Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
lượt xem 15
download
Luận án phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội theo các tiêu chí đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HỒNG HÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ HỒNG HÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Chính sách công Mã số : 934 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHÍ VĨNH TƯỜNG 2. PGS,TS. LÊ VĂN CHIẾN HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Thị Hồng Hà
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................................................................... 11 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu........................... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về KNST ......................................................... 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách công.......................................... 18 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ KNST ............................ 20 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST.............. 24 1.2. Đánh giá chung các công trình đã tổng quan và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án....................................................................................... 33 1.2.1. Đánh giá chung các công trình đã tổng quan ............................................. 33 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài chưa được làm rõ................................ 34 1.2.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ....................................... 36 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO.......................................... 38 2.1. Lý luận chung về khởi nghiệp sáng tạo và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo........................................................................................................ 38 2.1.1. Khởi nghiệp .................................................................................................... 38 2.1.2. Khởi nghiệp sáng tạo...................................................................................... 38 2.1.3. Hệ sinh thái KNST ......................................................................................... 46 2.1.4. Khái niệm Chính sách hỗ trợ KNST.............................................................. 50 2.2. Lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo .......................... 58 2.2.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ KNST ............................................................... 58 2.2.2. Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST................................................ 60 2.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ KNST................................................... 63 2.2.4. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách hỗ trợ KNST ........................ 64 2.2.5. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 69
- 2.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở một số quốc gia và các giá trị tham khảo..................................................................... 71 2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách hỗ trợ KNST ở một số quốc gia............ 71 2.3.2. Các giá trị tham khảo...................................................................................... 77 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 80 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................... 81 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội............................................................................................................... 81 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội............................ 81 3.1.2. Hệ sinh thái KNST ở thành phố Hà Nội........................................................ 84 3.1.3. Chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội........................................... 86 3.2. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội............................................................................................. 94 3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội ..................................................................................................... 94 3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 97 3.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 100 3.2.4. Thực hiện các nội dung chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 102 3.2.5. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 113 3.2.6. Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội .......................................................................................................... 115 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội ........................................................................... 117 3.3.1. Tính chất của vấn đề chính sách và chất lượng chính sách......................... 117 3.3.2. Năng lực của các chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ KNST .................... 119
- 3.3.3. Năng lực của đối tượng chính sách.............................................................. 121 3.3.4. Nguồn lực thực hiện chính sách................................................................... 122 3.3.5. Các yếu tố liên quan đến môi trường thực hiện chính sách ........................ 124 3.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội........................................................................................... 126 3.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 126 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.......................................................... 128 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 137 Chương 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ............. 138 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ...................................................................................... 138 4.1.1. Bối cảnh quốc tế......................................................................................... 138 4.1.2. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội trong nước......................................... 140 4.2. Quan điểm, định hướng hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn 2021-2025......... 142 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội đến 2025, tầm nhìn đến 2030........................ 145 4.3.1. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo .................................... 145 4.3.2. Hoàn thiện quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội ................................................................................................... 148 4.3.3. Nâng cao năng lực và sự phối hợp của các chủ thể thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội.................................................... 153 4.3.4. Nâng cao năng lực của đối tượng chính sách hỗ trợ KNST ....................... 154 4.3.5. Nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ KNST ............................................ 155 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 157 KẾT LUẬN................................................................................................................... 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............................. 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 163 PHỤ LỤC...................................................................................................................... 179
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ công chức 2 DNKNST Doanh nghiệp KNST 3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4 ĐTMH Đầu tư mạo hiểm 5 ĐMST Đổi mới sáng tạo 6 KH&CN Khoa học và Công nghệ 7 KNST KNST 8 Mentor Huấn luyện viên khởi nghiệp 9 PTNNL Phát triển nguồn nhân lực 10 Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư 11 Sở TT&TT Sở Thông tin và Truyền thông 12 TTHC Thủ tục hành chính 13 UBND Ủy ban Nhân dân 14 VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam 15 Vườn ươm HBI-IT Vườn ươm Doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Danh sách đối tượng phỏng vấn sâu ................................................................ 6 Bảng 2: Cơ cấu mẫu khảo sát đối tượng là doanh nghiệp............................................ 7 Bảng 2.1: Phân biệt khởi nghiệp và KNST.................................................................. 41 Bảng 2.2: Chương trình hỗ trợ startup theo từng giai đoạn phát triển....................... 43 Bảng 2.3: Hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST................ 70 Bảng 3.1: Hệ sinh thái KNST của thành phố Hà Nội,................................................ 85 Bảng 3.2: Nội dung chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội, nguồn tác giả tổng hợp từ Quyết định 6165 và 4889 của UBND TP.HN............................ 90 Bảng 3.3: Các chương trình hỗ trợ PTNNL giai đoạn 2017-2022..........................106 Bảng 3.4: Chương trình Hỗ trợ KNST thuộc nhiệm vụ Sở KH&CN,....................110 Bảng 3.5: Tình hình bố trí kinh phí hỗ trợ KNST của TP.HN (2017-2022) ..........122 Bảng 3.6: Tình hình bố trí và sử dụng kinh phí hỗ trợ KNST của TP.HN.............136
- DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP Trang Hình 1: Khung phân tích luận án, nguồn: Tác giả đề xuất........................................... 8 Hình 2.1: Các thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp ............................................ 47 Hình 2.2: Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST............................................. 61 Hình 3.1: Lĩnh vực kinh doanh của startup của TP Hà Nội ....................................... 86 Hình 3.2: Các kênh tiếp cận chính sách của các startup. ............................................ 99 Hình 3.3: Đánh giá khả năng tiếp cận chương trình hỗ trợ PTNNL .......................100 Hộp 3.1: Ý kiến của startup về các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho KNST......................................................................................................105 Hình 3.4: Tình hình hoạt động của các dự án ươm tạo tại Vườn ươm HBIT-IT..........107 Hình 3.5: Quy trình hỗ trợ ươm tạo của Vườn ươm HBI-IT,..................................108 Hình 3.6: Đánh giá của DN về CS hỗ trợ tham gia ươm tạo ...................................109 Hình 3.7: Đánh giá của doanh nghiệp về thực hiện CSHT UDKHCN, SXTN, TMHSP............................................................................................................112 Hình 3.8: Đánh giá của startup về thực hiện chính sách hỗ trợ SXTN, TMHSP .........................................................................................................................113 Hình 3.9: Cơ chế giám sát thực hiện Chính sách Hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội....................................................................................................................114 Hình 3.10: Đánh giá của startup về CSHT ứng dựng, sản xuất thử nghiệm ..........119
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) đóng vai trò quan trọng ở mỗi quốc gia. Khuyến khích KNST sẽ thúc đẩy việc tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường đổi mới, sáng tạo, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thông qua thể chế, luật pháp và chính sách, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ KNST. Các quy định pháp luật, chính sách có ảnh hưởng sâu sắc đến các giai đoạn của quá trình khởi nghiệp: từ hình thành ý tưởng, hoàn thiện sản phẩm, thu hút nguồn vốn đầu tư, mở rộng doanh nghiệp… Doanh nghiệp KNST mặc dù có tiềm năng tăng trưởng nhanh, lợi nhuận cao tuy nhiên thường gặp rất nhiều thách thức như thiếu vốn, nhân lực chất lượng, tính rủi ro cao. Do đó, kinh nghiệm từ các trung tâm khởi nghiệp hàng đầu thế giới cho thấy, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KNST của nhà nước có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp này. Với vị thế là Thủ đô, là đầu não chính trị và hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, khoa học, giáo dục, có mạng lưới các trường đại học, cao đẳng lớn nhất cả nước, nơi đặt trụ sở của nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, thành phố Hà Nội có rất nhiều lợi thế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam. Nhằm hưởng ứng tinh thần “Quốc gia khởi nghiệp” do Thủ tướng Chính phủ phát động và hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp năng động của Việt Nam và khu vực, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ KNST. Sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua phản ánh rõ nét những thay đổi căn bản về chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Nhờ cơ chế, chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng được hoàn thiện, đã phần nào có những tác động tích cực đến việc xây dựng hệ sinh thái KNST, giúp Hà Nội tiếp tục duy trì là một trong hai địa phương đi đầu cả nước về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KNST. 1
- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KNST được đánh giá là chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, lợi thế của Hà Nội như cơ sở vật chất phục vụ ươm tạo chưa đáp ứng được yêu cầu; truyền thông chính sách chưa hiệu quả; vai trò của các trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong hỗ trợ KNST chưa được phát huy, các dự án ươm tạo chưa thể hiện tính đột phá, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, cơ chế chính sách thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư chưa hoàn thiện và chính sách hỗ trợ còn hạn chế vì chưa đúng đối tượng, phương pháp hỗ trợ chưa phù hợp và thực chất.v.v. Báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu GSER 2022 của StartupGenome cho biết, Hà Nội đã bị loại khỏi bảng xếp hạng sau một năm xuất hiện ở vị trí 91-100 [141]. Theo Báo cáo xếp hạng do StartupBlink năm 2022, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh tăng 68 hạng và tiệm cận Top 100 hệ sinh thái của thế giới, Hà Nội giảm 22 bậc và rớt khỏi Top 200 [120]. Trước thực tế trên, đảm bảo sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp KNST, hiện thực hóa các mục tiêu chính sách hỗ trợ KNST của Hà Nội cũng như cạnh tranh được với các trung tâm khởi nghiệp khác của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và trong khu vực, Thành phố cần sớm xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm các doanh nghiệp KNST và hệ sinh thái của Thủ đô nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ KNST. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc phân tích, đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong thời gian qua, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách, phát hiện những khó khăn, bất cập và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sĩ. 2
- 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội theo các tiêu chí đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về KNST, chính sách hỗ trợ KNST, thực hiện chính sách hỗ trợ KNST và quy trình thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách KNST; - Khảo sát, điều tra và phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của Thành phố Hà Nội theo quy trình thực hiện và các tiêu chí xác định và chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách; - Xác định hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội - Khách thể nghiên cứu: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ, Vườn ươm HBI-IT; các Dự án/Doanh nghiệp KNST của thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội, trong đó luận án tập trung đánh giá việc thực hiện ba chính sách hỗ trợ cụ thể là: (1) chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho KNST, (2) chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động KNST và (3) chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là những chính sách quan trọng trong hỗ trợ doanh 3
- nghiệp KNST ở những giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp và thành phố Hà Nội thời gian qua cũng đã và đang tập trung thực hiện. Khi nghiên cứu thực hiện ba chính sách hỗ trợ cụ thể trên, tác giả tập trung phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách từ khâu xây dựng kế hoạch triển khai chính sách, phân công, phối hợp thực hiện, phổ biến tuyên truyền chính sách, thực hiện các nội dung chính sách, kiểm tra đôn đốc và đánh giá và tổng kết, rút kinh nghiệm; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của thành phố Hà Nội; phát hiện hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội. - Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2017 - 2022 và tầm nhìn đến 2030 Năm 2016, Chính phủ ra quyết định ban hành Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Đề án 844) - văn bản làm cơ sở cho các địa phương trong đó có thành phố Hà Nội triển khai các chương trình hỗ trợ KNST tại địa phương. Do đó, luận án xác định phạm vi thời gian nghiên cứu từ bắt đầu từ 2017 (khi thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai các chương trình, Đề án hỗ trợ KNST) đến 2022 và tầm nhìn đến 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội là gì? Câu hỏi 3: Giải pháp nào hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội ? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giải thuyết 1: Thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội đã đảm bảo tuân thủ quy trình và các yêu cầu về nội dung chính sách song các khâu phối hợp và thực hiện một số nội dung chính sách còn nhiều hạn chế. 4
- Giả thuyết 2: Chất lượng chính sách hỗ trợ KNST, năng lực của chủ thể thực hiện, năng lực của các doanh nghiệp KNST và nguồn lực là các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội. Giả thuyết 3: Nếu xác định được những hạn chế, bất cập và các yếu tố ảnh hưởng trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của Thành phố. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng cách tiếp cận đa phương pháp, trong đó kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Luận án sử dụng đồng thời nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp thu thập được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu tài liệu. Dữ liệu sơ cấp được thực hiện qua phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi online (do điều kiện dịch bệnh Covid) và phỏng vấn sâu. Dưới đây là mô tả cụ thể về hai phương pháp nghiên cứu: 4.3.1. Phương pháp định tính - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nghiên cứu và tổng quan các công trình, tài liệu khoa học đã công bố trong và ngoài nước về: (i) Cơ sở lý luận về KNST và hệ sinh thái KNST; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ và xây dựng môi trường KNST của các trung tâm khởi nghiệp nổi tiếng trên thế giới, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội; (iii) Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, luật, văn bản dưới luật, chương trình, đề án.. của Chính phủ về định hướng phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ cho hoạt động KNST, phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN); (iv) Các quyết định, chương trình, đề án… của UBND Thành phố Hà Nội, báo cáo của các Sở, ngành về hoạt động hỗ trợ KNST, phát triển KH &CN trong thời gian qua. - Phỏng vấn sâu: Luận án tham khảo ý kiến, phỏng vấn sâu đối với 11 đối tượng bao gồm: các cán bộ quản lý và thực thiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội (Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Vườn ươm doanh nghiệp CNTT đổi mới sáng tạo Hà Nội thuộc Sở Thông tin và Truyền thông), cố vấn, huấn luyện về khởi nghiệp (mentor), nhà nghiên cứu về kinh tế, luật (Chi tiết xem 5
- Bảng 0.2)… nhằm làm rõ thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017-2022; đồng thời thu thập ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp góp phần nâng cao kết quả hoạt động hỗ trợ KNST trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn tới. Bảng 1: Danh sách đối tượng phỏng vấn sâu Số TT Đối tượng PV Đơn vị công tác Mã Nam Nữ lượng Trung tâm Hỗ trợ DN HN PV1 01 √ 1 Cán bộ LĐ,QL Vườn ươm HBI-IT PV2 01 √ Trung tâm Hỗ trợ DN HN PV3 02 √ √ Sở KH&ĐT PV4 Chuyên viên phụ 2 Vườn ươm HBI-IT, PV5 01 √ trách Sở KH&CN1 PV6 02 √ Sở KH&CN2 PV7 Vườn ươm HBI-IT PV8 01 3 Mentor √ Đại học quốc gia Hà Nội PV9 01 Viện Kinh tế, Học viện CTQG PV10 Chuyên gia về 01 4 Hồ Chí Minh √ Kinh tế, Luật Bộ Tư pháp PV11 01 Tổng 11 - Phương pháp xử lý dữ liệu định tính: Để xử lý dữ liệu sau khi thu thập, đối với dữ liệu định tính, dựa trên kết quả các bản ghi chép của các cuộc phỏng vấn sâu với các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên viên thực hiện chính sách của các Sở, ngành của Hà Nội, các chuyên gia về kinh tế, luật, một số huấn luyện viên khởi nghiệp; tác giả sử dụng phần mềm Excel để nhập liệu và phân tích đối với các phiếu phỏng vấn. Các kết quả sẽ được phân tích dựa trên tần suất xuất hiện các từ khóa để từ đó xây dựng và kiểm định các yếu tố tác động, các hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của thành phố Hà Nội. 4.3.2. Phương pháp định lượng - Khảo sát bằng bảng hỏi online (ứng dụng khảo sát google form) với đối tượng là dự án/doanh nghiệp KNST, tác giả chọn khảo sát một số nhà sáng lập dự án ươm tạo, doanh nghiệp KNST tại Vườn ươm doanh nghiệp CNTT 6
- đổi mới sáng tạo Hà Nội (HBI-IT), Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội và một số trung tâm hỗ trợ KNST tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng khảo sát là 55 (nhà sáng lập dự án ươm tạo, doanh nghiệp KNST) (Phụ lục Bảng hỏi khảo sát đối tượng dự án/doanh nghiệp). Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện - tức là chọn mẫu dựa trên khả năng mà tác giả có thể tiếp cận các đối tượng (dự án ươm tạo/doanh nghiệp KNST). Bảng 2: Cơ cấu mẫu khảo sát đối tượng là doanh nghiệp STT Tiêu chí Nhóm Số quan sát Tỷ lệ (%) Thành lập mới 33 60 Tách từ doanh nghiệp hiện có 3 5.45 Loại hình 1 doanh nghiệp Sản phẩm của Vườn ươm tạo, 18 32.72 trường ĐH Khác (không đề cập) 1 1.83 Thương mại 16 29.6 Du lịch, dịch vụ 6 11 Công nghệ thông tin 9 16.7 Giáo dục đào tạo 4 7.4 2 Lĩnh vực Logistic 4 7.4 Y tế chăm sóc sức khỏe 2 3.7 Công nghệ sinh học 4 7.4 Nông nghiệp 1 1.9 Khác 8 14.9 Dưới 1 năm 11 20.4 Từ 1-3 năm 26 48.1 Thời gian 3 Từ 3-5 năm 9 16.7 hoạt động Trên 5 năm 8 14.8 Khác (không đề cập) 1 Phương pháp xử lý dữ liệu: Ứng dụng khảo sát Google form cho phép phân tích câu trả lời nhờ có bản tóm tắt tự động, xem biểu đồ với dữ liệu về câu trả lời được cập nhật theo thời gian thực. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng excel 2013 để thực hiện các phân tích sâu hơn. 4.3.3. Khung phân tích của luận án Nghiên cứu được thực hiện dựa trên lý thuyết về thực hiện chính sách công và lý thuyết về KNST và chính sách hỗ trợ KNST. Đây là cơ sở lý luận để 7
- đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội, trong đó tập trung đánh giá thực hiện ba chính sách thành phần gồm chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ ươm tạo, chính sách hỗ trợ ứng dụng KHCN, sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách; chỉ ra ưu điểm, hạn chế của quá trình thực hiện chính sách và nguyên nhân của hạn chế. Căn cứ vào bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và từ đó xác định quan điểm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới, đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội. Khung phân tích luận án được trình bày cụ thể tại Hình 1. Hình 1: Khung phân tích luận án, nguồn: Tác giả đề xuất 8
- 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp về mặt khoa học - Luận án đã xây dựng khung lý thuyết và làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về KNST như làm rõ đặc trưng, vai trò và các giai đoạn phát triển của KNST cũng như khó khăn, nhu cầu hỗ trợ của KNST ở từng giai đoạn; hệ sinh thái và vai trò của các thành tố của hệ sinh thái trong hỗ trợ KNST; đưa ra quan niệm về chính sách hỗ trợ KNST và thực hiện chính sách hỗ KNST, quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST. - Đối với mỗi lĩnh vực, mỗi góc độ nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách do đó cũng khác nhau. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ KNST được làm rõ trong luận án đã góp phần làm phong phú thêm lý luận về thực hiện chính sách công. - Luận án đã xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội bao gồm các chính sách hỗ trợ đặc biệt quan trọng đối với KNST ở giai đoạn đầu của quá trình bao gồm 1) chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho KNST, (2) chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động KNST và (3) chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất thử nghiệm. Đóng góp về mặt thực tiễn Thời gian qua, các nghiên cứu về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội còn thiếu vắng. Vì vậy, luận án giúp các cơ quan quản lý xem xét, đánh giá lại quá trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2022; xác định các yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội, đánh giá kết quả đạt được và các hạn chế dựa trên các tiêu chí đã xác lập và nguyên nhân của hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung và quốc tế. 9
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Làm rõ các vấn đề lý luận về KNST và chính sách hỗ trợ KNST; Đề xuất khung phân tích và tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội; Góp phần bổ sung thêm những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công thông qua phân tích, đánh giá thực tiễn triển khai chính sách hỗ trợ KNST tại thành phố Hà Nội; - Về mặt thực tiễn: Thông qua phân tích số liệu điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng, luận án chỉ ra những mặt được và chưa được trong thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, nhận diện các yếu tố tác động đến quá trình triển khai chính sách góp phần cung cấp các luận cứ giúp cho UBND Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, các vườn ươm trong hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp KNST và hệ sinh thái KNST của Thủ đô. Bên cạnh đó, luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, cơ quan hoạch định và thực thi chính sách về KNST nói riêng và chính sách công nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận án được chia thành 4 chương, 12 tiết: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ KNST Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ KNST của thành phố Hà Nội 10
- Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về KNST Từ những năm đầu của thế kỉ 20, vấn đề khởi nghiệp là mối quan tâm không chỉ các nhà kinh tế với tư cách là động lực phát triển kinh tế, mà còn là chủ đề nghiên cứu của giới học thuật. (i) Các nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo Theo tác giả Moghimi (2001) quá trình khởi nghiệp là quá trình cá nhân khởi nghiệp vận dụng những ý tưởng mới, nhận diện những cơ hội mới và huy động các nguồn lực, từ đó nỗ lực tạo ra các công ty và công việc mới, sự tổ chức và đổi mới dần hình thành. Đó là quá trình liên quan đến sự chấp nhận rủi ro và rủi ro xuất hiện khi đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới cho nền kinh tế [107]. Cùng với quan điểm đó, Ủy ban Châu Âu Eurydice (2012) cho rằng “Khởi nghiệp chỉ khả năng biến ý tưởng thành hành động của một cá nhân. Nó bao gồm hoạt động sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro, cũng như khả năng lập kế hoạch và quản lý các dự án để đạt được các mục tiêu.”[88] Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ rõ sự khác biệt giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp KNST (tiếng anh là Startup). Startup thường được dùng với nghĩa hẹp để chỉ các hoạt động khởi nghiệp hoặc công ty khởi nghiệp về công nghệ. Nguyên nhân của điều này đến từ việc thành công của một ngành công nghiệp mới - công nghệ thông tin trong giai đoạn 1990s và bởi đây là những ngành mới phát triển gắn mật thiết với sự đổi mới và sáng tạo. Tác giả Graham, P. (2005) cho rằng doanh nghiệp startup là doanh nghiệp được lập ra với kỳ vọng tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng gắn với ý tưởng sáng tạo mới là yếu tố quan trọng nhất xác định đó là một doanh nghiệp KNST [90]. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 28 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 50 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 72 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 14 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 14 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 24 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 22 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn