Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội" là cung cấp thêm cơ sở khoa học về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, đánh giá thực trạng hoạch định và thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) chính sách và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thực tế do Trung ương và Hà Nội ban hành về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2024
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN ANH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 9.34.04.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án “Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và là kết quả nghiên cứu của riêng Tác giả Luận án. Các dẫn liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn nguồn trong tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Anh i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, NCS xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho NCS trong quá trình thực hiện Luận án. Đồng thời, NCS xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh - Phó Giám đốc phụ trách Học viện; PGS.TS. Hồ Việt Hạnh và các Thầy, Cô, Cán bộ Văn phòng Khoa Chính sách công; TS. Nguyễn Thị Khánh Trang - Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo; Các cán bộ Trung tâm Công nghệ thông tin Tư liệu - Thư viện cùng cán bộ Trung tâm Khảo thí, các Phòng, Ban liên quan của Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã hết sức tạo điều kiện cho NCS được học tập và tổ chức các vòng bảo vệ Luận án theo đúng quy chế, quy định đã ban hành. Đặc biệt, ngoài lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Hồ Việt Hạnh (Chủ tịch Hội đồng), TS. Kiều Quỳnh Anh (Thư ký Hội đồng), NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà Khoa học bên ngoài Học viện Khoa học xã hội với tư cách là Phản biện, Ủy viên Hội đồng đánh giá Chuyên đề Tổng quan; đánh giá 03 Chuyên đề; cho tới Hội đồng đánh giá luận án cấp Khoa; cấp Học viện như: PGS.TS. Lưu Văn Quảng (Học viện Chính trị quốc gia HCM), PGS.TS. Cao Thu Hằng (Tạp chí Cộng sản), TS. Kiều Thanh Nga, TS.Hà Huy Ngọc; PGS.TS. Lê Thị Thục (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật); PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (Học viện Hành chính Quốc gia), PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến (Học viện Chính trị Quốc gia HCM), PGS.TS. Trần Thị An (Đại học Quốc gia Hà Nội), GS.TS. Đỗ Đức Bình (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), PGS.TS. Nguyễn Xuân Dũng (Trường Đại học công nghệ giao thông vận tải) đã có những góp ý, nhận xét hết sức quý báu và tâm huyết cho Luận án. Nhân dịp này, NCS cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban biên tập, cán bộ liên quan của Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội trong việc đăng các bài báo công trình khoa học. Cuối cùng, NCS xin trân trọng cảm ơn các Cơ quan liên quan, Chuyên gia, Nhà Khoa học và đặc biệt là Nhân dân các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã tham gia hỗ trợ khảo sát ý kiến trong quá trình thực hiện Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 6 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án................................... 7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................... 10 7. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 11 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 12 1.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài về công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa .................................................................................................. 12 1.2. Nghiên cứu của tác giả trong nước về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam và Thủ đô Hà Nội ....................................................................................... 18 1.3. Nhận xét chung............................................................................................................ 29 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 31 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA ............................................................................ 33 2.1. Cơ sở lý luận về Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa................................... 33 2.1.1. Một số khái niệm công cụ cơ bản............................................................ 33 2.1.2. Đặc điểm của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ......................... 37 2.1.3. Hoạch định, thực hiện, đánh giá chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ... 39 2.1.4. Chủ thể ban hành chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ............... 46 2.1.5. Vai trò của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................................... 48 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ........ 49 2.1.7. Khung phân tích của luận án .................................................................. 52 2.2. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ở Thủ đô một số nước Châu Á, một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Thủ đô Hà Nội.................... 53 iii
- 2.2.1. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Bắc Kinh ........ 53 2.2.2. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Tokyo ................... 58 2.2.3. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Seoul .............. 63 2.2.4. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh ... 68 2.2.5. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Thành phố Đà Nẵng ... 71 2.2.6. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế .. 75 2.2.7. Bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Hà Nội về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa .......................................................................................................... 79 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................... 83 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ........................................................ 84 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của Thủ đô Hà Nội............................ 84 3.2. Nội dung các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã và đang thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ....................................................................................................... 88 3.3. Thực trạng thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội .................................................................................................................. 101 3.4. Kết quả thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội .......................................................................................................................... 114 3.5. Đánh giá chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội .. 130 3.6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 139 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................. 141 Chương 4: BỐI CẢNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI .......................................................................................................... 142 4.1. Bối cảnh ảnh hưởng, quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 .................... 142 4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................. 142 4.1.2 Bối cảnh của Thủ đô Hà Nội .................................................................. 144 4.1.3. Cơ hội và thách thức ............................................................................. 145 4.1.4. Quan điểm hoàn thiện chính sách ......................................................... 147 iv
- 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội .......................................................................................................................... 148 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành ............................................................................................. 148 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Thủ đô Hà Nội ban hành ........................................................................................ 152 4.3. Kiến nghị.................................................................................................................... 164 4.3.1. Đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan ............................................ 164 4.3.2. Đối với UBND Thành phố Hà Nội ........................................................ 164 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................. 166 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 172 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 192 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH TW Ban Chấp hành trung ương BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNVH Công nghiệp văn hóa CNST Công nghiệp sáng tạo CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSC Chính sách công CMCN Cách mạng công nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm nội địa GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn KH Kế hoạch JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản KTXH Kinh tế xã hội MTNATL Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP Đối tác công tư QĐ Quyết định SPSS Gói phần mềm thống kê cho ngành Khoa học xã hội TCN Trước Công nguyên Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTg Thủ tướng TU Thành ủy TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Công tác lập kế hoạch thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ............................................................................................. 103 Bảng 3.2. Công tác tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ................................................................... 104 Bảng 3.3. Công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ............................................................................... 106 Bảng 3.4. Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa .............................................................................................................................. 108 Bảng 3.5. Công tác điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ................. 109 Bảng 3.6. Công tác duy trì và phát triển chính sách công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội .................................................................................................................. 110 Bảng 3.7. Công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ............................................................................... 110 Bảng 3.8. Hiểu biết về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô ....................................................................................................................................... 112 Bảng 3.9. Hoạt động du lịch của các đơn vị kinh doanh khách sạn, lữ hành trên địa bàn Hà Nội (con số tính vào ngày 31/12 hàng năm) ............................................................. 117 Bảng 3.10. Số lượt khách du lịch nội địa trên địa bàn Hà Nội ...................................... 120 Bảng 3.11. Thống kê nghệ thuật biểu diễn của Hà Nội qua các năm ........................... 124 Bảng 3.12. Số sách trong thư viện ................................................................................... 129 Bảng 3.13. Số Báo, tạp chí trong thư viện ...................................................................... 129 Bảng 3.14. Tổng số sách xuất bản của NXB Hà Nội ..................................................... 129 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Trụ cột tài nguyên văn hóa tiềm năng của Hà Nội (8 trụ cột)......................... 25 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận án ........................................................................... 53 Biểu đồ 2.1. Chỉ số toàn diện phát triển CNVH cấp tỉnh, thành phố của Trung Quốc năm 2019 ............................................................................................................................. 56 Biểu đồ 2.2. Tổng thu nhập ngành CNVH của Bắc Kinh từ 2018 – 2020 ..................... 57 Biểu đồ 2.3. Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp GDP của ngành CNVH Trung Quốc giai đoạn 2008-2018 ................................................................................................. 58 Biểu đồ 2.4. Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp GDP của ngành CNVH Nhật Bản giai đoạn 2015-2020 [140] ................................................................................................ 61 Biểu đồ 2.5. Quy mô tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp chi tiết của các ngành CNVH Hàn Quốc giai đoạn 2004-2019 ................................................................................................. 67 Biểu đồ 3.1. Nhận biết về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô ............................................................................................................................... 111 Biểu đồ 3.2. Nguồn tiếp cận thông tin chính sách .......................................................... 113 viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuật ngữ công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới, còn ở Việt Nam mới được sử dụng và quan tâm trong những năm gần đây. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa bắt đầu được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [7]. Tiếp đó, tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới [9]. Đặc biệt, lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” là tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ký ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 có viết:“Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam” [8]. Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị [10] về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định nhiệm vụ: “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa” [27]. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh:“Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, (...), gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau” [29]. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, thuật ngữ “sức mạnh mềm văn hóa” được đề cập trong Văn kiện của Đảng. Đặc biệt, phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó: “Khẩn 1
- trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh”. Ngày 06/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 581/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 [115]. Ngày 08/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chiến lược 1755) [114]. Ngày 12/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1909/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 [116]. Thực hiện Chiến lược 1755 nêu trên và các chính sách khác về công nghiệp văn hóa do Trung ương ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017 [129]. Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Ngày 22/02/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành “Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” [109]. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã xây dựng “Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 12/8/2022 về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU” [131]. Với những chính sách cụ thể như trên, công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội đã từng bước có sự chuyển động tích cực, năm 2018 đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố [109]. Thủ đô Hà Nội có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vì sở hữu nguồn tài nguyên di sản văn hóa giàu có nhất cả nước. Hiện nay, Hà Nội đang sở hữu kho tàng di sản vô giá và cực kỳ phong phú. Trong đó có 5.922 di tích, 1 di sản văn hóa thế giới, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 3 di sản được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 1 di sản tư liệu thế giới. Hà Nội còn có hệ thống 1.350 làng nghề, làng có nghề chứa đựng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và có giá trị kinh tế cao [208]. Có thể thấy rằng, được xác định là nguồn lực nội sinh phát triển đất nước, vai 2
- trò của văn hoá càng ngày càng được chú ý. Một trong những cách thức để khai thác tài nguyên văn hoá và biến nó thành nguồn lực nội sinh, đó là phát triển công nghiệp văn hóa. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem như một khâu đột phá trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giúp chúng ta phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng đã có sự thay đổi cơ bản về chủ trương, cơ chế chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho các sản phẩm, thị trường công nghiệp văn hóa phát triển trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới. Ở nhiều nước trên thế giới, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành nền kinh tế mũi nhọn và có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Điển hình như tại Hoa Kỳ, văn hóa - nghệ thuật đóng góp hơn 800 tỉ USD mỗi năm cho GDP; Tại Trung Quốc, trong vòng 10 năm từ năm 2008 đến năm 2018, giá trị gia tăng của công nghiệp văn hóa Trung Quốc đã tăng gấp 5,4 lần, từ 763 tỷ NDT lên 4117,1 tỷ NDT (khoảng 600 tỷ USD); Tại Nhật Bản, năm 2021, GDP văn hóa của Nhật Bản vào khoảng 10,5 nghìn tỷ yên (khoảng 90 tỷ USD); Tại Hàn Quốc, năm 2021, GDP tạo ra từ ngành công nghiệp văn hóa lên tới 137,5 nghìn tỷ Won (khoảng 120 tỷ USD). Tuy nhiên tại Việt Nam, sau 7 năm (2016 - 2023) thực hiện Chiến lược 1755 đã được phê duyệt, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam chỉ đạt 8.08 tỷ USD vào năm 2018 (đóng góp 3,61% GDP), và 16,42 tỷ USD vào năm 2022 (đóng góp 4,04% GDP) [178]. Có thể nói rằng, ở Việt Nam, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trong những năm qua đã được Chính phủ, Bộ ngành và các địa phương xác định đây là một trong những chiến lược cần tập trung phát triển và do đó trên thực tế đã tạo ra nhiều kết quả khả quan và đã tạo ra cú huých quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, văn hóa tinh thần của đất nước. Bên cạnh những kết quả tích cực đó, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa hiện đang nổi lên không ít bất cập, trên 3
- thực tế vẫn còn không ít rào cản đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, văn hóa nói riêng và đối với Thủ đô Hà Nội không phải là ngoại lệ. Vậy những rào cản đó là gì và làm thế nào để tháo gỡ các rào cản đó để tạo ra những chính sách phát triển công nghiệp văn hóa thực sự phát huy tối đa tiềm năng và đóng góp của ngành văn hóa vào sự phát triển chung của cả nước. Chính vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã và đang được triển khai thực hiện thế nào là đề tài cấp bách đặc biệt là trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm triển khai thực hiện. Vậy Hà Nội đã triển khai chính sách phát triển công nghiệp văn hóa như thế nào? Nội dung của chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội là gì? Hà Nội tổ chức thực hiện như thế nào? Có ưu điểm gì và tồn tại gì? Theo đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa tại Hà Nội trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá phức tạp và nhiều vấn đề còn đang gây tranh luận, có những vướng mắc về quy định, cơ chế, chính sách. Do vậy, cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản trên cơ sở khoa học của chính sách công để có thể luận giải và xác định cơ sở khoa học cho giải quyết các vấn đề đặt ra. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn, nhưng các công trình ấy tiếp cận chủ yếu dưới góc độ chuyên ngành văn hóa học, chuyên ngành quản lý văn hóa mà vẫn chưa có một luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn “Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ chính sách công là một đề tài nghiên cứu được đánh giá là mang tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, và đặc biệt mang tính cấp thiết rất cao trong tình hình hiện nay. 4
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa. Đánh giá thực trạng nội dung chính sách đã được ban hành và thực trạng thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhằm đánh giá, xác định những kết quả cần kế thừa từ các công trình đã có, những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hai là, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành. Trong đó nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm của các Thủ đô một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Hà Nội. Ba là, phân tích điều kiện đặc thù của Thủ đô Hà Nội về tự nhiên, kinh tế - xã hội với tính cách là một nhân tố tác động đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa; phân tích nội dung các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa hiện hành do Trung ương và Thủ đô Hà Nội đã ban hành; phân tích thực trạng các bước mà Thủ đô Hà Nội đã thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa hiện hành; trình bày thực trạng phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội với tính cách là kết quả thực hiện các chính sách đó. Bốn là, phân tích bối cảnh giai đoạn từ nay đến năm 2045 với tính cách là một nhân tố sẽ tác động đến chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; Phân tích cơ hội và thách thức cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành. 5
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Phạm vi về thời gian: Trong luận án này nghiên cứu sinh tập trung phân tích chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn từ khi bắt đầu có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1998 đến năm 2023; đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu và khảo sát về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm của các Thủ đô một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Thứ nhất là phạm vi về chu trình chính sách: Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng nội dung chính sách đã được ban hành và thực trạng thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Về kết quả thực hiện chính sách, do sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa cũng chính là kết quả của việc áp dụng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, vì vậy trong luận án này nghiên cứu sinh chỉ phân tích kết quả thực hiện chính sách thể hiện qua 6 ngành (trong số 12 ngành theo Chiến lược 1755) [114] là những ngành mà Hà Nội có sẵn có tiềm năng, lợi thế để tập trung phát triển và một số ngành mà nghiên cứu sinh đã chọn lựa như sau: (1)Du lịch văn hóa; (2)Thủ công mỹ nghệ; (3)Nghệ thuật biểu diễn; (4)Điện ảnh; (5)Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; (6)Xuất bản. Thứ hai, phạm vi về nội dung chính sách: Luận án tập trung nghiên cứu 04 chính sách thành phần về phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành như: (1)Chính sách đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; (2)Chính sách tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; (3)Chính sách phát 6
- triển thị trường công nghiệp văn hóa và (4)Chính sách thu hút và hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận và cơ sở lý luận của luận án là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp văn hóa và chính sách phát triển công nghiệp văn hóa. Luận án vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, duy vật lịch sử, xem xét vấn đề trong mối liên hệ của nhiều bên liên quan và đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội...của địa bàn Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2023. Bên cạnh đó, luận án sử dụng cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ nội dung chính sách được ban hành, thực thi, phân tích và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Cách tiếp cận: Luận án đã sử dụng cách tiếp cận chính sách công và tiếp cận liên ngành. Trong cách tiếp cận chính sách công, luận án không đi vào nghiên cứu quá trình hoạch định chính sách mà mô tả chính sách đã ban hành của Trung ương và Hà Nội. Chính sách của Hà Nội là cụ thể hóa chính sách của Trung ương. Luận án phân tích nội dung chính sách và thực trạng 07 bước thực hiện chính sách, kết quả thực hiện chính sách. Từ đó đánh giá chính sách chỉ rõ chính sách nào hợp lý? Chưa hợp lý ở điểm nào? Tổ chức thực hiện tốt? Chưa tốt? Kết quả tốt? Chưa tốt? Đánh giá tìm ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu luận án Một là, phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Luận án thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá thực trạng 7 bước thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, luận án đã tiến hành khảo sát ý kiến của 300 cán bộ làm công tác văn hóa (tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô). Các kết quả 7
- nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá quá trình thực thi chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã làm trong giai đoạn thứ hai của chu trình chính sách phát triển công nghiệp văn hóa. Cơ cấu mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết cụ thể trong phần Phụ lục. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tại hội thảo: Để có căn cứ pháp lý khách quan về ý kiến của chuyên gia đối với đề tài nghiên cứu của luận án, NCS đã sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia theo hình thức tổng hợp các ý kiến biên tập vào Kỷ yếu Hội thảo, ghi chép các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội thảo và đồng thời nghiên cứu sinh đã thực hiện khảo sát 220 phiếu khảo sát đối với các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực văn hóa và công nghiệp văn hóa với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Số phiếu thu về là 215 phiếu, số phiếu hợp lệ là 200 phiếu. Hai là, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Trong luận án này nghiên cứu sinh thu thập các tư liệu về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Thủ đô Hà Nội ban hành (như các Nghị quyết, Chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam; Quyết định của Chính phủ; Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch, Chương trình của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, văn bản của các Sở, ban, ngành của Thành phố). Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện và các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nghiên cứu sinh thu thập các thông tin, dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. Ba là, phương pháp xử lý dữ liệu thống kê: Để xử lý các dữ liệu điều tra và thống kê dữ liệu nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê toán để xử lý kết quả điều tra, khảo sát. Các dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS, phiên bản 23.0 để tổng hợp và xử lý dữ liệu thông qua việc phân tích tần suất, tỷ lệ phần trăm, đồng thời luận án đã sử dụng thang đó 4 bậc gồm: (1 = Đạt yêu cầu, 2 = Khá, 3 = Tốt, 4 = Rất tốt), các thang đo này được xử lý theo tuần suất và tỷ lệ phần trăm của từng thang đo làm căn cứ để báo cáo kết quả nghiên cứu. 4.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án 8
- (1) Hiện nay đã có những chính sách (loại chính sách) nào đã được ban hành để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các chính sách đó đã thực sự hoàn thiện chưa? (2) Các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa đã được triển khai thực hiện như thế nào trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua? (3) Những yếu tố nào tác động chủ yếu đến kết quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội? (4) Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới? 4.4. Giả thuyết nghiên cứu của luận án (1) Hiện nay đã có nhiều chính sách được áp dụng để phát triển công nghiệp công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, nhưng các chính sách chưa hoàn thiện, chưa bao quát hết những lĩnh vực cần phát triển của công nghiệp văn hóa. (2) Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã mang lại những kết quả nhất định những vẫn còn có những hạn chế tương đối lớn ở một số lĩnh vực, khía cạnh. (3) Kết quả phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua là do cả những nguyên nhân từ nội dung chính sách được ban hành và từ công tác thực thi chính sách (quá trình triển khai thực hiện các bước trong quy trình thực hiện chính sách) (4) Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) các chính sách do Trung ương và Hà Nội ban hành. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đây là công trình luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về đề tài Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công tại Việt Nam. Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đây về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa. 9
- - Luận án đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa và thực hiện chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, xác định được những yếu tố ảnh hưởng. - Luận án đã phân tích được chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của một số Thủ đô trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, giúp hình dung rõ hơn về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa để đối chiếu, so sánh vấn đề này ở Thủ đô Hà Nội. - Luận án đã góp phần: mô tả được nội dung, hệ thống hoá các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa và việc thực hiện các chính sách này trên địa bàn thủ đô Hà Nội; làm rõ được kết quả thực hiện và đánh giá được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong nội dung các chính sách được ban hành và trong quá trình thực thi các chính sách công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. - Luận án là công trình nghiên cứu công phu, thực tiễn về chính sách phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội dưới góc độ khoa học chính sách công tại Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra được khiếm khuyết, hạn chế trong chính sách và nguyên nhân của hạn chế đó. - Đặc biệt, luận án đã đề xuất được với Trung ương và Thủ đô Hà Nội một số giải pháp mới, độc đáo, táo bạo, có giá trị ứng dụng trong thực tiễn cao, phù hợp và có tính khả thi nhằm hoàn thiện (sửa đổi và bổ sung) các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án làm phong phú, đa dạng hơn cách tiếp cận về chính sách công và thực hiện chính sách công cụ thể là chính sách phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, qua đó làm phong phú thêm nội dung của khoa học chính sách công. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Một là, luận án đã góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức của con người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa do Trung ương và Hà Nội ban hành, và kết quả thực hiện các chính sách đó. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 31 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 57 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 23 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 80 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn