Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 16: Alcohol (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 3
download
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 16: Alcohol (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được khái niệm alcohol, công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol. Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1-C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 16: Alcohol (Sách Chân trời sáng tạo)
- TÊN BÀI DẠY: BÀI 16 - ALCOHOL Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học ; lớp: 11 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Cấu trúc bài học I. Khái niệm II. Đồng đẳng – đồng phân – danh pháp 1. Dãy đồng đẳng alcohol no, đơn chức, mạch hở 2. Đồng phân 3. Danh pháp: tên thông thường và danh pháp thay thế III. Tính chất vật lý IV. Tính chất hoá học V. Điều chế VI. Ứng dụng và một số vấn đề sử dụng rượu bia 1. Ứng dụng 2. Một số vấn đề sử dụng rượu bia 2. Về năng lực và phẩm chất cần đạt Năng lực hoá học 1. Nêu được khái niệm alcohol; khái niệm về bậc của alcohol. 2. Nêu được công thức của alcohol no, đơn chức, mạch hở. 3. Nêu được đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol. 4. Viết được công thức cấu tạo một số alcohol đơn giản (C1 – C5). 5. Gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp. 6. Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước). 7. Giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hoà tan trong nước của các alcohol. 8. Trình bày được tính chất hoá học của alcohol: Nhận thức + Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH: phản ứng thế với kim hoá học loại Na (phản ứng chung của ROH) và phản ứng thế với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ phòng của Glycerol. + Phản ứng tạo tách nước tạo thành alkene hoặc ether. + Phản ứng oxi hoá alcohol bậc I, bậc II thành aldehyde, ketone bằng CuO. + Phản ứng đốt cháy alcohol no, đơn chức, mạch hở. 9. Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hoá ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene. 10. Trình bày được ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn. 11. Nêu được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.
- 2 12. Thực hiện được các thí nghiệm: đốt cháy ethanol, glycerol tác dụng Tìm hiểu với copper(II) hydroxide; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích thế giới tự được tính chất hoá học của alcohol. nhiên dưới 13. Phân tích được tác hại của việc lạm dụng bia rượu đối với sức khoẻ góc độ hoá và đời sống trong bài báo cáo nhóm. học 14. Giải thích được cơ chế của quá trình tạo thành ethanol từ sự lên men. 15. Vận dụng được kiến thức đã học để đề xuất và thực hiện quy trình lên men trái cây, tạo ra sản phẩm cụ thể. Vận dụng 16. Vận dụng kiến thức về alcohol, cũng như kiến thức ở những phần kiến thức, kĩ trước để giải thích về các ứng dụng trong cuộc sống. năng đã học 17. Nêu được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng khi sử dụng chất có nồng độ cồn trong bản báo cáo nhóm. Phẩm chất chủ yếu 18. Báo cáo kết quả thực hành đúng với thực nghiệm khi tiến hành thí Trung thực nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm. 19. Điều chỉnh được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ Trách sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng khi sử dụng chất có nồng độ nhiệm cồn. Năng lực chung 20. Chia sẻ, hỗ trợ, trao đổi với các thành viên theo cặp (trong các hoạt Giao tiếp và động trên lớp) hoặc các thành viên trong nhóm (trong hoạt động viết báo hợp tác cáo và lên men rượu) để đạt được kết quả hoạt động nhóm tốt nhất. Giải quyết 21. Thực hiện quá trình lên men rượu. vấn đề và sáng tạo II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Học liệu: SGK hoá học 11, quy trình sản xuất rượu (web), video clip về lịch sử tìm ra rượu (TED), tài liệu học tập do GV thiết kế. - Dụng cụ và hoá chất: Thí nghiệm Hoá chất Dụng cụ - Dung dịch copper (II) sulfate. - Ống nghiệm. 1. Glycerol tác dụng với - Dung dịch Sodium - Giá đỡ ống nghiệm. Cu(OH)2 hydroxide. - Pipet Pasteur. - Dung dịch glycerol. - Kẹp ống nghiệm. 2. Oxi hoá ethanol bằng - Dung dịch Ethanol - Đèn cồn. CuO - Dây copper
- III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài (15 phút) a) Mục tiêu Hoạt động này giúp HS: + Nhận thức được lịch sử phát triển lâu đời của rượu và tầm quan trọng của rượu trong văn hoá của các quốc gia. + Nhận thức được sự thân thuộc của alcohol trong đời sống. + Nêu được một trong những cách để tạo ra alcohol đơn giản nhất đó là lên men các loại đường. Trình bày được khái niệm của sự lên men (theo cách hiểu đơn giản của bản thân). + Trình bày phương pháp chưng cất và giải thích được tại sao có thể dùng phương pháp chưng cất để điều chế ra rượu mạnh. + Nêu được vai trò diệt khuẩn của rượu. b) Nội dung - Học sinh xem video: “Rượu Được Khám Phá ra Như Thế Nào? | Nguồn Gốc của Rượu | Lược Sử về Rượu” và trả lời các câu hỏi: + Quá trình lên men diễn ra như thế nào? + Con người tạo ra đồ uống lên men từ bao giờ? + Kể ra 02 quốc gia với loại thức uống lên men đặc trưng của nước họ (hoặc nguyên liệu làm nên loại thức uống đó). + Ngày trước khi nhận thấy nồng độ rượu trong thức uống còn khá thấp, người ta đã dùng phương pháp nào để tạo ra rượu “mạnh” hơn? Phương pháp đó được tiến hành như thế nào và dựa trên cở sở nào? + Rượu “mạnh” dùng để làm gì? + Tại sao trong các chuyến khám phá đường dài, trong các cuộc phát kiến địa lí, người ta thường thêm rượu vào nước uống? c) Sản phẩm HS nêu được sơ lược những ý sau đây: + Các loại đường trong trái cây chín thu hút các sinh vật cực nhỏ gọi là nấm men. Nấm men hấp thụ các loại đường này và nhớ vào các quá trình sinh hoá mà giải phóng ra ethanol, đây gọi là quá trình lên men. + Không ai biết chính xác khoảng thời gian mà con người đã tạo ra đồ uống có cồn (tức là rượu đã xuất hiện từ rất rất lâu và ăn sâu vào văn hoá của các quốc gia trên thế giới). + Một số quốc gia với đồ uống đặc trưng: . Nhiều quốc gia châu Á lên men rượu từ gạo: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản (Sake), Hàn Quốc – Triều Tiên (Soju). . Ai cập: bia. . Hy lạp và Rome: rượu vang (lên men từ quả nho). . Nam Mỹ: lên men từ ngũ cốc và thảo mộc. . Mexico: nhựa cây xương rồng. . Đông Phi: chuối và cọ.
- 4 + Phương pháp để tạo ra rượu nguyên chất hơn (thực chất ra tách rượu ra khỏi nước) đó là chưng cất. Ở phương pháp này, dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ sôi giữa nước và rượu, người ta đun sôi rượu sau đó dẫn hơi rượu qua hệ thống làm lạnh, để ngưng tụ lại dưới dạng chất lỏng. + Sau đó, rượu “mạnh” được dùng để: chữa bện trong y học, trao đổi hàng hoá, xuất khẩu sang các quốc gia khác,… + Trong các chuyến khám phá đường dài, trong các cuộc phát kiến địa lí, người ta thường thêm rượu vào nước uống để bảo quản nước lâu hơn vì rượu có khả năng sát khuẩn. d) Tổ chức thực hiện - GV đưa ra các câu hỏi thảo luận lên slide trình chiếu. - GV cho học sinh xem video “lược sử về rượu” (thời lượng 4 phút). - GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi (theo nhóm 2-3 HS) trên padlet. - GV xem và nhận xét một số ý trả lời trên padlet và chốt lại hoạt động bằng các ý bên trên phần nội dung với các ý chính như sau: + Rượu có nhiều vai trò quan trọng trong văn hoá của các quốc gia. + Quá trình lên men. + Phương pháp chưng cất. + Vai trò diệt khuẩn. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (90 phút) 2.1. Hoạt động 2.1: Hình thành khái niệm alcohol a) Mục tiêu - Nêu được khái niệm alcohol; khái niệm về bậc của alcohol. - Phân biệt được alcohol với các hợp chất hữu cơ khác. - Chỉ ra được bậc của alcohol trong các hợp chất cụ thể. b) Nội dung - HS tự khai thác SGK để phát biểu khái niệm alcohol; Khái niệm bậc của alcohol. - HS chỉ ra alcohol trong bài vận dụng và phân loại alcohol, trả lời câu hỏi và nhận điểm cộng khuyến khích từ GV. Tổ chức thực hiện Sản phẩm - GV yêu cầu HS nhắc lại CTCT của I. Khái niệm ethylic alcohol đã học ở lớp 9 và nhận xét - Khái niệm alcohol: alcohol là hợp chất xem nhóm chức của alcohol. hữu cơ có nhóm -OH (hydroxyl) liên kết - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu khái trực tiếp với carbon no. niệm alcohol, nhấn mạnh việc nhóm -OH VD: CH3OH, C2H5OH, CH2=CH – CH2 – phải liên kết với carbon no. OH, C6H5 – CH2 – OH,… - GV yêu cầu HS chỉ ra các alcohol trong - Bậc của alcohol = bậc của carbon liên kết các hợp chất sau: trực tiếp với nhóm -OH. (1) CH3 – OH VD: (2) CH3 – CH2 – OH Alcohol bậc Alcohol bậc 2 Alcohol (3) 1 bậc 3 (4) CH2 = CH – OH CH3CH2OH CH3CH(OH)CH3 (CH3)3C (5) CH2 = CH – CH2 – OH
- (6) - OH (7) (8) Đáp án: 1, 2, 3, 5, 7, 8 (alcohol 3 chức). - GV yêu cầu HS giải thích các trường hợp (4), (6) tại sao không phải là alcohol: + (4): nhóm -OH liên kết với một carbon không no => không bền. + (6): nhóm -OH liên kết với một carbon thơm => phenol, sẽ học ở bài sau. - GV yêu cầu HS phân loại các alcohol trên: + Alcohol đơn chức: . Alcohol no, đơn chức: 1, 2, 3. . Alcohol không no, đơn chức: 5. . Alcohol thơm, đơn chức: 7. + Alcohol no, đa chức: 8. - GV: ngoài ra người ta còn phân loại alcohol dựa theo bậc của chúng. - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bậc của carbon (diễn đạt bằng lời của HS không cần giống nguyên văn SGK): bậc của một carbon trong mạch bằng số carbon liên kết với carbon đó hoặc một carbon liên kết với bao nhiêu carbon xung quanh thì có bậc bấy nhiêu. - GV nêu khái niệm bậc của alcohol. - GV yêu cầu HS xác định bậc của các alcohol sau: Alcohol Alcohol bậc 2 Alcoho bậc 1 l bậc 3 CH3CH2O CH3CH(OH)CH (CH3)3 H 3 C - OH 2.2. Hoạt động 2.2: Thiết lập CTPT tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; tìm hiểu về đồng phân và danh pháp của alcohol a) Mục tiêu - Trình bày được cách thiết lập và công thức của alcohol no, đơn chức, mạch hở. Chỉ ra được 5 alcohol đầu tiên của dãy đồng đẳng này. - Viết được công thức cấu tạo dạng thu gọn các đồng phân alcohol của các chất có công thức phân tử là CH4O, C2H6O, C3H8O, C4H10O, C5H12O (đưa vào phần củng cố).
- 6 - Nêu được quy tắc chung để gọi tên alcohol theo danh pháp thay thế, gọi được chính xác tên của các alcohol có CTPT là CH4O, C2H6O, C3H8O, C4H10O, C5H12O (đưa vào phần củng cố). - Gọi được tên thường đối với một số alcohol thường gặp (CH 3OH, C2H5OH, 2 dạng của C3H7OH). b) Nội dung - HS làm việc cá nhân (có thể trao đổi với bạn bên cạnh) thiết lập CTPT của alcohol no, đơn chức, mạch hở (alkanol) thông qua công hỏi gợi ý của GV. - HS hoạt động nhóm để viết đồng phân và gọi tên các alcohol từ CH4O đến C4H10O. Tổ chức thực hiện Sản phẩm
- - GV vấn đáp để cùng HS: II. Đồng đẳng – đồng phân – danh + Nhắc lại CTPT tổng quát của alkane: pháp CnH2n+2. 1. Dãy đồng đẳng alcohol no, đơn + Nhắc lại nguyên tắc cứ thêm 1 liên kết π chức, mạch hở vào trong phân tử thì bớt đi 2 hydrogen. CTPT tổng quát của alcohol no, đon + Và trong alcohol no, đơn chức, mạch hở chức, mạch hở: CnH2n+2O hoặc CnH2n+1OH thì không có liên kết π. (n1). + Vậy từ đó có thể suy ra CTPT tổng quát Dãy đồng đẳng alcohol no, đon chức, của các alcohol no, đơn chức, mạch hở là mạch hở: CH4O (CH3OH), C2H6O CnH2n+2O hoặc CnH2n+1OH (n1) – giống như (C2H5OH), C3H8O, C4H10O,… alkane thêm oxygen vào. 2. Đồng phân - GV yêu cầu học sinh nhìn CTPT của các Đồng phân alcohol: đồng phân mạch alcohol no, đơn chức, mạch hở ở ví dụ và carbon, đồng phân vị trí nhóm -OH. so sánh với CTPT chung của các alcohol CH4O no, đơn chức, mạch hở => vậy đây cũng là methanol (methylic alcohol) một cách để rút ra CTPT tổng quát. - GV yêu cầu HS liệt kê 5 alcohol no, đơn chức, mạch hở đầu dãy đồng đẳng. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đã chia trước, GV phát bảng nhóm (mỗi nhóm 2 bảng dạng ngắn). GV yêu cầu: + HS viết các đồng phân alcohol với các CTPT CH4O đến C4H10O. + Gọi tên thay thế của tất cả các đồng phân trên. + Gọi tên thông thường của các alcohol có CTPT từ CH4O đến C3H8O. C2H6O + Chỉ ra bậc của từng alcohol (cho thêm ethanol (ethylic alcohol) để luyện tập, tuỳ theo lớp mà cân nhắc). - Sau khi hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm mang bảng của mình gắn lên bảng lớn ở vị trí đã quy định sẵn. GV chữa thật kĩ bảng nhóm đầu tiên (hướng dẫn cách viết đồng phân theo sườn carbon sau đó điền nhóm -OH, giải thích những điểm quan trọng trong cách gọi tên thay thế, cũng như tên thông thường, chỉ ra những điểm sai và chữa lại cho đúng). Những bảng nhóm tiếp theo GV chỉ nhận xét C3H8O đúng/sai. GV cho điểm cộng tương ứng với propan-1-ol (propylic alcohol) những điểm mà nhóm đã làm được. - GV yêu cầu HS chữa bài vào phiếu học propan-2-ol tập. (isopropylic alcohol)
- 8 2.3. Hoạt động 2.3. Tìm hiểu tính chất vật lý của alcohol a) Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước). - Giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hoà tan trong nước của các alcohol. b) Nội dung - HS tự đọc SGK và ghi chú lại một số tính chất vật lý quan trọng của alcohol. - HS nhớ lại kiến thức về liên kết hydogen (hoá học 10), kèm theo hình ảnh minh hoạ ở SGK, thích tại sao alcohol tan nhiều trong nước, cũng như có nhiệt độ sôi khá cao. Tổ chức thực hiện Sản phẩm - GV yêu cầu HS mô tả lại về liên kết III. Tính chất vật lí hydrogen đã học ở hoá học lớp 10. - Nhìn chung, nhiệt độ sôi và khối lượng - GV yêu cầu HS vẽ mô phỏng liên kết riêng của các alcohol tăng và độ tan trong hydrogen giữa các phân tử alcohol với nước của alcohol giảm theo chiều tăng của nhau và giữa phân tử alcohol với phân phân tử khối. tử nước. - Các alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn các - HS giải thích về nhiệt độ sôi cao và hydrocarbon có phân tử khối tương ứng hoặc độ tan trong nước của alcohol dựa vào các ether đồng phân của nó, là do có liên kết liên kết hydrogen vừa vẽ. hydrogen giữa các phân tử alcohol với nhau. - Các alcohol tan nhiều trong nước, do các phân tử alcohol và các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với nhau. 2.4. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu tính chất hoá học của alcohol a) Mục tiêu - Trình bày được tính chất hoá học của alcohol: + Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH: phản ứng thế với kim loại Na (phản ứng chung của ROH) và phản ứng thế với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng của Glycerol. + Phản ứng tạo tách nước tạo thành alkene hoặc ether. + Phản ứng oxi hoá alcohol bậc I, bậc II thành aldehyde, ketone bằng CuO. + Phản ứng đốt cháy alcohol no, đơn chức, mạch hở. b) Nội dung - HS chia cặp thảo luận với bạn cùng bàn về các phản ứng của alcohol. - HS quan sát thí nghiệm, rút ra hiện tượng, giải thích và viết phương trình hoá học. - HS lấy ví dụ ở từng phản ứng. Tổ chức thực hiện Sản phẩm - GV yêu cầu HS viết lại phản ứng IV. Tính chất hoá học C2H5OH tác dụng với Na (đã học ở lớp 1. Phản ứng với kim loại kiềm 9), nếu HS quên thì có thể gợi ý là phản ROH + Na RONa + ½ H2 ứng thế hydrogen và yêu cầu HS dự VD: C2H5OH+Na C2H5ONa + ½ H2
- đoán xem hydrogen nào sẽ bị thay thế (Sodium ethanolate). (gợi ý dựa vào tính phân cực của liên + Phản ứng nhận biêt alcohol với các kết, độ âm điện của carbon, oxygen và hydrocarbon và eter. hydrogen). + Chứng minh hydrogen của nhóm –OH linh - GV: các alcohol đều có chứa nhóm-OH động. vậy phản ứng xảy ra tương tự. - HS rút ra nhận xét tổng quát: Natri sẽ thay thế hydrogen của nhóm –OH, và đồng thời tạo ra khí hydrogen. - GV hướng dẫn HS đọc tên sản phẩm và nhận xét về phản ứng “phản ứng nhận biết alcohol với các hydrocarbon và eter và chứng minh alcohol có hydrogen linh động.” - Tuỳ theo lớp mà GV có thể mở rộng phản ứng thế natri với glycerol và ethylene glycol. - GV đặt câu hỏi: Alcohol không phản 2. Phản ứng của polyalcohol với Cu(OH)2 ứng với NaOH, vậy C2H5OH và + Điều kiện phản ứng: alcohol phải có 2 C3H5(OH)3 có phản ứng với Cu(OH)2 nhóm –OH liền kề nhau. không? Phương trình phản ứng: - HS dự đoán: có hoặc không 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2Cu + + Có phản ứng vì glixerol có tới 3 2H2O. cacbon nhiều hơn ancol etylic chỉ có 2 copper(II) glycerate cacbon. + Hiện tượng: kết tủa xanh lam bị hoà tan, + Có phản ứng vì glixerol có 3 hidro linh tạo dung dịch xanh thẫm. động. + Nhận biết các alcohol có 2 nhóm –OH liền + Có phản ứng vì có 3 nhóm -OH, ancol kề nhau. etylic chỉ có 1 nhóm -OH… + Không phản ứng vì ancol không phải là acid,.. - GV chia nhóm làm thí nghiệm (có thể chia từ những tiết trước, hoặc từ đầu năm học), tuỳ vào cơ sở vật chất của trường mà chia nhóm, cố gắng đảm bảo sao cho không quá 6 HS/nhóm. - GV phát bộ dụng cụ thí nghiệm cho từng nhóm HS. - HS tiến hành thí nghiệm: + Lấy 3 ống nghiệm: Cho 1 giọt CuSO 4 vào ống nghiệm, sau đó cho 2 – 3 giọt NaOH vào, lắc nhẹ. Cho HS quan sát. + Ống 1: Cho 2 – 3 giọt ethanol vào ống
- 10 nghiệm, lắc nhẹ. + Ống 2: Cho 2 – 3 giọt glycerol vào ống nghiệm, lắc nhẹ. + Ống 3: Để đối chứng. - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét sự thay đổi màu sắc của dung dịch ở 3 ống nghiệm. - HS sẽ trình bày cách tiến hành thí nghiệm vào giấy A2 trong thời gian 8 phút, sau đó treo trên góc bảng. - HS nhận xét khả năng phản ứng của các ancol của Cu(OH)2? - GV: Tại sao glixerol phản ứng được với Cu(OH)2 còn ancol etylic thì không phản ứng. HS trao đổi, có thể dựa vào phương trình phản ứng mà GV đã chiếu trên màn hình, từ đó HS đưa ra lập luận của mình. - GV giải thích hiện tượng cho HS và hướng dẫn HS viết phương trính phản ứng: “Kết tủa Copper(II) hydroxide có phản ứng với glycerol tạo sản phẩm phức có màu xanh đặc trưng”. - Yêu cầu HS làm bài tập vận dụng: phân biệt các hợp chất hữu cơ sau bằng phương pháp hoá học: C2H5OH, C3H5(OH)3, CH3 – O – CH3. - GV yêu cầu HS nhắc lại 3 tính chất hoá 3. Phản ứng tách nước nội phân tử học đặc trưng của H2SO4 đặc: tính axit, 1 phân tử Alcohol alkene + H2O tính oxi hoá, tính háo nước. - GV: trong alcohol có chứa oxygen, vậy + Nguyên tắc: nhóm -OH được tách ra cùng khi cho alcohol tiếp xúc với H2SO4 đặc với nguyên tử hydrogen của carbon bên cạnh, thì điều gì xảy ra? => alcohol sẽ bị tách sau đó nối đôi được hình thành giữa hai nước. nguyên tử carbon đó. - GV trình bày cho HS biết: “các alcohol VD: CH3CH2OH dưới xúc tác của sulfuric acid đặc, ở CH2=CH2 (ethylene) + H2O. nhiệt độ cao từ 170OC trở lên thì có thể CH3CH(OH)CH3 CH3CH=CH2+ H2O. tách OH cùng H của carbon bên cạnh tạo + Quy tắc Zaitsev: nhóm -OH được tách ra thành nối đôi.”. cùng với nguyên tử hydrogen của carbon bậc - GV hướng dẫn HS viết phương trình cao hơn đó là hướng tạo ra sản phẩm chính. minh hoạ (GV vẽ rõ cơ chế phản ứng). VD: - GV yêu cầu HS viết VD tương tự với propan-2-ol và gọi tên sản phẩm tạo
- thành - GV đưa ra trường hợp butan-2-ol (có hai hydrogen để tách ra vậy vấn đề là tách hydrogen nào sẽ tạo sản phẩm chính). - GV yêu cầu HS phát biểu quy tắc Zaisev (HS đã học ở tách hydrogen halide) là áp dụng quy tắc này với trường hợp của butan-2-ol. - GV: Phản ứng xảy ra khi có sulfuric 4. Phản ứng tách nước liên phân tử acid đặc và đun nóng khoảng 1400C đến ROH + HOR’ R-O-R’ 1500C. GV vẽ rõ cơ chế phản ứng. Viết (ether) + H2O ví dụ dehydrate từ 2 phân tử ethanol. - GV yêu cầu HS viết ví dụ dehydrate VD: C2H5 – OH + HO – C2H5 hoá từ hai phân tử alcohol khác nhau: C2H5 – O – C2H5 + H2O. methanol và ethanol. GV chữa bài. diethyl ether - GV hướng dẫn HS gọi tên sản phẩm CH3CH2OH + HOCH3 tạo thành. CH3CH2 – O – CH3 + H2O. ethyl methyl ether - GV biểu diễn thí nghiệm cho HS quan 5. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn sát: đem đốt nóng sợi dây đồng cho có alcohol với CuO màu đen. Sau đó đem nhúng vào ethanol Alcohol bậc 1 Aldehyde rồi quan sát màu sợi dây đồng. VD: CH3CH2OH + CuO → CH3CH=O + - GV yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi Aldehyde acetic màu sắc của sợi dây đồng. Cu + H2O - GV gợi mở cho HS màu đỏ là màu của Alcohol bậc 2 Ketone đồng nguyên chất và màu đen là màu dimethyl ketone - của copper (II) oxide => chứng tỏ: acetone alcohol đã phản ứng với copper (II) oxide tạo ra đồng kim loại. - GV hướng dẫn HS viết phương trình Alcohol bậc 3: không phản ứng phản ứng, GV vẽ rõ cơ chế phản ứng. - GV hướng dẫn HS gọi tên các sản phẩm tạo thành. - GV yêu cầu HS giải thích tại sao alcohol bậc 3 không bị oxi hoá bởi CuO. - GV phát bộ dụng cụ thí nghiệm cho 6. Đốt cháy alcohol no đơn chức, mạch hở từng nhóm HS. CnH2n+2O + 3n/2 O2 → nCO2 + (n+1)H2O. - HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của Khi đốt cháy alcohol no, đơn, hở: GV: + + Nhỏ 2-3ml ethanol lên mặt kính đồng + hồ. + Dùng que diêm đốt ethanol trên mặt kính đồng hồ.
- 12 + Quan sát hiện tượng xảy ra. - GV yêu cầu HS mô tả màu ngọn lửa khi ethanol cháy và lượng nhiệt toả ra: ethanol cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt và toả rất nhiều nhiệt. - GV: do đó không để ethanol gần lửa và cẩn thận khi sử dụng đèn cồn trong phòng thí nghiệm. - GV cho HS viết phương trình tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở. - GV cùng với HS cân bằng phương trình. - GV cho HS nhận xét về số mol CO 2 và H2O. Rút ra kết luận. - GV yêu cầu HS trở lên phần mở đầu của của tính chất hoá học và hoàn thành sơ đồ TCHH của alcohol. 2.5. Hoạt động 2.5: Khám phá quá trình điều chế alcohol a) Mục tiêu - Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hoá ethylene, lên men tinh bột; điều chế glycerol từ propylene. b) Nội dung - HS tự đọc SGK, thảo luận theo cặp thực hiện các hoạt động học tập Tổ chức thực hiện Sản phẩm - GV yêu cầu HS viết phản ứng hydrate V. Điều chế hoá etylene (kiến thức cũ). 1. Điều chế ethanol a) Từ etylene - HS nhớ lại đoạn video xem ở đầu tiết CH2 = CH2 + H2O CH3CH2OH học, alcohol còn được điề chế bằng b) Từ tinh bột phương pháp lên men tinh bột, ngũ cốc, (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 hoa quả. C6H12O62C2H5OH + 2CO2 - GV giới thiệu quá trình lên men tinh bột trải qua hai giai đoạn. GV giải thích đường glucose có nhiều trong trái cây chín. - GV đặt vấn đề: rượu điều chế từ gạo thường bị lẫn với nước, người ta tách rượu và nước ra như thế nào (phương pháp chưng cất). 2. Điều chế glycerol từ propylene - GV giới thiệu quá trình điều chế glycerol từ propylene.
- 2.6. Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về ứng dụng của alcohol và một số vấn đề trong sử dụng bia rượu a) Mục tiêu - Trình bày được ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; Nêu được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng. b) Nội dung - HS thảo luận theo cặp và thực hiện theo yêu cầu của GV. Tổ chức thực hiện Sản phẩm VI. Ứng dụng và một số vấn đề - GV đưa ra một số hình ảnh ứng dụng của ethanol trong sử dụng bia rượu và yêu cầu HS nêu lên các ứng dụng đó. 1. Một số ứng dụng của ethanol Rượu, nước giải khát, ẩm thực. Dung môi, xăng E5. - GV giới thiệu video nói về tác hại của bia rượu: Dược phẩm, sát khuẩn. https://www.youtube.com/watch?v=2v_S60Hp6pY 2. Một số vấn đề khi sử dụng bia - GV yêu cầu nhóm HS (5-7 HS) viết báo cáo (khổ rượu giấy 4-5 trang A4, có kèm hình ảnh minh hoạ) về một vấn đề khi sử dụng bia rượu: tác hại của bia rượu, sử dụng rượu giả, ảnh hưởng của rượu đến sức khoẻ, rượu bia và an toàn giao thông,… chủ đề do HS tự chọn (bài báo cáo này chiếm 50% trọng số điểm). 3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (20 phút) a) Mục tiêu - Vận dụng các kiến thức đã học về tính chất hoá học của alcohol để hoàn thành các phương trình hoá học và các nhiệm vụ được giao trong các bài tập. b) Nội dung - HS hoàn thành các bài tập theo cặp hoặc nhóm 4HS (tuỳ theo tình hình lớp). Bài tập 1: Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau (nếu có), chỉ rõ sản phẩm chính và sản phẩm phụ (nếu có nhiều sản phẩm cùng tạo thành). 1) Methylic alcohol tác dụng với natri. 2) Dehyrate hoá pentan-2-ol (H2SO4 đặc, 170oC) + gọi tên sản phẩm tạo thành. 3) Dehyrate hoá methanol (H2SO4 đặc, 140oC) + gọi tên sản phẩm tạo thành. 4) Oxi hoá methylic alcohol bằng CuO + gọi tên sản phẩm tạo thành. 5) Oxi hoá 2-methylpropan-2-ol bằng CuO. 6) Lên men glucose để thu được ethanol. Bài tập 2: CỒN NGUYÊN CHẤT CÓ KHẢ NĂNG SÁT TRÙNG TỐT HƠN CỒN Y TẾ?
- 14 Cồn y tế là dung dịch ancol ethylic trong nước có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chất. Thực tế là cồn 75o có khản năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75 o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75 o thì hiệu quả sát trùng kém. Do đó, cồn nguyên chất không có khả năng sát trùng. Câu hỏi 1: So sánh khả năng sát trùng của cồn y tế và cồn nguyên chất. Giải thích. Câu hỏi 2: Trên nhãn chai cồn y tế ghi “ Cồn 70o”. Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây? A. Cồn này sôi ở 70oC. B. 100 ml cồn trong chai có 70 mol cồn nguyên chất. C. 100 ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất. D. Trong chai cồn có 70 ml cồn nguyên chất. Câu hỏi 3: Tại sao khi cho ethanol vào nước thì thể tích hỗn hợp thu được lại giảm so với tổng thể tích hai chất ban đầu? Câu hỏi 4: Với 200 ml rượu 75o và nước cất đủ dùng cùng dụng cụ đo thể tích cần thiết có thể pha chế được bào nhiêu ml rượu 30o? Hãy trình bày cách pha (hãy xem độ hụt thể tích là không đáng kể). c) Sản phẩm Bài tập 1: Bài tập 2: Câu hỏi 1: - Cồn y tế có khả năng sát trùng vì có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. - Cồn nguyên chất không có khả năng sát trùng vì làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Câu hỏi 2: Đáp án C Câu hỏi 3: Do liên kết hidro mạnh hơn giữa nguyên tử oxi tích điện âm của ethanol và hidro tích diện dương của nước làm các phân tử ethanol và nước gần nhau hơn trong dung dịch so với các phân tử ethanol – ethanol và nước – nước ban đầu. Câu hỏi 4: - Thể tích ancol ethylic nguyên chất có trong 200 ml rượu 75o là: - Gọi x là thể tích rượu 30o pha được, thể tích ethanol nguyên chất cần dùng là: - Vậy . Giải được x = 500 ml. * Cách pha: Lấy 200 ml rượu 75 o cho vào bình định mức dung tích 500 ml, thêm nước cho đủ. d) Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và hoàn thành bài tập được giao trong vòng 10 phút. - Sau đó, GV gọi HS lên bảng làm và chữa bài tập: + Đối với bài tập 1: GV cần nói rõ mỗi câu là phản ứng gì của alcohol, nhắc lại phần lý thuyết đã học bên trên. + Đối với bài tập 2: GV lưu ý giải thích rõ các cơ sở để đoán CTCT hợp chất hữu cơ. - GV cho HS điểm cộng khi làm đúng.
- 4. Hoạt động 4: Mở rộng (10 phút) a) Mục tiêu - Vận dụng kiến thức về sự lên men vào thực tế. b) Nội dung - Nhóm HS tiến hành lên men rượu từ một loại quả mà HS yêu thích. c) Sản phẩm - Chai rượu trái cây kèm theo bảng thành phần và quy trình (trang trí theo ý tưởng của nhóm). (sản phẩm này này chiếm 50% trọng số điểm). d) Tổ chức thực hiện - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: mỗi nhóm HS lựa chọn một loại quả yêu thích, sau đó lên men quả đó để thu được rượu tương ứng. Đính kèm với mỗi chai rượu là họ tên HS và bảng thành phần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 23 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit nitric - muối nitrat
20 p | 14 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 41+42 - Anken
13 p | 18 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề: Hợp chất của cacbon
21 p | 19 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 12+13: Amoniac và muối amoni
10 p | 22 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 64+65: Axit cacboxylic
14 p | 22 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 6+7: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
14 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 16: Photpho
9 p | 17 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Sự điện li
9 p | 21 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ
11 p | 16 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
14 p | 14 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 23: Cacbon
8 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của silic
10 p | 26 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 49+50: Ankin
12 p | 20 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 24 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 37+38 - Ankan
13 p | 9 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn