Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 13: Hidrocacbon không no (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 5
download
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 13: Hidrocacbon không no (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được khái niệm về alkene và alkyne, công thức chung của alkene và alkyne; đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene. Gọi được tên một số alkene, alkyne đơn giản (C2–C5), tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp. Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 13: Hidrocacbon không no (Sách Chân trời sáng tạo)
- Trường THPT Họ và tên giáo viên ……….. ……………… Tổ: ………………. BÀI 13: HIDROCACBON KHÔNG NO Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU Năng lực hóa học - Nêu được khái niệm về alkene và alkyne, công thức chung của alkena và alkyne; đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene. - Gọi được tên một số alkene, alkyne đơn giản (C 2 – C5), tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp. - Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí ( nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkene, alkyne. - Trình bày được các tính chất hóa học của alkene, alkyne: phản ứng cộng hydrogen, cộng halogen (bromine); cộng hydrogen hilide (HBr) và cộng nước; quy tắc Markovnikov; phản ứng trùng hợp của alkene, phản ứng của alk-1-yne với dung dịch AgNO 3/NH3; phản ứng oxi hóa ( phản ứng làm mất màu thuốc tím của alkene, phản ứng cháy của alkene, alkyne). - Thực hiện được thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene và acetylene (phản ứng cháy, phản ứng với nước bromine, phản ứng làm mất màu thuốc tím); mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hóa học của alkene, alkyne. - Trình bày được ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn; phương pháp điều chế alkene, acetylene trong phòng thí nghiệm ( phản ứng dehydrate hóa ancohol điều chế alkene, từ calcium carbide điều chế acetylene) và trong công nghiệp (phản ứng cracking điều chế alkene, điều chế acetylene từ methane). Về năng lực chung - Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu về nội dung bài học. - Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp và hợp tác làm việc nhóm hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. - Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên - Phiếu học tập - Hình ảnh liên quan đến bài học - Video thí nghiệm hexan và hex-1-ene tác dụng với brom https://youtu.be/eg08dy6UmtI
- - Bộ lắp ráp mô hình phân tử dạng rỗng Học sinh - Xem trước bài ở nhà - điện thoại smartphone III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu - Tạo không khí học tập tích cực b. Nội dung CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Câu 1: Khi để những trái cây còn xanh cạnh những trái cây chín thì ta thấy trái cây xanh sẽ chín nhanh hơn. Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng trên ? (thời gian 1 phút 30 giây) Hoặc có thể khởi động bằng - Cho HS xem video hexan và hex -1-ene tác dụng brom https://youtu.be/eg08dy6UmtI - GV đặt câu hỏi: tại sao hex-1-ene làm mất màu brom còn hexan thì không? c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi khởi động. Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Suy nghĩ và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một học sinh báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm câu hỏi khởi động. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của bạn Nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Hoạt động tìm hiểu về khái niệm của alkene và alkyne, đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm về alkene và alkyne, công thức phân tử chung. - Biết được trong phân tử ethylene và acetylene có chứa liên kết kém bền hơn liên kết . - Giải thích được tại sao trong các phân tử alkane, alkene, alkyne có cùng số nguyên tử carbon thì số nguyên tử hydrogen lại giảm dần? - Chăm chỉ, có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
- b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Quan sát cấu tạo của dãy đồng đẳng alkene gồm: ethene và propene, dãy đồng đẳng alkyne gồm: ethyne và propyne và hãy cho biết : a) Dãy đồng đẳng alkene có chứa những liên kết gì? b) Dãy đồng đẳng alkyne có chứa những liên kết gì? c) Từ CTPT của các chất trong dãy đồng đẳng alkene, hãy đưa ra CTPT chung của dãy đồng đẳng alkene, điều kiện về số carbon. d) Từ CTPT của các chất trong dãy đồng đẳng alkyne, hãy đưa ra CTPT chung của dãy đồng đẳng alkyne, điều kiện về số carbon. e) Alkene là gì? f) Alkyne là gì? . Câu 2: Bằng kiến thức đã học ở lớp 10, em hãy cho biết: a) Trong liên kết đôi gồm những liên kết nào? b) Trong liên kết ba gồm những liên kết nào? c) Liên kết nào bền hơn, liên kết nào kém bền hơn? Câu 3: Yêu cầu HS lắp ráp mô hình phân tử ethene và ethyne với các dụng cụ cho sẵn. và cho biết hình dạng của 2 phân tử này. Câu 4: Tại sao trong các phân tử alkane, alkene, alkyne có cùng số nguyên tử carbon thì số nguyên tử hydrogen lại giảm dần? c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: a) Dãy đồng đẳng alkene có chứa những liên kết đơn và 1 liên kết đôi. b) Dãy đồng đẳng alkyne có chứa những liên kết đơn và 1 liên kết ba. c) CTPT của ethene, propene lần lượt là C 2H4, C3H6. CTPT chung của dãy đồng đẳng alkene là C nH2n (n ≥ 2). d) CTPT của ethyne, propyne lần lượt là C 2H2, C3H4. CTPT chung của dãy đồng đẳng alkyne là CnH2n-2 (n ≥ 2).
- e) Alkene là những hidrocarbon mạch hở, chỉ chứa các liên kết đơn và một liên kết đôi C=C trong phân tử, có công thức chung là CnH2n (n ≥ 2). f) Alkyne là những hidrocarbon mạch hở, chỉ chứa các liên kết đơn và một liên kết ba C≡C trong phân tử, có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 2). Câu 2: a) Trong liên kết đôi gồm 1 liên kết và 1 liên kết . b) Trong liên kết ba gồm 1 liên kết và 2 liên kết . c) Liên kết bền hơn, liên kết kém bền hơn. Câu 3: ethene ethyne - Trong phân tử ethene, 2 nguyên tử carbon chứa liên kết đôi cùng 4 nguyên tử hydrogen đều nằm trên cùng 1 mặt phẳng, các góc HCH và HCC gần bằng 1200 - Trong phân tử ethyne, 2 nguyên tử carbon chứa liên kết ba cùng 2 nguyên tử hydrogen đều nằm trên cùng 1 đường thẳng. Câu 4: Trong các phân tử alkane, alkene, alkyne có cùng số nguyên tử carbon thì số nguyên tử hydrogen lại giảm dần là vì số liên kết giữa C với C tăng nên số lượng liên kết giữa C và H giảm suy ra số H giảm. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm số 1 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm - Dãy đồng đẳng alkene có chứa những liên kết đơn và 1 liên kết đôi và có CTPT chung là C nH2n (n ≥ 2). - Dãy đồng đẳng alkyne có chứa những liên kết đơn và 1 liên kết ba và có CTPT chung là C nH2n-2 (n ≥ 2). 2.2 Hoạt động tìm hiểu về danh pháp của alkene và alkyne a. Mục tiêu - Gọi được tên một số alkene, alkyne đơn giản (C 2 – C5), tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp - Giao tiếp và hợp tác b. Nội dung
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Quan sát cách chọn mạch chính và đánh số trên mạch chính trong alkene và ankyne. Từ đó hãy rút ra cách chọn mạch chính và cách đánh số trên mạch chính trong alkene và alkyne. Câu 2: Cho các tên gọi của các chất sau: Từ các tên gọi đã cho hãy rút ra cách gọi tên của alkene và alkyne không nhánh và có nhánh. Câu 3: Vận dụng cách gọi tên ở câu 2. Hãy đọc tên của các chất sau: a) CH2=CH2 ; CH2=CH-CH3 ; CH3-CH=CH-CH3 ; CH3-CH2-CH=CH-CH3, CH2=CHCH2CH3 b) CH2=CH(CH3)2 ; CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH3 ; (CH3)3C-CH=CH2 ; (CH3)2C=C(CH3)2 c) CH≡CH ; CH≡C-CH3 ; CH3-C≡C-CH3 ; CH3-CH2-C≡C-CH3, CH≡CCH2CH3 d) CH≡C-CH(CH3)2 ; CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3 ; (CH3)3C-C≡CH Câu 4: Cho biết tên thông thường của 1 vài alkene, alkyne sau: CH2=CH2 ; CH2=CH-CH3 ; CH≡CH ; CH≡C-CH3 ; CH3-C≡C-CH3 ; CH≡CCH2CH3 c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: - Chọn mạch chính dài nhất có chứa liên kết bội ( đôi, ba) - Đánh số trên mạch chính sao cho số chỉ vị trí liên kết bội nhỏ nhất. Câu 2: * Tên theo danh pháp thay thế của alkene hoặc alkyne không phân nhánh * Tên theo danh pháp thay thế của alkene hoặc alkyne phân nhánh Câu 3: Tên của các chất sau: a) CH2=CH2: ethene ; CH2=CH-CH3: propene ; CH3-CH=CH-CH3: but-2-ene CH3-CH2-CH=CH-CH3: pent-2-ene ; CH2=CHCH2CH3: but-1-ene b) CH2=CH(CH3)2: 2-methylpropene ; CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH2-CH3: 3-methylhex-3-ene (CH3)3C-CH=CH2: 3,3-dimethylbut-1-ene ; (CH3)2C=C(CH3)2: 2,3-dimethylbut-2-ene c) CH≡CH: ethyne ; CH≡C-CH3: propyne ; CH3-C≡C-CH3: but-2-yne CH3-CH2-C≡C-CH3: pent-2-yne ; CH≡CCH2CH3: but-1-yne d) CH≡C-CH(CH3)2: 3-methylbut-1-yne ; CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3: 4-methylpent-2-yne (CH3)3C-C≡CH: 3,3-dimetylbut-1-yne Câu 4: Tên thông thường của 1 vài alkene, alkyne sau: CH2=CH2: ethylene ; CH2=CH-CH3: propylene ; CH≡CH: acetylene CH≡C-CH3 methyl acetylene ; CH3-C≡C-CH3: dimethyl acetylene CH≡CCH2CH3: ethyl acetylene d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia lớp thành 6 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm số 2 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm - Cách đọc tên alkene và alkyne 3. Hoạt động: Tìm hiểu về đồng phân hình học a. Mục tiêu - Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Quan sát 2 mô hình phân tử của 2 alkene sau (quả cầu đen là nguyên tử C, quả cầu trắng là H) và trả lời câu sau: Hình 1 Hình 2 a) Xác định CTPT của 2 alkene trên. b) 2 alkene trên khác nhau ở điểm nào? c) Vì sao có sự khác nhau đó? d) 2 alkene trên được gọi là gì của nhau? e) Alkene nào là đồng phân cis, đồng phân trans f) Điều kiện để có hiện tượng như trên. g) Phân biệt đồng phân cis và đồng phân trans Câu 2: Cho các alkene sau: CH2=CH-CH2-CH3; (CH3)2C=CH-CH3; CH3CH2CH=CH-CH3; CH3CH=C(CH3)CH2CH3. Alkene nào có đồng phân hình học dạng cis-trans Câu 3: Viết các công thức cấu tạo của các alkene C5H10 và alkyne C5H8. Chất nào có đồng phân hình học c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: a) CTPT của 2 alkene trên là C4H8
- b) Chúng khác nhau ở sự phân bố mạch chính xung quanh liên kết đôi c) Vì sao có sự khác nhau đó là do sự có mặt của liên kết làm cho các nguyên tử của liên kết đôi C=C không thể tự quay tự do quanh trục nối giữa 2 nguyên tử như đối với trường hợp liên kết đơn C- C. d) 2 alkene trên được gọi là đồng phân hình học e) alkene hình 1 gọi là đồng phân cis, hình 2 gọi là đồng phân trans f) Điều kiện để có đồng phân hình học dạng cis-trans: + Alkene phải có 4C trở lên. + Mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với 2 nguyên tử, nhóm nguyên tử khác nhau. g) Đồng phân cis là mạch chính phân bố cùng 1 phía của liên kết đôi. Đồng phân trans là mạch chính phân bố ở 2 phía của liên kết đôi. Câu 2: Alkene nào có đồng phân hình học dạng cis-trans là: CH3CH2CH=CH-CH3; CH3CH=C(CH3)CH2CH3. Câu 3: Các công thức cấu tạo của alkene có CTPT C5H10 CH3CH2CH2CH=CH2 (1), CH3CH2CH=CH-CH3 (2), CH2=C(CH3)-CH2-CH3 (3), (CH3)2C=CH-CH3 (4), (CH3)2CH-CH=CH2(5) Chất số (2) có đồng phân hình học. Các công thức cấu tạo của alkyne có CTPT C5H8. CH3CH2CH2C≡CH, CH3CH2C≡C-CH3, CH≡C-CH(CH3)2. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 6 nhóm Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi Nhận nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm số 2 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm - Điều kiện để có đồng phân hình học dạng cis-trans. - Xác định chất có đồng phân hình học dạng cis-trans. 3. Hoạt động: luyện tập a. Mục tiêu - Củng cố lại phần kiến thức đã học về khái niệm, danh pháp của alkene, alkyne, đồng phân hình học của alkene. b. Nội dung
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: alkene có CTPT chung là A. CnH2n+2 (n≥2) B. CnH2n (n≥3) C. CnH2n+2 (n≥3) D. CnH2n (n≥2) Câu 2: alkyne có CTPT chung là A. CnH2n-2 (n≥2) B. CnH2n-2 (n≥3) C. CnH2n+2 (n≥3) D. CnH2n-1 (n≥2) Câu 3: C5H10 có bao nhiêu cấu tạo alkene. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 4: C4H8 có bao nhiêu cấu tạo alkene. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 5: C4H6 có bao nhiêu cấu tạo alkyne. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 6: C5H8 có bao nhiêu cấu tạo alkyne. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 7: Alkene C2H4 có tên là A. ethylene B. methane C. propene D. ethyne Câu 8: Alkene C3H6 có tên là A. ethylene B. propyne C. propene D. ethyne Câu 9: Alkyne C3H4 có tên là A. ethylene B. propyne C. propene D. ethyne Câu 10: Alkyne C2H2 có tên là A. ethylene B. methane C. propene D. ethyne Câu 11: But-1-ene có số nguyên tử H là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 12: But-1-yne có số nguyên tử H là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 13: Metylacetylene có số nguyên tử H là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 14: Etylacetylene có số nguyên tử C là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 15: 2-methylpropene có CTPT là A. C3H6 B. C4H8 C. C2H4 D. C5H10 Câu 16: 2-methylbut-1-ene có CTPT là A. C3H6 B. C4H8 C. C2H4 D. C5H10 Câu 17: 3-methylbut-1-yne có CTPT là A. C3H6 B. C4H8 C. C5H10 D. C5H8 Câu 18: CH3-CH=CH2 có tên là A. propyne B. propene C. ethyne D. ethene Câu 19: CH3-C≡C-CH3 có tên là A. but-1-yne B. but-2-yne C. but-2-ene D. but-1-ene Câu 20: CH3-CH=C(CH3)2 có tên là A. 2-methylbut-2-yne B. 2-methylbut-2-ene C. 3-methylbut-2-ene D. 3-methylbut-2-yne Câu 21: CH≡C-C(CH3)2 có tên là A. 3-methylbut-1-yne B. 2-methylbut-2-yne C. 3-methylbut-2-ene D. 2-methylbut-1-yne
- Câu 22: Chất có đồng phân hình học dạng cis-trans là A. CH2=CH2 B. CH3CH=CH-CH3 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH2=CH-CH3 Câu 23: Chất có đồng phân hình học dạng cis-trans là A. CH3CH2CH2CH=CH2 B. CH3CH2CH=CH-CH3 C. CH2=C(CH3)-CH2-CH3 D. (CH3)2C=CH-CH3 c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: alkene có CTPT chung là A. CnH2n+2 (n≥2) B. CnH2n (n≥3) C. CnH2n+2 (n≥3) D. CnH2n (n≥2) Câu 2: alkyne có CTPT chung là A. CnH2n-2 (n≥2) B. CnH2n-2 (n≥3) C. CnH2n+2 (n≥3) D. CnH2n-1 (n≥2) Câu 3: C5H10 có bao nhiêu cấu tạo alkene. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 4: C4H8 có bao nhiêu cấu tạo alkene. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 5: C4H6 có bao nhiêu cấu tạo alkyne. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 6: C5H8 có bao nhiêu cấu tạo alkyne. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 7: Alkene C2H4 có tên là A. ethylene B. methane C. propene D. ethyne Câu 8: Alkene C3H6 có tên là A. ethylene B. propyne C. propene D. ethyne Câu 9: Alkyne C3H4 có tên là A. ethylene B. propyne C. propene D. ethyne Câu 10: Alkyne C2H2 có tên là A. ethylene B. methane C. propene D. ethyne Câu 11: But-1-ene có số nguyên tử H là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 12: But-1-yne có số nguyên tử H là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 13: Metylacetylene có số nguyên tử H là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 14: Etylacetylene có số nguyên tử C là A. 8 B. 4 C. 2 D. 6 Câu 15: 2-methylpropene có CTPT là A. C3H6 B. C4H8 C. C2H4 D. C5H10 Câu 16: 2-methylbut-1-ene có CTPT là A. C3H6 B. C4H8 C. C2H4 D. C5H10 Câu 17: 3-methylbut-1-yne có CTPT là A. C3H6 B. C4H8 C. C5H10 D. C5H8 Câu 18: CH3-CH=CH2 có tên là A. propyne B. propene C. ethyne D. ethene Câu 19: CH3-C≡C-CH3 có tên là
- A. but-1-yne B. but-2-yne C. but-2-ene D. but-1-ene Câu 20: CH3-CH=C(CH3)2 có tên là A. 2-methylbut-2-yne B. 2-methylbut-2-ene C. 3-methylbut-2-ene D. 3-methylbut-2-yne Câu 21: CH≡C-C(CH3)2 có tên là A. 3-methylbut-1-yne B. 2-methylbut-2-yne C. 3-methylbut-2-ene D. 2-methylbut-1-yne Câu 22: Chất có đồng phân hình học dạng cis-trans là A. CH2=CH2 B. CH3CH=CH-CH3 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH2=CH-CH3 Câu 23: Chất có đồng phân hình học dạng cis-trans là A. CH3CH2CH2CH=CH2 B. CH3CH2CH=CH-CH3 C. CH2=C(CH3)-CH2-CH3 D. (CH3)2C=CH-CH3 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi (nếu HS không có điện thoại) Nhận nhiệm vụ Tổ chức cuộc thi “ AI NHANH HƠN” thông qua phần mềm trên Quizizz https://quizizz.com/join?gc=371069 Thể lệ: Trong thời gian 15 phút, 10 em nào trả lời câu hỏi nhanh hơn sẽ lọt top 10 HS nhanh nhất và sẽ được cộng điểm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi HS Thực hiện bài làm Bước 3: Kết luận và nhận định Nhận xét Công bố HS thắng cuộc 4. Hoạt động: vận dụng a. Mục tiêu - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu hỏi: Hãy tìm hiểu và cho biết đồng phân cis và trans giống và khác nhau về tính chất vật lí và hóa học c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Khác nhau về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi Nhiệt độ sôi của đồng phân cis cao vì 2 nhóm thế ở cùng phía với nhau (so với nối đôi) làm phân tử phân cực. Do đó lực liên kết giữa các phân tử của đồng phân cis lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử của đồng phân trans (momen lưỡng cực = 0 vì sự phân cực của 2 nhóm thế ở hai phía liên kết đôi triệt tiêu nhau). Nhiệt độ nóng chảy của đồng phân trans cao hơn đồng phân cis vì trong tinh thể, ngoài tương tác qua lại giữa các phân tử chúng ta còn phải xem xét tới mức độ sắp xếp khít giữa các phân tử với nhau. Đồng phân cis có dạng chữ U nên các phân tử sẽ khó xếp khít lại với nhau hơn so với đồng phân trans có dạng thẳng. Giống nhau về tính chất hóa học d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 5 Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT Báo cáo sản phẩm vào buổi học sau số 5 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của bạn Nhận xét câu trả lời của HS
- TIẾT 2 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu - Tạo cho học sinh sự hứng thú, tò mò vào nội dung mới và nhớ lại nội dung tiết trước. b. Nội dung CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG Cho học sinh xem web: https://vtv.vn/trong-nuoc/vi-sao-khong-nen-dung-tui-nilon-hop-nhua-tai- che-de-bao-quan-thuc-pham-20161014093801806.htm .Biết túi nilon đựng thực phẩm hằng ngày được làm từ nhựa tái chế. Trong túi nilon có chứa PE, PP và các chất khác. Câu hỏi: Theo em túi nilon có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như thế nào? Các em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh? c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh theo cảm nhận thực tế. - Học xong tiết 2 các em sẽ giải thích được theo các phản ứng hóa học. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Học sinh tìm tòi và thảo luận trình bày ý kiến. Các thành viên trong lớp phản biện đúng hay sai? Nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hướng dẫn hs Suy nghĩ và trả lời câu hỏi theo tư duy. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Gọi học sinh báo cáo kết quả câu hỏi khởi động. Báo cáo sản phẩm Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của bạn, tò mò lời hướng Chốt lại các em theo dõi bài học sẽ trả lời được dẫn của giáo viên. các câu hỏi trên theo phản ứng hóa học. 2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 2.4. Hoạt động tìm hiểu tính chất tính chất vật lí của alkene, alkyne
- a. Mục tiêu - Nêu được một số tính chất vật lí của alkene, alkyne (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng tan trong nước). - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học. b. Nội dung - Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu về tính chất vật lí của các alkene và alkyne. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát Bảng 13.1, 13.2 SGK và trả lời câu hỏi: Câu 1: Nhận xét về tính chất vật lí của ankene và alkyne theo chiều tăng dần số nguyên tử carbon? .Câu 2: Vì sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các alkene và alkyne tăng dần khi số nguyên tử carbon trong nguyên tử tăng? c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát Bảng 13.1, 13.2 SGK và trả lời câu hỏi: Câu 1: Trạng thái: từ C2 đến C4 ở thể khí (trừ but – 2 – yne ở thể lỏng) Nhiệt độ nóng chảy: Tăng dần. Nhiệt độ sôi: Tăng dần. Tính tan: Không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi phân cực. Câu 2: Do khi số nguyên tử carbon tăng thì phân tử khối tăng → lực Van der Waals giữa các phân tử tăng → nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các alkene, alkyne tăng dần. d. Tổ chức hoạt động học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm có 4 - HS nhận nhiệm vụ và làm việc nhóm. thành viên). Sử dụng phương pháp khăn trải bàn để cho HS tìm hiểu kiến thức này. - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, các thành viên sẽ động não, suy nghĩ ra lời giải rồi sau đó viết lên 1 cạnh của tờ giấy (vùng 1,2,3,4 được đánh số sẵn). Sau khoảng thời gian từ 1-2 phút, thì các thành viên sẽ tổng hợp lại ý kiến và viết nội dung vào giữa tờ giấy.
- - HS trình bày đáp án của nhóm. - Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát Bảng 13.1, 13.2 SGK và trả lời câu - HS trả lời câu hỏi. hỏi: - HS lắng nghe và chỉnh sửa đáp án. + Nhận xét về tính chất vật lí của ankene và alkyne theo chiều tăng dần số nguyên tử carbon. Trạng thái Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ sôi Tính tan + Vì sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các alkene và alkyne tăng dần khi số nguyên tử carbon trong nguyên tử tăng? - GV mời một số nhóm bất kì trình bày câu trả lời, các nhóm còn lại góp ý và bổ sung. - GV chốt đáp án. Kiến thức trọng tâm Trạng thái: từ C2 đến C4 ở thể khí (trừ but – 2 – yne ở thể lỏng) Nhiệt độ nóng chảy: Tăng dần. Nhiệt độ sôi: Tăng dần. Tính tan: Không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi phân cực
- 2.5 Hoạt động tìm hiểu tính chất hóa học của alkene, alkyne. 2.5.1. Hoạt động tìm hiểu về phản ứng cộng hydrogen, halogen, hydrogen halide. 2.5.1.1. Hoạt động tìm hiểu về phản ứng cộng hydrogen a. Mục tiêu - Trình bày được phản ứng cộng hydrogen alkene, alkyne. - Hiểu được alkene, alkyne đều có liên kết pi kém bền trong phân tử, có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng. - Tạo cho học sinh có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. b, Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Acetylene Câu 1: Viết phản ứng cộng của : a, Ethene ( ethylene) với H2 ( hydrogen) có xúc tác Ni, nhiệt độ? Gọi tên các sản phẩm thu được. b, Ethyne ( acetylene) với H2 ( hydrogen) có xúc tác Ni, nhiệt độ và xúc tác Lindlar? Gọi tên các sản phẩm thu được. Câu 2: Khi tham gia phản ứng cộng hydrogen, liên kết nào trong phân tử alkene, alkyne bị phá vỡ ? giải thích? c. Sản phẩm. TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Viết phản ứng cộng của a, CH2=CH2 + H2 CH3-CH3 ( Ethane) Propane b, HC ≡ CH+ 2 H2 CH3- CH3 ( Ethane ) HC ≡ CH CH2= CH2( Ethene ) Câu 2: Khi tham gia phản ứng cộng hydrogen liên kết π trong phân tử alkene, alkyne bị phá vỡ. Do liên kết π kém bền nên dễ bị phá vỡ phi tham gia phản ứng cộng d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 78 và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2 Nhận nhiệm vụ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Viết phản ứng cộng của : a, Ethene ( ethylene) với H2 ( hydrogen) có xúc tác Ni, nhiệt độ? Gọi tên các sản phẩm thu được. b, Ethyne ( acetylene) với H2 ( hydrogen) có xúc tác Ni, nhiệt độ và xúc tác Lindlar? Gọi tên các sản phẩm thu được. Câu 2: Khi tham gia phản ứng cộng hydrogen, liên kết nào trong phân tử alkene, alkyne bị phá vỡ ? giải thích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu hai học sinh lên bảng báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm PHT số 2 Bước 4: Kết luận và nhận định Hoàn thành phiếu học tập số 2 Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm Phản ứng cộng H2 ( hydrogen) trong phân tử alkene, alkyne là do liên kết π kém bền nên dễ bị phá vỡ, sản phẩm phản ứng tùy thuộc xúc tác thích hợp. 2.5.1.1. Hoạt động tìm hiểu về phản ứng cộng halogen. a, mục tiêu - Cho học sinh quan sát thí nghiệm 1, hinh 13.5 SGK trang 79 và biết các bước điều chế ethyene. - Giải thích cho học sinh hiểu được quy trình điều chế ethyene và biết cách sử dụng hóa chất. - Tạo cho học sinh có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SÔ 3
- Câu 1: Trình bày vai trò của đá bọt trong thí nghiệm 1. Câu 2: Tại sao phải dẫn khí đi qua ống nghiệm có nhánh đựng dung dịch NaOH trong thí nghiệm 1 (hình 13.5) Câu 3. Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế và thử tính chất ethyene (C 2H4 ) trong thí nghiệm 1 hình 13.5 sgk trang 79. Câu 4: Thay 10ml cồn 900 ở bước 1 thành 10ml cồn methanol được không ? THÍ NGHIỆM 2 Câu 5: Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm 2 ? Câu 6: Nhận xét và giải thích sự biến đổi màu sắc của nước bromine trong 2 thí nghiệm ? c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SÔ 3 Câu 1: Vai trò của đá bọt là để dung dịch sôi đều, tránh sôi một cách cục bộ. Phản ứng xảy ra ở 170oC nên phải cho đá bọt vào để hỗn hợp không sôi đột ngột và quá sôi sẽ trào ra chất lỏng, không đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm. Câu 2: Khí etilen sinh ra có lẫn CO2 và SO2. Để khí không lẫn tạp chất thì phải cho qua bông tẩm dung dịch NaOH đặc để loại bỏ hai khí này.
- Câu 3: CH3-CH2-OH CH2=CH2 + H2O. C 2 H4 + Br2 → C2H4Br2 Nâu đỏ không màu Câu 4: Không được. Vì methanol (CH3OH )chỉ có 1 C nên khi tách nước không thu được alkene. Câu 5: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2 Câu 6: Dung dịch Bromine có màu nâu đỏ, sau đó phản ứng làm mất màu dung dịch. Do liên kết π ở nối đôi, nối ba của alkene, alkyne kém bền vững. Trong phản ứng cộng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết σ với các nguyên tử Br. d. tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 79 nghiên cứu mô hình và các bước thí nghiệm 1 Nhận nhiệm vụ hình 13.5. Điều chế và thử tính chất của ethyene. và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3 chuẩn bị sẵn bảng phụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Chia lớp thành 4 nhóm trả lời các câu hỏi. Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT số 3. Nhóm 1: Trình bày vì sao trong thí nghiệm 1 cho đá bọt vào bình cầu?. Tại sao phải dẫn khí đi qua ống nghiệm có nhánh đựng dung dịch NaOH trong thí nghiệm 1 (hình 13.5). Nhóm 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế và thử tính chất ethyene (C 2H4 ) trong thí nghiệm 1 hình 13.5 sgk trang 79. Nếu thay 10ml cồn 900 ở bước 1 thành 10ml cồn methanol được không ? giải thích Nhóm 3: Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm 2 Nhóm 4: Nhận xét và giải thích sự biến đổi màu
- sắc của nước bromine trong 2 thí nghiệm và viết phương trình phản ứng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành trên bảng Yêu cầu đại diện lên bảng báo cáo kết quả PHT phụ và các nhóm sẽ nhận xét nhau. số 3 Bước 4: Kết luận và nhận định Hoàn thành phiếu học tập số 3 Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm Các alkene, alkyne đều có khả năng làm mất màu nước bromine ở điều kiện thường. 2.5.1.2. Hoạt động tìm hiểu phản ứng cộng hydrogen halide. a. Mục tiêu -Biết phản ứng cộng ankene và alkyne với hydrogen halide và ankene và alkyne không đối xứng có sản phẩm chính tuân theo quy tắc Markovnikov. - Hay nói đơn giản là "Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo" để học sinh tò mò và hứng thú theo dõi nội dung quy tắc. b. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng của ethene và ethyne với HBr. Câu 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng của propene và propyne với HBr. Câu 3: Trong phản ứng cộng hydrogen halide thì ankene hay alkyne dễ phản ứng hơn? Câu 4: Bên cạnh sản phẩm chính 1,1 - dibromoethane phản ứng giữa bromoethene và HBr còn tạo sản phẩm phụ nào? c. Sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1: CH2 =CH2 + HBr CH3 – CH2- Br ( Bromoethane). HC ≡ CH.+ HBr CH2 = CH2- Br ( Bromoethene). CH2 = CH2- Br + HBr CH3 – CH2- Br2 (1,1-dibromoethane). Câu 2: Câu 3: Ankene dễ phản ứng với hydrogen halide hơn alkyne.
- Quy tắc Markovnikov: “ Nguyên tử hydrogen ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có nhiều hydrogen hơn, còn nguyên tử X ( halogen) ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có ít hydrogen hơn.” Câu 4: Bên cạnh sản phẩm chính 1,1 - dibromoethane phản ứng giữa bromoethene và HBr còn tạo sản phẩm phụ CH2Br - CHBr (1,2 - dibromoethane). d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi trong phiếu học Nhận nhiệm vụ tập số 4. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Theo dõi và hỗ trợ cho HS Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu bốn học sinh lên bảng báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm PHT số 4 trên bảng. Bước 4: Kết luận và nhận định Hoàn thành phiếu học tập số 4 Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm - Các alkene, alkyne đều có khả năng tham gia phản ứng cộng hydrogen halide - Phản ứng cộng ankene và alkyne không đối xứng với hydrogen halide có sản phẩm chính tuân theo quy tắc Markovnikov. 2.5.1.3. Hoạt động tìm hiểu phản ứng cộng nước ( hydrat hóa). a. Mục tiêu: - Biết ở nhiệt độ thích hợp và xúc tác là acid, alkene cộng nước tạo thành alcohol và alkyne có xúc tác muối Hg2+ trong môi trường axit tạo thành aldehyde hoặc ketone. Nếu alkene hoặc alkyne không đối xứng có sản phẩm chính tuân theo quy tắc Markovnikov. b. Nội dung. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: ở nhiệt độ thích hợp và xúc tác là acid, ethene cộng nước tạo thành alcohol ?. Viết phương trình phản ứng minh họa? Câu 2: Propyne phản ứng với nước trong điều kiện tương tự như acetylene hãy viết phương trình phản ứng minh họa? c. sản phẩm TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: CH2 =CH2 + HOH CH3 – CH2- OH Câu 2:CH3 - C ≡ C- H + HOH → [CH3 - C(OH) = CH2] → CH3−CO−CH3 (Kém bền) d. Tổ chức thực hiện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 23 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit nitric - muối nitrat
20 p | 14 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 41+42 - Anken
13 p | 18 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 12+13: Amoniac và muối amoni
10 p | 22 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 64+65: Axit cacboxylic
14 p | 22 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 6+7: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
14 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 16: Photpho
9 p | 17 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Sự điện li
9 p | 21 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p | 8 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ
11 p | 16 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
14 p | 14 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 23: Cacbon
8 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của silic
10 p | 26 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 49+50: Ankin
12 p | 20 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 24 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 37+38 - Ankan
13 p | 9 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn