intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

50
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về vốn cho phát triển NNƯDCNC; thực trạng vốn cho phát triển NNƯDCNC ở TP HN giai đoạn 2016 - 2019, đề xuất phương hướng và giải pháp về vốn cho phát triển NNƯDCNC ở TP HN đến 2025, tầm nhìn đến 2030

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN LỆ PHƯƠNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN LỆ PHƯƠNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS,TS. NGUYỄN QUANG THUẤN 2. TS. TRẦN HOA PHƯỢNG HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả được sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Lệ Phương
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................................................................................... 8 1.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ ....................................... 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ................................................ 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................................... 27 2.2. Nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................................... 39 2.3. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................... 56 Chương 3: THỰC TRẠNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................... 76 3.1. Những thuận lợi và khó khăn về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội ........................................ 76 3.2. Tình hình vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ........................................ 81 3.3. Đánh giá thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ...................... 95 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 116 4.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phương hướng về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 116 4.2. Giải pháp về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội ............................................................... 127 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 149 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNC : Công nghệ cao CNH : Công nghiệp hóa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng FAO : Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn GTNT : Giao thông nông thôn HTX : Hợp tác xã KHCN : Khoa học công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao NNƯDCNC : Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NSNN : Ngân sách Nhà nước NTM : Nông thôn mới ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNMT : Tài nguyên môi trường UBND : Ủy ban nhân dân ƯDCNC : Ứng dụng công nghệ cao XNK : Xuất nhập khẩu WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Vốn ngân sách của Thành phố cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016-2019 ............................................ 85 Bảng 3.2: Tổng nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách thành phố........................... 91 Bảng 3.3: Lĩnh vực đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội ........................................................................ 92 Bảng 3.4: Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội .......................................................... 92 Bảng 3.5: Doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh nông nghiệp, nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2015-2019 .......... 94 Bảng 3.6: Chính sách khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 .............................................. 101 Bảng 3.7: Khả năng tiếp cận vốn của nhà đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................................................... 112 Bảng 3.8: Khả năng tiếp cận hạ tầng của nhà đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................................................... 113 Bảng 3.9: Về các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư .............................. 114 Bảng 4.1. Thực trạng và dự báo lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030 .... 120 Bảng 4.2. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ gạo của Hà Nội đến năm 2030 ............ 121 Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ các loại thịt và thuỷ sản - hải sản Thành phố Hà Nội đến năm 2030 ....................................................... 122 Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu vốn cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................... 124
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 3.1: Kinh phí thực hiện chính sách Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật khuyến khích phát triển NNƯDCNC thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 ......... 101 Biểu 3.2: Kết quả thực hiện chính sách Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật khuyến khích phát triển NNƯDCNC thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 .............................................................................. 102 Biểu 3.3: Cơ cấu, giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ... 103 Biểu 3.4: Cơ cấu, giá trị sản xuất nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2015-2020 ... 104 Biểu 4.1. Dự báo nhu cầu lúa ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 .............. 122 Biểu 4.2. Dự báo nhu cầu sử dụng lúa chi tiết ở Thành phố Hà Nội đến năm 2030 ......................................................................................... 123 Biểu 4.3. Dự kiến cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................................................. 126 Biểu 4.4. Dự kiến cơ cấu ngành nông lâm thuỷ sản thành phố Hà Nội đến năm 2030 .................................................................................. 126
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông thôn, nông dân giữ vị trí, vai trò chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp được xác định là một hướng đi quan trọng để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/2013/QĐ - TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm gia tăng nhu cầu vốn đối với nhiều lĩnh vực nông nghiệp đầu tư cho giống, thủy lợi, canh tác, sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho đến các dịch vụ hỗ trợ khâu chế biến và tiêu thụ nông sản như bao bì, đóng gói, vận tải, kho bãi, phân phối, marketing, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm… Khu vực nông thôn cũng xuất hiện ngày càng nhiều các ngành, nghề phi nông nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi các dịch vụ như tài chính - ngân hàng, viễn thông, thương mại, giao thông vận tải… phát triển đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, xã hội. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hơn 157.200 ha, chiếm 46,8% tổng diện tích đất toàn Thành phố. Hà Nội đã có một số mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản như sử dụng giống mới có năng suất cao; chăn nuôi theo công nghệ hiện đại với hệ thống điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng; chế biến, bảo quản rau, hoa quả, thịt, trứng bằng các công nghệ bao gói hút chân không, bảo quản lạnh. Từ đó, cho năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao, bảo đảm các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội đạt 25%, trong đó, thủy sản 13%, lúa, ngô, rau, hoa, cây ăn quả, chè đạt gần 18%, chăn nuôi 33,5% [163, tr.3].
  9. 2 Mục tiêu trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp năng suất cao, chất lượng tốt; đồng thời, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 35% tổng giá trị toàn ngành. Do đó, trọng tâm tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng CNC trong các lĩnh vực bao gồm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Thực hiện chủ trương đó, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội vẫn thấp. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 9% tổng đầu tư từ ngân sách, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào ngành này với quy mô nhỏ và có xu hướng giảm. Thành phố Hà Nội đã hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: lựa chọn mô hình, sản phẩm để sản xuất chưa phù hợp; khả năng tài chính chưa đủ mạnh để thực hiện đầu tư hạ tầng và thu hút doanh nghiệp. Các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được các cấp, các ngành triển khai quyết liệt. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập, công tác rà soát, điều chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch chưa thật sự gắn với nghiên cứu thị trường. Công tác quản lý chất lượng các mặt hàng nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, coi truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do đó, khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội chưa cao; sản xuất hàng hóa ở quy mô tập trung trong lĩnh vực trồng hoa, cây ăn quả và chăn nuôi nhưng chưa đáp ứng các yêu cầu đối với sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô có năng suất, chất lượng cao. Sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội gặp nhiều
  10. 3 hạn chế, trở ngại, trong đó có vấn đề: thiếu vốn, chưa huy động được tối đa các nguồn vốn vào phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng. Mục tiêu của thành phố đến năm 2030 phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,0-3,5%/năm trở lên; chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ 70% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố [163, tr.7]. Do vậy, vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang trở thành một yêu cầu bức thiết góp phần phát triển nông thôn toàn diện, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước nói chung và thành phố Hà Nội theo hướng bền vững. Từ thực tiễn nêu trên và nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tác giả chọn đề tài “Vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2019, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội đến 2025, tầm nhìn đến 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phân tích, đánh giá thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội từ 2016 - 2019.
  11. 4 - Đề xuất phương hướng và giải pháp về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án + Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu vốn (vốn tài chính) cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu tập trung vào vốn nhà nước (từ ngân sách) và vốn ngoài nhà nước (doanh nghiệp trong nước, các hợp tác xã và cá nhân trong nước). Trong đó, chủ thể là Ủy ban nhân dân Thành phố trong mối quan hệ với các chủ thể liên quan trực tiếp đến thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nông nghiệp tiếp cận theo nghĩa hẹp, tức là ngành trồng trọt và chăn nuôi. + Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội với 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. + Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2019. Các số liệu thống kê, phân tích chủ yếu trong thời gian này và dự báo nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, về vốn cho phát triển nông nghiệp và vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  12. 5 Đồng thời, luận án tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của các nhà khoa học và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn là tình hình thu hút và sử dụng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số nước và địa phương trong nước. Luận án dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước và thành phố Hà Nội; Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2016-2020 và những báo cáo có liên quan để phục vụ cho nghiên cứu đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong chương 2 để làm rõ bản chất của vốn, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm của một số nước và địa phương về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Tác giả phân tích các khái niệm tổng hợp (như khái niệm vốn) để làm cơ sở phân tích chi tiết của vấn đề nghiên cứu của luận án (vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Tiếp đến, tác giả phân tích những tính đặc thù của các nội dung nghiên cứu về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo thành một hệ thống tổng thể và hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong các chương 1, 2, 3 và 4 của luận án. - Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh: thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng phương pháp này chủ yếu trong chương 3 của luận án nhằm thống kê thu thập số liệu vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu hệ thống các số liệu để rút ra sự khác nhau giữa những số liệu thống kê. Từ đó,
  13. 6 rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu trong chương 4 của luận án. - Phương pháp phỏng vấn được tác giả luận án sử dụng trong chương 3 của luận án nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng những khó khăn, rào cản đối với đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay. Đối tượng phỏng vấn ở phạm vi một số doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân trong nước đầu tư vốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn một số huyện của thành phố Hà Nội. Mục tiêu khảo sát nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện, phân tích những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và đề xuất giải pháp thu hút vốn của nhà đầu tư trong nước cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội. 5. Những đóng góp mới của Luận án Về lý luận: - Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt làm rõ khái niệm vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, - Thứ hai, phân tích rõ đặc điểm, sự cần thiết và vai trò của vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những nhân tố ảnh hưởng đến vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. - Thứ ba, xây dựng khung phân tích về nội dung, kết quả đánh giá vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Hà Nội trong chương 3 của luận án. Về thực tiễn: - Thứ nhất, lựa chọn kinh nghiệm điển hình về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của một số nước và địa phương và rút ra những bài học tham khảo đối với thành phố Hà Nội. - Thứ hai, khái quát, phân tích thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế. Đặc biệt, qua sử dụng số liệu sơ cấp, thứ cấp để đánh giá rõ những nguyên nhân hạn chế thu hút vốn cho phát triển nông
  14. 7 nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân thành phố đến năm 2019. - Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội trong những giai đoạn tiếp theo. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chương 3: Thực trạng vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội Chương 4: Phương hướng và giải pháp về vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở thành phố Hà Nội.
  15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tác giả Frans Elltis trong cuốn “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” [212]. Tiếp cận từ lý thuyết, chính sách nông nghiệp các nước đang phát triển ở các nước châu Á, châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Các vấn đề chính sách nông nghiệp được tác giả đề cập những vấn đề về: chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Đồng thời, tác giả phân tích nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, cũng như mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân. Tuy nhiên, cuốn sách được xuất bản trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp gần như được đề cập hạn chế. Vì thế, trong điều kiện khi thương mại quốc tế thay đổi, chính sách nông nghiệp của các quốc gia cũng có nhiều điều chỉnh mới. Đây chính là những hạn chế của cuốn sách này . Tác giả Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu trong cuốn sách “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” [203]. Các tác giả đã
  16. 9 khái quát vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã chỉ rõ những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Những phân tích về hình thức sở hữu đất đai và dự báo về mô hình nông thôn, nông nghiệp của các nước nông nghiệp truyền thống, trong đó có Việt Nam là bài học tham khảo hữu ích. Mặc dù xuất bản đã lâu, song những kiến nghị giải pháp của các tác giả có nhiều có giá trị tham khảo nhất định đối với luận án. Tác giả Nguyễn Ngọc Hà trong cuốn sách: “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986- 2011)” [56], Tác giả đã phân tích những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế gắn với xây dựng xã hội nông thôn theo hướng hiện đại, toàn diện; đã vẽ lên một bức tranh tổng thể về kinh tế nông nghiệp, những thay đổi trên các mặt của đời sống kinh tế xã hội nông thôn thời kỳ đổi mới; đồng thời, đánh giá những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Vấn đề trọng tâm của cuốn sách là Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, quản lý ruộng đất, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân...Như vậy, cuốn sách đã khái quát được một số nội dung thể hiện quan điểm về đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tác động của các Hiệp định thương mại tự do, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại làm thay đổi cách thức sản xuất và quản lý đối với nông nghiệp. Vậy chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ra sao vẫn là một khoảng trống của cuốn sách. Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hải Phòng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của tác giả Nguyễn
  17. 10 Tự Trọng [166]. Bài viết đã chỉ rõ việc ƯDCNC gắn với sản xuất còn hạn chế và tính kết nối các thành phần chưa được đẩy mạnh; Các công nghệ được ứng dụng vào sản xuất mới dừng lại ở từng khâu, phân đoạn, chưa có sự liên kết, kết nối đồng bộ giữa các khâu và phân đoạn với nhau; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới được tập trung trong khâu sản xuất, chưa mở rộng theo chuỗi giá trị; Trình độ công nghệ sản xuất còn thấp, tỷ trọng thiết bị hiện đại chưa cao, chi phí nguyên vật liệu và năng lượng trong nông sản còn cao, giá nông sản cao hơn các tỉnh, thành phố lân cận, chưa có tính cạnh tranh; Cơ sở hạ tầng về CNC còn yếu; tỷ trọng giá trị sản phẩm CNC, sản phẩm ƯDCNC trong tổng GDP của ngành chưa có. Các nguyên nhân được khái quát đó là: Hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho CNC chưa đồng bộ. Các khu sản xuất NNCNC mới hình thành. Hệ thống thu gom, sơ chế và chế biến các sản phẩm nông sản còn rất ít, mới chủ yếu tập trung vào các sản phẩm ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Việc kết nối giữa các thành phần trong hệ thống chuỗi ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn yếu và chưa chặt chẽ; Trong quá trình xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNƯDCNC gặp một số khó khăn: thu hồi, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn.... Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [33]. Đề tài đi sâu làm rõ 4 nội dung chính: một là, khái quát kết quả nghiên cứu về các giải pháp khoa học và công nghệ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng và quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng NTM. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn vùng Bắc Trung Bộ. Ba là, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển giao thông nông thôn phục vụ xây dựng NTM vùng Bắc Trung Bộ.
  18. 11 Bốn là, xây dựng các mô hình ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ xây dựng NTM của vùng . Nghiên cứu của tác giả Vũ Thanh Nguyên, Mấy vấn đề về mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta [102], đã đưa ra khái niệm nông nghiệp hiện đại “là sản phẩm của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở trình độ cao, được xây dựng trên một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng triệt để các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại đảm bảo phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững”; làm rõ sự tác động về nhiều mặt của mô hình nông nghiệp hiện đại đến nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh: mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại là một trong những lựa chọn không chỉ để đạt mục tiêu trước mắt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà sâu xa hơn là để hội nhập nông nghiệp Việt Nam với các nước trên thế giới có nền nông nghiệp tiên tiến. Như vậy, khái niệm và những nhân tố tác động đến mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại được đề cập đến. Chủ đề NNCNC và NNƯDCNC trong thời gian gần đây đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Đã có những diễn đàn, hội thảo, chuyên khảo đề cập khá sâu về vấn đề này. Ngày 03-8-2012, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn về “Ứng dụng công nghệ cao phát triển Nông nghiệp Nông thôn thông qua Đối tác Công tư”. Nhiều vấn đề được nêu ra và bước đầu thống nhất về khái niệm, về tiêu chí, nội dung, mô hình NNCNC; các chính sách, giải pháp phát triển NNƯDCNC; về định hướng phát triển NNCNC ở Việt Nam... Tác giả Phạm Sinh (2014), Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về NNƯDCNC; đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở một số vùng lãnh thổ trong nước và trên thế giới. Từ đó, tác giả chỉ ra một trong những vấn đề cần quan tâm nhất để triển khai nông nghiệp ứng
  19. 12 dụng cao chính là vốn, khẳng định Việt Nam và các tỉnh thành phố có nhiều thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư. Trong đó các địa phương cần xác định mức sẵn sàng nguồn vốn ở mức nào để xác định các loại cây trồng vật nuôi và sử dụng công nghệ phù hợp [132, tr.44]. Tác giả Ngô Thanh Tứ, Áp dụng công nghệ cao trong nền nông nghiệp - hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhấn mạnh ba ưu điểm chính của NNCNC có là: tạo ra một lượng sản phẩm nông nghiệp lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, thân thiện với môi trường; giúp hộ nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu để mở rộng quy mô sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Vì thế, tác giả khẳng định: phát triển NNCNC được coi là hướng đi đúng đắn tạo ra sự đột phá của nền nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng [136]. Tác giả Trần Thanh Quang trong bài viết Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta trình bày 3 kết quả ban đầu đã đạt được như: đã hình thành được khu NNCNC ở TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một số địa phương khác cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, các khu NNCNC được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại cho năng suất cao gấp 3 lần phương pháp truyền thống, tạo được những vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng CNC. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển NNCNC gặp một số khó khăn nhất định như: vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự liên kết khoa học – công nghệ giữa các tỉnh, thành trong nước còn rời rạc [117, tr.83-88]. Bài viết, Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam tác giả Đỗ Xuân Trường; Lê Thị Thu trình bày khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở các địa phương trên cả nước, trong đó trình bày chi tiết thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển NNCNC ở nước ta, bài viết đưa ra một số giải pháp: thứ nhất cần
  20. 13 phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà nước, thứ hai phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất, thứ ba cần phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung cho nhau cùng phát triển [167, tr.14-16]. Phát triển khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta hiện nay, Nguyễn Văn Tuấn đã trình bày những kết quả ban đầu thực hiện sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; nhận xét NNCNC đã phát huy tác dụng trong kinh tế nông nghiệp tuy nhiên chi phí đầu tư cao; bước đầu chỉ triển khai ở những địa phương có kết cấu hạ tầng thuận lợi…; đồng thời tác giả đưa ra một vài kiến nghị: nên xây dựng các tiêu chí về khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, phân biệt khu sản xuất NNCNC với khu sản xuất nông nghiệp có ƯDCNC [139, tr.17-20]. Tập trung ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao tác giả Nguyễn Văn Lân nêu thực trạng phát triển NNCNC tại một số địa phương: xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong - huyện Mê Linh, Hà Nội; xã Tân Đức – thành phố Việt Trì, Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Lâm Đồng; TP. Hồ Chí Minh. Để tạo đột phá trong sản xuất, tác giả đưa ra bốn giải pháp như: quán triệt tầm quan trọng của NNCNC; thay đổi phương thức sản xuất, hình thức, tư duy làm việc; tập trung thu hút vốn đầu tư; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển NNCNC; [77, tr.24-26] Tác giả Phạm Văn Hiển với bài viết, Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ khái quát kết quả ban đầu, đã hình thành được ba loại hình sản xuất NNCNC: các khu NNCNC, các điểm sản xuất NNCNC, các vùng sản xuất chuyên canh ƯDCNC. Các mô hình trên đều đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển NNCNC gặp một số khó khăn và bất cập như: khó khăn về đầu tư vốn; khó khăn về tích tụ đất đai và hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn; khó khăn về nguồn nhân lực; khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm [64, tr.16-19].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0