intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phác hoạ lại diện mạo thơ của dân tộc Tày từ 1945 đến nay nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hóa vùng đến những sáng tác. Trong mỗi phần giải quyết những luận điểm cụ thể, tác giả phân tích theo hướng đối chiếu, so sánh để nhận rõ hơn những điểm tương đồng và nhất là những khác biệt của thơ dân tộc Tày so với sự phát triển chung của thơ dân tộc Kinh cũng như so với sự thay đổi của thơ ca các dân tộc thiểu số khác như Thái, H’mông, Dao, Mường... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ THU HUYỀN TH¥ D¢N TéC TµY Tõ 1945 §ÕN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2013 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng muốn phát triển được, muốn vươn tới những đỉnh cao mới thì luôn cần sự đổi mới tư duy, cách viết. Cuộc sống bề bộn, phức tạp đã thổi một luồng gió mới, giải phóng mọi năng lực sáng tạo trong xã hội, trong đó có thơ ca. Ngay từ khi mới ra đời, thơ dân tộc thiểu số nói riêng và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung đã là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học nghệ thuật Việt Nam, góp phần làm nên một tiếng nói độc đáo, giàu bản sắc. Với những tác phẩm của mình, các thế hệ nhà thơ dân tộc thiểu số đã tạo thành một gương mặt chung, một phong cách chung thống nhất trong đa dạng. Theo thời gian, thơ dân tộc thiểu số ngày một sung sức, phát triển cả về lực lượng sáng tác, số lượng tác phẩm và chất lượng cũng có những thay đổi đáng kể. Nhìn lại quá trình vận động và phát triển của đội ngũ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số, có thể thấy rằng, sự xuất hiện của mỗi thế hệ cầm bút, mỗi tác giả đều gắn với những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử xã hội cụ thể nhất định, trong đó không thể phủ nhận vai trò góp sức của rất nhiều yếu tố khác trong xã hội. Trong diễn biến phức tạp tưởng như khó nắm bắt được của các sự kiện văn học, tiến trình văn học dân tộc Tày vẫn diễn ra theo một trình tự, một quy luật nhất định mà các giai đoạn văn học cụ thể chỉ là sự tiếp nối lẫn nhau một cách logic. Nhìn vào chặng đường phát triển với bốn thế hệ tiếp nối nhau, có thể thấy đội ngũ các nhà thơ dân tộc Tày vẫn chiếm số lượng đông đảo nhất và cũng là dân tộc có nhiều thành tựu nhất so với các dân tộc thiểu số khác. Một tín hiệu đáng mừng là dân tộc Tày cũng là dân tộc có được đội ngũ kế cận tương đối nhiều và đồng đều để tiếp bước thế hệ trước. Thế hệ đầu tiên của thơ dân tộc Tày có thể kể đến Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân… hầu hết là những trí thức sống gắn bó với quê hương, dân tộc mình, giác ngộ cách mạng đi kháng chiến, gặp gỡ, học hỏi và được các văn nghệ sĩ người Kinh giúp đỡ trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Họ là 2
  3. lớp đầu tiên, đặt nền móng cho văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Thế hệ thứ hai xuất hiện trong thời kỳ xây dựng hòa bình và trong kháng chiến chống Mỹ. Họ sống, lao động, chiến đấu gắn bó với thực tế và rất nhiều trong số đó được học tập, được đào tạo, bồi dưỡng trở thành văn nghệ sĩ chuyên nghiệp như: Ma Đình Thu, Triệu Lam Châu, Y Phương, Mai Liễu, Ma Trường Nguyên, Triệu Sinh, Ma Phương Tân, Lương Định, Nông Thị Ngọc Hòa, Đoàn Ngọc Minh, Hữu Tiến, Dương Thuấn... rồi lớp nhà thơ tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những thành công nhất định: Tạ Thu Huyền, Dương Khâu Luông, Bế Phương Mai, Nông Thị Tô Hường, Đinh Thị Mai Lan, Vi Thùy Linh, Hoàng Chiến Thắng, Phạm Văn Vũ... Hiện nay dân tộc Tày có một đội ngũ nhà thơ đông đảo với những sáng tác chất lượng, có những đóng góp tích cực đáng kể cho văn học nghệ thuật nước nhà. 1.2. Thực trạng nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc thiểu số nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế. Văn học các dân tộc thiểu số rất cần được sự tham gia, đánh giá, ủng hộ, khuyến khích của các nhà phê bình văn học, thông qua những công việc như: giới thiệu, phê bình trên tinh thần thẳng thắn, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng; phát hiện và bồi dưỡng những tài năng mới… Cần phải đẩy mạnh nghiên cứu theo hướng có những đánh giá, khái quát về thơ, văn các dân tộc thiểu số bên cạnh những bài viết giới thiệu phê bình từng tác phẩm, tác giả riêng lẻ. Cũng như thơ dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc Tày nói riêng ít được nghiên cứu. Các công trình đã có phần nhiều dành cho việc khái quát, tổng kết theo giai đoạn hoặc từng dân tộc nhưng còn thiếu sự chuyên sâu. Bên cạnh đó là những công trình phác thảo diện mạo theo hướng tập trung những gương mặt tiêu biểu... Bởi vậy, riêng về thơ dân tộc Tày chưa có công trình nào riêng biệt. Diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể được nhìn nhận một cách trọn vẹn thống nhất khi có sự đánh giá đúng vai trò của thơ ca các dân tộc thiểu số. Bởi vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca các dân tộc thiểu số, trong đó không thể thiếu thơ dân tộc Tày là một công việc có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi lựa chọn Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu 3
  4. Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng, độc đáo của văn học Việt Nam. Bởi vậy, muốn tìm hiểu những đặc điểm của thơ ca Việt Nam hiện đại, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của bộ phận thơ ca các dân tộc thiểu số, trong đó có thơ ca dân tộc Tày. Việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm của thơ ca dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận quan trọng trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Tày trên các bình diện đội ngũ, nội dung và hình thức nghệ thuật, những phong cách sáng tạo độc đáo. Luận án phác hoạ lại diện mạo thơ của dân tộc Tày từ 1945 đến nay nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của văn hóa vùng đến những sáng tác. Trong mỗi phần giải quyết những luận điểm cụ thể, chúng tôi phân tích theo hướng đối chiếu, so sánh để nhận rõ hơn những điểm tương đồng và nhất là những khác biệt của thơ dân tộc Tày so với sự phát triển chung của thơ dân tộc Kinh cũng như so với sự thay đổi của thơ ca các dân tộc thiểu số khác như Thái, H’mông, Dao, Mường... Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, văn hóa, văn học dân tộc Tày có sự ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của văn học nhiều dân tộc thiểu số khác trong vùng Việt Bắc cũng như văn học Kinh kế cận miền xuôi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận án lấy mốc bắt đầu từ năm 1945 để khảo sát. Đây là thời điểm mà nhiều nhà nghiên cứu văn học đã lựa chọn và thừa nhận sự biến chuyển lớn của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học dân tộc thiểu số/ dân tộc Tày cũng không ngoại lệ. Tuy có những cách phân kỳ khác nhau, nhưng đối với văn học hiện đại Việt Nam thì các nhà nghiên cứu đều thống nhất lựa chọn mốc 1945, không chỉ bởi đó là một mốc lịch sử quan trọng mà còn vì “văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám có nhiều điều khác nhau rõ rệt. Đó là sự khác nhau từ hình thái xã hội, từ phạm trù văn hóa, từ ý thức hệ của thời đại, dẫn đến sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật, về cảm hứng chủ đạo trong văn học, về đề tài, về thế giới nhân vật trong văn học...” [21, tr.12]. Văn học dân tộc thiểu số nói chung và văn học hiện đại dân tộc Tày nói riêng có sự phát triển đi sau so với bề dày thành tựu và thời gian hình thành của văn học 4
  5. miền xuôi. Theo nhà phê bình Lâm Tiến thì “văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển vào thế kỷ XX” [92, tr.138]. Giai đoạn trước nữa, từ thế kỷ XVII, dân tộc Tày có Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn là hai tác giả nổi tiếng, dân tộc Thái cũng có Ngần Văn Hoan (thế kỷ XIX) với một số sáng tác được đồng bào các dân tộc yêu mến... Tuy nhiên, sự xuất hiện đó còn ở dạng “lẻ tẻ, không có sự chắp nối, chất lượng tác phẩm còn mang đậm dấu vết của văn học dân gian”, chưa đủ điều kiện hình thành một nền văn học các dân tộc thiểu số bên cạnh nền văn học của người Kinh. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của tác giả Nông Quốc Bình trong bài viết Nhìn lại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số và tác giả Đỗ Kim Cuông trong bài Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong qúa trình đổi mới đều khẳng định văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời cùng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. GS. Phan Đăng Nhật cũng lấy năm 1945 để làm mốc phân chia giữa văn học dân gian và văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam [59]. Có thể khẳng định rằng, dù mầm mống của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số đã có từ trước nhưng nó chỉ thực sự ra đời cùng với Cách mạng tháng Tám 1945. Như vậy, việc lấy năm 1945 là mốc để khảo sát nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (trong đó không ngoại trừ thơ hiện đại dân tộc Tày) là quan niệm chung nhất, phổ biến nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay. Luận án lựa chọn nghiên cứu thơ Tày từ 1945 cho đến nay - tức là tại thời điểm hiện tại, cả những tác phẩm xuất hiện năm 2012 vẫn trong diện khảo sát của chúng tôi. Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Tày từ năm 1945 đến nay; bên cạnh đó là một số tác phẩm thơ dân tộc Tày trước năm 1945, kho tàng thơ ca dân gian Tày; tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác như Thái, H’mông, Dao, Mường... và những tác phẩm thơ của dân tộc Kinh cùng giai đoạn để có cái nhìn hệ thống; các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Tày nói riêng và các công trình nghiên cứu về thơ/ văn dân tộc thiểu số nói chung; một số tài liệu về lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
  6. Trong luận án này, cách thức tiến hành của chúng tôi không đi vào phân tích từng tác giả, tác phẩm cụ thể để nhận diện đặc điểm thơ của chung dân tộc Tày. Luận án chủ yếu tiếp cận vấn đề bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu vừa truyền thống vừa hiện đại để từ đó lý giải, xác lập luận điểm, luận cứ và rút ra những kết luận cần thiết: Phƣơng pháp văn học sử: Đề tài luận án nhằm khái quát một giai đoạn phát triển thơ dân tộc Tày vì vậy đây là phương pháp không thể thiếu trong việc khôi phục diện mạo thơ dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ, tìm ra những đặc điểm của từng thời kì phát triển, những phong cách sáng tạo độc đáo... Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích những dẫn chứng cụ thể sẽ giúp tổng hợp và khái quát những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ ca dân tộc Tày từ 1945 đến nay. Một số thao tác bổ trợ: đối chiếu, so sánh, thống kê... Nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay trong bối cảnh văn hóa, trong sự liên thông và tác động của văn hóa với văn học. Phương pháp này cũng được vận dụng nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng, tiếp thu có chọn lọc của các nhà thơ dân tộc Tày hiện đại với các tác phẩm của nền văn học dân gian, giữa các sáng tác của dân tộc Tày với các nhà thơ dân tộc khác..., từ đó đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ văn dân tộc Tày từ 1945 đến nay. Ngoài ra để triển khai các luận điểm, lý giải một số vấn đề, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp của các khoa học liên ngành, chúng tôi sẽ dành sự chú ý đặc biệt cho xu hướng nghiên cứu tâm lý học tộc người về các nền văn hóa, lý thuyết văn hóa của L.A. White, E. Fromm, nhân học văn hóa của M. Herskovits, A. Kroeber... để từ đó nhìn ra những ảnh hưởng của môi trường, văn hóa tới sáng tác của các tác giả dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ phát triển. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Đây là công trình nghiên cứu có quy mô và hệ thống về thơ dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ trên các bình diện như: đội ngũ nhà thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay; sự thay đổi cảm hứng trong hai giai đoạn phát triển; những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện và một số phong cách sáng tạo của thơ dân tộc Tày qua hơn nửa thế kỷ phát triển. 6
  7. Ba phong cách (Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn) mà luận án lựa chọn làm đối tượng khảo sát là những tác giả thuộc về ba thế hệ kế tiếp nhau. Đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới 1986 đến nay (trừ Nông Quốc Chấn mất năm 2002), họ vẫn tiếp tục sáng tác, tác phẩm của họ đã và đang khẳng định được vị thế quan trọng trong nền văn học dân tộc thiểu số cũng như trên thi đàn văn học. 5.2. Luận án là công trình khảo sát về những thành tựu của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, chúng tôi đặt những phân tích, kết luận rút ra từ góc nhìn văn hóa. Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại một cái nhìn khái quát, đầy đủ về thơ dân tộc Tày - một dân tộc thiểu số không chỉ đông về số dân, giàu bản sắc mà còn sung sức về lực lượng sáng tác thơ văn, từ đó thấy được những tìm tòi, đổi mới, vận động và phát triển của thơ dân tộc Tày nói riêng và thơ ca dân tộc thiểu số nói chung. Khi nghiên cứu những tác phẩm thơ dân tộc Tày không chỉ dưới góc độ nghiên cứu văn học mà còn từ góc độ văn hóa học, chúng tôi chỉ rõ những kế thừa từ mạch nguồn văn hóa dân gian, sự cách tân ở từng tác giả, tác phẩm và những dấu vết của sự sáng tạo để đổi mới ngôn ngữ, thể loại...; khảo sát hệ thống biểu tượng để thấy được sức sống bền bỉ của văn hóa dân tộc Tày lưu truyền đến thời kỳ hiện đại. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được sắp xếp thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Hiện thực đời sống trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay Chương 3: Các phƣơng diện nghệ thuật cơ bản của thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay Chương 4: Một số phong cách sáng tạo trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay. 7
  8. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc thiểu số từ 1945 đến nay Xuất hiện muộn hơn so với thơ ca dân tộc Kinh, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã có một quá trình phát triển liên tục, mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu. Tuy thời gian hình thành và phát triển chưa dài nhưng văn học các dân tộc thiểu số đã thực sự hòa mình trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam là một trong những trung tâm tập hợp đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, phê bình, triển khai nghiên cứu một cách hệ thống và cập nhật thường xuyên tình hình sáng tác cũng như những đổi mới của nền văn học dân tộc thiểu số. Tuy nhiên những công trình được thực hiện thường thiên về tính chất tuyển chọn, bình, điểm những gương mặt tiêu biểu của văn học miền núi qua những nét sơ lược về tiểu sử, các tác phẩm chính hoặc những bài thơ hay. Hội cũng có một số công trình viết dành riêng cho văn học miền núi và đã có những Hội thảo về văn học dân tộc thiểu số và miền núi có chất lượng, song những nhận định, đánh giá thường là về thế hệ thứ nhất và thứ hai (và cũng chưa hẳn là đầy đủ), thực sự còn rất ít về thế hệ tác giả đương đại. Trong nền văn học Việt Nam đa dân tộc, vấn đề nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc thiểu số nói riêng từ sau Cách mạng tháng Tám đã có những bước phát triển đáng chú ý. Trong đó không thể không kể đến sự góp sức của các nhà nghiên cứu phê bình người Kinh. Các tác giả viết về văn học dân tộc thiểu số có thể kể đến Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Tế Hanh, Trúc Thông, Trinh Đường, Vũ Quần Phương, Trần Mạnh Hảo, Lưu Khánh Thơ, Vũ Tuấn Anh, Tôn Phương Lan, Phạm Xuân Nguyên, Phan Diễm Phương, Phạm Quang Trung, Trần Lê Văn, Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Văn Toại, Nguyễn Ngọc Phúc, Phạm Phú Phong... sau này là Trần Thị Việt Trung, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Trọng Hoàn, Phạm Duy Nghĩa... Bên cạnh đó, những tác giả là người dân tộc thiểu số vừa sáng tác vừa phê bình dành những chú ý đặc biệt cho văn học dân tộc mình và những dân tộc thiểu số anh em: Nông Quốc Chấn, Lò Ngân Sủn, Mai Liễu, Dương Thuấn, Inrasara, Hoàng 8
  9. Quảng Uyên, Triều Ân, Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Hà Thu Bình... đặc biệt có Lâm Tiến (dân tộc Nùng). Cho đến nay, các tác giả tập trung nghiên cứu văn học hiện đại dân tộc thiểu số đều thống nhất khẳng định sự sung sức và ngày một phát triển của nền văn học còn nhiều bỏ ngỏ này. Có thể kể đến một số công trình như: Văn học các dân tộc - từ một diễn đàn (1999) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1997), Về một mảng văn học dân tộc (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999), Văn học và miền núi (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2002) của Lâm Tiến, Hoa văn thổ cẩm (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999), Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2001), Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2002) của Lò Ngân Sủn, Nhà văn các dân tộc thiểu số - Đời và văn (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2003) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hóa các dân tộc thiểu số - Từ một góc nhìn (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2004) của Vi Hồng Nhân... Về vấn đề đội ngũ: Đội ngũ những người sáng tác thơ dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng về số lượng, có mặt trên nhiều vùng miền dân tộc và được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Bàn đến vấn đề đội ngũ người dân tộc có thể kể đến những bài viết của Hoàng Tuấn Cư với Văn học dân tộc thiểu số và vấn đề đội ngũ tác giả ngƣời dân tộc, Chẩm Hương Việt với Chƣơng trình trọng tâm đối với văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, Dương Thuấn với Cần nâng cao chất lƣợng văn học viết về dân tộc và miền núi, K.Đích với Phát triển đội ngũ sáng tác là ngƣời dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên... [68]. Sau năm 1986, đất nước bước vào một thời kỳ mới. Sáng tác văn học nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng vì thế được quan tâm và tạo điều kiện hơn. Lúc này, nghiên cứu phê bình về văn học dân tộc thiểu số bắt đầu có những đầu tư thích đáng hơn. Công trình đầu tiên của giai đoạn sau 1986 có thể kể đến 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985 (Nxb. Văn hóa, H, 1985), Phong Lê và Đinh Văn Định viết về thành tựu 40 năm của văn học dân tộc thiểu số. Từ giai đoạn này trở đi, nhiều nhà nghiên cứu đã chú tâm đến văn học dân tộc thiểu số hơn. 9
  10. Dù đã dành được sự đầu tư nhất định nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên việc nghiên cứu thơ dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng sơ lược. Nhiều công trình thiên về khái quát văn học dân tộc thiểu số, đưa ra những đặc điểm chung, phác họa diện mạo và chỉ ra những điểm thành công và cả những hạn chế về nội dung, nghệ thuật: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Phan Đăng Nhật, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1981); Văn học các dân tộc thiểu số - từ một diễn đàn, (Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999); Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới (Nhiều tác giả, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2007). Trong các công trình đã xuất bản từ sau 1986 đến nay, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995) của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm Tiến có thể coi là một công trình nghiên cứu qui mô nhất về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên cả ba lĩnh vực: thơ, văn xuôi và kịch. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ nghiên cứu đánh giá về một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc thiểu số xét trên từng giai đoạn lịch sử, chứ chưa phác thảo về diện mạo cũng như chưa đi sâu nghiên cứu về đặc điểm văn học nói chung và thơ ca nói riêng của từng dân tộc. Năm 2010, 2011, hai công trình của các tác giả thuộc trường Đại học Thái Nguyên cung cấp những tư liệu phong phú: Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - Khu vực phía Bắc Việt Nam (Trần Thị Việt Trung, Lâm Tiến, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2010) giới thiệu bản sắc dân tộc trong văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, quá trình vận động và phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, giới thiệu thơ ca thời kỳ hiện đại của một số dân tộc như dân tộc Tày, Thái, H’mông, Dao; Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - một số đặc điểm (Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo đồng chủ biên, Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2011) tổng kết những đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam như các chặng đường phát triển, đặc điểm nội dung và nghệ thuật. Có thể thấy sự thành công trong các công trình nghiên cứu phê bình văn học này là việc các tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của văn học các dân tộc thiểu số; đồng thời khẳng định một số nét đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc và miền núi của từng thể loại trong quá trình vận động và phát triển. 10
  11. Thống nhất với quan điểm của nhà thơ Lò Ngân Sủn khi cho rằng: “Cái còn lại với đời, với thời gian không phải là đã viết được bao nhiêu bài, viết trong bao nhiêu thời gian, mà là các bài thơ, câu thơ, chữ thơ đã gieo vào được lòng người, được người đời lưu nhớ” [77, tr.19], nhiều công trình thiên về nhận diện những gƣơng mặt tiêu biểu của thơ dân tộc thiểu số, những lời bình chỉ ra cái hay cái dở của những tác phẩm cụ thể. Hướng triển khai của nhiều công trình về thơ dân tộc thiểu số sau Cách mạng tháng Tám xem ra là cách thức tối ưu nhất khi sự nghiên cứu về từng dân tộc, khu vực chưa dành được sự đầu tư thích đáng để tiến tới một công trình hệ thống, kĩ lưỡng về diện mạo đầy đủ của văn/ thơ dân tộc thiểu số. Ở hướng tiếp cận này có nhiều công trình đã thực hiện tương đối tốt và đưa ra những nhận định xác đáng: Hoa văn thổ cẩm (3 tập, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1998, 1999, 2002) của Lò Ngân Sủn tập hợp những bài viết, phê bình, giới thiệu về những gương mặt tiêu biểu của thơ dân tộc thiểu số, một số bài tiểu luận về vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ dân tộc thiểu số, suy ngẫm về đội ngũ làm thơ viết văn là người dân tộc thiểu số và một số khó khăn của sáng tác bằng tiếng dân tộc. Tuy nhiên, có thể thấy tham vọng đặt ra là phác họa lại một diễn trình phát triển hơn nửa thế kỷ của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số nhưng nhiều công trình rơi vào tình trạng “điểm mặt chỉ tên”, có sự phong phú và đầy đủ những tên tuổi tiêu biểu nhưng không có được sự đánh giá trong một chỉnh thể. Tuyển tập Văn học dân tộc miền núi (Nông Quốc Chấn chủ biên, Nxb. Giáo dục, H, 1998) cũng vẫn theo lối cũ, tức là sự tập hợp theo phong trào: 3 tập đầu giới thiệu những gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca dân tộc thiểu số. Trong đó có cung cấp cho bạn đọc tiểu sử sơ lược, những bài thơ hay và phần lời bình ngắn gọn… về các tác phẩm được tuyển chọn. Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam 1954-1980 (Nxb. Văn hóa, H, 1980) tập hợp những tác phẩm tiêu biểu của 44 nhà thơ và 11 nhà văn cùng 5 tác giả về kịch - sân khấu; trong đó có ba bài phê bình tiểu luận của Nông Quốc Chấn, Vi Hồng, Nông Phúc Tước về văn học dân tộc thiểu số nói chung. Ngoài ra còn có thể kể đến Văn học các dân tộc thiểu số - Tác phẩm và đội ngũ (1983)... Có thể khẳng định từ tuyển tập Văn học dân tộc thiểu số do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1960, đến Hợp tuyển thơ văn các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam 1954-1980 do Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1980, với những bài thơ, truyện, 11
  12. ký, kịch nói, tiểu luận, phê bình... được chọn, tên tuổi của một số tác giả được giới thiệu rộng rãi và tập trung với bạn đọc trong cả nước. Ở đây, vai trò của các nhà nghiên cứu được quan tâm một cách đúng mực trong việc góp ý và định hướng. Làm tốt khía cạnh này có thể kể đến công trình do GS. Phong Lê chủ biên Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1988) với việc công bố 16 bài viết công phu, có hàm lượng khoa học cao về 16 nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số. Công trình công phu và đầy đủ nhất tính đến thời điểm hiện tại là hai tập Nhà văn dân tộc thiểu số đời và văn của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam với việc giới thiệu 87 tác giả văn thơ trên tất cả các vùng miền của văn học dân tộc thiểu số thời kỳ hiện đại. Trong tình hình nghiên cứu còn nhiều hạn chế trên nhiều phương diện, đa phần các công trình nêu trên đều kết hợp giữa việc giới thiệu những gƣơng mặt tiêu biểu đồng thời bàn đến một số vấn đề của văn học dân tộc thiểu số như tiếng nói và chữ viết, truyền thống và hiện đại, bản sắc dân tộc... Trước 1986 chỉ có Nông Quốc Chấn viết nhiều và được biết đến nhiều trong cả công việc sáng tác lẫn nghiên cứu, phê bình, tập trung nhất là ba công trình phê bình tiểu luận: Đƣờng ta đi (1970), Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc (1977), Chặng đƣờng mới (1985). Trong các công trình nghiên cứu của mình, Nông Quốc Chấn chú ý đến vấn đề bản sắc dân tộc trong thơ, tính dân tộc trong thơ (hai bài viết Bản sắc dân tộc trong thơ và Trả lời bạn thơ Mƣờng - tập Đƣờng ta đi, Nxb. Việt Bắc, 1970). Giai đoạn sau này, ông hướng sự quan tâm đến trách nhiệm của người cầm bút trước thời cuộc (Độc lập hòa bình và trách nhiệm của nhà văn trong tập tiểu luận Chặng đƣờng mới, Nxb. Văn hóa, H, 1985). Giai đoạn sau 1986 ghi nhận những thành công nổi bật của Lâm Tiến. Sau thành công của Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Lâm Tiến tiếp tục cho ra mắt công trình Về một mảng văn học dân tộc (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1999). Trong cuốn sách này, ông đã bàn đến một số vấn đề đang đặt ra cho văn học các dân tộc thiểu số hiện nay như: Văn học viết trước Cách mạng tháng Tám 1945, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số, tiếng nói và chữ viết, vấn đề truyền thống và hiện đại, văn hóa. Những nhận xét, phân tích qua những tác phẩm và tác giả văn học cụ thể như thơ Ngần Văn Hoan, Bế Văn Phủng, Bàn Tài Đoàn, Lò Ngân Sủn, Y Phương. Như vậy, phần ưu ái vẫn dành cho 12
  13. một số tác giả dân tộc Tày. Ở đây nhà nghiên cứu Lâm Tiến đã có những cách đánh giá khá xác đáng và cung cấp nhiều tư liệu quý. Sau hai công trình kể trên, năm 2002, ông trở lại với cuốn Văn học và miền núi (Nxb. Văn hóa dân tộc, H.) giới thiệu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, các dân tộc thiểu số miền Nam. Điều đáng chú ý ở công trình này là sự phân tích một số tác phẩm văn thơ đề tài miền núi như Thằng bé củ mài (Mã A Lềnh), Quê hƣơng (Triệu Lam Châu); sắc thái riêng và những hạn chế trong lí luận phê bình văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam... Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng quan tâm đến việc tổ chức những hội thảo về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của những nhà thơ dân tộc thiểu số nhiều thành tựu như Hội thảo về Bàn Tài Đoàn, Nông Minh Châu (2004), Hoàng Triều Ân (2007), Ma Trường Nguyên (2009)... Bên cạnh công trình của Hội là những đóng góp không nhỏ của cá nhân những người dân tộc thiểu số viết phê bình như: Một mình trong cõi thơ (Hoàng Quảng Uyên, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2000); Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (Lò Ngân Sủn, Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2001); Mã A Lềnh với Tần ngần trƣớc văn chƣơng (1998), Hà Lâm Kỳ với Mỗi nét hoa văn (2002), Mai Liễu với Hƣơng sắc miền rừng (2008), Ma Trường Nguyên với Hiện đại mà dân tộc (2010)... Một số tác giả tuy không xuất bản những công trình riêng về nghiên cứu phê bình văn học dân tộc thiểu số nhưng luôn dành sự quan tâm của mình về những vấn đề cụ thể: Vương Anh viết về thơ ca truyền thống và hiện đại dân tộc Mường, Triệu Kim Văn viết về văn học người Dao, Inrasara viết nhiều về văn học Chăm, Nông Viết Toại bàn đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong sáng tác thơ văn... Điều có thể nhận thấy rõ ở một số tác giả người dân tộc thiểu số khi viết phê bình là sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận. Lò Ngân Sủn với những nhận xét tinh tế nhưng bài viết thường dừng lại ở mức độ bình luận và gợi mở, chưa có công trình, bài viết nào mang tính định hướng sâu. Trong khi đó, Nông Quốc Chấn quan tâm đến nhiều vấn đề của văn học dân tộc thiểu số như vấn đề bản sắc dân tộc, sử dụng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác, khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tạo và đầu tư hơn nữa cho những tác phẩm... với nhiều bài viết sâu sắc. Thế hệ trẻ hơn có Inrasara quan tâm nhiều đến văn học Chăm, có lợi thế ngoại ngữ nên tiếp cận những lý thuyết và trào lưu trên thế giới và giới thiệu cho đội ngũ tác giả Chăm/ tác giả trẻ dân tộc thiểu số những vấn đề mới, cần thiết và nhiều bổ ích; 13
  14. Dương Thuấn quan tâm nhiều đến đội ngũ tác giả trẻ của dân tộc Tày với nhiều bài viết tinh tế, anh cũng dành hẳn một chuyện luận về văn hóa Tày khá công phu... Trong các công trình đã xuất bản, thơ dân tộc thiểu số cũng được quan tâm xem xét đến những vấn đề còn tồn tại chủ yếu: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 2007) tập hợp hơn 50 bài viết về văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Bên cạnh một số bài viết của các tác giả về văn học của từng dân tộc là một số bài viết bàn về các vấn đề chung của văn học dân tộc thiểu số; Hoàng Văn An với Nét đẹp văn hóa trong thơ văn và ngôn ngữ dân tộc, T.2: Hƣơng sắc núi rừng (Nxb. Hội Nhà văn, H, 2007) giới thiệu và phân tích các tác phẩm thơ của các tác giả người dân tộc như Lò Ngân Sủn, Mã Thế Vinh, Vi Thị Kim Bình... phân tích bản sắc của nghệ thuật dân tộc do chính những nghệ sĩ của dân tộc tạo ra. Công trình Viện Văn học với văn học dân tộc thiểu số của GS. Phan Đăng Nhật trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 1- 2009) có viết, nhà văn Vũ Ngọc Phan trong các công trình sưu tập cổ tích, ca dao, dân ca thường quan tâm đến dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số ở miền Bắc thực sự có bước chuyển biến quan trọng bắt đầu từ các sự kiện mà Viện Văn học có đóng góp như: Lịch sử văn học Việt Nam, Văn học dân tộc thiểu số trƣớc Cách mạng tháng Tám, Sử thi Đẻ đất đẻ nƣớc. Viện Văn học cùng với nhà thơ Nông Quốc Chấn hoàn chỉnh bản thảo năm 1980 về Văn học dân tộc thiểu số với 6 chương: Văn học các dân tộc thiểu số anh em từ buổi đầu mở nước đến năm 1945, thần thoại và trường ca các dân tộc thiểu số, truyện cổ dân gian, tục ngữ, dân ca và truyện thơ, văn học viết của trí thức dân tộc thiểu số trước Cách mạng tháng Tám. Đây là sự khởi đầu, chưa thể hoàn chỉnh, nhưng với công trình này, Viện Văn học đã đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số. Từ đây mở ra cho một số công trình khác kế tiếp Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám (1981) của Phan Đăng Nhật, Văn học dân gian các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam (1983) của Võ Quang Nhơn. Trên Tạp chí Văn học cũng trong tình trạng chung là chưa có nhiều bài viết dành cho văn học dân tộc thiểu số. Một số bài viết mang tính chất tổng kết một vài đặc điểm khái quát có thể kể đến như: Hà Văn Thư với: Mấy nét về văn học các dân 14
  15. tộc thiểu số Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay (số 1-1960) và Vài nhận định về văn học các dân tộc thiểu số từ Cách mạng tháng Tám đến nay (số 6 -1966), đã tổng kết và đánh giá những thành tựu đạt được của văn học dân tộc thiểu số từ cổ truyền đến văn học cách mạng; Nguyễn Khánh Toàn với Về văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (số 3-1970); Nông Quốc Chấn với Mấy vấn đề về nền văn học các dân tộc thiểu số (số 10-1964)... Giai đoạn sau 1986, Lâm Tiến với Vấn đề truyền truyền thống và hiện đại trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (số 4- 1991); Mạc Phi với Giải thƣởng văn học các dân tộc thiểu số 1992 (số 2-1993); Nguyễn Duy Bắc với Về bản sắc dân tộc trong sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số (số 9-1994); Hoàng Văn An với Thơ xứ Lạng những năm 90 (số 11-1996); Nguyên Ngọc với Mấy suy nghĩ về tình hình văn học các dân tộc thiểu số hiện nay (số 9-1994); Lâm Tiến với Mấy suy nghĩ về lý luận, phê bình văn học các dân tộc thiểu số (số 5-2006); Đỗ Thị Thu Huyền với Thơ dân tộc thiểu số 10 năm đầu thế kỉ XXI (số 5-2012)... Một số dân tộc có nhiều thành tựu thơ ca như dân tộc H’mông, Thái, Mường, Dao, và gần đây là Chăm, tình hình nghiên cứu cũng không có được sự chú tâm đúng mức như cách nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc “nhiều thực tế phong phú chưa được tổng kết, thậm chí chưa được tập hợp lại một cách tương đối hệ thống; nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn chưa được xới ra xem xét, nghiên cứu chặt chẽ, thấu đáo”. Ví như với dân tộc H’mông, tình hình nghiên cứu về thơ ca mới chỉ được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây nhưng chỉ dừng ở mức độ đề cập đến một số tác giả, tác phẩm (cuốn Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số của Lò Ngân Sủn đi sâu bàn luận thơ ca của các tác giả dân tộc thiểu số, trong đó một vài nhà thơ hiện đại dân tộc H’mông cũng được nhắc đến với những đánh giá, bình luận về đặc điểm thơ). Đến nay, công trình có hệ thống nhất là luận văn thạc sĩ Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc H’mông thời kỳ hiện đại của Nguyễn Kiến Thọ đã khái quát những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ dân tộc H’mông hiện đại. Cũng có những nét tương đồng, thơ hiện đại dân tộc Thái mới chỉ được sưu tầm, giới thiệu một cách khái quát qua một vài tác giả tiêu biểu như Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Lƣơng Quy Nhân, Vƣơng Trung, Lò Cao Nhum...; sau đó đánh dấu việc nghiên cứu có hệ thống bằng công trình Thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại 15
  16. của tác giả Vũ Thị Vân. Bên cạnh đó là một vài triển khai nghiên cứu theo khu vực với Thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay của Nông Thị Lan Hương... Trong các tác giả nghiên cứu văn học - văn hóa Chăm, Inrasara là người có nhiều đóng góp. Đáng kể nhất là bộ ba Văn học Chăm, Khái luận - văn tuyển của Inrasara ra đời năm 1994-1995: Văn học Chăm - Khái luận (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1994); Văn học dân gian Chăm - Ca dao, Tục ngữ, Câu đố (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995), Văn học Chăm - Trƣờng ca, sƣu tầm - nghiên cứu (Nxb. Văn hóa dân tộc, H, 1995) thì nền văn học Chăm mới xuất hiện tương đối “đầy đủ và có hệ thống về di sản văn học của dân tộc này mà trước đó chưa từng có (Bùi Khánh Thế). Về thơ Chăm, những công trình như Hành trình cách tân thơ của Inrasara của Lê Thị Việt Hà, Inrasara - Từ quan niệm đến phong cách của Trần Hoài Nam... Từ thực trạng nghiên cứu như chúng tôi vừa phân tích, có thể khẳng định những nghiên cứu đã có vẫn chưa thực sự đáng kể so với đội ngũ tác giả và khối lượng tác phẩm đồ sộ ngày một sung sức của thơ dân tộc thiểu số. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay 1.1.2.1. Những công trình khái quát, tổng kết Trong những công trình đã có trong và ngoài nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu riêng về văn học Tày như Truyện thơ Tày - Nùng (1964) của Nông Quốc Chấn; Truyện thơ Tày (1995) của Triều Ân; Truyện thơ Tày: Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại (2004) của Vũ Anh Tuấn,... Tuy nhiên, do các công trình nghiên cứu văn học Tày nói trên chủ yếu được tiến hành từ góc độ văn học dân gian, thơ dân tộc Tày thời kỳ hiện đại trong bối cảnh của văn học Việt Nam còn chưa được đề cập nhiều, đặc biệt chưa có một công trình chuyên sâu đáng kể. Nghiên cứu thơ Tày hiện đại bắt đầu với Nông Quốc Chấn năm 1957, “Kể ít chuyện làm thơ” phần nào nói lên những kinh nghiệm cá nhân của Nông Quốc Chấn trong công việc sáng tác và bước đầu định hướng những điều kiện quan trọng cho sáng tác của những nhà thơ dân tộc thiểu số. Năm 1960, Xuân Diệu giới thiệu tập thơ Tiếng ca ngƣời Việt Bắc của Nông Quốc Chấn; năm 1961 Nông Quốc Chấn có bài Hoàng Đức Hậu và thơ tiếng Tày - đây là những dấu mốc đầu tiên của công tác nghiên cứu thơ dân tộc Tày nói riêng và thơ thiểu số nói chung. Đến năm 1974, Triều Ân giới thiệu thơ Hoàng Đức Hậu, trong cuốn Mấy suy nghĩ về nền văn học 16
  17. các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Nxb. Việt Bắc, 1976), Hoàng Như Mai viết về thơ Nông Quốc Chấn. Có thể thấy, trước 1986 chỉ có Nông Quốc Chấn viết nhiều và được biết đến nhiều trong cả công việc sáng tác lẫn nghiên cứu, phê bình. Ông viết về Quê ta anh biết chăng năm 1962, Đọc “Tung còn và suối đàn” năm 1968 và tập trung nhất là ba công trình phê bình tiểu luận: Đƣờng ta đi (1970), Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc (1977), Chặng đƣờng mới (1985). Các tác giả người Kinh có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu văn học dân tộc Tày như Tô Hoài, Phạm Quang Trung, Nguyễn Trọng Hoàn, Trinh Đường... với nhiều bài viết có giá trị. Năm 2008, Viện Văn học đã nghiệm thu đề tài khoa học Thơ dân tộc ít ngƣời giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ XX - truyền thống và hiện đại của nhóm tác giả Hà Công Tài, Nguyễn Thị Thanh Lưu, Đỗ Thị Thu Huyền, trong đó số tác giả người dân tộc Tày được nghiên cứu có Y Phương, Dương Thuấn, Vi Thùy Linh. Liên quan trực tiếp đến luận án là những công trình đánh giá về diện mạo chung của thơ Tày có Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - Khu vực phía Bắc Việt Nam (Nxb. Đại học Thái Nguyên, 2010). Các tác giả dành một chương để khái quát về tính chất “dòng riêng giữa nguồn chung” của thơ Tày hiện đại và một số gương mặt tiêu biểu. Tuy nhiên một số nhận định vẫn còn sơ lược và thiên về thế hệ thứ nhất và thứ hai của thơ Tày hiện đại, chưa bao quát được những chuyển động mạnh mẽ của thơ Tày giai đoạn sau. Bên cạnh đó là một số bài viết như Dương Thuấn, Nhìn lại văn học dân tộc Tày trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9-2006; Đỗ Thị Thu Huyền, Thơ ca Tày hiện đại qua một số gƣơng mặt tiêu biểu trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5-2008... 1.1.2.2. Những công trình về các tác giả, tác phẩm cụ thể Ngoài số lượng lớn các bài phê bình trên các báo, tạp chí về những tác phẩm tiêu biểu cụ thể của thơ dân tộc Tày, số lượng bài viết về thơ của từng tác giả cũng chiếm số lượng đáng kể (tập trung vào những tác giả có phong cách độc đáo). Tuy nhiên, những bài viết này cũng phần nào làm hiện lên diện mạo chung của thơ dân tộc Tày hiện đại. Tên tuổi nhiều nhà thơ dân tộc Tày đã trở nên quen thuộc trong đời sống văn học Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua như Nông Quốc Chấn, Ma Trường Nguyên, Y Phương, Mai Liễu, Dương Thuấn... và gần đây một lớp thế hệ trẻ như Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường, Vi Thùy Linh, Hoàng Chiến 17
  18. Thắng, Phạm Văn Vũ... thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, tuy thế sự tìm hiểu một cách cặn kẽ về đội ngũ này tập trung hơn vào một số nhà thơ lớp trước, đến thế hệ đương đại thì hầu như còn nhiều bỏ ngỏ. Các công trình nghiên cứu về thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay hầu hết tập trung vào một số tác giả tiêu biểu. Hướng tiếp cận này nổi bật với: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại giới thiệu về 7 tác Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Vi Hồng và Nông Viết Toại; Tuyển tập văn học dân tộc miền núi của Nxb. Giáo dục gồm 8 tập, 3 tập đầu là những bài phê bình về thơ dân tộc thiểu số (tập 1 và 2 xuất bản năm 1998, tập 3 xuất bản năm 1999). Trong tập 2 có 7 tác giả dân tộc Tày được giới thiệu: Triều Ân, Mai Liễu, Bế Thành Long, Ma Trường Nguyên, Từ Ngàn Phố, Y Phương và Dương Thuấn. Tập 3 có 12 tác giả dân tộc Tày được giới thiệu: Hoàng An, Vân Hồng (Vi Hồng Nhân), Lương Định, Hà Lâm Kỳ, Đoàn Lư, Triệu Thị Mai, Đoàn Ngọc Minh, Trần Thị Thu Nhiễu, Hoàng Hữu Sang, Hoàng Trung Thu, Ma Đình Thu, Triệu Lam Châu; Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn có 32 tác giả dân tộc Tày trong tổng số 87 tác giả - một con số ấn tượng, vượt xa các dân tộc thiểu số khác có mặt trong tuyển tập... Thế hệ đầu tiên của thơ dân tộc Tày thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Có thể kể đến một số đánh giá tiêu biểu: trong bài Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc thay cho lời đề tựa nhà văn Tô Hoài viết “Ở Nông Quốc Chấn, những từng trải rộng lớn của anh và cả cuộc đời anh và từng ngày từng đêm, đất chôn rau cắt rốn đã vào thơ anh, đất quê anh là ngọn suối thơ anh” [12, tr.28]; tác giả Tôn Phương Lan đã khẳng định những đóng góp của Nông Viết Toại: “Đóng góp của Nông Viết Toại trong đời sống văn hóa của vùng đất này chắc chắn là không nhỏ. Bên cạnh đó, các sáng tác văn học của anh với những ưu điểm nổi bật - đã góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của đồng bào miền núi” [38, tr.673]; theo Lâm Tiến, Nông Minh Châu “là con đẻ của dân tộc Tày, sống trong lòng dân tộc, được tắm mình trong những lời ru tha thiết ân tình của người mẹ, say sưa với những truyện cổ (...) gắn với những câu chuyện cổ tích, những bài “phuối pác” “phong slư” thuộc làu những câu tục ngữ, thành ngữ phong phú của dân tộc. Đó chính là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn tư tưởng tình cảm của Nông Minh Châu” [36, tr.29-30]... 18
  19. Những tác giả thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba của thơ dân tộc Tày là những gương mặt quan trọng đưa thơ Tày lên vị thế mới, với sự chuyển biến không chỉ đa dạng về cảm hứng sáng tạo mà còn nhiều khám phá và tìm tòi trong hình thức thể hiện. Đánh giá về những đóng góp ấy, có thể kể đến tác giả Mai Hương khi nhận xét về Triều Ân với tư cách nhà thơ: “Triều Ân đến với bạn đọc trước hết bằng những trang thơ, và trong tình cảm của độc giả, anh trước hết là một nhà thơ miền núi ít nhiều có phong cách riêng (...). Triều Ân đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chung của dân tộc” [80, tr.44]; Phạm Quang Trung phát hiện về thơ Mai Liễu: “Đọc thơ Mai Liễu, tôi không thể không lưu tâm tới lối cấu tứ của thơ anh (...) cấu tứ theo trục thời gian” [97, tr.92]... Đa phần những nhà thơ có được sự độc đáo về phong cách sáng tạo đều chú ý đến bản sắc dân tộc trong từng trang viết. Nguyễn Hữu Tiến nhận định về thơ Y Phương “vừa hiện đại vừa dân tộc là bởi vì anh đã biết kết hợp truyền thống văn hóa của quê mình với mọi miền quê của đất nước” [71, tr.272]; Dương Thuấn được nhà thơ Nông Quốc Chấn đánh giá trong cuốn Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam đời và văn: “Thơ anh mang lại hơi thở của thời đại mới và không thóat ly cái gốc của người Tày của quê hương Việt Bắc” [38, tr.558]; nhận xét về đặc điểm thơ của Dương Khâu Luông, Hoàng Quảng Uyên viết: “Đọc Dương Khâu Luông ta cảm được vị ngọt của niềm vui trong khoé mắt vị đắng nước mắt ở đầu môi. Đó là kết quả của sự quan sát chắt lọc, chiêm nghiệm và cao cả hơn là sự hoà đồng của một tấm lòng trong vạn tấm lòng. Đây là mặt mạnh trong thơ Dương Khâu Luông: Nói ít, gợi nhiều” [38, tr.435]... Về thơ hiện đại dân tộc Tày chưa có luận văn, luận án riêng, chỉ có một số liên quan như: Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay của Hoàng Thị Dung phác họa diện mạo chủ yếu của thơ dân tộc Tày, Dao với những đại diện tiêu biểu là Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu và Triệu Kim Văn (dân tộc Dao). Riêng về từng tác giả dân tộc Tày có thể kể đến Bản sắc Tày trong thơ Nông Quốc Chấn (Phạm Thế Thành, 2005), Hình ảnh con ngƣời miền núi trong thơ Dƣơng Thuấn (Nguyễn Thị Hằng, 2006), Bản sắc văn hóa Tày trong thơ Dƣơng Thuấn (Hà Thị Duyên, 2007)... Theo nhà thơ Dương Thuấn: “Hiện nay đã có một vài tác giả người dân tộc thiểu số làm công việc phê bình nghiên cứu nhưng còn yếu và lẻ tẻ. Nên nghiên cứu theo hướng đi sâu vào từng tác giả, từng dân tộc hơn là nghiên cứu chung chung 19
  20. như hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu từng tác giả, từng dân tộc sẽ đánh giá một cách hệ thống từng tác giả hoặc từng vùng văn học” [47]. Bởi vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay là công việc thực sự quan trọng và cần thiết góp phần nhìn nhận rõ đặc điểm cũng như khẳng định sự phong phú, mạnh mẽ của thơ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại. Có thể thấy, cũng như thơ dân tộc thiểu số nói chung, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và kĩ lưỡng về thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là một thách thức khi chúng tôi triển khai đề tài. Thành tựu của những nghiên cứu đã có sẽ là sự gợi mở cần thiết, bổ ích cho chúng tôi khi triển khai luận án. Chúng tôi sẽ phác họa một cách hệ thống về những thành tựu của thơ dân tộc Tày trong hơn nửa thế kỷ, bốn thế hệ nối tiếp nhau, những chuyển biến về đề tài, những đặc trưng thể loại, ngôn ngữ và những phong cách độc đáo. Những công trình nghiên cứu đã có về thơ văn dân tộc thiểu số sẽ là những chỉ dẫn quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cùng với tình hình nghiên cứu nói trên, một trong những đặc điểm quan trọng của thơ dân tộc thiểu số nói chung, thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay nói riêng là sự bám sát và phát huy truyền thông văn hóa văn học của dân tộc. Cho nên, để có thể nhận thức một cách sâu sắc đặc điểm thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay, không thể không nói đến truyền thống văn hóa Tày. 1.2. Văn hóa dân tộc Tày 1.2.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên Dân tộc Tày chủ yếu sống ở Việt Bắc - một vùng trung du rừng núi trùng điệp trong những năm kháng chiến chống Pháp, với những trận đánh oanh liệt đã đi vào lịch sử đấu tranh nước nhà, miền đất anh hùng đóng góp sức người, sức của lớn lao trong kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc cũng là một địa danh cùng với con người tạo nên một bề dày lịch sử đáng kể, nơi mà Tố Hữu viết: Ở đâu đau đớn giống nòi/ Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền. Lịch sử đời sống của cư dân Việt Bắc phản ánh chính sách và tư tưởng của chính quyền nhà nước từ thời tự chủ cho đến ngày nay. Việt Bắc và cư dân là một phần tạo thành con người và đất nước Việt Nam, tầm quan trọng của vùng cũng tương tự như đất tổ Hùng Vương và Kinh Bắc về phương diện tâm linh và văn hóa. Cư dân ở đây chủ yếu là người Tày và Nùng. Qua nhiều 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2