Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ
lượt xem 14
download
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hành vi bắt nạt (hành vi bên ngoài/hướng ngoại và hành vi bên trong/hướng nội) của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các kiến nghị nhằm phòng ngừa hành vi bắt nạt trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- Lê Thanh Hà HÀNH VI BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- Lê Thanh Hà HÀNH VI BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN SINH PHÚC PGS.TS. TRẦN THU HƯƠNG XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học Luận án Tiến sĩ GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Lê Thanh Hà
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC.................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................ 7 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 8 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 10 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ............................................... 10 4. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................... 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 10 6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 11 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 12 8. Đóng góp mới của luận án ................................................................................ 13 9. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 14 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ......................................................................................................... 15 1.1. Những nghiên cứu về hành vi bắt nạt ................................................................ 15 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 15 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 18 1.2. Những nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ .................................... 20 1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 20 1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 22 1.3. Những nghiên cứu về hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ .......................................................................... 24 1.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 24 1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước ............................................................................ 27 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 28 1
- Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ......................................................................................................... 29 2.1. Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở .................................................... 29 2.1.1. Học sinh trung học cơ sở và đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở.......................................................................................................... 29 2.1.2. Hành vi bắt nạt ........................................................................................... 32 2.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ học sinh trung học cơ sở ............................... 58 2.2.1. Khái niệm phong cách trong tâm lí học ..................................................... 58 2.2.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ ............................................................... 61 2.3. Hành vi bắt nạt của học sinh THCS và phong cách giáo dục của cha mẹ ......... 75 2.3.1. Các mô hình lý thuyết trong nghiên cứu hành vi bắt nạt và phong cách giáo dục của cha mẹ ................................................................................................. 75 2.3.2. Mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ ......................................................................... 79 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 84 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 85 3.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................... 85 3.1.1. Về địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 85 3.1.2. Về khách thể nghiên cứu ............................................................................. 86 3.2. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................ 87 3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận ..................................................................... 87 3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn .................................................................. 88 3.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................. 89 3.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................... 89 3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................... 96 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ........................................................ 97 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ................................... 97 3.3.5. Tiến trình nghiên cứu thực tiễn .................................................................. 99 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 99 2
- Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HÀNH VI BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ....................................................................................................... 100 4.1. Thực trạng hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở ................................ 100 4.1.1. Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở .......................................... 100 4.1.2. Hành vi bị bắt nạt của học sinh trung học cơ sở ...................................... 102 4.1.3. Hành vi ủng hộ xã hội của học sinh trung học cơ sở ............................... 104 4.1.4. Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố liên quan.................................................................................................................. 106 4.2. Thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ ................................................... 114 4.2.1. Đánh giá chung về phong cách giáo dục của cha mẹ .............................. 114 4.2.2. Các khía cạnh cụ thể trong phong cách giáo dục của cha mẹ ................. 118 4.2.3. Phong cách giáo dục của cha mẹ và một số yếu tố liên quan .................. 125 4.3. Thực trạng mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt và phong cách giáo dục của cha mẹ............................................................................................................... 127 4.3.1. Hành vi bắt nạt và mối quan hệ cha mẹ - con .......................................... 127 4.3.2. Hành vi bắt nạt và phong cách giáo dục của cha mẹ ............................... 137 4.4. Nghiên cứu trường hợp .................................................................................... 144 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 174 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình HVBN Hành vi bắt nạt PCGD Phong cách giáo dục HS Học sinh THCS Trung học cơ sở GV Giáo viên NXB Nhà xuất bản 4
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp tương quan chéo giữa sự hỗ trợ và sự kiểm soát .................... 72 Bảng 3.1: Phân bố mẫu khách thể nghiên cứu của hai trường ................................. 87 Bảng 3.2: Hệ số cronbach’s alpha trước và sau khi có điều chỉnh các câu hỏi ....... 94 Bảng 3.3: Số lượng câu hỏi và hệ số cronbach’s alpha của các thang đo sau điều chỉnh ........................................................................................................... 95 Bảng 4.1: Hành vi bắt nạt của học sinh THCS ...................................................... 100 Bảng 4.2: Thực trạng hành vi bị bắt nạt của học sinh THCS................................. 102 Bảng 4.3: Hành vi ủng hộ xã hội của học sinh THCS ........................................... 104 Bảng 4.4: Thái độ của học sinh THCS đối với hành vi gây hấn ............................ 107 Bảng 4.5: Tương quan giữa thái độ của học sinh THCS đối với hành vi gây hấn với hành vi bắt nạt ....................................................................................................... 109 Bảng 4.6: Hành vi bắt nạt và sự khác biệt giới tính .................................................. 110 Bảng 4.7: Hành vi bắt nạt của học sinh THCS và kết quả học tập ........................... 112 Bảng 4.8: Hành vi bắt nạt của học sinh THCS với mức sống của gia đình ............. 113 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các khía cạnh trong phong cách giáo dục của cha mẹ..... 114 Bảng 4.10: Phong cách giáo dục của cha mẹ xét theo điểm trung bình ba nhóm nội dung.................................................................................................... 115 Bảng 4.11: Các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ .......................................... 117 Bảng 4.12: Các nội dung cụ thể của khía cạnh cha mẹ hỗ trợ con ........................ 119 Bảng 4.13: Các nội dung cụ thể của khía cạnh cha mẹ kiểm soát hành vi ............ 120 Bảng 4.14: Các nội dung cụ thể của khía cạnh cha mẹ kiểm soát tâm lý .............. 123 Bảng 4.15: Độ tuổi của cha và các khía cạnh trong phong cách giáo dục ............. 125 Bảng 4.16: Mối quan hệ cha mẹ - con và cách khía cạnh trong phong cách giáo dục ................................................................................................................... 126 Bảng 4.17: Kết quả thang đo mối quan hệ giữa cha mẹ với con ........................... 128 Bảng 4.18: Mối quan hệ cha mẹ - con so sánh giữa các lớp .................................. 131 Bảng 4.19: Mối quan hệ cha mẹ - con so sánh giữa các nhóm có điều kiện kinh tế khác nhau .................................................................................................... 132 5
- Bảng 4.20: Mối quan hệ cha mẹ - con trong mối tương quan với nghề nghiệp của mẹ ..................................................................................................................... 133 Bảng 4.21: Mối quan hệ cha mẹ - con trong mối tương quan với nhóm tuổi của cha mẹ............................................................................................................... 134 Bảng 4.22: Mối tương quan giữa mối quan hệ cha mẹ - con và hành vi bắt nạt của học sinh THCS ................................................................................................. 135 Bảng 4.23: Hành vi bắt nạt và các khía cạnh trong phong cách giáo dục dân chủ .................................................................................................................... 138 Bảng 4.24: Hành vi bắt nạt và các khía cạnh trong phong cách giáo dục độc đoán .................................................................................................................. 139 Bảng 4.25: Hành vi bắt nạt và các khía cạnh trong phong cách giáo dục nuông chiều ............................................................................................................. 141 Bảng 4.26: Hành vi bắt nạt và các khía cạnh trong phong cách giáo dục bỏ mặc ..................................................................................................................... 142 6
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa gây hấn, bạo lực và bắt nạt .............. 37 Hình 2.2: Mối liên hệ giữa hành vi, phong cách làm cha mẹ và tính hiệu quả của từng phong cách ................................................................................................. 73 Hình 2.3: Hệ thống sinh thái xã hội (dẫn theo Bronfenbrenner, U., 1977) ............. 75 Biểu đồ 4.1: Điểm trung bình các khía cạnh của việc làm cha mẹ ........................ 116 7
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bắt nạt bạn cùng tuổi là một vấn đề nghiêm trọng ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Với các hình thức bắt nạt khác nhau, hành vi này không chỉ để lại hậu quả về mặt thể chất cho trẻ mà còn để lại những tổn thương tinh thần dai dẳng, thậm chí “đeo bám” trẻ tới khi trưởng thành cũng như cuộc sống sau này của trẻ. Ở một góc độ khác, bắt nạt học đường còn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính bản thân những trẻ đi bắt nạt. Với những trẻ hay bắt nạt, ăn hiếp bạn, nếu không kịp thời uốn nắn, điều chỉnh sẽ để lại hậu quả nặng nề khi trẻ trưởng thành. Hậu quả này không chỉ đối với bản thân trẻ mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng bởi với hành vi sai lệch của mình, trẻ dễ rơi vào con đường hư hỏng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, riêng trong năm học 2017-2018, theo thống kê của ngành Công An, số vụ liên quan đến bạo lực học đường là hơn 2.000, trong đó hơn 53% số vụ xảy ra trong trường học (tương ứng là hơn 1.000 vụ bạo lực xảy ra trong trường học) (dẫn theo Lan Phương, 2019). Trong bài viết này, tác giả Lan Phương cũng đăng tải hình ảnh một nữ học sinh lớp 7 đang bị một nhóm bạn bạo hành. Trong bài viết “Bạo lực học đường - nhìn từ nước Nhật”, tác giả Nguyễn Thị Thu (2019) đã chia sẻ quan điểm của mình về nạn bắt nạt học đường. Tác giả viết “Nhìn từ câu chuyện xảy ra ở Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng em Y. là một học sinh hiền lành, ít nói trong lớp. Cả em Y. và em T., người cầm đầu nhóm bắt nạt, cũng là những trẻ phải sống xa cha mẹ”. Bài viết cũng nhấn mạnh chính sự thiếu quan tâm và sát sao hằng ngày của cha mẹ là một phần khiến em thiếu đi điểm tựa để nâng đỡ mình khi mình có những bất ổn về tâm sinh lý. Độ tuổi dễ xảy ra bắt nạt học đường nhất rơi vào THCS, bởi đó là độ tuổi mà tâm sinh lý các em mong manh, dễ bị lung lay nhất. Những thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có những nghiên cứu về bắt nạt học đường ở lứa tuổi học 8
- sinh THCS cũng như cần có các giải pháp thiết thực hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, trong số 220 đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo được chọn thực hiện năm 2019, chỉ có duy nhất một đề tài có hơi hướng liên quan, “Phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THCS thông qua công tác xã hội học đường”, của Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Hoặc một đề tài khác, nhưng phạm vi nghiên cứu rộng hơn “Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của học sinh THCS vùng Tây Bắc” (Lan Phương, 2019). Trên thế giới, các nghiên cứu về bắt nạt được thực hiện khá nhiều, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào mức độ phổ biến của hiện tượng và sự ảnh hưởng của bắt nạt, trong khi vai trò của cha mẹ trong việc hỗ trợ trẻ bị bắt nạt chưa được quan tâm đúng mức. Sự tham gia của cha mẹ trong việc hỗ trợ trẻ em được coi là biện pháp can thiệp quan trọng khi trẻ vị thành niên tham gia hoặc có liên quan đến hiện tượng bắt nạt. Smith và Myron - Wilson (1998) lập luận rằng gia đình là một môi trường quan trọng cả trong việc hiểu bản chất của vấn đề bắt nạt và nạn nhân, cũng như tìm kiếm các biện pháp thay đổi và phòng ngừa bắt nạt. Lý thuyết nhận thức xã hội thừa nhận rằng trẻ em học tập thông qua bắt chước các mô hình hành vi của người khác và thông qua việc củng cố các hành vi đó (Bandura, 1986). Các nghiên cứu trước đây xem xét những khía cạnh của quá trình nuôi dạy con ảnh hưởng đến việc trẻ trở thành kẻ bắt nạt hay nạn nhân cho rằng bắt nạt và thái độ đối với bắt nạt có thể được học từ cha mẹ hoặc được củng cố thông qua mô hình và sự cho phép hành vi gây hấn của cha mẹ, nạn nhân của bắt nạt có thể là những đứa trẻ mà cha mẹ của chúng thể hiện mức độ bao bọc quá mức (over protectiveness) và quá gần gũi với con (Bower, Smith, Binney, 1992/1994; Ladd & Kochenderfer - Ladd, 1980; Rigby, 1994). Từ những lí do cơ bản trên, chúng tôi chọn vấn đề “Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 9
- 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hành vi bắt nạt (hành vi bên ngoài/hướng ngoại và hành vi bên trong/hướng nội) của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các kiến nghị nhằm phòng ngừa hành vi bắt nạt trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hành vi bắt nạt của học sinh THCS, phong cách giáo dục của cha mẹ và mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 642 học sinh tại 02 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội (THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa; THCS Cổ Loa, huyện Đông Anh). 4. Giả thuyết nghiên cứu Hành vi bắt nạt của học sinh THCS và PCGD của cha mẹ có mối quan hệ với nhau, cụ thể: - Phong cách giáo dục dân chủ (được thể hiện ở mức độ cha mẹ hỗ trợ cao, kiểm soát hành vi cao và kiểm soát tâm lý thấp) có tỉ lệ con bắt nạt và bị bắt nạt thấp. - Mức độ cha mẹ kiểm soát tâm lý cao dự báo xu hướng trẻ có hành vi bắt nạt và bị bắt nạt cao. - Mức độ cởi mở giữa cha mẹ - con có mối tương quan nghịch với mức độ học sinh bắt nạt và bị bắt nạt. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm các nhiệm vụ sau: - Khái quát hóa các nghiên cứu liên quan đến hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở, PCGD của cha mẹ, mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ; 10
- - Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu đề tài, làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ như: hành vi, hành vi bắt nạt, PCGD, PCGD của cha mẹ, mối quan hệ giữa PCGD của cha mẹ và hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở. - Làm rõ kết quả nghiên cứu thực tiễn hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và mối quan hệ của nó với PCGD của cha mẹ. Cụ thể, nghiên cứu thực trạng hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở, thực trạng PCGD của cha mẹ, mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu PCGD của cha mẹ và hành vi bắt nạt của trẻ là những vấn đề rất rộng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các PCGD của cha mẹ (dân chủ, độc đoán, nuông chiều, bỏ mặc) thông qua việc xác định hành vi làm cha mẹ (Cha mẹ hỗ trợ, cha mẹ kiểm soát hành vi và cha mẹ kiểm soát tâm lý) với các hành vi xã hội của trẻ. Cụ thể là: thực trạng hành vi bắt nạt và bị bắt nạt của trẻ, PCGD của cha mẹ thông qua xác định các hành vi làm cha mẹ, thái độ của trẻ với sự gây hấn, sự cởi mở trong giao tiếp của cha mẹ với con. Về các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi bắt nạt cũng như PCGD của cha mẹ, chúng tôi tập trung nghiên cứu các yếu tố khách quan và chủ quan sau: trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập, nghề nghiệp của cha mẹ, khu vực sinh sống và một số thông tin nhân khẩu khác. 6.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu Khách thể nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên gồm 642 học sinh tại 02 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Địa bàn nghiên cứu thuộc 02 khu vực khác nhau ở Hà Nội, cụ thể trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, thuộc nội thành Hà Nội) và trường THCS Cổ Loa (huyện Đông Anh, thuộc ngoại thành Hà Nội). 11
- 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Hành vi bắt nạt của học sinh THCS chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan, từ môi trường sống, môi trường học tập, PCGD của cha mẹ…vì vậy, việc xem xét xu hướng bắt nạt của học sinh, mối quan hệ giữa PCGD của cha mẹ với hành vi bắt nạt của học sinh cũng cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác như giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp của cha mẹ… 7.1.2. Nguyên tắc tiếp cận hoạt động Nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt của học sinh với PCGD của cha mẹ không thể tách rời khỏi các hoạt động tương tác giữa cha mẹ với con, giữa học sinh với bạn đồng lứa… Vì vậy, các thông tin về hoạt động giao tiếp giữa học sinh với các bạn cùng lứa như giao tiếp giữa cha mẹ với con trong một số tình huống cụ thể… là những thông tin mà chúng tôi tập trung tìm hiểu, nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa hành vi bắt nạt và PCGD của cha mẹ. 7.1.3. Nguyên tắc phát triển Nguyên tắc phát triển là nguyên tắc đòi hỏi phải chỉ ra chiều hướng vận động, xu thế phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu phải thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai của nó, đồng thời cũng phải thấy được tính ổn định của nó trong một thời điểm nhất định, những điều kiện nhất định. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học và phần mềm SPSS 12
- 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lí luận Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. Trên cơ sở đó, luận án đã làm rõ hơn khái niệm hành vi bắt nạt, khái niệm phong cách, PCGD của cha mẹ cùng các hành vi của cha mẹ đối với con như hỗ trợ, kiểm soát tâm lý, kiểm soát hành vi . Dựa trên sự khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã lựa chọn, chuẩn hóa và áp dụng bộ công cụ đo lường hành vi bắt nạt, PCGD của cha mẹ và mối quan hệ giữa hai yếu tố này đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế công cụ đo lường đối với mẫu nghiên cứu. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã chỉ ra được các tiêu chí đo lường và các phương pháp đo lường hành vi bắt nạt và PCGD của cha mẹ. Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. Kết quả cho thấy nhóm học sinh được nghiên cứu bị bắt nạt ở mức trung bình. Hình thức bắt nạt phổ biến là dùng lời nói; trong khi, các hình thức bắt nạt thể chất và bắt nạt bằng cách cô lập chiếm tỉ lệ thấp. Luận án đã chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ cởi mở của cha mẹ trong giao tiếp với con và hành vi của trẻ. Mối quan hệ cha mẹ - con có tương quan nghịch với hành vi bị bắt nạt và hành vi bắt nạt bạn của con. Kết quả cũng cho thấy PCGD dân chủ (tức là những cha mẹ có hành vi hỗ trợ con cao, kiểm soát hành vi cao và kiểm soát tâm lý thấp) sẽ dẫn tới mức độ hành vi bắt nạt và bị bắt nạt ở con thấp. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng các chương trình phòng ngừa hiện tượng bắt nạt trong trường học dựa vào gia đình. 13
- 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ Chương 2: Cơ sở lí luận nghiên cứu hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu về hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ 14
- Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HÀNH VI BẮT NẠT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ 1.1. Những nghiên cứu về hành vi bắt nạt 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Trước thực trạng bắt nạt học đường ngày càng trở nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, hiện tượng này là một trong những chủ đề được nhiều nhà quản lý, giáo dục, tâm lý học quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm qua. Điển hình cho những nghiên cứu ở nước ngoài là các nghiên cứu của Olweus, D. từ những năm 1980, chẳng hạn như: “Một số yếu tố gia đình và tính khí quyết định hành vi hung hăng của trẻ vị thành niên: phân tích một trường hợp” (1980), cuốn sách “Bắt nạt ở trường học: chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” (1990); “Vấn đề bắt nạt/nạn nhân ở học sinh: Thực trạng và tác động cơ bản của chương trình can thiệp ở trường” (1991)… Trong những công trình này, tác giả đã chỉ rõ quan điểm của mình về bắt nạt, định nghĩa bắt nạt, biểu hiện của nó và những yếu tố liên quan đến hành vi này. Rigby, K. cũng đã thực hiện một loạt các nghiên cứu về hành vi bắt nạt như: “Chức năng tâm lý xã hội trong gia đình của những học sinh vị thành niên ở Úc có liên quan đến các vấn đề bắt nạt / nạn nhân” (1994); “Tại sao một số trẻ em bắt nạt ở trường? Những đóng góp của thái độ tiêu cực đối với nạn nhân và những kỳ vọng của bạn bè, phụ huynh và giáo viên” (2005); “Bắt nạt ở trường học: chúng ta có thể làm gì” (2007)… Từ những nghiên cứu này, đặc biệt trong cuốn sách “Bắt nạt ở trường học: chúng ta có thể làm gì”, tác giả đã chỉ ra các hình thức bắt nạt (trực tiếp, gián tiếp…), so sánh sự khác biệt trong hành vi bắt nạt ở học sinh nam và học sinh nữ, sự ảnh hưởng thể chất và tinh thần đến hành vi bắt nạt, hậu quả của hành vi bắt nạt, môi trường cho bắt nạt, quan điểm nhân văn về bắt nạt cũng như những giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng bắt nạt… 15
- Những nghiên cứu về bắt nạt cũng đã chỉ rõ hậu quả có thể có không chỉ đối với nạn nhân mà còn đối với chính những học sinh đi bắt nạt bạn khác. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là các tác giả: Rigby & Cox, 1996; Eron, Huesmann, Dubow, Romanoff, & Yarmel, 1987; Baldry, 2004, Kumpulainen và cộng sự, 1999; Haynie, Nansel, Eitel, Crump, Saylor, Yu và cộng sự, 2001; Kuntsche & Klingemann, 2004; Nansel và cộng sự, 2003; Coolidge, Den Boer, & Segal, 2004… Hawker và Boulton (2000) đã tiến hành nghiên cứu về bắt nạt theo hướng khảo cứu những nghiên cứu từ hơn 20 năm trước đó và cũng đưa ra một số kết luận về hiện tượng bắt nạt như mối quan hệ khá chặt chẽ giữa nạn nhân của bắt nạt và hiện tượng trầm cảm. Ngoài những công trình trên, có khá nhiều nghiên cứu về bắt nạt và chỉ ra những yếu tố liên quan đến hiện tượng này như độ tuổi, giới tính, thành tích và môi trường học tập… Điển hình như các nghiên cứu của các tác giả như: Boulton & Smith (1994); Boulton & Underwood (1992); Charach, Pepler & Ziegler (1995); Craig & Pepler (1997); Bosworth và cộng sự (1999); Sourander và cộng sự (2000); Wolke và cộng sự (2000); Hanish & Guerra, (2000, 2004); Yoneyama & Naito (2003); Eisenberg, Neumark-Sztainer, & Perry (2003); Hanish & Guerra (2000, 2004); Ma (2002; 2004); Sullivan và cộng sự (2004)… Tạp chí tâm lý học số 11 tháng 11 năm 2009 có đăng bài viết “Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông” của tác giả Trần Văn Công và Bahr Weiss, David Cole (2009). Nghiên cứu được thực hiện trên 400 học sinh ở một trường tiểu học ở nông thôn và một trường trung học ở trung tâm bang Tennessee, Mỹ, trong đó 100 học sinh lớp 3, 96 học sinh lớp 4, 100 học sinh lớp 5 và 104 trẻ lớp 6. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 25.5% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt ẩn/quan hệ như bị nói xấu, tung tin đồn; 10.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt ngoài/cơ thể như đấm, đá, đánh. 28.75% trẻ thường 16
- xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó ở bắt nạt ẩn/quan hệ và ngoài/cơ thể, ít nhất một hình thức bắt nạt ở mỗi loại. Nếu tính cả hai hình thức bị bắt nạt, tỉ lệ sẽ là 28.75%. Như vậy, cứ khoảng 3 em học sinh thì có một em bị ít nhất một hình thức bắt nạt nào đó. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ nữ giới bị bắt nạt ẩn/quan hệ nhiều hơn nam và bị bắt nạt ngoài/cơ thể ít hơn nam. Nói cách khác, nam bị bắt nạt về mặt cơ thể, bạo lực nhiều hơn nữ và ít bị bắt nạt hơn về lời nói, quan hệ (Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole, 2009). Allan L.B (2015, bản tiếng Việt), đã trình bày những kết quả nghiên cứu của mình qua cuốn sách “Giúp trẻ không bị bắt nạt”. Trong đó, tác giả đã chỉ rõ bản chất của bắt nạt, những dấu hiệu cảnh báo, nguyên nhân cũng như cách thức giúp đỡ trẻ đang bị bắt nạt… Barbara Coloroso (2017, bản tiếng Việt) cũng đã viết tác phẩm “Ba mẹ ơi, con bị bắt nạt”. cuốn sách này đã mang đến một bức tranh toàn cảnh: Tại sao hiện nay vấn nạn này lại phổ biến đến thế? Những hình thức của nó là gì, bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Đối tượng tham gia và những ai phải gánh chịu các tác hại của tệ bắt nạt? Những hệ quả nghiêm trọng như các vụ xả súng, tự sát, tổn thương tâm lý suốt đời còn khiến bạn thờ ơ được không? Những câu hỏi then chốt sẽ lần lượt được giải đáp một cách sinh động và sâu sắc. “Vòng tròn bắt nạt” đã được chỉ ra: gồm kẻ bắt nạt, người bị bắt nạt, và những kẻ bàng quan; sâu xa hơn là những khiếm khuyết từ môi trường sống đầy định kiến của trẻ. Nhìn chung, bắt nạt ở học sinh là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu rất đa dạng, tiếp cận hiện tượng theo nhiều cách khác nhau, từ những nghiên cứu về mặt học thuật, những nghiên cứu tập trung vào hậu quả, những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng hoặc có liên quan và hầu hết các nghiên cứu đều hướng tới việc đề ra các giải pháp giúp ngăn chặn, giảm thiểu và hỗ trợ học sinh khắc phục những hậu quả có liên quan đến bắt nạt. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 338 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 231 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 44 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 59 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 38 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 28 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
241 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
229 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 44 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 15 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 41 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
27 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn