intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:335

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường đại học; Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ; Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HẢI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HẢI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC NAM BỘ Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. VÕ VĂN LỘC 2. TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trung thực, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Tác giả Luận án Lê Văn Hải
  4. ii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt............................................................................. vii Danh mục các bảng ................................................................................................. viii Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..................................................................12 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 12 1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực ..........12 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực ......................................................................................................22 1.1.3. Nhận định chung về các nghiên cứu ..........................................................31 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu ............................................ 34 1.2.1. Năng lực thực hiện, tiếp cận năng lực thực hiện ........................................34 1.2.2. Hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ........37 1.2.3. Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ......................................................................................40 1.3. Lý luận về hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ............................................................................................................ 43 1.3.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ........................................................................43 1.3.2. Mục tiêu đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện .........44 1.3.3. Nội dung đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện .........48 1.3.4. Phương thức đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện.....................................................................................................52 1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ........................................................................55
  5. iii 1.3.6. Điều kiện phục vụ hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................................................58 1.4. Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện....................................................................................................................... 60 1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................................................60 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................................................62 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ............................................................... 72 1.5.1. Yếu tố chủ quan .........................................................................................72 1.5.2. Yếu tố khách quan .....................................................................................73 Kết luận chương 1....................................................................................................................... 75 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC NAM BỘ .............................76 2.1. Khái quát chung về vùng Nam Bộ ................................................................................. 76 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục vùng Nam bộ .................... 76 2.1.2. Giới thiệu khái quát các trường đại học công lập khu vực Nam Bộ có đào tạo giáo viên trung học phổ thông .......................................................79 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................................. 80 2.2.1. Khách thể khảo sát ......................................................................................80 2.2.2. Mục đích và nội dung khảo sát ...................................................................83 2.2.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................84 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ .............................................................. 89 2.3.1. Nhận thức về hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH .............89 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................................................91
  6. iv 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ................................................................94 2.3.4. Thực trạng thực hiện phương thức đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ......................................................98 2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ....................................................103 2.3.6. Thực trạng về điều kiện tổ chức đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo năng lực thực hiện ............................................................................107 2.4. Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ ........ 109 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về vai trò của công tác quản lý hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ............................................................................................109 2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ..............................................................111 2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ..............................................................113 2.4.4. Thực trạng quản lý phương thức đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ..............................................................115 2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ......................................118 2.4.6. Thực trạng quản lý điều kiện và môi trường đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ......................................120 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện .......................................... 122 2.5.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện .....................122 2.5.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện .....................124 2.6. Đánh giá chung về thực trạng........................................................................................ 127
  7. v 2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................127 2.6.2. Hạn chế .................................................................................................129 2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................131 Kết luận chương 2..................................................................................................................... 133 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC NAM BỘ ...........................134 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................................... 134 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ...........................................................134 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...........................................................135 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................135 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..............................................................136 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................136 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...........................................................137 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học khu vực Nam Bộ ................. 137 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên về quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ...............137 3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý nội dung, phương thức đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện .....................144 3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện .............148 3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện ........................................................151 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ......154 3.2.6. Biện pháp 6: Chủ động thích ứng với những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ..................................................................................................................157 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ..................................................................................... 159
  8. vi 3.4. Khảo nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................................ 161 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .............................................................................161 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..............................................................................161 3.4.3. Công cụ khảo nghiệm ...............................................................................162 3.4.4. Cách tính điểm của bảng hỏi ....................................................................163 3.4.5. Đánh giá độ tin cậy của số liệu .................................................................164 3.4.6. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................164 3.5. Thực nghiệm biện pháp .................................................................................................. 179 3.5.1. Mục đích thực nghiệm ..............................................................................179 3.5.2. Nội dung thực nghiệm ..............................................................................180 3.5.3. Giả thuyết thực nghiệm.............................................................................180 3.5.4. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp thực nghiệm ..................180 3.5.5. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................181 3.5.6. Mô hình ứng dụng triển khai tại trường ĐH Thủ Dầu Một ......................190 Kết luận chương 3 ...................................................................................................194 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................195 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ...............201 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................203 PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CNTT Công nghệ thông tin CSĐT Cơ sở đào tạo CTĐT Chương trình đào tạo ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐH Đại học ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên GV THPT Giáo viên trung học phổ thông HĐĐT Hoạt động đào tạo KTĐG Kiểm tra đánh giá NLTH Năng lực thực hiện QLĐT Quản lý đào tạo SV Sinh viên TCNL Tiếp cận năng lực
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh nội dung giữa dạy học theo NLTH và dạy học truyền thống ...........................................................................................50 Bảng 1.2. So sánh đào tạo theo phương pháp truyền thống và đào tạo theo phương pháp dạy học học theo tiếp cận năng lực người học ................53 Bảng 1.3. Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung và đánh giá tiếp cận năng lực ....................................................................................57 Bảng 2.1. Diện tích, dân số các tỉnh Khu vực Nam Bộ .........................................78 Bảng 2.2. Danh sách 14 trường đại học có khoa/ngành đào tạo sư phạm GV THPT khu vực Nam Bộ .........................................................................79 Bảng 2.3. Khái quát 5 trường đại học/khoa sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông khu vực Nam Bộ ............................................................80 Bảng 2.4. Mẫu điều tra thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH trong 5 trường đại học khu vực Nam Bộ ..................................................................................................81 Bảng 2.5. Đặc điểm mẫu khảo sát CBQL, GV ......................................................82 Bảng 2.6. Đặc điểm mẫu khảo sát SV ...................................................................83 Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL, GV và SV về hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ..........................89 Bảng 2.8. Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện từ đánh giá của CBQL, GV và SV .....................................................................................................92 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV và SV về mức độ thực hiện, kết quả thực hiện nội dung đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ........................................................................................................95 Bảng 2.10. Kiểm định Independent T-test giữa nhóm CBQL và nhóm GV, chuyên viên trong đánh giá việc thực hiện nội dung đào tạo ................98 Bảng 2.11. Mức độ thực hiện, kết quả thực hiện các phương pháp đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện từ đánh giá của CBQL, GV và SV ..............................................................................................99
  11. ix Bảng 2.12. Kiểm định tương quan Pearson giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ..............................................................................................101 Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện từ đánh giá của CBQL, GV và SV ..........103 Bảng 2.14. Điều kiện tổ chức đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện từ đánh giá của CBQL, GV và SV .................107 Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu đào tạo .................................................................................................111 Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý thực hiện nội dung đào tạo .................................................................................................113 Bảng 2.17. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý phương pháp đào tạo ..115 Bảng 2.18. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý hình thức đào tạo ........117 Bảng 2.19. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo ........................................................................................119 Bảng 2.20. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng quản lý điều kiện và môi trường đào tạo giáo viên THPT theo tiếp cận NLTH ..........................121 Bảng 2.21. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ................122 Bảng 2.22. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ........................125 Bảng 3.1. Mẫu điều tra thực trạng .......................................................................162 Bảng 3.2. Cách tính điểm của bảng hỏi ...............................................................164 Bảng 3.3. Tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ..................................................................................................165 Bảng 3.4. Tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 2: Tăng cường quản lý nội dung, phương thức đào tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ......................................................................................................167
  12. x Bảng 3.5. Tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 3: Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đào tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ..............................................................................................169 Bảng 3.6. Tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 4: Quản lý đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo theo tiếp cận NLTH ở các trường đại học .................................................................................................170 Bảng 3.7. Tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 5: Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ..................................................................................................171 Bảng 3.8. Tính cấp thiết và khả thi của biện pháp 6: Chủ động thích ứng ..........172 Bảng 3.9. Tính cấp thiết của các biện pháp .........................................................173 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp .................................175 Bảng 3.11. Thứ hạng sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .....................178 Bảng 3.12. Mô tả mẫu khảo sát thực nghiệm ........................................................180 Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến đánh giá về biện pháp Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH. .................................................................................................185
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH giữa ý kiến của CBQL, GV và SV ..................................106 Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV về công tác quản lý ...110 Biểu đồ 2.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến quản lý ...123 Biểu đồ 2.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến quản lý .....126 Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp .....177 Biểu đồ 3.2. Kết quả về thực nghiệm biện pháp của CBQL..................................189 Biểu đồ 3.3. Kết quả về thực nghiệm biện pháp của giảng viên, chuyên viên ......189 Sơ đồ 3.1. Mô hình kết nối trung tâm dữ liệu tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ..191 Sơ đồ 3.2. Mô hình kết nối kết nối hệ thống tại Trường Đại học Thủ Dầu Một ....192
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xét về mặt lịch sử, tính từ khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra đời (năm 1070), giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam đã có bề dày trên cả ngàn năm. Sự nghiệp giáo dục ĐH hình thành sau Cách mạng Tháng Tám (năm 1945) cũng đã trải qua hơn 75 năm phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, nhu cầu thay đổi giáo dục ĐH còn xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dưới tác động của cuộc cách mạng này, toàn cầu hóa là xu thế liên kết trong mối quan hệ quốc tế, là sự vận động tất yếu của lịch sử. Vì vậy, nền giáo dục của mỗi quốc gia cũng phải nhanh chóng hội nhập, bắt kịp xu hướng giáo dục của khu vực và thế giới, nhằm đào tạo được nguồn nhân lực có đầy đủ phẩm chất, trình độ, kỹ năng của một công dân toàn cầu để tiến vào thị trường lao động quốc tế (Trần Thị Minh Tuyết, 2022). Để đáp ứng với yêu cầu hội nhập đó, chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khi quán triệt và triển khai đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của tầng lớp xã hội. Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu đối với giáo dục ĐH phải chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội cho người học, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Nghị quyết cũng khẳng định “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Đại hội XIII của Đảng (2021) xác định, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Do đó, giáo dục và đào tạo, đặc biệt là vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và cán bộ
  15. 2 quản lý (CBQL) giáo dục là rất quan trọng. Hiện nay, cả nước có gần 1,5 triệu nhà giáo và CBQL giáo dục, trong đó đội ngũ CBQL giáo dục chiếm khoảng 10%, phần lớn là những nhà giáo giỏi được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý, đa số là những người năng động, thích ứng nhanh với sự đổi mới giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu trên, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo định hướng phát triển năng lực (Ngô Văn Hà, 2021). Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên (GV). Bên cạnh đó, hoạt động dạy học trong các trường ĐH cần đổi mới theo hướng phát triển năng lực người học, bởi đây là một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Với cuộc cách mạng kỹ thuật số và xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, nền kinh tế toàn cầu không ngừng phát triển. Từ đó, đòi hỏi phải nâng cao nguồn nhân lực không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn phải được đào tạo đầy đủ các kỹ năng cá nhân cần thiết (Raybould, J., & Sheedy, V, 2005). Do đó, đào tạo theo tiếp cận năng lực (TCNL) có thể được xem như là một một phương thức tiếp cận mới có thể góp phần quan trọng trong việc gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Hoạt động đào tạo theo TCNL cho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những hạn chế của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ của mình; tiếp cận đào tạo theo năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra: theo những cách thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của mỗi cá nhân (Shirley Fletcher, 1995). Hơn nữa, tiếp cận đào tạo theo năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Việc chú trọng những kết quả đầu ra và những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này là điểm được các nhà hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực rất quan tâm. Hướng đào tạo theo TCNL là nhu cầu không chỉ trên thế giới, mà ở Việt Nam cũng đang rất quan tâm và đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục Việt nam vẫn còn những vấn đề tồn tại, tác động đến chất lượng đào tạo nhân lực nói
  16. 3 chung và đào tạo GV nói riêng. Tác giả Dương Tâm (2019), Ngân hàng thế giới đánh giá trên thang điểm 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Trong khi đó Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ 5,76, Malayssia 5,59. Điều này phần nào chứng tỏ chất giáo dục, cũng như hoạt động đào tạo của các trường ĐH nước ta vẫn còn có những hạn chế nhất định. Thực tiễn cho thấy, hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông (GV THPT) theo tiếp cận năng lực thực hiện (NLTH) là một cách tiếp cận để giảng dạy và học tập được sử dụng thường xuyên trong việc học các kỹ năng nghề nghiệp dạy học cụ thể. Đánh giá sinh viên (SV) đang học các chương trình đào tạo (CTĐT) theo cách TCNL là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để hoàn thành những công việc thực tế đáp ứng được nhu cầu của đơn vị tuyển dụng. Nhằm định hướng cụ thể hoạt động đào tạo của các trường ĐH nói chung, cũng như các trường/khoa đào tạo sư phạm có cơ sở điều chỉnh, cập nhật CTĐT, chuẩn đầu ra phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông (Thông tư 32/2018/TT – BGDĐT), phù hợp chuẩn nghề nghiệp GV cở sở giáo dục phổ thông (Điều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, thông tư 20/2018/TT-BGDĐT), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học (Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT) và Quy định về chuẩn CTĐT các trình độ của giáo dục đại học (Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT) với những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương thức, kiểm tra đánh giá và chuẩn đầu ra của CTĐT để các cơ sở đào tạo vận dụng triển khai. Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH là một hướng đi mới, cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng quá trình đào tạo GV tại các trường ĐH nói chung và các trường ĐH khu vực Nam Bộ nói riêng. Hiện nay, một số trường/khoa ĐH khu vực Nam Bộ có đào tạo GV đã từng bước quan tâm đến việc quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH, đơn cử như trường ĐH Sư phạm TP. HCM, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH sư phạm kỹ thuật TP. HCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Tiền Giang. Đây là xu thế được xác lập bởi nhu cầu xã hội, của người học; kỳ vọng của cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, hướng đi mới này chắc chắn gặp phải nhiều khó khăn, thách
  17. 4 thức. Đặc biệt, khi triển khai đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH thì công tác quản lý hoạt động đào tạo lại là vấn đề xuất hiện như một bài toán khó cần được giải quyết. Và thực tế hiện nay, theo sự tìm hiểu của tác giả, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH. Các công trình nghiên cứu đã có thường chỉ đề cập mặt này hay mặt khác hoặc những khía cạnh riêng lẻ về hoạt động đào tạo của các trường ĐH. Từ những lý do trên, với mong muốn góp một phần nhỏ tri thức vào lĩnh vực nghiên cứu này, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường Đại học khu vực Nam Bộ” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo theo tiếp cận NLTH làm cơ sở phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH ở Việt Nam hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo GV theo tiếp cận NLTH ở trường đại học. - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực thực hiện đã được triển khai ở các trường ĐH khu vực Nam bộ và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong một số nội dung quản lý. Trên cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT ở các trường ĐH và đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận năng lực
  18. 5 ở trường ĐH khu vực Nam Bộ có tính cần thiết, khả thi cao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo GV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH. - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH công lập khu vực Nam Bộ. - Đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ. - Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ. Tổ chức thực nghiệm một biện pháp đề xuất trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường ĐH khu vực Nam Bộ. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH. - Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng trường ĐH. - Đối tượng, địa bàn điều tra thực trạng: CBQL, GV, SV tại 5 trường ĐH công lập khu vực Nam Bộ, bao gồm: Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐHSP kỹ thuật Tp. HCM, Trường ĐH Tiền Giang và Trường ĐH Thủ Dầu Một. Nhà tuyển dụng là Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng các trường THPT. - Đề tài thực hiện thực nghiệm tại trường ĐH Thủ Dầu Một, thời gian từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. - Giới hạn về thời gian: Đề tài sử dụng dữ liệu trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2022. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Tiếp cận quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này là nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH
  19. 6 ở trường ĐH như một hệ thống gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện ảnh hưởng. Các thành tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau và được triển khai thực hiện theo hướng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và cải tiến. Hoạt động đào tạo ở trường ĐH được chỉ đạo và phân cấp từ các cấp quản lý (Hiệu trưởng, phòng ban chức năng, khoa, bộ môn) đến giảng viên và SV. 7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Tiếp cận lịch sử - logic là một trong những cách tiếp cận quan trọng đối với một công trình nghiên cứu, cho phép luận án xem xét vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện trong suốt quá trình lịch sử phát triển. Với cách tiếp cận này, luận án xem xét và phân tích hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở các trường đại học trong quá trình phát triển và mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất những biện pháp hiệu quả cho công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn là tiếp cận được xuất phát từ góc độ thực tiễn và phục vụ cho việc vận dụng kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế đặt ra, xem xét toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch sử xã hội của con người để làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Tiếp cận quan điểm thực tiễn nghiên cứu đề tài này là khảo sát, đánh giá hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH khu vực Nam Bộ. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH. Những kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH khu vực Nam Bộ. 7.1.4. Tiếp cận theo các thành tố của hoạt động kết hợp với chức năng quản lý Ngoài tiếp cận hệ thống, tiếp cận logic, tiếp cận thực tiễn như trình bày ở trên, luận án xác định và vận dụng cách tiếp cận quản lý các thành tố của hoạt động kết hợp với chức năng quản lý. Theo đó, nội dung quản lý các hoạt động đào tạo GV THPT ở trường ĐH có cấu trúc chính bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương thức,
  20. 7 kiểm tra đánh giá, môi trường ảnh hưởng… dưới sự tác động của chủ thể quản lý theo hướng TCNL, kết hợp với các chức năng quản lý để xác lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.1.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp Tìm kiếm tài liệu, phân tích lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho công tác quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH. 7.2.1.2. Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết về quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học theo những vấn đề có liên quan, cùng hướng phát triển. Phân loại từ những nội dung lý luận phức tạp trong kết cấu trở thành dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH khu vực Nam Bộ được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp thực nghiệm. 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH khu vực Nam Bộ; về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất; về tính hiệu quả đối với biện pháp thực nghiệm đề xuất. - Nội dung: Tìm hiểu, thu thập kết quả ý kiến đánh giá của CBQL, GV, và các bên liên quan ngoài nhà trường về thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo GV THPT theo tiếp cận NLTH ở trường ĐH khu vực Nam Bộ (phụ lục 1, phụ lục 2); tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết, khả thi đối với các biện pháp đề xuất (phụ lục 9); đánh giá tính hiệu quả việc thực nghiệm của biện pháp đề xuất (phụ lục 11).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2