intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án lớp 4: ĐẠO ĐỨC: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Chia sẻ: Abcdef_13 Abcdef_13 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

188
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động. - Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động.II. Đồ dùng dạy học :- Một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.III. Hoạt động dạy học :

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án lớp 4: ĐẠO ĐỨC: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

  1. KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐẠO ĐỨC (T 20) : I. M ục tiêu : Giúp HS - Hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những ngư ời lao động. - Hiểu sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn ngư ời lao động. II. Đồ dùng dạy học : - Một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động. III. Hoạt động dạy học : TIẾT 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của tr ò * Hoạt động 1 - Yêu cầu các nhóm thảo luận cặp đôi, nhận xét và - Tiến hành thảo luận nhóm đôi. giải thích về các ý kiến, nhận định sau : - Các nhóm trình bày kết quả : + Với mọi người lao động, chúng ta đều phải - Đúng chào hỏi lễ phép. + Giữ gìn sách vở, đồ dùng và đồ chơi. - Đúng + Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác. - Sai + Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi. - Sai + Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người - Đúng lao động. * Hoạt động 2: Trò chơi “ Ô chữ kỳ diệu ”. - GV phổ biến luật chơi - GV tổ chức cho HS chơi thử. - HS tham gia chơi - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét - Kết luận: Người lao động những người làm ra - HS lắng nghe. của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng, biết ơn đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng. * Hoạt động 3 - Yêu cầu HS trong 5 phút, trình bày dưới dạng kể, - HS tiến hành thực hiện. hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất. - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu đọc ghi nhớ. - 1 – 2 HS đọc.
  2. ĐỊA LÝ (T 20) : ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. M ục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng : - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ và hệ thống kênh rạch chính trên bản đồ Việt Nam. - Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ. - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích bản đồ. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ địa lý Việt Nam. - Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ. III. Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của tr ò * Giới thiệu bài mới * Hoạt động 1 - Yêu cầu quan sát lược đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, thảo luận cặp đôi , trả lời câu hỏi sau : - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. 1. Đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp nên ? 2. Em có nhận xét gì về diện tích đồng bằng Nam Bộ (so sánh với diện tích đồng bằng Bắc Bộ). 3. Kể tên một số vùng trũng do ngập nước thuộc đồng bằng Nam Bộ. 4. Nêu các loại đất có ở đồng bằng Nam Bộ. - HS dư ới lớp lắng nghe, bổ sung. - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS quan sát, tổng hợp ý kiến, - Yêu cầu HS hoàn thiện các nội dung vào sơ đồ hoàn thiện sơ đồ. sau : Đồng bằng Nam Bộ Đất Diện tích Nguồn gốc hình thành Do phù sa Đồng Đất phù của hệ bằng có sa, đất thống sông d iện tích chua, Mê Công lớn nhất đất mặn và Đồng nước ta Nai bồi đắp lên - 2 – 3 HS nhìn vào sơ đồ vừa trình bày lại các nội dung chính về đồng bằng Nam Bộ vừa chỉ trên bản đồ. * Hoạt động 2 - Tiến hành thảo luận nhóm, trả lời - Yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau : câu hỏi. Quan sát hình 2, em hãy :
  3. 1. Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ. 2. Hãy nêu nhận xét về mạng lưới sông, kênh rạch đó. - Hỏi: Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể suy ra được những gì về đặc - 3 – 4 HS trả lời. điểm đất đai của đồng bằng Nam Bộ ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - HS các nhóm nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS điền và hoàn thiện vào sơ đồ sau : - HS nhìn sơ đồ trình bày đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch và nêu tên Đồng bằng Nam Bộ một vài con sông lớn của đồng bằng Nam Bộ. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, d ày đ ặc - GV có thể giảng bài thêm kiến thức về mạng lưới - Lắng nghe, ghi nhớ. sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ như SGK. * Hoạt động 3: Trò chơi: “ Ô chữ kỳ diệu ” - HS tham gia chơi. - GV đưa ra ô chữ với những lời gợi ý có nội dung kiến thức bài học. - GV phổ biến luật chơi. - GV tổ chức cho HS chơi - GV nhận xét. - Yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ sau : - Hoàn thiện sơ đồ : Đồng bằng Nam Bộ Do phù sa của hệ thống sông Đồng bằng có Đất phù sa, Sông ngòi, d iện tích lớn đất chua, kênh rạch Mê Công và Đồng Nai bồi nhất nước ta đ ất mặn chằng chịt đ ắp nên - 4 – 5 HS nhìn sơ đồ, trình bày những kiến thức đã học về đồng bằng Nam Bộ. - H S dưới lớp nhận xét, bổ sung.
  4. THỂ DỤC: ÔN DI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI I. M ục tiêu : - Ôn di chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Trò chơi “Thăng bằng:. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm - Phương tiện : - Trên sân trường dọn vệ sinh nơi tập, GV chuẩn bị còi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của tr ò * Hoạt động 1 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - HS chạy chậm theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. - Tập bài thể dục phát triển chung: 1 lần 4  8 nhịp. - Trò chơi. * Hoạt động 2 - GV ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo 1- - HS tập luyện dưới sự chỉ huy của cán sự, GV nhắc nhở, sửa sai cho 4 hàng dọc, HS. - Ôn di chuyển hướng phải trái. Chia lớp th ành các - Các tổ trư ởng điều khiển tổ của mình tập. tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. + Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc và di chuyển hướng phải trái. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS tham gia chơi. Trò chơi: “Thăng bằng” - GV có thể thay đổi hình thức, đưa thêm quy định cho trò chơi thêm phần sinh động. * Hoạt động 3 - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - Đi thường theo nhịp và hát. - Đứng tại chỗ thực hiện thả lỏng, hít thở sâu. - GV cùng HS hệ thống bài học và nhận xét. - GV giao bài tập về nhà ôn động tác đi đều
  5. THỂ DỤC: ÔN LUYỆN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG” I. M ục tiêu : - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi “Lăn bóng”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm - Phương tiện : - Trên sân trường dọn vệ sinh nơi tập, GV chuẩn bị còi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của tr ò * Hoạt động 1 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - HS đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Khởi động các khớp. - Đi đều theo 1 - 4 hàng dọc. - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. * Hoạt động 2 : Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. - GV cho HS khởi động kỹ các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, khớp vai, hông. - GV nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao - HS đứng tại chỗ, chụm hai chân dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để bật nhảy không có dây một vài lần HS nắm được. rồi mới nhảy có dây. - GV chia HS thành từng nhóm tập để các nhóm luân phiên nhau tập. - GV thường xuyên sửa sai cho HS. Trò chơi: “Lăn bóng” - HS tham gia chơi. - GV phổ biến lại cách chơi và cho các em chơi chính thức. - GV chia thành các tổ để chơi và có thi đua. - GV nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 3 - HS thực hiện theo hướng dẫn của - Đi thường theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay. GV. - GV cùng HS hệ thống bài học. - GV giao bài tập về nhà ôn nội dung nhảy dây đã học.
  6. MỸ THUẬT (T 20) VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY HỘI QUÊ EM I. M ục tiêu : - HS hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích. - HS thêm yêu quê hương, đất nước qua các hoạt động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam. II. Hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài mới * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài - GV yêu cầu HS xem tranh, ảnh ở trang 46, 47 SGK để các em nhận ra : + Trong ngày hội có nhiều hoạt động khác nhau. + Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng. - GV gợi ý cho HS nhận xét các hình ảnh, màu sắc … của ngày hội và yêu cầu các em kể về ngày hội ở quê mình. - GV tóm tắt: + Ngày hội có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội đông vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ. + Em có thể tìm chọn một hoạt động của lễ hội ở quê hương để vẽ tranh. * Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh - GV gợi ý HS: + Chọn một ngày hội ở quê hương mà em thích để vẽ. + Có thể chỉ vẽ một hoạt động của lễ hội. + Hình ảnh chính của lễ hội phải phải thể hiện rõ nội dung và hình ảnh phụ phải phù hợp với cảnh ngày hội. - Yêu cầu HS: + Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích. Màu sắc phải tươi vui, rực rỡ và có đậm, có nhạt. - Cho HS xem một vài tranh về lễ hội. * Hoạt động 3 : Thực hành - Động viên HS vẽ về ngày hội ở quê mình. - Yêu cầu chủ yếu đối với HS là vẽ được những hình ảnh của ngày hội. - Vẽ hình người, cảnh vật sao cho thuận mắt, vẽ đư ợc các dáng hoạt động. - Khuyến khích HS vẽ màu rực rỡ, chọn màu thể hiện được không khí vui tươi của ngày hội. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét một số bài tiêu biểu. - GV bổ sung, cùng HS xếp loại và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. Dặn dò: HS về quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn.
  7. MỸ THUẬT (T 21) ÔN LUYỆN VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN I. M ục tiêu : - HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày. - HS biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích. - HS có ý thức làm đẹp trong học tập và trong cuộc sống. II. Hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài mới * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số đồ vật hoặc hình ảnh minh họa để HS thấy trong cuộc sống có nhiều đồ vật dạng hình tròn được trang trí rất đẹp như : cái khay, cái đĩa … - Yêu cầu HS tìm và nêu ra những đồ vật dạng hình tròn có trang trí. - Giới thiệu một số bài trang trí hình tròn và hình 1, 2 , trang 48 SGK rồi đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về : + Bố cục ( cách sắp xếp hình mảng, hoạ tiết ). + Vị trí của các hình mảng chính, phụ. + Những họa tiết thường được sử dụng để trang trí hình tròn. + Cách vẽ màu - GV bổ sung : + Trang trí hình tròn thư ờng :  Đối xứng qua các trục.  Mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở xung quanh.  Màu sắc làm rõ trọng tâm. Cách trang trí này gọi là trang trí cơ bản. + Có những hình tròn trang trí không theo cách nêu trên nhưng cân đối về bố cục, hình mảng và màu sắc như : trang trí cái đĩa, huy hiệu … gọi là cách trang trí ứng dụng. * Hoạt động 2 : Thực hành - GV bao quát lớp và gợi ý HS : + Vẽ một hình tròn ( vẽ vừa phải, cân đối với tờ giấy ) + Kẻ các đư ờng trục ( bằng bút chì, mờ ) + Vẽ các hình mảnh chính, phụ. + Chọn các hoạ tiết thích hợp vẽ vào mảng chính. + Tìm các hoạ tiết vẽ ở mảng phụ sau sao cho phong phú, vui mắt và hài hoà với họa tiết ở mảng chính. + Vẽ màu ở hoạ tiết chính trước, họa tiết phụ sau rồi vẽ màu nền. - Gợi ý cụ thể với những HS còn lúng túng, động viên những HS khá để các em tìm tòi thêm. * Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá một số bài vẽ về bố cục, hình vẽ màu sắc. - HS xếp loại bài theo ý thích. Dặn dò : Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả.
  8. KHOA HỌC (T 41) ÂM THANH I. M ục tiêu : Sau bài học, HS biết - Nhận biết được những âm thanh xung quanh. - Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. - Nêu được ví dụ và chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh. II. Đồ dùng dạy học : - Ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, ít vụn giấy … III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của tr ò * Hoạt động 1 - GV cho HS nêu các âm thanh mà các em biết. - HS kể - Thảo luận cả lớp: âm thanh nào do con người gây ra, âm thanh nào thường nghe vào sáng sớm … * Hoạt động 2 : Thực hành các cách phát ra âm thanh. - HS tìm cách tạo ra âm thanh cho - Làm việc theo nhóm trên hình 2 trang 82 SGK. - Làm việc cả lớp - Các nhóm báo cáo kết quả làm việc. * Hoạt động 3 : Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh Bước 1: - GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ - HS ( theo nhóm ) làm thí nghiệm nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có “gõ trống” theo hướng dẫn ở SGK. điểm gì chung khi âm thanh được phát ra hay HS thấy được mối liên hệ giữa sự không ? rung động của trống và âm thanh do trống phát ra. Bước 2 : - GV đưa ra các câu hỏi, gợi ý giúp HS liên hệ - Các nhóm báo cáo kết quả. giữa việc phát ra âm thanh với rung động của trống. - GV làm thí nghiệm Bước 3 : - Làm việc cá nhân hoặc theo cặp: - GV giải thích. để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói. - GV lưu ý: Trong đa số các trư ờng hợp, sự rung động này rất nhỏ và ta không thể nhìn thấy trực tiếp. * Hoạt động 4 : Trò chơi: Tiếng gì, ở phía nào thế - HS tham gia chơi. - GV chia HS thành 2 nhóm - Lưu ý : Có thể yêu cầu các nhóm phát hiện ra âm thanh truyền đến từ hư ớng nào.
  9. LỊCH SỬ ( T 21) NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC I. M ục tiêu : Sau bài học, HS biết - Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê. - Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nư ớc quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ. - Nêu được những nội dung của bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nước. II. Đồ dùng dạy học : - Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê. - Phiếu học tập cho HS, các hình minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của tr ò * Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới - GVgọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. hỏi cuối bài 16. - GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS. - GV giới thiệu, ghi đề lên bảng. * Hoạt động 1 - HS đọc thầm SGK, sau đó lần - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi lượt trả lời các câu hỏi của GV : sau : + Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành + Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào ? Ai là lập vào năm 1428, lấy tên nước là người thành lập ? Đặt tên nư ớc là gì ? Đóng đô ở Đại Việt như xưa và đóng đô ở đâu ? Thăng Long + Gọi là Hậu Lê để phân biệt với + Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê? triều Lê do Lê Hoàn lập ở thế kỉ 10 + Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế + Dưới triều Hậu Lê, việc quản lý đất nước ngày càng đư ợc củng cố nào ? và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông. - GV : Vậy, cụ thể việc quản lý đất nước thời Hậu Lê như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê. - GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng cho HS. - HS quan sát sơ đồ, sau đó nghe giảng và trình bày lại sơ đồ về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Lê.
  10. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THỜI HẬU LÊ Vua (Thiên tử) Các bộ Viện Đạo Phủ Huyện Xã - GV : Dựa vào sơ đồ, tranh minh họa số 1, và nội - HS cùng tìm hiểu, trao đổi với dung SGK hãy tìm những sự việc thể hiện dưới nhau và trả lời: Vua là ngư ời đứng triều Hậu Lê, vua là người có uy quyền tối cao. đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội. * Hoạt động 2 - GV yêu cầu đọc SGK và hỏi : Để quản lý nhà - Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì ? nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành bộ luật Hồng Đức, đây là bộ luật hoàn chỉnh của đầu tiên của nước ta. - GV : Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật - HS trả lời theo hiểu biết. đầu tiên đều có tên là Hồng Đức ? - GV : Gọi là bản đồ Hồng Đức, bộ luật Hồng Đức vì chung đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1470 - 1497). - Nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức - HS đọc SGK và nêu. - GV : Theo em, với những nội dung cơ bản trên, - Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào vua Lê cai quản đất nư ớc. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, trong việc cai quản đất nước ? phát triển kinh tế và ổn định xã hội. - Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo - Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ? vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của ngư ời phụ nữ. - GV kết luận: luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có bộ luật này và những chính sách
  11. phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua nhân dân ta có câu: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn * Củng cố - Dặn dò - GV cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được về - Một số HS trình bày trước lớp. vua Lê Thánh Tông - GV tổng kết giờ học, yêu cầu HS về nhà học bài, làm các bài tập kết quả học, chuẩn bị bài sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2