn bản QPPL liên

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dữ liệu không gian phát triển trạm BTS 5G
73 p |
21 |
12
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
83 p |
21 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Áp dụng học máy trong các ứng dụng thông minh dựa trên chuỗi khối blockchain
75 p |
20 |
9
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ khuyến nghị về sản phẩm vay cho khách hàng ở công ty tài chính
61 p |
19 |
8
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế: Quản lý hoạt động kiểm tra hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
106 p |
21 |
7
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự đoán tuổi và giới tính bằng phương pháp học sâu
77 p |
19 |
6
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống phân loại và phát hiện phương tiện tham gia giao thông di chuyển sai làn đường trên quốc lộ thuộc tỉnh Tây Ninh bằng camera kỹ thuật số
82 p |
19 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phát triển mô-đun IoT gateway và ứng dụng máy nấu ăn thông minh
83 p |
26 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu dự báo không gian phát triển mạng Internet di động tốc độ cao tại tỉnh Tây Ninh
73 p |
24 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Dự báo khách hàng sử dụng dịch vụ FiberVNN của VNPT Tây Ninh có nguy cơ rời mạng
66 p |
23 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các thuật toán chuyển tiếp đa chặng sử dụng bề mặt phản xạ thông minh
58 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu mô hình học sâu để dự báo khách hàng rời mạng viễn thông ở Tây Ninh
71 p |
33 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống hỏi đáp trực tuyến bằng phương pháp máy học để tự động hóa quy trình tiếp nhận câu hỏi áp dụng cho chính quyền địa phương tỉnh Tây Ninh
88 p |
15 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dụng phương pháp học sâu vào nhận dạng cảm xúc để đánh giá độ hài lòng khách hàng
61 p |
15 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu phương pháp ẩn các tập mục có độ hữu ích trung bình cao nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu giao tác
79 p |
33 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Nâng cao hiệu năng mạng chuyển tiếp đa chặng bảo mật dạng cụm với các thuật toán chọn đường
75 p |
23 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Thuật toán định tuyến dựa trên logic mờ tích hợp máy học nhằm cải tiến thời gian sống của mạng cảm biến không dây
75 p |
28 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật: Hỗ trợ chăm sóc khách hàng dựa vào học máy cho doanh nghiệp Viễn Thông
73 p |
22 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
