Khóa luận tốt nghiệp Văn học: “Ý”, “tình”, “hình”, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính
lượt xem 9
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: “Ý”, “tình”, “hình”, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính được thực hiện với mục tiêu nhằm góp một tiếng nói làm rõ thêm phần nào những đặc sắc, độc đáo của thơ Nguyễn Bính. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong các tập thơ tiêu biểu trước năm 1945. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: “Ý”, “tình”, “hình”, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC “Ý” “TÌNH” “HÌNH” “NHẠC” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRẦN THỊ HỒNG PHẤN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC “Ý” “TÌNH” “HÌNH” “NHẠC” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN HOA BẰNG TRẦN THỊ HỒNG PHẤN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Với đề tài “ý”, tình”, “hình, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính, tôi đã có thêm cơ hội tập dượt nghiên cứu, mở mang kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và thực sự trưởng thành hơn rất nhiều trong chuyên môn và trong cuộc sống. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với thầy Nguyễn Hoa Bằng đã tận tình hướng dẫn chỉ dạy tôi trong suốt thời gian làm khóa luận, đồng thời cảm ơn những thầy cô trường Võ Trường Toản, cùng với bạn bè, những người giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn những cán bộ thư viện tỉnh Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Mặc dù đã hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót rất mong thầy cô, bạn bè cùng đóng góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày 01 tháng 4 năm 2013 TRẦN THỊ HỒNG PHẤN i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) TRẦN THỊ HỒNG PHẤN ii
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ................................................................................ 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ....................................................................................... MSSV: …………………………………..KHÓA: .................................................. 3. TÊN ĐỀ TÀI: ............................................................................................................ ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: .......................................................................................................... 1.2. Thái độ: ................................................................................................................. 1.3. Khác: ..................................................................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ..................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: .................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thư mục: ............................................................................................... iii
- ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày: .............................................................................................. 2.4.1. Dung lượng (trang): ........................................................................................ 2.4.2. Khuôn khổ: ...................................................................................................... 2.4.3. In ấn: ................................................................................................................ 2.4.4. Trình bày: ........................................................................................................ 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ......................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3. Đánh giá, xếp loại: .......................................................................................................... Đánh giá: .................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Xếp loại: ..................................................................................................................... ..................................................................................................................................... …….., ngày tháng năm 20 Giảng viên hướng dẫn iv
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Phiếu đánh giá luận văn tốt nghiệp iii Mục lục v 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích yêu cầu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Khái niệm thơ 6 1.1.1. Các ý kiến bàn về thơ và thơ trữ tình 6 1.1.2. Quan niệm của người nghiên cứu về thơ 7 1.2. Đặc điểm của thơ trữ tình 7 1.2.1. “Ý”, “Tình” trong thơ 8 1.2.2. “Hình”, “Nhạc” trong thơ 12 1.3. Tác giả Nguyễn Bính và tác phẩm thơ 15 1.3.1. Tác giả Nguyễn Bính 15 1.3.2. Tác phẩm thơ Nguyễn Bính 17 Chương 2: “Ý”, TÌNH” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 21 2.1. “Ý” trong thơ Nguyễn Bính 21 2.1.1. Hồn thơ đậm đà bản sắc dân tộc 21 2.1.2. Hồn thơ là sự khát vọng hạnh phúc 24 2.1.3. Hồn thơ mang nỗi trăn trở, băn khoăn về cuộc sống 28 2.2. “Tình” trong thơ Nguyễn Bính 31 2.2.1. Cảm hứng về thời gian 31 2.2.2. Cảm hứng về không gian 36 2.2.3. Cảm hứng về tình yêu 40 v
- 2.2.4. Cách thể hiện “tình” trong thơ 48 Chương 3: “HÌNH”, “NHẠC” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH 53 3.1. “Hình” trong thơ Nguyễn Bính 53 3.1.1. Hình ảnh thiên nhiên 53 3.1.2. Hình ảnh con người 59 3.1.3. Các thủ pháp xây dựng hình ảnh 65 3.2. “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính 68 3.2.1. Sự cân đối trong ngôn ngữ thơ 68 3.2.2. Sự trầm bổng trong ngôn ngữ thơ 72 3.2.3. Sự trùng điệp trong ngôn ngữ thơ 76 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong truyền thống thơ ca dân tộc, với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…đó là phong cách nghệ thuật thơ độc đáo và thật sự có giá trị. Bước sang thế kỉ XX thơ ca trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của dân tộc, sự xuất hiện phong trào Thơ mới 1932-1945 gồm các nhà thơ nổi bật như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử… trong đó Nguyễn Bính xuất hiện với gương mặt thơ mộc mạc bình dị, chân quê nhưng vô cùng đặc sắc. Với một lượng lớn thi phẩm trong sự nghiệp văn chương ấy, Nguyễn Bính đã đưa con người về với nguồn cội, với truyền thống bằng hồn quê của mình. Mỗi tập thơ của ông có ý nghĩa và giá trị riêng. Những tập thơ đều là nỗi niềm tâm sự, là nỗi lòng của nhà thơ, là những cảm xúc, trăn trở băn khoăn trước cuộc đời. Năm 1937 bài thơ “Cô hái mơ” xuất hiện trên thi đàn và được dư luận chú ý rất nhiều. Nguyễn Bính thật sự nổi tiếng khi đăng ba đoạn của bài thơ “Lỡ bước sang ngang” và tập thơ “ Tâm hồn tôi” đều nói lên những khổ đau, những dằn vặt hàng ngày vì chén cơm manh áo, phải đi giang hồ phiêu bạt. Và đó, nhà thơ đã tiếp cận với nhiều mặt của hiện thực đời sống. Không riêng Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ…những nhà thơ viết về cảnh sắc quê hương, đã miêu tả hình ảnh làng quê thật đẹp, thật chân thực. Nguyễn Bính có đóng góp lớn vào dòng chảy thơ ca văn học Việt Nam hiện đại về nội dung lẫn hình thức. Trong đó, những yếu tố “ý, “tình”, “hình”, nhạc” mang một nét riêng rất độc đáo, rất Nguyễn Bính. Từ những lí do đó, tôi chọn đề tài “ý”, “tình”, “hình”, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính làm luận văn tốt nghiệp, để có thể hiểu sâu hơn về cuộc đời sự nghiệp và phong cách thơ của thi nhân trong nền thơ ca Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bính là một trong các nhà thơ tình được yêu mến nhất trong giai đoạn 1930-1945. Với những vần thơ mang đậm nghĩa tình quê hương, ông là nhà thơ mang đến cho người đọc cảm giác quay về với thôn quê “hương đồng cỏ nội”. Tác giả Vương Trí Nhàn trong bài “Thi sĩ của hồn quê” nhận xét: “ Sự thật là chỉ sống ở Hà Nội- tức là trong sự tương phản rõ rệt-Nguyễn Bính mới có dịp khai thác chính tâm hồn mình và cái hồn của làng quê một cách đầy đủ” [13; tr.21]. Hồn thơ của Nguyễn Bính rất đậm đà, lại vừa gần gũi, được viết ra từ chính trái tim nhiệt thành của tác giả. Hồn thơ của ông đã thấm sâu trong lòng người đọc. Cái hồn GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 1 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính làng quê mà Vương Trí Nhàn nói, có thể đó là cái hồn của cả dân tộc chân thật và bình dị. Nhà phê bình Hoài Thanh cũng đã khẳng định: “Tiếc thay Nguyễn Bính lại không phải là người thời xưa! Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay. Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: “Thơ như thế này thì có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần: hồn xưa đất nước.” [15; tr.6]. Nguyễn Bính vì có một tấm lòng trước cuộc đời, có nghĩa tình sâu nặng với đất nước nên thơ ông luôn mang một vẻ đẹp mộc mạc quê hương. Vẻ đẹp truyền thống “quê mùa” vẻ kín đáo của người con gái nơi làng quê là gốc của người Việt. Cuốn “Nguyễn Bính tác gia tác phẩm trong nhà trường” có một số nhà nghiên cứu, phân tích về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính. Tác giả Vũ Bằng đã nghiên cứu về “Nguyễn Bính, một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư”. Ông cũng nhận xét:“ Anh đã nhắm đúng vào một cái bệnh chung của loài người, đó là cái bệnh tương tư: trai gái tương tư nhau, người dân mất nước tương tư quê hương, người con gái lấy chồng tương tư dòng sông cũ, người đàn ông không được yêu tương tư người thương lí tưởng, người bị tình phụ tương tư người phụ mình,…”. [15; tr.62]. Vũ Bằng khái quát tình yêu trong thơ Nguyễn Bính đa phần là sự tương tư, đợi chờ nhau, những cuộc tình duyên luôn gắn với những truân chuyên, lận đận, tan vỡ. Tác giả còn nói lên trạng thái tương tư của một thi sĩ yêu rất nhiều, nhưng đó chỉ là tình yêu từ một phía hay những tình yêu trắc trở trong thơ. Thanh Việt lại có ý kiến: “Thơ tình Nguyễn Bính chính là những tình duyên lỡ dở của bản thân ông rất chân thật và xúc động.” [13; tr.162]. Thơ tình Nguyễn Bính, không những là tiếng lòng buồn bã của người con gái luôn lỡ làng và hầu hết đều là tình duyên ngang trái, tình phụ… Trong cuốn sách “Nguyễn Bính nhà thơ chân quê (Thảo Linh tuyển chọn), tác giả Đỗ Đức Thọ có bài về “Nguyễn Bính nhà thơ của tình yêu”. Ông viết: “Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách và điệu tâm hồn của người Á Đông”[13; tr.154]. Nguyễn Bính thể hiện “tình” không như các nhà thơ khác, là tình yêu được miêu tả chỉ có ở vùng quê, con người quê. Cho nên thơ ông vẫn rất mặn mà, mộc mạc và sâu sắc với ngôn ngữ rất chân thật, nhưng lại rất tình tứ lãng mạng đã làm nên cái tình trong thơ. Nguyễn Bính đã có công phát hiện ra thứ “ngôn ngữ” sâu kín nhất của tình yêu. Trong quyển “Hành trình sáng tạo thi ca”, Đoàn Đức Phương đã nhấn mạnh: “Thơ Nguyễn Bính đẹp về lời, dào dạt về âm thanh, nhưng trước hết và sau GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 2 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính cũng là Tình và Nghĩa”[18; tr.74]. Ngay tên gọi “Thi sĩ yêu thương” cũng đã thể hiện tình cảm rất nhiều. Trong thơ Nguyễn Bính luôn khắc sâu tình người, tình bè bạn, tình yêu nam nữ…đặc biệu hơn là nghĩa tình chồng vợ, gia đình, làng xóm…Ngoài ra, Đoàn Đức Phương còn nghiên cứu về những hình ảnh thiên nhiên và con người thật sinh động trong bức tranh quê của Nguyễn Bính. Trong bài “Nguyễn Bính thi sĩ đồng quê”, tác giả Hà Minh Đức nêu bật lên hình ảnh quê hương - cảnh vật con người và thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính. Ông đã đưa ra nhận xét: “Quê hương đã in đậm nét trong văn chương suốt nhiều thế kỉ”. [13; tr.8]. Nguyễn Bính đã nêu lên những hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh vật làng quê, thửa ruộng, mãnh vườn, hoa, bướm… trong một không gian thanh bình, êm ả luôn là những hình ảnh bình yên, tươi mát nhất trong thơ. Ông thể hiện một vẻ đẹp con người, bằng những điều giản dị về các hình ảnh sinh hoạt đời thường. Nguyễn Bính còn hay sử dụng những từ ngữ để miêu tả hình ảnh thật sống động và phong phú, tạo nên một sắc màu riêng. Trong bài nghiên cứu “Đường về chân quê của Nguyễn Bính”, Đỗ Lai Thuý có nhận định: “Xét trong toàn bộ sáng tạo của Nguyễn Bính, thì mảng thơ giang hồ, hoài niệm quê hương này có vị trí đặc biệt, dường như thứ ánh sáng thần kỳ làm tôn lên vẻ đẹp của chân quê, đang biến đổi trong sự tiếp xúc với đô thị hiện đại và tấm lòng tha thiết của nhà thơ trước sự thay đổi đó.” [2; tr.58]. Hình ảnh quê hương là hình ảnh chứa đựng những vẻ đẹp sâu kín nhất của con người và cả dân tộc, cái chân quê mộc mạc mà mỗi người cần gìn giữ mà nhà thơ cố gắng giữ lại vẻ đẹp chân quê bằng ngòi bút của mình, bằng chính tấm lòng tha thiết của mình. Trong cuốn sách “Ba đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử”, Chu Văn Sơn đã phân tích về cái tôi lở dở, những hình tượng cố nhân, cố viên, cố hương…Ông còn phân tích về giọng điệu hồn quê của Nguyễn Bính: “Đọc thơ Nguyễn Bính, có lẽ người Việt nào cũng cảm thấy rõ trong tiếng thơ ấy mang đậm bản sắc dân tộc, mang đậm hồn quê” [19; tr.161]. Cái tôi lãng mạn trữ tình luôn làm nên thế giới nghệ thuật của một thi sĩ, luôn vươn đến khát vọng tình yêu và hướng tới đỉnh cao văn học. Chu Văn Sơn còn nghiên cứu về những câu lục bát chìm nổi nơi đồng quê mà Nguyễn Bính thể hiện “Nguyễn Bính là tiếng đàn bầu vẫn lặng lẽ ngân vang ngân rung trong lúc giàn giao hưởng tân nhạc của thơ đương thời đang diễn tấu mãi mê, dưới chiếc đũa chỉ huy của người nhạc trưởng toàn năng là cái tôi cá thể” [19; tr.171]. Giọng điệu là một phần không thể thiếu trong thơ ông, Nguyễn Bính phải thốt lên những lời cảm thương cho số phận, những bất hạnh trong cuộc đời, ông luôn biết cách phối hợp nhiều giọng điệu, vì thơ ông GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 3 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính mang tính chất dân gian, chủ yếu là điệu nói và điệu than vãn. Vì vậy mà làm nên cái tôi cá nhân của Nguyễn Bính. Tất cả những bài nghiên cứu, những lời nhận xét đối với Nguyễn Bính nói chung, đã làm sáng tỏ một số đặc điểm làm nên phong cách thơ Nguyễn Bính. Những đóng góp của các nhà phê bình là những bài viết có giá trị đã giúp người đọc hiểu thêm và cảm nhận sâu sắc về các cung bậc, giai điệu trong thơ Nguyễn Bính nói chung và thơ ca nói riêng. Như vậy, trong các bài nghiên cứu, phê bình, các tác giả đều đề cập về một số phương diện, đặc điểm trong thơ Nguyễn Bính và chủ yếu là những bài viết ngắn hay những bài tiểu luận nghiên cứu về cuộc đời, con người tác giả. Nhìn chung, chưa có công trình nào nghiên cứu về “ý” “tình” “hình” “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính. Vì thế, đây là đề tài mới lạ, độc đáo, giúp người viết nắm bắt và có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu vấn đề được tốt hơn. 3. Mục đích, yêu cầu Có rất nhiều công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật, đặc điểm, giọng điệu trong thơ Nguyễn Bính, nhưng người viết chọn đề tài: “ý”, ‘tình”, “hình”, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính để làm đề tài luận văn của mình, với ý thức: góp một tiếng nói làm rõ thêm phần nào những đặc sắc, độc đáo của thơ Nguyễn Bính. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu người viết giới hạn trong các tập thơ tiêu biểu trước năm 1945: Thơ Tâm hồn tôi (1940) Lỡ bước sang ngang (1940) Hương cố nhân(1941) Một ngàn cửa sổ và tập thơ Bướm(1941) Người con gái lầu hoa(1942) Mười hai bến nước(1942) Mây tần(1942) Và một số tác phẩm đặc sắc trong giai đoạn sau 1945 Bóng giai nhân(1942) Tỳ Bà truyện(1944) Đêm sao sáng(1961) 5. Phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài: “ý”, “tình”, “hình”, “nhạc” trong thơ Nguyễn Bính, người viết thực hiện các phương pháp nghiên cứu: GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 4 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính - Phương pháp phân tích tổng hợp: Với phương pháp này người viết đưa ra những luận điểm, luận cứ để phân tích chứng minh làm rõ vấn đề, còn đưa dẫn chứng vào khẳng định lại vấn đề. -Phương pháp so sánh: Người viết còn dùng phương pháp so sánh với các vấn đề khác để làm rõ nghệ thuật thơ Nguyễn Bính, nêu rõ giá trị trong thơ ca Việt Nam. Qua so sánh, ta thấy được thơ Nguyễn Bính có màu sắc phong phú đa dạng không lẫn vào một phong cách nghệ thuật thơ nào đã từng có trước đó. -Phương pháp thống kê: Từ những tài liệu tham khảo người viết hệ thống lại kiến thức về nét riêng trong phong cách thơ Nguyễn Bính từ giọng điệu, hình ảnh, để đi đến một kết luận chung cụ thể về đề tài đã chọn. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 5 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI NIỆM THƠ 1.1.1. Các ý kiến bàn về thơ và thơ trữ tình Thơ là gì? Thật khó để tìm được một cách giải thích đầy đủ về thơ, từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến bàn luận và có vô số định nghĩa về thơ nhưng vẫn chưa thống nhất với nhau. Thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Du, từ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Phan Bội Châu đến Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu… đều mang một phong cách thơ riêng, mang một sắc thái một âm hưởng riêng vì vậy mỗi nhà văn nhà thơ có nhiều ý kiến khác nhau về thơ. Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Huy Cận cho rằng: “ Cái chổ đến cuối cùng của thơ là phải đem đến một cái gì nâng sự sống lên”. Những quan niệm trên đều trực tiếp gián tiếp bộc lộ ý thức trách nhiệm lòng tin của nhà thơ vào cuộc sống cũng như đối với chính mình. Các nhà thơ khuynh hướng lãng mạng có khuynh hướng lý tưởng hóa, cực đoan xem: “ Thơ là hiện thân cho những điều thầm kín nhất trong tâm hồn con người và cho những hình ảnh tốt đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên.” Tố Hữu quan niệm rằng: “ Thơ biểu hiện tinh chất của cuộc sống, thơ là cái nhị của cuộc sống.” Còn Xuân Diệu: “Thơ là lọc lấy tinh chất là sự vật được phản ánh vào trong tâm tình”. Thanh Tịnh cũng nghĩ là: “ Thơ là tinh hoa của thể chất cô động của trí tuệ và tình cảm. Tố Hữu đã nhiều lần xác định quan niệm : “ Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu. Thơ là chuyện đồng điệu, thơ là tiếng tri âm”. Trên ý nghĩa đó, tiếng thơ là một lời kêu gọi sự hưởng ứng, đồng tình, tiếng thơ là lời tâm sự thầm kín được mở rộng như một tiếng nói bạn bè thân thương. Thơ theo quan niệm truyền thống: “ Văn dĩ tải đạo” và “thi dĩ ngôn chí” đó là chí lập thân của người quân tử chứa đựng lòng yêu nước thương dân nếu không đúng theo quan niệm này thì không còn là thơ nữa. Ngoài ra, trong sách Bách khoa toàn thư có ghi chép: “ Thơ là một hình thức dùng từ dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi âm thanh có tính chất thẩm mĩ cho người đọc, người nghe”.[24; tr.1] GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 6 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến bàn về thơ trữ tình, có ý kiến cho rằng: “Thơ trữ tình là bày tỏ, là nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả thông qua phản ánh cuộc sống với nhiều phạm vi như khúc ngâm, ca trù, từ khúc, thơ văn xuôi.” Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về thơ như đã thống nhất chung ở hai đặc điểm: “Thơ bộc lộ cảm xúc và nỗi lòng của tác giả. Thơ là một loại hình văn học cạnh truyện và kịch sáng tác nghiêng về cảm xúc, đầy hình ảnh và nhạc tính.” Có thể thấy thơ là một phạm trù văn học kỳ diệu trong nền văn học dân tộc. 1.1.2. Quan niệm của người nghiên cứu về thơ Từ nhiều ý kiến trên được đưa ra từ những cảm nhận quan sát của các nhà văn nhà thơ, của các nhà phê bình văn học, tôi nhận thấy rằng: Thơ bộc lộ những cảm xúc, suy tư, nỗi lòng thầm kín của nhà thơ, là một hình thức văn học nghệ thuật độc đáo, có vần điệu ngắn gọn ,súc tích, thơ còn là niềm vui, là tiếng hát của con người. Thơ có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng mọi cách hiểu đều có sự thống nhất ở chổ, thơ nói lên tiếng lòng, nói lên cảm nghĩ bằng những gì trái tim có, nói lên những gì chân thật nhất của con người từ trong cõi lòng. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ TRỮ TÌNH Thơ trữ tình là một thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả, thông qua đó phản ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, sự vật cụ thể mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm ( tả cảnh hữu tình). Thơ trữ tình là thể giới khách quan được chủ quan hóa và được cá thể hóa, trong thơ trữ tình, tình cảm có vai trò hết sức quan trọng. Trong thơ trữ tình có “ cái tôi trữ tình” đó là tâm trạng, cảm xúc tâm trạng, cảm nhận là thế giới nội tâm là tâm hồn riêng của nhà thơ trước hiện thực khách quan cuộc sống. Qua cái tôi trữ tình ta có thể thất được những suy nghĩ, thái độ, tư tưởng… của nhà thơ trước cuộc đời và cái tôi trữ tình cũng góp phần hình thành phong cách nghệ thuật riêng của tác giả: Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có người như chân lí sinh ra (Hãy nhớ lấy lời tôi- Tố Hữu) Tố Hữu đã từ cuộc đời Nguyễn Văn Trỗi đúc kết thành những suy tưởng khái quát cuộc đời ấy con người ấy đã làm xúc động bao trái tim của hàng triệu người, anh đã đi vào lịch sử vào đời sống tâm hồn dân tộc. Tình cảm của nhà thơ thổ lộ dễ GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 7 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính dàng gợi cảm, dễ hiểu, tình cảm được thể hiện theo mạch xúc cảm chân thành của nhà thơ: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn (Việt Bắc-Tố Hữu) Goocki cho rằng: “ Thơ trước hết phải mang tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển”. Thực ra đó chính là quá trình tích tụ những cảm xúc, những suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên, không có cuộc sống không có thơ 1.2.1.“Ý”, “tình” trong thơ 1.2.1.1. “Ý” trong thơ Trong một tác phẩm thơ, ý trong thơ là một phần không thể thiếu và không kém phần quan trọng, bởi vì ý là phương tiện của hàm xúc và làm cầu nối giữa người đọc với tác giả. Ý thơ được hiểu như là ý nghĩ, suy nghĩ, hay tâm tư tình cảm, nội dung tư tưởng, cảm xúc tâm trạng của thi sĩ gởi vào thơ, vào tác phẩm của mình được trình bày trực tiếp trong thơ làm thành nội dung chủ yếu trong tác phẩm. Chỉ với một đoạn thơ, Huy Cận đã lột tả được cái hồn của bài thơ, nỗi buồn của nhân vật trữ tình cũng được thể hiện qua thuyền với nước. Hình ảnh của “củi lạc mấy dòng” và từ “buồn”, “sầu” là mạch cảm xúc chung của bài thơ, và với khổ thơ này nói riêng đã nêu bật lên ý mà nhà thơ muốn đề cập đến: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Tràng giang- Huy Cận) Tố Hữu dùng những từ ngữ, hình ảnh “bừng nắng hạ, mặt trời chân lí” thể hiện ý muốn, khát vọng lí tưởng cao đẹp vừa được giác ngộ cách mạng, bắt gặp chân lí của cách mạng như một niềm hạnh phúc. Đoạn thơ nói lên tình yêu quê hương đất nước thiết tha và niềm vui khi tìm được chân lí: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 8 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Từ ấy- Tố Hữu) Với ý thơ dào dạt, tác giả đã gởi tâm tư tình cảm của mình vào thơ để truyền tải nội dung cho người đọc hiểu và cảm nhận, qua ý ta có thể thấy một bài thơ có nhiều ý khác nhau mà tác giả thể hiện. Song, người đọc phải hiểu và biết khái quát thành ý lớn, ý chung cho toàn bài thơ: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Tiếng khóc của Thuý Kiều khi đứng trước mộ của Đạm Tiên trong một buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc của nàng cho mọi người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ngày xưa, cũng tự khóc cho đời mình mai sau, và là dự cảm của người con gái tài hoa bạc mệnh như nàng Kiều. Ý thơ mang tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều. Bên cạnh đó, cần phân biệt ý và tứ. Ý và tứ trong thơ Việt Nam có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng ý lớn hơn tứ, có người cho rằng tứ thơ bao trùm cả những ý thơ, có những từ điển viết: “tứ là ý của bài thơ”. Các nhà nghiên cứu: Phan Kế Bính, Chế Lan Viên, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam… có những quan điểm rất khác nhau. Tuy đến nay, vẫn chưa thống nhất được định nghĩa, nhưng về cơ bản các nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học đều nhấn mạnh đến sự sáng tạo cá nhân, hòa quyện cảm xúc, suy nghĩ giữa yếu tố chủ quan và không gian trong thơ. Ý thơ và tứ thơ là hai thi tố khác nhau, cần phân biệt. Ý là những ý nghĩ, ý tưởng, ý niệm, tư tưởng…của bài thơ và trong tứ thơ. Tứ là cách diễn đạt ý. Tứ chung bao trùm nhiều ý, mỗi ý có một cách diễn đạt gọi là tứ. Tứ không phải là một ý tưởng hoàn toàn trừu tượng mà có sắc thái cụ thể của đời sống qua một hình ảnh, một tâm trạng, một suy nghĩ được chọn lọc làm điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc: Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông Biển cuốn long lanh sóng vạn trùng Trái đất ba phần tư nước mắt Đi như giọt lệ giữa không trung (Lệ- Xuân Diệu) Những giọt lệ đau thương của đời cũ đã khóc, những giọt lệ chứa đựng tình người, đọc theo tứ thơ là cảnh ngộ đau thương của xã hội cũ. Vì vậy, ý có vai trò quan trọng làm nên một tác phẩm có giá trị, con người với lời thơ, vần điệu, tạo ra GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 9 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính sự truyền cảm mãnh liệt của tâm hồn, ý cũng có thể nói hộ nỗi lòng của nhà thơ những điều thầm kín của trái tim: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Vẫn ngừng đập khi không còn nữa Biết yêu anh cả khi chết đi rồi (Tự hát-Xuân Quỳnh) Ý thơ của Xuân Quỳnh luôn khao khát yêu thương, được bộc lộ mạnh mẽ, trực tiếp tình yêu của mình. Tình yêu phải đúng nghĩa với trái tim, với lí trí, ý thơ còn thể hiện sự thủy chung ở người phụ nữ, dù có chết đi vẫn khao khát yêu thương, hạnh phúc. Trong tâm hồn có điều gì bất đắc dĩ, hay sầu muộn sẽ sinh ra điều muốn nói, đó là ý. Tác phẩm cũng được thi sĩ bắt đầu sáng tạo thành một thi phẩm: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Đại thi hào Nguyễn Du sử dụng từ “khéo” và “ghét” rất đặc sắc, tạo nên nhịp điệu của ý và tứ trong thơ. Làm thơ, là dùng cái sáng tạo cái tứ về ý nghĩ , ý niệm, ý tưởng nào đó. Không có tứ thơ, ý thơ chỉ là một cột mốc trần trụi, không có ý tứ thơ phiêu bồng. Vì vậy, ý tứ có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, vì vậy tình cảm mà nhà thơ thể hiện tất cả vào thơ, qua việc miêu tả hiện thực của sống bằng ngôn ngữ thơ ca. Thơ cũng chính là cầu nối giữa nhà thơ với bạn đọc, để hiểu và đồng cảm sâu sắc với thi sĩ. Nhiều thi phẩm mang cái tứ rất lạ và đẹp, mà có khi nhà thơ đã chẳng cất công tạo ra trong thơ. Đó là những lúc ý thơ tuôn trào ra theo dòng cảm xúc, bất chợt, mạnh mẽ chẳng đợi thi nhân suy nghĩ, lựa chọn hay cân nhắc. Gắn với tứ thơ ấy là giọng điệu thiên về giải bày, chia sẻ, giọng của cái tôi trữ tình luôn mê mải, ngỡ ngàng trước cuộc đời mình tin yêu. Những câu thơ rất sinh động và có hồn: Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì (Bên kia sông Đuống-Hoàng Cầm ) Ý thơ tràn về dưới ngòi bút, dạt dào, dồn dập, tiếng thơ sáng trong, lung linh, tuyệt diệu, đẹp đến lạ lùng. Nhìn vào những dòng thơ ấy, những dòng thơ ẩn chứa GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 10 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính một lẽ gì vu vơ, hư ảo, tuy định hình một giọng điệu rõ nét. Song thật không dễ nắm bắt mạch cảm xúc. Ý thơ hòa trong những lớp hình ảnh, những điệu âm thanh như những con sóng dào dạt, mênh mang và vỗ vào nhau, nhịp nhàng, êm ái, cái hồn người man mác ẩn hiện trong thi phẩm. Làm sao có thể lí giải cho hết, cho trọn vẹn, nguyên do của nguồn cảm xúc chợt đến phủ kín hồn thơ tác giả. 1.2.1.2. “Tình” trong thơ Trong thơ phải có tình, tình cảm là đơn vị cấu tạo chủ yếu của hình tượng thơ. Nhà thơ phải có trái tim biết rung động, biết yêu thương để chuyển hóa thành “tình” trong thơ. Tình là cảm hứng, là cảm xúc mãnh liệt, nồng nàn, sâu sắc. Để biểu cảm được nhà thơ phải thể hiện sinh động, cụ thể qua tác phẩm bằng tình yêu, tình người, tình bè bạn…Qua đó, tình còn biểu hiện nhiều cảm xúc khác nhau, tình cảm xuất phát từ trái tim, phải chân thành đối với đối tượng được miêu tả: Nắng chia nửa bãi, chiều rồi… Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu Sợi buồn con nhện giăng mau Em ơi! Hãy ngủ anh hầu quạt đây (Ngậm ngùi-Huy Cận) Một buổi chiều mùa thu “nắng chia nửa bãi”, “con nhện giăng mau” đôi trai gái đang yêu nhau, được ngủ bên nhau và được mộng mơ thật nhẹ nhàng, êm ái. Tình yêu trong trẻo và lãng mạn, nên thơ, họ yêu nhau hết mực. Chàng vỗ về, nàng ngoan ngoãn ngủ êm, ngủ say trong lời giục giã âu yếm của chàng... như giấc mộng của tuổi trẻ và tình yêu là mộng đẹp, hé mở cả chân trời hi vọng về hạnh phúc tương lai. Tình bắt nguồn từ tình cảm, đa chiều phức hợp, nó có sự vận động và làm cảm hứng sáng tác cho thi sĩ: Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi ! Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời Khách không ở, lòng em cô độc quá (Lời kỹ nữ- Xuân Diệu) Người kỹ nữ tìm mọi cách níu kéo người khách ở lại, bằng mọi cách với lời mời chân thành tha thiết, rằng đêm nay trăng sáng khung cảnh thật đẹp, hai người có thể trò chuyện tâm sự, rằng lòng em cô đơn, lạnh lẽo mà vẫn bị chối từ. Thơ là nơi chất chứa tình cảm của con người, thi sĩ là người nói lên tiếng lòng tha thiết ấy bằng cảm xúc chân thật của mình, muốn ra đời một tác phẩm nghệ thuật thì người viết phải có tình cảm, có tấm lòng và cảm hứng để sáng tác, cảm GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 11 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
- “Ý” “Tình”, “Hình”, “Nhạc” trong thơ Nguyễn Bính thông chia sẽ với nhân vật. Nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm với mọi vật xung quanh, biết lắng nghe thấu hiểu trái tim và gửi tâm tình vào thơ: Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ (Sóng- Xuân Quỳnh) Hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, vẫn giữ trọn tấm lòng không thay đổi, tình yêu ấy luôn lớn dần trong trái tim, luôn bồi hồi và khao khát yêu thương. Tác giả đã khắc họa những tình cảm cá nhân, một cách chân thật nhất, loại tình cảm bình thường nhất, của con người được thể hiện trong thơ. 1.2.2. “Hình”, “nhạc” trong thơ 1.2.2.1. “Hình” trong thơ Tình cảm và cảm xúc, là những yếu tố quan trọng tạo nên những thi phẩm đặc sắc, thì “hình” cũng là một yếu tố không thể thiếu trong thơ. Bởi vì, hình ảnh là sự phản ánh, tiếp nhận thế giới xung quanh vào tư duy của con người, biểu lộ thế giới nội tâm của con người. Thông qua những hình ảnh mà các nhà thơ, nhà văn hay những người làm nghệ thuật thể hiện, thiên nhiên mang nhiều màu sắc khác nhau: Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Một bức tranh về mùa xuân thật đẹp, với những hình ảnh màu sắc hài hòa, một màu xanh tươi mát, trải rộng đến chân trời. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la, trong trẻo, cảnh vật tinh khôi, giàu sức sống. Hoa cỏ vốn đã lặng lẽ, chữ "điểm" đã làm cho cành hoa lê trở nên có hồn, có thêm một điểm nhấn. Màu sắc trong bức tranh của Nguyễn Du, là những màu rất đặc trưng cho mùa xuân, tao nhã và nhẹ nhàng, làm nên một cảnh xuân vừa êm ái vừa sinh động, một không gian hữu sắc hữu tình và rất nên thơ qua ngòi bút của thi sĩ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biết theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Thu điếu- Nguyễn Khuyến) Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là ao thu”. Từ “ lạnh lẽo” được miêu tả trong khí lạnh của ao nước mùa thu, dường như cái lạnh ấy thấm sâu vào da thịt con người, đồng thời còn gợi ra sự thanh sạch, sự bất động, tĩnh lặng của mặt ao. GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 12 SVTH: Trần Thị Hồng Phấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 113 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 44 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 49 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 47 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 20 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 18 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn