Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe-nhìn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe-nhìn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III" nhằm làm rõ thực trạng công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và đưa ra được những nhận xét, đánh giá cũng như tìm được nguyên nhân của những hạn chế; đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe-nhìn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
- BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE - NHÌN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III Khóa luận tốt nghiệp ngành : LƯU TRỮ HỌC Người hướng dẫn : TS. TRẦN THỊ LOAN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ NGỌC ANH Mã số sinh viên : 1705LTHA005 Khóa : 2017-2021 Lớp : 1705LTHA HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp về đề tài “Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe-nhìn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III” là công trình nghiên cứu phát triển và hoàn thiện trong thời gian khảo sát và thực tế tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực được thực hiện tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III; Chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Ngoài ra bài khóa luận tốt nghiệp này có sử dụng một số khái niệm của các tác giả đều có trích dẫn và chú thích rõ ràng. SINH VIÊN Phạm Thị Ngọc Anh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ts. Trần Thị Loan đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa Văn thư – Lưu trữ nói riêng và thầy, cô trường Đại học Nội Vụ Hà Nội nói chung đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức về học tập và thực tế. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã giúp đỡ em để hoàn thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình nghiên cứu gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên dù rất cố gắng nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được đóng góp của thầy cô để em học được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn hoàn thành tốt hơn các đề tài nghiên cứu tiếp theo. Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trên con đường sự nghiệp trồng người của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
- BẢNG GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ 1 TTLTQG III Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III 2 TLLT Tài liệu lưu trữ 3 CSDL Cơ sở dữ liệu
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................5 6. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................5 NỘI DUNG ................................................................................................................7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE – NHÌN ....................................................................7 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................7 1.1.1.1. Khái niệm tài liệu nghe - nhìn..............................................................7 1.1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ nghe - nhìn .................................................7 1.1.1.3. Khái niệm về bảo quản tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ............................9 1.1.1.4. Khái niệm về khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ............10 1.1.2. Các loại tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ......................................................10 1.1.2.1. Tài liệu lưu trữ ảnh ............................................................................11 1.1.2.2. Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh ...........................................................11 1.1.2.3. Tài liệu lưu trữ ghi âm .......................................................................12 1.1.3. Đặc điểm của từng loại hình tài liệu lưu trữ nghe –nhìn .....................12 1.1.3.1. Đặc điểm của tài liệu ảnh ..................................................................12 1.1.3.2. Đặc điểm của tài liệu phim điện ảnh .................................................14 1.1.3.3. Đặc điểm của tài liệu ghi âm. ............................................................16 1.1.4. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ nghe – nhìn................................................18 1.1.4.1. Về chính trị .........................................................................................18 1.1.4.2. Về kinh tế ............................................................................................19 1.1.4.3. Về nghiên cứu lịch sử .........................................................................19 1.1.4.4. Về văn hóa ..........................................................................................20
- 1.2. Cơ sở pháp lý về công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ...........................................................................................................20 1.2.1. Văn bản quản lý của nhà nước về bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn. ...................................................................................20 1.2.2. Văn bản của cơ quan quản lý ngành về công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe - nhìn .................................................................24 1.2.3. Văn bản quản lý của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III về công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe - nhìn ..................................26 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................28 Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC SỦ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE – NHÌN TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III........29 2.1. Khái quát về Trung tâm lưu trữ Quốc gia III............................................29 2.1.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ....................................................29 2.2. Vai trò của công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe –nhìn. .....................................................................................................................31 2.2.1. Vai trò của công tác bảo quản tài liệu lưu trữ nghe-nhìn ....................31 2.2.2. Vai trò của công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ...32 2.3. Thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ nghe – nhìn đang được bảo quản tại trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ....................................................................33 2.3.1. Tài liệu ảnh. ..........................................................................................33 2.3.2. Tài liệu phim điện ảnh .........................................................................37 2.3.3. Tài liệu ghi âm .....................................................................................39 2.4. Thực trạng bảo quản tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III...........................................................................................................42 2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ......42 2.4.1.1. Chất cấu thành tài liệu .......................................................................42 2.4.1.2. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................42 2.4.1.3. Chế độ bảo quản, sử dụng của con người. ........................................44 2.4.2. Phương pháp bảo quản an toàn tài liệu nghe- nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III .................................................................................................45 2.4.2.1. Kiểm tra phòng kho và trang thiết bị bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III: ....................................................................45 2.4.2.2. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho để phòng chống ẩm, mốc tài liệu. .47
- 2.4.2.3. Chống lão hóa, xuống cấp tài liệu .....................................................48 2.4.2.4. Số hóa tài liệu ....................................................................................49 2.4.2.5. Đề phòng khi sử dụng tài liệu ............................................................51 2.4.2.6. Phục chế, tu bổ tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ......................................52 2.4.3. Nhận xét đánh giá việc bảo quản tài liệu lưu trữ nghe- nhìn tại TTLTGQ III. ......................................................................................................53 2.4.3.1. Ưu điểm. .............................................................................................54 2.4.3.2. Hạn chế. .............................................................................................55 2.4.4. Nguyên nhân ...........................................................................................57 2.5. Thực trạng tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe –nhìn tại trung tâm lưu trữ quốc gia III ............................................................................59 2.5.1. Nhu cầu khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe- nhìn tại Trung tâm Lưu trữ ...............................................................................................................59 2.5.2. Hình thức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ Ảnh ................................60 2.5.3. Hình thức tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ Phim điện ảnh ..68 2.5.4. Hình thức tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ghi âm. ..............69 2.5.5. Nhân xét, đánh giá trong việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III ..........................................................71 2.5.5.1. Ưu điểm. .............................................................................................71 2.5.5.2. Hạn chế. .............................................................................................73 2.5.6. Nguyên nhân ...........................................................................................74 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................76 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA III .....................................................................................77 3.1. Một số giải pháp đối với công tác bảo quản tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. ..................................................................77 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý đối với công tác bảo quản tài liệu lưu trữ nghe – nhìn. ...................................................................................77 3.1.2. Bố trí khu vực bảo quản hợp lý và đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. .........................................................................................................79 3.1.3. Xây dựng các chế độ bảo quản với từng loại hình tài liệu lưu trữ nghe - nhìn. ...................................................................................................................82
- 3.1.4. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong công tác bảo quản tài liệu lưu trữ nghe - nhìn ............................................................................................89 3.1.5. Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực. ...................................................91 3.2. Một số giải pháp nâng cao công tác khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe- nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ...............................................93 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý cho việc tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ................................................................93 3.2.2. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa độc giả và người làm công tác lưu trữ ............................................................................................................................95 3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ....................................................................................................................96 3.2.3.1. Cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ nghe - nhìn qua internet.............96 3.2.3.2. Cung cấp thông tin tài liệu lưu trữ nghe - nhìn theo chuyên đề ........98 3.2.4. Tăng cường sự hỗ trợ của công tác truyền thông, marketing nhằm quảng bá Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và giới thiệu tài liệu lưu trữ nghe – nhìn .................................................................................................................99 3.2.5. Xây dựng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III trở thành điểm đến của các tour du lịch ở Việt Nam. ..................................................................................100 Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................103 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 109
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài liệu nghe - nhìn là một loại hình tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Tài liệu nghe - nhìn chiếm khối lượng lớn trong Phông Lưu trữ Quốc Gia Việt Nam. Chính vì vậy, đây là loại hình tài liệu phản ánh các mặt đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần bằng hình ảnh động, hình tượng âm thanh, nên nó tác động trực tiếp và nhanh chóng đến thế giới quan của con người. Những âm thanh và hình ảnh của sự kiện được phản ánh trong tài liệu đúng thời điểm mà sự kiện diễn ra nên thời gian qua đi khi nghe và xem lại các hình ảnh, âm thanh về các sự kiện đó, ta vẫn hình dung được không khí ấy, con người ấy, sự kiện ấy như đang diễn ra trước mắt. Việc ghi lại những hình ảnh, âm thanh về các sự kiện như nó đang diễn ra là ưu điểm nổi trội. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, trải qua nhiều biến cố và thăng trầm lịch sử, Việt Nam đã và đang hình thành nên khối tài liệu lưu trữ phong phú về cả nội dung và hình thức mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế, có giá trị không thể thay thế. Chiếm số lượng đáng kể trong khối tài liệu này là tài liệu ảnh, phim điện ảnh, băng ghi âm, đĩa ghi. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là nơi hiện bảo quản rất nhiều tài liệu lưu trữ nghe - nhìn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tiêu biểu có thể kể đến là đoạn ghi âm bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 02 tháng 9 năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các bức ảnh và đoạn băng ghi âm các kỳ họp Quốc hội. Do đặc thù là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và quá khứ đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, phần lớn tài liệu lưu trữ nghe nhìn bị mất mát, hư hỏng không thể phục hồi hoặc đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Tình hình thực tế đã đặt ra yêu cầu cần có một cơ quan chuyên môn với chức năng chủ yếu là bảo đảm an toàn cho tài liệu lưu trữ nghe nhìn để hướng đến phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng của xã hội. Cùng với các 1
- Trung tâm Lưu trữ khác, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III ra đời với trọng trách cốt lõi là gìn giữ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, trong đó có tài liệu lưu trữ nghe- nhìn. Tài liệu nghe nhìn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III được thu từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu, số còn lại do hiến tặng, ký gửi hoặc thu thập bằng con đường ngoại giao, hợp tác. Số lượng tài liệu lưu trữ nghe - nhìn thu thập được tăng dần qua các năm nên cần có sự bố trí hợp lý trong công tác bảo quản. Đặc biệt, tài liệu nghe nhìn có đặc trưng về vật mang tin rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh như khí hậu, thời tiết, sinh vật, con người...đòi hỏi sự khắt khe hơn so với việc bảo quản tài liệu giấy. Quá trình bảo quản đặt ra nhiều thách thức, do đó việc bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe - nhìn được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Từ những lý do trên, với mong muốn góp phần nâng cao công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III em đã chọn đề tài: “ Bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. ” để nghiên cứu nhằm hiểu và nắm bắt rõ hơn về giá trị các loại hình tài liệu lưu trữ nghe nhìn, cách bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn của Trung tâm và các tài liệu có liên quan. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác lưu trữ tài liệu nghe – nhìn nói chung và công tác bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Công tác bảo quản và tổ chưc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn làm tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ, một nguồn di sản văn hóa của dân tộc. Do vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên tạp chí ngành, các luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp, giáo trình giảng 2
- dạy, tập bài giảng chuyên ngành lưu trữ đã đề cập cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cụ thể: Về mặt lý luận: Công tác bảo quản đã được đề cập trong các sách chuyên khảo, giáo trình như: “Công tác Lưu trữ Việt Nam” của Cục Lưu trữ Nhà nước và Vũ Dương Hoan làm chủ biên, năm 1987 của N hà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội; “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của các tác giả Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn Thâm, năm 1990 của Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội; “Lưu trữ tài liệu nghe – nhìn” Tập bài giảng của TS Trần Thị Loan. Qua giáo trình và tập bài giảng đã cung cấp những cơ sở lý luận chung nhất về công tác bảo quản tài liệu lưu trữ cũng như công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn. Về mặt thực tiễn: các luận văn thạc sĩ và khoá luận tốt nghiệp đã đề cập và nghiên cứu với một số đề tài liên quan đến lưu trữ tài liệu nghe - nhìn như: Luận văn Thạc sĩ “Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền hình - Thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thị Thuý Bình năm 2002; khoá luận tốt nghiệp: “Tổ chức và quản lý tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở nước ta hiện nay” của sinh viên Lê Thị Vân Anh, “Công tác lưu trữ tài liệu nghe – nhìn ở Trung tâm Nghe nhìn thông tấn xã Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” của sinh viên Nguyễn Thị Việt Hoa Ngoài ra, trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam còn có mộ t số bài viết, bài nghiên cứu của một số tác giả đề cập cũng liên quan tới nội dung của khoá luận tốt nghiệp như: “Công tác bảo quản và phục vụ khai thác băng ghi âm từ tính” của tác giả Đặng Anh Đào, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 01/1978; “Bảo quản phim điện ảnh” của tác giả Xuân Lâm, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 3/1979; “Cần quan tâm hơn nữa đến công tác lưu trữ tài liệu ảnh, phim điện ảnh và ghi âm” của tác giả Đào Xuân Chúc, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ số 3/1983;... Những bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả được đăng trên 3
- tạp chí ngành đã góp phần khẳng định công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn có vị trí rất quan trọng trong việc bảo quản an toàn và sử dụng tài liệu lưu trữ có hiệu quả. Công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Những công trình và bài viết chỉ giải quyết từng vấn đề cụ thể. Chính vì vậy, để có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe –nhìn em đã nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Đặt vấn đề nghiên cứu trên, đề tài nhằm giải quyết hai mục tiêu sau: Thứ nhất, làm rõ thực trạng công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III và đưa ra được những nhận xét, đánh giá cũng như tìm được nguyên nhân của những hạn chế. Thứ hai, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu đã nêu trên, em đặt ra nhiệm vụ như sau: - Giới thiệu khái quát thành phần, nội dung tài liệu nghe – nhìn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; qua đó thấy được tình trạng tài liệu nghe-nhìn bị hư hỏng, mất mát và tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng đó; nắm được các hình thức khai thác sử dụng tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm. - Tìm hiểu tình hình bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; tình hình tổ chức khai thác sử dụng tài liệu nghe nhìn tại Trung tâm. - Nghiên cứu và đưa ra các phương pháp nâng cao công tác bảo quản và 4
- khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn với mục đích nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa công tác bảo quản và tổ chưc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe - nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Thời gian: Từ khi thành lập Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Được vận dụng khi phân tích cơ sở lý luận của đề tài thông qua các khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của tài liệu lưu trữ nghe - nhìn. - Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng công tác bảo quản tài liệu nghe nhìn để có những thông tin trực tiếp nhằm cung cấp dẫn chứng cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Ngoài khảo sát và phỏng vấn thực tế, còn kết hợp nghiên cứu các tài liệu qua các nguồn khác nhau như sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, internet...về tài liệu nghe nhìn và vấn đề bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê: Khi có được những thông tincần thiết cho đề tài, sẽ kết hợp sử dụng cả ba phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê trong quá trình nghiên cứu vấn đề để xử lý các nguồn thông tin một cách khoa học, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương: 5
- Chương 1: Cơ sở khoa học về bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe-nhìn Chương 2: Thực trạng bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo quản và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 6
- NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO QUẢN VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ NGHE – NHÌN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm tài liệu nghe - nhìn Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các loại hình tài liệu ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Một trong những loại hình tài liệu đó phải kể đến tài liệu ảnh, phim điện ảnh và tài liệu ghi âm (tài liệu nghe nhìn). Đây là loại hình tài liệu dùng hình tượng, âm thanh để phản ánh các mặt hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của đất nước. Tài liệu nghe nhìn từ chỗ chỉ làm phương tiện tái hiện, ghi lại máy móc hình người hoặc cảnh, tiếng nói,dần dần đã trở thành một loại hình nghệ thuật, thể hiện một cách điển hình những sự kiện, hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội. Những hình ảnh, tiếng nói này là sản phẩm của con người, được ghi lại không chỉ để dùng cho các mục đích trước mắt,mà còn lưu lại cho đời sau những khoảnh khắc không bao giờ lặp lại, giúp cho thế hệ sau nhận thức được lịch sử rõ nét và chi tiết hơn. Theo Tập bài giảng “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn” (2019) của TS. Trần Thị Loan: “Tài liệu nghe nhìn là tài liệu ghi lại thông tin về các sự kiện, hiện tượng, con người bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật mang tin đặc biệt nhằm tái hiện lại các mặt của đời sống chính trị, xã hội, văn hóa của con người”. Đây là khái niệm nền tảng để cung cấp cái nhìn tổng quan và hiểu biết ban đầu về tài liệu nghe nhìn, nhằm mục đích hiểu rõ đối tượng nghiên cứu trước khi đi vào tìm hiểu vấn đề cụ thể hơn. 1.1.1.2. Khái niệm tài liệu lưu trữ nghe - nhìn Trong Quyết định số 168/HĐBT ngày 26/12/1981 của Hội đồng Bộ 7
- trưởng về việc thành lập Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam có ghi rõ: "Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là khối toàn bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, xã hội, lịch sử...của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không kể thời gian, văn tự, chế độ xã hội, xuất xứ nơi bảo quản, phương pháp và kỹ thuật làm ra tài liệu đó". Thành phần Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam được quy định:" Thành phần phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam bao gồm bản chính (hoặc bản sao có giá trị như bản chính) của các văn kiện; tài liệu khoa học kỹ thuật (dự án, đồ án, thiết kế, bản vẽ, bản đồ, công trình nghiên cứu…); tài liệu chuyên môn (sổ sách, thống kê, biểu báo, hồ sơ nhân sự….); bản thảo, bản nháp các tác phẩm văn học, nghệ thuật âm bản và dương bản các bộ phim, các bức ảnh, microphim; tài liệu ghi âm; khuôn đúc đĩa; sổ công tác; nhật ký; hồi ký; tranh vẽ hoặc in, tài liệu viết tay để tuyên truyền, cổ động, kêu gọi; sách báo nội bộ và tài liệu khác….hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, trong các thời kỳ lịch sử của xã hội Việt Nam…..”. Điều này cũng một lần nữa được khẳng định trong Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001:“Tài liệu lưu trữ quốc gia phải là bản chính, bản gốc của tài liệu được ghi trên giấy, phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh hoặc các vật mang tin khác….”. Như vậy là những bộ phim, những bức ảnh, băng ghi âm, ghi hình có giá trị về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và các ý nghĩa khác được sản sinh ra trong các hoạt động của cơ quan văn hoá, thông tin,tuyêntruyền,các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những cá nhân quay phim, chụp ảnh và ghi âm, ghi hình đều là những tài liệu lưu trữ. Tài liệu nghe nhìn là kết quả của sự hình thành văn kiện, trong đó các hiện tượng khách quan được thể hiện bằng hình ảnh và âm thanh. Cũng trong Tập bài giảng “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn” (2019) của TS. Trần Thị Loan khái niệm được nêu như sau: “Tài liệu lưu trữ nghe nhìn là tài liệu có giá trị bằng hình ảnh và âm thanh được ghi trên ảnh, phim điện ảnh, 8
- băng ghi âm, băng ghi hình bằng các phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh, điện ảnh, ghi âm hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, được lựa chọn bảo quản trong kho lưu trữ để phục vụ cho các nhu cầu của xã hội” 1.1.1.3. Khái niệm về bảo quản tài liệu lưu trữ nghe – nhìn Có rất nhiều khái niệm khác nhau về công tác bảo quản tài tiệu lưu trữ được đưa ra, cụ thể như: Theo giáo trình Lý luận và thực tiễn Công tác lưu trữ của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), NXB Đại học Giáo dục chuyên nghiệp, bảo quản tài liệu lưu trữ được hiểu là “ Bảo quản tài liệu lưu trữ là công tác tổ chức và thực hiện các biện pháp, trong đó chủ yếu là các biện pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc sử dụng cúng trong hiện tại và tương lai” Theo giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản của PGS.TS.Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Chinh (2006),NXB Hà Nội, khái niệm bảo quản tài liệu lưu trữ được hiểu là “ Bảo quản tài liệu lưu trữ là sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho tài liệu, nhằm phục vụ được tốt các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu” Theo giáo trình Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ của GVC.TS Chu Thị Hậu (2016), NXB Lao động Hà Nội, khái niệm bảo quản tài liệu lưu trữ được hiểu là: “ Bảo quản tài liệu lưu trữ là sử dụng các biện pháp khoa ọc kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho tài liệu nhằm phục vụ các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu” Đối với khái niệm bảo quản tài liệu lưu trữ nghe-nhìn, trong Tập bài giảng “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn” (2019) của TS. Trần Thị Loan khái niệm được nêu như sau như sau: “Bảo quản tài liệu lưu trữ nghe –nhìn là quá trình sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa các yếu tố phá hoại tài liệu lưu 9
- trữ nghe – nhìn nhằm phục vụ tốt các nhu cầu khai thác tài liệu lưu trữ nghe – nhìn trong hiện tại và tương lai”. 1.1.1.4. Khái niệm về khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn Hiện nay có rất nhiều khái niệm về “ tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ” trong đó tiêu biểu là một số định nghĩa như sau: Theo giáo trình Lý luận và thực tiễn Công tác lưu trữ của nhóm tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), NXB Đại học Giáo dục chuyên nghiệp, khái niệm tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được hiểu là “ tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trũ là một mặt của hoạt động thông tin khoa học và là một tron những chức năng quan trọng và tất yếu của các phòng, kho lưu trữ. Chức năng này đòi hỏi các phòng, kho lưu trữ phải có những biện pháp tích cực để làm cho tài liệu lưu trữ được sử dụng thuận lợi” Theo giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản của PGS.TS.Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Chinh (2006),NXB Hà Nội, khái niệm tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được hiểu là: “ tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ là một nghiệp vụ cơ bản của các lưu trữ nhằm cung cấp cho các cơ quan Đản bà Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các cá nhân những thông tin cần thiết có trong tài liệu lưu trữ, phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và các lợi ích chính đảng của công dân” Trong Tập bài giảng “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn” (2019) của TS. Trần Thị Loan khái niệm về tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe - nhìn được nêu như sau: “ Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ nghe – nhìn là quá trình tổ chức khai thác thông tin tài liệu lưu trữ nghe – nhìn phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu lịch sử của các cơ quan tổ chức vào các mục đích như chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học” 1.1.2. Các loại tài liệu lưu trữ nghe – nhìn Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật làm ra tài liệu, tài liệu lưu trữ nghe – nhìn bao gồm: tài liệu ảnh, tài liệu phim điện ảnh và tài liệu ghi âm. 10
- 1.1.2.1. Tài liệu lưu trữ ảnh Tài liệu lưu trữ ảnh là tài liệu có giá trị bằng hình ảnh được tạo nên bằng phương pháp dùng ánh sáng, màu sắc và phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh để ghi lại và làm tái hiện các sự kiện, các hiện tượng diễn ra ở một thời điểm hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, được lựa chọn đưa vào bảo quản trong lưu trữ phục vụ cho nhu cầu xã hội Các yếu tố kỹ thuật cần thiết để có một bức ảnh là ánh sáng, vật liệu và kỹ thuật đặc biệt của nhiếp ảnh. Trong đó ánh sáng cần thiết để tạo nên hình ảnh ẩn trên phim khi chụp. Các vật liệu để tạo nên hình ảnh gồm có: máy ảnh, phim ảnh,(hoặc kính ảnh), giấy ảnh, các hoá chất tạo và giữ hình ảnh. Có thể tóm tắt quy trình kỹ thuật tạo ra một bức ảnh như sau: - Bước 1: Phim sau khi được chụp (đã lộ sáng), trên phim diễn ra quá trình phản ứng quang học, tạo thành hình ảnh ẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. - Bước 2: Phim được đưa qua thuốc hiện hình trong một thời gian nhất định,thì hình ảnh của đối tượng chụp sẽ dần dần hiện ra. Để giữ cho hình ảnh không bị đen và mất hình, phải ngâm qua thuốc hãm hình (giữ hình). Lúc này, những hạt muối bạc không được dùng để tạo thành hình ảnh, sẽ hoà tan và bị loại bỏ sau khi rửa sạch bằng nước lã. Như vậy, ta có phim âm bản (negative). - Bước 3: Muốn có dương bản (positive), phải cho một chùm ánh sáng xuyên qua âm bản (negative) xuống bề mặt cảm quang của giấy ảnh. Sau khi thực hiện quá trình hiện hình và hãm hình như đối với âm bản, sẽ thu được một tấm ảnh dương bản đúng như hình ảnh của đối tượng được chụp trước ống kính 1.1.2.2. Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh Tài liệu lưu trữ phim điện ảnh là tài liệu có giá trị ghi lại và làm tái hiện các sự kiện, các hiện tượng bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh. Các hình ảnh được sắp xếp liên tiếp với nhau, khi cho chúng chạy qua máy chiếu phim với 11
- tốc độ 24 hình trong 1 giây thì hình ảnh của sự kiện hoặc hiện tượng được tái hiện và chuyển động đúng như đang diễn ra trong thực tế, đồng thời với hình ảnh trên phim còn có cả âm thanh của chính sự kiện, hiện tượng đó. Lịch sử điện ảnh là quá trình ra đời từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình giải trí mới lạ đơn thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại. Từ năm 2000 đến nay, điên ảnh Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực phối hợp sản xuất phim truyện truyền hình và khai thác bản quyền từ các đài truyền hình nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Nhiều bộ phim của Điện ảnh Việt Nam thời kỳ này được khẳng định vị trí quan trọng trong các mùa giải Liên hoan phim trong nước 1.1.2.3. Tài liệu lưu trữ ghi âm Tài liệu lưu trữ ghi âm, ghi hình: Là tài liệu mang thông tin nghe-nhìn được ghi lại trực tiếp bằng hệ thống ghi hình điện tử trên băng từ tính, trên đĩa laser và bằng kỹ thuật số Tài liệu lưu trữ ghi âm là loại tài liệu có giá trị nội dung thể hiện bằng âm thanh được ghi trên đĩa, trên băng bằng phương pháp gghi âm cơ học, ghi âm quang học, ghi âm từ tính, ghi âm lade Trong lịch sử kỹ thuật ghi âm có các phương pháp ghi âm như: Ghi âm cơ học ( trên sáp, đĩa); ghi âm quang học (trên đĩa); ghi âm từ tính (trên băng ghi âm). Hiện nay chủ yêu được dùng phương pháp ghi âm từ tính trên bằng và ghi âm từ số trên băng từ số Bản sao tài liệu ghi âm: được in ra từ bản gốc như băng sao và đĩa sao 1.1.3. Đặc điểm của từng loại hình tài liệu lưu trữ nghe –nhìn 1.1.3.1. Đặc điểm của tài liệu ảnh Tài liệu ảnh là tài liệu tượng hình, được ghi lại bằng phương tiện kỹ 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
118 p | 1140 | 190
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt
87 p | 551 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp marketing nhằm thu hút khách cho khách sạn ParkRoyal Saigon
77 p | 466 | 91
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm thu hút khách lưu trú tại khách sạn ParkRoyal Sài Gòn
65 p | 178 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội
88 p | 62 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND Quận Tây Hồ
101 p | 59 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị doanh nghiệp du lịch: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Paris Nha Trang, Khánh Hòa (Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Gia Bảo Minh)
49 p | 48 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Số hoá tài liệu lưu trữ tại cổng ty cổ phần Ecoit
82 p | 25 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Quản trị rủi ro trong công tác văn thư, lưu trữ tại UBND quận Tây Hồ
74 p | 54 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ tại công ty EcoIT
77 p | 48 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
69 p | 24 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Triển lãm trực tuyến tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
73 p | 37 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Sưu tầm tài liệu cá nhân tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
80 p | 15 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Quản lý hồ sơ tại Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng
65 p | 15 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Quản lý văn bản và lập hồ sơ tại Công ty TNHH Kỹ thuật xây dựng và thương mại Tín Phát
104 p | 16 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
68 p | 17 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp Lưu trữ học: Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
67 p | 29 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn