Đồ án phân tích thực phẩm: Nguyên liệu quả Sơ Ri
lượt xem 17
download
Đồ án phân tích thực phẩm "Nguyên liệu quả Sơ Ri" được nghiên cứu với các nội dung: Lời mở đầu, tổng quan, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cho Sơ Ri, dựa trên thành phần và các chỉ tiêu ta áp dụng một số tiêu chuẩn, phương pháp sau để phân tích các chỉ tiêu. Để nắm vững nội dung kiến thức đề tài mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án phân tích thực phẩm: Nguyên liệu quả Sơ Ri
- Chương 1. LỜI MỞ ĐẦU Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển sự sống của chúng ta. Cung cấp lượng chất khoáng và vitamin những chất chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng là trái cây. Sơ ri loại trái cây cung cấp vitamin C và một lượng chất khoáng cần thiết cho cơ thể mà ít ai để ý đến. Có thể bạn chưa biết rằng chỉ cần 180 ml nước ép sơ ri có hàm lượng vitamin C tương đương với 14 lít nước cam ép. Tuy nhiên từ trước đến nay giá trị của cây sơ ri chưa hề biết đến nên cây sơ ri chưa mang lại giá trị kinh tế cao cho nhân dân ta chúng chỉ dừng lại ở mức độ trồng hộ gia đình qui mô nhỏ chưa được áp dụng đại trà. Đối với sản phẩm của sơ ri vẫn chưa sản phẩm nào được đưa vào qui mô công nghiệp chủ yếu là vẫn ăn tươi mà thôi. Vì vậy, để tìm hiểu thêm về giá trị thành phần của cây sơ ri tôi thực hiện đề tài này.
- Chương 2. TỔNG QUAN Có lẽ nhiều bà con cứ nhầm lẫn giữa trái Cherry với trái Sơri (còn gọi là Sêri). Nhưng thật ra đây là 2 loại trái câyhoàn toàn khác nhau, không hề có bà con họ hàng gì với nhau. Gọi Sơ ri là nói theo cách phát âm theo tiếng Pháp của từ cerise. Còn cây Sơri có tên khoa học là Malpighia glabra, là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả nằm trong họ Sơ ri (Malpighiaceae), có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Nó có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứnghình mác, dài 510 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành tán với 25 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 11,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ. Quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 23 hạt cứng. Nó là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù nó tương tự như quả anh đào, nhưng loài cây này không có quan hệ họ hàng gì với anh đào thực thụ (chi Prunus). Quả tương tự như quả chùm ruột.Cây Sơri du nhập vào Việt Nam "theo chân" của người Pháp vào những năm đầy thế kỷ XX (tương tự như Cao su, Cà phê, Điều, Chuối,...điều có nguồn gốc từ Nam Mỹ). Gốc của cây Sơri là loại cây dại (như dâu rừng của Đà Lạt), so với "dân" bản xứ Nam Mỹ thì trái Sơri Việt Nam nhỏ hơn nhưng vị ngọt thanh hơn và...có giá hơn. Sơ ri trồng ở đất có lẫn đất sét, vôi, đá vôi… chúng thích hợp ở đất có pH từ 6,57,5 còn đối với đất acid không phát triển mạnh được. Thông thường cây sơ ri thích hợp ở những nơi có khí hậu ít lạnh và chịu được hạn hán. Ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền Tây đát đai màu mỡ, pH của đát thích hợp cho cây sơ ri phát thiển mạnh. Trái sơ ri rất mau giảm chất lượng dễ bầm dập khi rơi ra khỏi cây và nhanh chóng bị lên men. Trái chứa khoảng 80% nước và nhiều vitamin C, cũng như chứa nhều sắt, canxi, photpho.Vitamin C trong trái biến đổi tùy thuộc vào từng nơi trồng, khí hậu, mùa, độ chin. Trái càng chin thì mất càng nhiều vitamin C. Do có tính thương mại nên sơ ri được hái khi còn xan. Ví dụ như cam cung cấp từ 5004.000 ppm vitamin C trong khi đó sơ ri chứa khoảng 16.000 172.000 ppm vitamin C. So với cam, sơ ri cung cấp nhiều gấp 2 l ần hàm lượng magie, Pantothenic acid, Potassium. Trong trái sơ ri còn chứa một số vitamin khác như vitamin A, Thiamin, Niacin. Sơ ri được dùng phần lớn ở dạng tươi, Jellies, Siro, phối chế nước just trái cây. Ở Brazil nước ép sơ ri được dùng thong thường như nước cam ở Bắc Mỹ. một phương thuốc ở Brazil là ăn một lượng nhỏ trái cây tươi để chống bệnh số hay viêm ruột. Làm thức ăn cho trẻ để bổ sung hàm lượng vitamin C như cho vào kem cây, kẹo que và dùng nhiều trong công thức nấu ăn trong gia đình.
- Chương 3. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN QUỐC GIA CHO SƠ RI 1. QCVN 83:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm qui định Giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau, quả Giới hạn Kế hoạch cho phép Phân loại chỉ tiêu TT Sản phẩm lấy mẫu Chỉ tiêu (CFU/g) n c m M E. coli 5 2 102 103 B 6.3 Quả ăn ngay Salmonella 5 0 KPH (2) A 2. QCVN 82:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm qui định: Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong thực phẩm ML TT TÊN THỰC PHẨM (MG/KG HOẶC MG/L) 19 Các loại quả nhiệt đới 0,1 20 Các loại quả mọng 0,2 21 Các loại quả có múi 0,1 22 Các loại quả họ táo, lê 0,1 23 Các loại quả có hạt 0,1 3. Quyết định số 46/2007/QĐBYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm qui định: a) GIỚI HẠN TỐI ĐA ĐỘC TỐ VI NẤM TRONG THỰC PHẨM TÊN THỰC PHẨM ĐỘC TỐ ML Trái cây và nước trái cây Patulin 50
- Nước trái cây cô đặc và các sản phẩm từ chúng 50 b) GIỚI HẠN TỐI ĐA KIM LOẠI TRONG THỰC PHẨM Cadimi(Cd) TÊN THỰC PHẨM ML Rau, quả (trừ rau ăn lá, rau thơm, nấm, rau ăn thân, rau ăn củ và khoai tây) 0,05 Chì(Pb) Quả 0,1 Quả nhỏ, quả mọng và nho 0,2 c) Qui định giới hạn cho phép vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau, quả GIỚI HẠN VI SINHVẬT TT SẢNPHẨM LOẠI VI SINH VẬT (trong 1g hay1ml thựcphẩm)(*) TSVSVHK Giới hạn bởiG.A.P Coliforms 10 Rau quả tươi, rau quả đông E.coli Giới hạn bởi GAP 1 lạnh S.aureus Giới hạn bởi GAP Cl. Perfringens Giới hạn bởi GAP Salmonalla Không có TSVSVHK 4 10 Coliforms 10 E.coli Không có 2 Rau quả muối, rau quả khô Cl. Perfringens 10 B.cereus 2 10 TSBTNMM 2 10 d) Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm xếp theo nhóm thực phẩm TT Code Tên thuốc bảo vệ thực vật MRL (mg/kg) Chung cho các loại hoa quả (ngoại trừ một số hoa quả có danh mục cụ thể) 1 2 Azinphos–methyl 1 2 47 Bromideion 20 3 32 Endosufan 2 4 12 Chlordane 0,02
- CHƯƠNG 4. DỰA TRÊN THÀNH PHẦN VÀ CÁC CHỈ TIÊU TA ÁP DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, PHƯƠNG PHÁP SAU ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU: A. THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM Tiêu chuẩn 1: TCVN 8908:2011 nước rau quả. Xác định hàm lượng natri, kali, canxi, magie bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). 1. Phạm vi áp dụng Qui chuẩn này qui dịnh phương pháp xác định hàm lượng natri, kali, canxi, magie trong nước rau quả và các sản phẩm có liên quan bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không được nêu năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung(nếu có) TCVN 4851(ISO 3696), nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệmyêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử 3. Kí hiệu Trong tiêu chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau đây c: là nồng độ chất : nồng độ khối lượng 4. Nguyên tắc Hàm lượng natri, kali, canxi, magie được xác định bằng đo phổ hấp thu nguyên tử (AAS) trên mẫu thử đã pha loãng. Trong các mẫu chứa hàm lượng thịt quả cao, thì hàm lượng canxi được xác định sau khi tro hóa. Để tránh ion hóa từng phần các kim loại
- trong ngon lửa, thì bổ sung xezi clorua khi xác định natri và kali, còn khi xác định canxi và magie thì bổ sung lantan làm chất điều chỉnh phức. 5. Thuốc thử 5.1. Yêu cầu chung Sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước loại 2 nêu trong TCVN 4861(ISO 3696) Các chất chuẩn và dung dịch hiệu chuẩn phải được bảo quản trong chai polyetylen 5.2. Dung dịch chuẩn natri (Na+) = 1 g/l. Có thể sử dụng dung dịch chuẩn natri bán sẵng trên thị trường. Hoặc chuẩn bị dung dịch này như sau: hòa tan 2,542g natri clorua khô(NaCl) trong nước và thêm nước đến vạch định mức 1 lít. 5.3. Dung dịch chuẩn kali (K+)= 1 g/l. Có thể sử dụng dung dịch chuẩn kali bán sẵng trên thị trường. Hoặc chuẩn bị dung dịch này như sau: hòa tan 4,813g kali hydro tartrat(C4H5KO8) trong nước và thêm nước đến vạch định mức 1 lít. 5.4. Dung dịch chuẩn canxi, (Ca2+)= 1 g/l. Có thể sử dụng dung dịch chuẩn canxi bán sẵng trên thị trường. Hoặc chuẩn bị dung dịch này như sau: hòa tan 2,5g canxi cacbonat(CaCO3) trong một lương đủ acid clohydrit(5.8) và thêm nước đến vạch định mức 1 lít. 5.5. Dung dịch chuẩn magie, (Mg2+)= 1 g/l. Có thể sử dụng dung dịch chuẩn magie bán sẵng trên thị trường. Hoặc chuẩn bị dung dịch này như sau: hòa tan 8,3646g magie clorua(MgCl2.6H2O) trong một lương đủ acid clohydrit(5.8) và thêm nước đến vạch định mức 1 lít. 5.6. Dung dịch gốc xezi clorua, (CsCl)= 40 g/l. hòa tan 40g xezi clorua trong nước và thêm nước đến vạch định mức 1 lít. 5.7. Dung dịch gốc lantan, (La3+)= 50 g/l. làm ướt 58,6 lantan oxit(La2O3) bằng nước trong côc có mỏ 400 ml và thêm cẩn thận 100 ml acid clohydrit, (HCl)= 370 g/l cho đến khi hòa tan hết lantan oxit. Chuyển sang bình định mức và thêm nước cất đến vạch. Có thể sử dụng llantan clorua để chuẩn bị dung dịch này. Khi đó hòa tan 134g LaCl3.7H2O trong nước và thêm nước đến vạch định mức 1 lít.
- 5.8. Dung dịch axit clohydric, (HCl)= 100 g/l. 6. Thiết bị, dụng cụ. Sử dụng các thiết bị dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể thiết bị dụng cụ như sau: 6.1. Máy đo phổ hấp thu nguyên tử, có đầu đó dùng không khí/etylen 6.2. Đèn catot rỗng dành cho natri. 6.3. Đèn catot rỗng dành cho kali. 6.4. Đèn catot rỗng dành cho canxi 6.5. Đèn catot rỗng dành cho magie. 6.6. Pipet thử nghiệm enzyme, được chia độ theo thân pipet , có đầu tip phân phối dài không phân gạch 6.7. Pipet có độ chính xác tương đương với 6.6 (để thay thế cho 6.6) ví dụ: pipet mao quản dạng pittong 7. Tiến hành 7.1. Chuẩn bị mẫu thử Thông thường các sản phẩm không cần xử lí trước và việc phân tích bằng phương pháp này dựa theo thể tích do đó, kết quả phải được biểu thị theo lit mẫu thử. Khi phân tích các sản phẩm cô đặc có thể tiến hành dựa theo thể tích. Trong trường hợp này phải đưa ra các tỉ trọng tương đối.khi phép phân tích tính dựa trên khối lượng mẫu thử thì phải tính đến hệ số pha loãng, kết quả có thể được tính trên kilogram sản phẩm. đối với các sản phẩm có độ nhớt cao và/hoặc có hàm lượng tế bào cao (ví dụ: thịt quả) thì thường sử dụng phép xác định dựa theo khối lượng mẫu thử. Các mẫu thử trong và đục được sử dụng luôn mà không phải li tâm trước.các mẫu chứa hàm lượng thịt quá cao thì cần tro hóa trước khi xác định hàm lượng canxi. Lượng tro được hấp thụ vào 2 ml acid clohydric c(HCl) = 4 mol/l, rồi được chuyển định lương sang bình chia vạch 50 ml và thêm nước đến vạch. Dug dịch pha loãng của mẫu thử tiếp theo được chọn sao cho nồng độ dự kiến sao cho nồng độ Ca 2+ nằm
- trong day tuyến tính và đường chuẩn. hàm lượng lantan trong dung dịch cần đo đến 0.5 g/100ml 7.2. Phương pháp tiến hành 7.2.1. Yêu cầu chung Cần chú ý đặc biệt về độ sạch của dụng cụ cần sử dụng.tất cả dụng cụ thủy tinh được sử dụng phải được tráng kĩ bằng nước loại 2 nêu trong TCVN 4851(ISO 3696) Để đo các chất chuẩn và dung dịch mẫu, sử dụng pipet dùng cho phép thử enzyme(6.6) hoặc loại tương đương(6.7) và các dụng cụ thủy tinh phù hợp dùng cho các thể tích nhỏ . Khi pha loãng nhước quả đục, thì cần lấy ít nhất là 1 ml. Khi thực hiện phép xác định, thì cần đảm bảo rằng máy đo phổ hấp thụ nguyên tửc được chỉnh cẩn thận đến bước song tối ưu và thực hiện các phép đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất Nếu các bước xác định được thực hiện trong các phòng thí nghiệm khác nhau(ví dụ: phòng thử nghiệm và phòng đo) thì cần sử dụng cùng một mẻ nước để chuẩn bị cả dung dịch mẫu lẫn dung dịch đối chứng. 7.2.2. Xác định natri (bước sóng 589,0 nm) 7.2.2.1. Chuẩn bị dung dịch để cài về zero Chuẩn bị dung dịch xezi clorua (CsCl) = 0,4g/100ml từ dung dịch gốc (5.6) 7.2.2.2. Chuẩn bị dung dịch đối chứng Tùy thuộc vào hàm lương natri dự kiến của mẫu, chuẩn bị khoảng từ 3 đến 5 dung dịch từ dung dịch chuẩn natri dùng cho mục đích hiệu chuẩn. Thêm dung dịch gốc xezi clorua (CsCl) = 0,4g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.2.3. Chuẩn bị dung dịch mẫu.
- Dung dịch pha loãng của mẫu được chọn sao cho hàm lượng natri dự kiến nằm trong dải tuyến tính với đường chuẩn. Thêm dung dịch gốc xezi clorua (CsCl) = 0,4g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.3. Xác định kali (bước sóng 766,5 nm hoặc 769,9 nm) 7.2.3.1. Chuẩn bị dung dịch để cài về zero Chuẩn bị dung dịch xezi clorua (CsCl) = 0,4g/100ml từ dung dịch gốc (5.6) 7.2.3.2. Chuẩn bị dung dịch đối chứng Tùy thuộc vào hàm lương kali dự kiến của mẫu, chuẩn bị khoảng từ 3 đến 5 dung dịch từ dung dịch chuẩn kali dùng cho mục đích hiệu chuẩn. Thêm dung dịch gốc xezi clorua (CsCl) = 0,4g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.3.3. Chuẩn bị dung dịch mẫu. Dung dịch pha loãng của mẫu được chọn sao cho hàm lượng kali dự kiến nằm trong dải tuyến tính với đường chuẩn. Thêm dung dịch gốc xezi clorua (CsCl) = 0,4g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.4. Xác định canxi (bước sóng 422,7 nm) 7.2.4.1. Chuẩn bị dung dịch để cài về zero Chuẩn bị dung dịch lantan, (La3+) = 0,5g/100ml từ dung dịch gốc (5.7) 7.2.4.2. Chuẩn bị dung dịch đối chứng Tùy thuộc vào hàm lương canxii dự kiến của mẫu, chuẩn bị khoảng từ 3 đến 5 dung dịch từ dung dịch chuẩn canxi dùng cho mục đích hiệu chuẩn. Thêm dung dịch gốc lantan, (La3+) = 0,5g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.4.3. Chuẩn bị dung dịch mẫu. Dung dịch pha loãng của mẫu được chọn sao cho hàm lượng canxi dự kiến nằm trong dải tuyến tính với đường chuẩn. Thêm dung dịch lantan, (La3+) = 0,5g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.5. Xác định magie (bước sóng 285,2 nm)
- 7.2.5.1. Chuẩn bị dung dịch để cài về zero Chuẩn bị dung dịch lantan, (La3+) = 0,5g/100ml từ dung dịch gốc (5.7) 7.2.5.2. Chuẩn bị dung dịch đối chứng Tùy thuộc vào hàm lương magie dự kiến của mẫu, chuẩn bị khoảng từ 3 đến 5 dung dịch từ dung dịch chuẩn magie dùng cho mục đích hiệu chuẩn. Thêm dung dịch gốc lantan, (La3+) = 0,5g/100ml vào các dung dịch cần đo. 7.2.5.3. Chuẩn bị dung dịch mẫu. Dung dịch pha loãng của mẫu được chọn sao cho hàm lượng magie dự kiến nằm trong dải tuyến tính với đường chuẩn. Thêm dung dịch lantan, (La3+) = 0,5g/100ml vào các dung dịch cần đo. 8. Tính kết quả Tính hàm lượng natri, kali, canxi, magie từ đường chuẩn tương ứng với giá trị hấp thu của dung dịch mẫu. nếu thiết bị không có sẵn để chuyển đổi tự động độ hấp thụ sang nồng độ thì có thể đọc trực tiếp các giá trị nồng độ. Cần tính đến hệ số pha loãng và mối tương quan giữa giá trị với thể tích hoặc khối lượng. nếu sản phẩm cô đặc được pha loãng đến nồng độ đơn, thì báo cáo tỉ trọng tương đối của mẫu có nồng độ đơn. Ghi lại hàm lương natri, kali, canxi, magie bằng miligam trên lít mẫu thử, chính xác đến số nguyên miligram 9. Độ chụm Các chi tiết của phép thử liên phòng thí nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong phụ lục A. Các giá trị thu được từ các phép thử liên phòng này có thể không áp dụng để phân tích các dải nồng độ và các chất nền mẫy khác với các dải nồng độ và các chất nền nêu trong phụ lục A. 9.1. Độ lặp lại Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử ngiệm riêng lẻ thu được khi sử dụng cùng một phương pháp , trên vật liệu thử hệt giống nhau, do cùng một người phân tích,
- sử dụng cùng một thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giá trị độ lặp lại r. Các giá trị này là: Natri r = 0,6+0,034 mg/l Kali r = 0,0346 mg/l Canxi r = 1,1+0,029 mg/l Magie ≤ 40mg/l, r = 1,4 g/l > 40mg/l, r = 2,7 g/l Trong đó là hàm lượng đo được (điều 8), được tính theo giá trị trung bình từ 2 kết quả riêng lẻ 9.2. Độ tái lặp Chênh lệc tuyệt đối giữa hai kết quả thí nghiệm riêng rẽ thu được khi tiến hành thử thường giống hệt nhau, thực hiện trong hai phòng thí nghiệm khác nhau, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giá trị độ tái lặp r Các giá trị này là: Natri R = 1,6 + 0,120 mg/l Kali R = 0, 0 864 mg/l Canxi R = 2,2 + 0,116 mg/l Magie R = 0,7 + 0,093 g/l Trong đó là hàm lượng đo được (điều 8), được tính theo giá trị trung bình từ 2 kết quả riêng lẻ. Tiêu chuẩn 2: TVCN 8906:2011 Nước rau quả. Xác định hàm lượng glucoza, fructoza, sorbitol và sacaroza bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao a.i.1. Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định hàm lượng glucoza, fructoza, sorbitol và sacaroza trong nước rau quả và các sản phẩm có liên quan bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao Tiêu chuẩn này không cho phép xác định hàm lượng sacaroza khi có mặt maltoza vì sẽ bị trùng pic a.i.2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không được nêu năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung(nếu có) TCVN 4851(ISO 3696), nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệmyêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử a.i.3. Kí hiệu và các từ viết tắt Trong tiêu chuẩn này sử dụng các từ viết tắt sau đây c: là nồng độ chất : nồng độ khối lượng g: là gia tốc do trọng lực tại bề mặt trái đất HPLC: sắc kí lỏng hiệu năng cao EDTA: axit etylendiamintetraaxetic a.i.4. Nguyên tắc Các loại đường và sorbitol được tách trên cột resin trao đổi cation (chất đồng trùng hợp copolymer polystyrenedivinylbenzen đã sunfonat hóa ở dạng Ca2+) bằng rửa giải isocratic, sử dụng dung dịch canxi dinatriEDTA làm pha động. Các loại đường và sorbitol được phát hiện bằng detector đo chênh lệch chỉ số khúc xạ và định lượng bằng phương pháp ngoại chuẩn 6. Thuốc thử a. Yêu cầu chung
- Sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước loại 3 nêu trong TCVN 4851(ISO 3696) trừ khi có qui định khác b. Dung dịch canxi dinatriEDTA c(C10H12N2O8CaNa2)= 0,1 mmol/l trong 1 lít nước loại dùng cho HPLC (5.1) c. Dung dịch chuẩn Chuẩn bị dung dịch chuẩn của glucoza,fructoza, sorbitol và sacaroza trong nước (5.1) ở nồng độ 10 g/l 7. Thiết bị, dụng cụ Sử dụng các thiết bị dụng cụ của phòng thí nghiệm thong thường và cụ thể dụng cụ thiết bị như sau: a. Thiết bị HPLC: gồm có bơm HPLC, cột HPLC (6.2), detector chỉ số khúc xạ vi phân và bộ phận gia nhiệt cho cột b. Cột HPLC: cột trao đổi cation polystyrenedivinyybenzen đã sunfonat hóa ở dạng canxi cỡ hạt 10 m, dài 30cm, đường kính trong 6,5 mm. có thể sử dụng các cột có kích thước khác nếu cho các kết quả tương tự c. Bộ lọc dạng syranh Bộ lọc syranh có thể thấm nước, không tiệt trùng có cỡ lỗ 0,45 m d. Máy ly tâm Máy ly tâm có thể tạo gia tốc tâm ở 1400g CHÚ THÍCH: tốc độ quay cần thiết để tạo được gia tốc ly tâm đúng có thể tính được theo công thức sau: a = 11,18*r*()2 (1) Trong đó: a: là gia tốc ly tâm r là bán kính ly tâm đo được từ điểm giữa (trục ly tâm) đến đáy ống ly tâm khi quay hướng ra ngoài, tính bằng centimet(cm) n là tần số ly tâm trên phút e. Ống ly tâm
- 8. Cách tiến hành a. Yêu cầu chung Phân tích bằng phương pháp này dựa theo thể tích, do đó, kết quả phải được biểu thị theo lít mẫu thử. Việc phân tích các sản phẩm cô đặc có thể được tiến hành dựa theo thể tích sau khi được pha loãng đến tỉ trọng tương đối đa biết. Trong trường hợp này phải đưa ra các tỉ trọng tương đối.khi phép phân tích tính dựa trên khối lượng mẫu thử thì phải tính đến hệ số pha loãng, kết quả có thể được tính trên kilogram sản phẩm. đối với các sản phẩm có độ nhớt cao và/hoặc có hàm lượng tế bào cao (ví dụ: thịt quả) thì thường sử dụng phép xác định dựa theo khối lượng mẫu thử. b. Chuẩn bị mẫu thử Trộn kĩ các mẫu trước khi pha loãng. Nước ép có nồng độ đơn phải được pha loãng theo tỉ lệ một phần thể tích nước ép với bốn phần thể tích nước và cho li tâm ở gia tốc 1400g trong 15 phút. Sau đó mẫu được lọc qua bộ lọc syranh(6.3) rồi được phân tích bằng HPLC. c. Điều kiện chạy HPLC Dung dịch pha động: dung dịch canxi dinatriEDTA(5.2) Tốc độ dòng: 0,5ml/phút Nhiệt độ cột 900C ( hoặc do nhà sản xuất qui định) Thể tích bơm: 10 l (thường dùng) CHÚ THÍCH: nên giữ detector chỉ số khúc xạ vi phân ở nhiệt độ môi trường không đổi (25 đến 350C) d. Phân tích bằng HPLC Sau khi cân bằng hệ thống HPLC và cột, xác định thời gian lưu của các loại đường và sorbitol bằng bơm các dung dịch của từng hợp chất.Cần thiết phải có bước này để khẳng định không có sự ngịch chuyển sacaroza trên cột dưới các điều kiện đã chọn.Sau đó tiến hành phân tích sử dụng chuẩn hỗn hợp. Các dung dịch chuẩn được bơm định kì giữa các mẫu thử ( ví dụ: thường là sau khi bơm lần bơm thứ năm hoặc thứ bảy)
- 9. Tính kết quả Nồng độ các loại đường và sorbitol được xác định bằng phương pháp chuẩn ngoại, sử dụng diện tích pic hoặc chiều cao pic. Trong phần tính kết quả cần tính đến hệ số pha loãng và mối tương quan giữa giá trị với thể tích hoặc khối lượng. nếu sản phẩm cô đặc được pha loãng đến độ đồng nhất thì ghi lại tỉ trọng tương đối của mẫu đã đồng nhất. tính nồng độ các loại đường và sorbitol theo công thức sau: = *F (2) Trong đó: P là diện tích pic hoặc chiều cao pic của các loại đường hoặc sorbitol cần xác định F là hệ số pha loãng (5 đối với nước ép; đối với các dạng nước cô đặc đã được pha loãng thì hệ số này phải được tính) RF là hệ số đáp ứng của từng loại đường hoặc sorbitol cụ thể được tính theo công thức: RF = (3) Trong đó: Ps là chiều cao pic hoặc diện tích pic của các loại đường hoặc sorbitol cụ thể trong sắc đồ chuẩn s là nồng độ khối lượng của loại đường hoặc sorbitol cụ thể trong dung dịch chuẩn Báo cáo nồng độ của glucoza, fructoza, sorbitol và sacaroza bằng gam trên lít đến một chữ số thập phân CHÚ THÍCH 1: các hệ số đáp ứng riêng rẻ cần được xác định đối với glucoza, fructoza, sorbitol và sacaroza sử dụng công thức trên đây và các dữ liệu thích hợp CHÚ THÍCH 2: khi phương pháp này được đánh giá trong phép thử liên phòng thí nghiệm thf các nồng độ của các loại đường đều được đánh giá bằng qui trình sử dụng enzyme. Thực tế cho thấy các phương pháp enzyme cho độ tái lặp tốt hơn đối với glucoza và fructoza, còn phương pháp HPLC thì cho độ tái lặp tốt hơn đối với sacaroza. 10. Độ chụm
- Các chi tiết của phép thử liên phòng thí nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong phụ lục A. Các giá trị thu được từ các phép thử liên phòng này có thể không áp dụng để phân tích các dải nồng độ và các chất nền mẫy khác với các dải nồng độ và các chất nền nêu trong phụ lục A. a. Độ lặp lại Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử ngiệm riêng lẻ thu được khi sử dụng cùng một phương pháp , trên vật liệu thử hệt giống nhau, do cùng một người phân tích, sử dụng cùng một thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giá trị độ lặp lại r. Các giá trị này được nêu trong bảng 1 Bảng 1 Mẫu Glucoza Fructoza Sacaroza Sorbitol g/l g/l g/l g/l Nước táo 1,3 1,6 0,9 0,3 Nước cam 1,1 1,1 1,4 nm Nectar anh đào 1,4 1,2 2,4 0,5 Nước nho 2,0 1,7 nm nm nm bằng không đo được thì không có mặt trong nước quả này b. Độ tái lập Chênh lệc tuyệt đối giữa hai kết quả thí nghiệm riêng rẽ thu được khi tiến hành thử thường giống hệt nhau, thực hiện trong hai phòng thí nghiệm khác nhau, không được quá 5% các trường hợp vượt quá giá trị độ tái lặp r Các giá trị này được nêu trong bảng 2: Mẫu Glucoza Fructoza Sacaroza Sorbitol g/l g/l g/l g/l Nước táo 2,9 6,1 3,0 0,9 Nước cam 3,1 3,1 2,5 Nm Nectar anh đào 6,2 6,5 8,3 1,7 Nước nho 5,1 9,0 nm nm nm bằng không đo được thì không có mặt trong nước quả này
- 11. Báo cáo thử nghiệm Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin dưới đây: Thông tin cần thiết nhận biết đầy đủ về mẫu thử (loại mẫu, nguồn gốc mẫu thử, tên gọi) Viện dẫn tiêu chuẩn này Ngày lấy mẫu và qui trình lấy mẫu (nếu biết) Ngày nhận mẫu Ngày thử nghiệm Các kết quả thu được và đơn vị biểu thị Khiểm tra độ lặp lại của phương pháp Bất kì điểm ngoại lệ nào quan sát được trong khi thực hiện phép thử Mọi phương pháp không qui định trong phương pháp hoặc tùy chon mà có thể ảnh hưởng đến kết quả Tiêu chuẩn 3: 8901:2009rau, quả và sản phẩm rau, quả. xác định hàm lượng sắt bằng phương pháp đo quang dùng 1,10phenanthrolin 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo quang dùng 1,10phenanthrolin để xác định hàm lượng sắt trong rau, quả và sản phẩm rau, quả. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 7149 (ISO 385), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Buret. TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Sản phầm Mì ăn liền
212 p | 852 | 80
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm
103 p | 511 | 74
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Nho
146 p | 359 | 53
-
Đồ án môn học Phân tích thực phẩm: Nước Xoài có đường (Nectar Xoài)
73 p | 362 | 46
-
Tiểu luận Phân tích thực phẩm: Quả vải tươi
39 p | 285 | 42
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu các kỹ thuật kiểm soát chất lượng rượu vang Sơ ri
82 p | 225 | 40
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu các kỹ thuật kiểm soát chất lượng thành phẩm nước trái cây đóng chai (lon)
195 p | 236 | 38
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Gấc
111 p | 190 | 36
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Sản phẩm Muối tinh
109 p | 184 | 29
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng Cam
122 p | 181 | 29
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Phân tích các chỉ tiêu chất lượng và một số yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát chất lượng sản phẩm paste Cà Chua
72 p | 169 | 28
-
Đồ án môn học Phân tích thực phẩm: Sản phẩm nước Đu đủ pha đường
102 p | 136 | 24
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Sản phẩm bột Khoai mì
485 p | 125 | 23
-
Đồ án Phân tích thực phẩm: Nguyên liệu dưa hấu
115 p | 156 | 23
-
Đồ án môn học Phân tích thực phẩm: Hạt mè
73 p | 174 | 21
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu về nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, lợi ích có trong Táo
145 p | 168 | 20
-
Đồ án phân tích thực phẩm: Tìm hiểu qui trình đánh giá cảm quan, hàm lượng protein, và hàm lượng kim loại cho nguyên liệu lúa mì
29 p | 108 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn