intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tài | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

638
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

BÀI 6: TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT

 

1. Mục tiêu

a.Kiến thức

-  Nêu được đặc điểm cấu tạo của 2 đại diện (trùng kiết lị và trùng sốt rét) phù hợp với lối sông kí sinh. Chỉ rõ nơi sống, cách gây hại do chúng gây ra và rút ra biện pháp phòng chống bệnh sốt rét.

b.Kỹ năng:  Rèn kỹ năng thu thập kiến thức, phân tích tổng hợp. Kỹ năng sống: Tiếp tục rèn kỹ năng hoạt động nhóm, thể hiện mình....

c.Thái độ: HS có ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.

2 Chuẩn bị:

a. GV: Tranh phóng to hình SGK + Đáp án phiếu học tập.

b.. HS: Chuẩn bị bài + kẻ phiếu học tập.

3.Tiến trình bài dạy

a.Kiểm tra bài cũ: (5’)

* Câu hỏi:

? Cơ thể trùng giày có cấu tạo phức tạp hơn ở trùng biến hình ở đặc điểm nào?

* Đáp án:

 + Cơ quan di chuyển là lông bơi ® cách di chuyển chủ động hơn so với trùng biến hình.

+ Quá trình dinh dưỡng phức tạp hơn do đã có sự phân hoá của cơ quan tiêu hoá: Miệng - Hầu – Không bào TH.

+ Quá trình sinh sản có thêm hình thức sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

*.Nêu vấn đề:     (1’)

Ngành ĐVNS có lối sống phức tạp, ngoài sống tự do một số đại diện trong ngành ĐVNS còn có lối sống kí sinh. Đó là những đại diện nào? Chúng có cấu tạo cơ thể ra sao Þ 

b. Dạy bài mới:                                              

TG

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Trùng kiết lị và trùng sốt rét có đặc điểm cấu tạo ntn để thích nghi với lối sống. ®

 

- Yêu cầu HS nghiên cứu   kết hợp với quan sát H6.1 – 6.4 SGK Tr23 – 24. (thời gian 3’)

 

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (thời gian 5’) hoàn thành phiếu học tập theo các nội dung:

?  Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét

? Nghiên cứu về quá trình PT.

 

- Yêu cầu HS báo cáo KQ nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

 

1. Trùng kiết lị và trùng sốt rét:

 

 

 

- HS nghiên cứu   kết hợp với quan sát H6.1 – 6.4 SGK Tr23 – 24. (thời gian 3’)

 

 

- HS hoạt động nhóm (thời gian 5’) hoàn thành phiếu học tập theo các nội dung:

 

 

- HS báo cáo KQ nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

 

 

 

* Học theo nội dung PHT

STT

         Tên                   ĐV

Đ. điểm

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

1

Cấu tạo

- Có chân giả ngắn

- Không có không bào

- Không có cơ quan di chuyển

- Không có không bào

2

Dinh dưỡng

-  Thực hiện qua màng TB

-  Nuốt hồng cầu

- Thực hiện qua màng TB

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu

3

Phát triển

* Trong MT ® kết bào xác ® vào ruột người ® chui ra khỏi bào xác ®bám vào thành ruột.

* Trong tuyến nước bọt của muỗi ® vào máu người ® chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.

? Trùng kiết lị giống và khác trùng biến hình ntn?

 

 

 

? Phân biệt muỗi Anôphen và muỗi thường

 

 

 

* Giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét có những đặc điểm nào khác nhau.®

 

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng 1 Tr 24. (thời gian 3’)

- Yêu cầu đại diện HS báo cáo KQ thảo luận

- Tiếp tục thảo luận thực hiện lệnh T23

-Giống nhau : có chân giả hình thành bào xác

- Khác nhau: Trùng kiết lị chỉ ăn hồng cầu có chân giả ngắn.

- Trùng sốt rét không kết bào xác, sống trong ĐV trung gian. (muỗi Anôphen). Phân biệt giữa 2 loại muỗi: Khi đậu phần cuối thân của muỗi Anôphen chổng ngược lên

 

- HS hoạt động nhóm hoàn thành bảng  Tr 24. (thời gian 3’)

 

- Học theo nội dung bảng so sánh.

      Các đ2        

         cần s2

 

Đối.Tg. s2

Kích thước (so với hồng cầu)

Con đường truyền dịch bệnh

Nơi kí sinh

Tác hại

Tên bệnh

Trùng kiết lị

To

Đường TH

Ruột người

Viêm loét ruột, mất HC

Kiết lị

Trùng sốt rét

Nhỏ

Qua muỗi

Máu người

Ruột và nước bọt của muỗi

Phá huỷ HC

Sốt rét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

- Yêu cầu HS quan sát H6.4 kết hợp với kết quả bảng 2 trả lời câu hỏi:

? Tại sao người bị sốt rét da thường tái xanh?

 

? Tại sao bị kiết lị thường đi ngoài ra máu?

 

? Để phòng bệnh kiết lị ta phải làm gì?

 

* Để tìm hiểu tình hình bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay ntn? Cần có các biện pháp phòng tránh ra sao? Þ

-Yêu cầu HS nghiên cứu ð SGK Tr25 kết hợp với những hiểu biết thực tiễn:

? Cho biết tình hình bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay?

 

? Những khu nào hay có người mắc bệnh sốt rét? Vì sao?

 

? Để phòng bệnh sốt rét trong cộng đồng cần làm gì?

 

 

? Khi có bệnh nên chữa trị ntn để có hiệu quả tốt?

 

- Yêu cầu HS đọc kết luận chung SGK Tr 25.

 

 

 

-Do hồng cầu bị phá huỷ.

 

 

- Do thành ruột bị tổn thương.

 

 

-  Vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống

 

2. Bệnh sốt rét ở nước ta

 

 

- Nghiên cứu ð SGK Tr25 kết hợp với những hiểu biết thực tiễn:

 

- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán.

 

- Những người sống ở vùng núi do TV PT là điều kiện PT của muỗi…

 

* Phòng bệnh:

 + Vệ sinh MT, vệ sinh cá nhân

 + Diệt muỗi

 + Ngủ màn tránh muỗi đốt

 

 

                     

 

c. Củng cố - Luyện tập:     (5’)

? Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống và khác nhau ntn?

? Cho biết quá trình phát triển của trùng kiết lị và trùng sốt rét.

d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.   (1’)

- Học bài và trả lới câu hỏi cuối bài.

- Đọc mục “Em có biết” SGK Tr 5

- Đọc bài mới, tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của động vật nguyên sinh. chuẩn bị bảng 1 vào vở bài tập.

............Xem online hoặc tải về máy...........

Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Trùng kiết lị và trùng sốt rét  để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang elib.vn để xem online hoặc tải về máy.

Để soạn bài được đầy đủ và chi tiết hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm:

  • Bài giảng sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét  với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về đặc điểm cấu tạo cơ thể, dinh dưỡng, cách thức gây bệnh của trùng kiết lị và trùng sốt rét  kèm với đó là các hình ảnh, video minh họa sinh động về cấu tạo, vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét giúp học sinh dễ nắm bắt bài học hơn, sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của thầy cô.
  • Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về trùng kiết lị và trùng sốt rét sẽ giúp học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời giúp thầy cô kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
  • Bên cạnh đó, thầy cô có thể hoàn thiện hơn phần giải đáp các câu hỏi SGK với bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng.

Ngoài ra elib.vn cũng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án sinh học 7 bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh để phục vụ cho việc soạn bài tiếp theo.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2