intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam

Chia sẻ: Anh Ngoc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:91

101
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro lãi suất cho Ngân hàng Agribank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Agribank Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ­ ĐỊA CHẤT NGUYỄN THÁI NGÂN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
  2. HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ­ ĐỊA CHẤT NGUYỄN THÁI NGÂN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH  DOANH TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Phạm Quang Tú 2
  3. HÀ NỘI, 2017 3
  4. LỜI CAM ĐOAN Đề  tài luận văn thạc sĩ “ Quản trị  rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh   tại Ngân hàng Agribank Việt Nam  ”  do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của   TS. Nguyễn Phạm Quang Tú – Giảng viên Viện Kinh tế  và Quản lý ­ Trường   Đại học Mỏ  Địa Chất Hà Nội, cùng các cán bộ  của Ngân hàng Agribank Việt   Nam. Trong suốt quá trình thực hiện tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu thông qua một số  giáo trình chuyên ngành, tài liệu ở thư viện, tài liệu của Ngân hàng. Các dữ liệu   được thu thập từ  những nguồn hợp pháp; nội dung nghiên cứu và kết quả  trong   đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một luận văn   nào khác. Tôi xin cam đoan đây là đề  tài nghiên cứu do chính bản thân tôi thực  hiện. Hà Nội, ngày   tháng   năm 2017 Tác giả Nguyễn Thái Ngân 4
  5. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian hai năm học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế  và Quản lý trường  đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy   cô giáo đến nay tôi đã hoàn thành khóa học thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Với lòng   biết ơn của mình, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Nguyễn  Phạm Quang Tú ­ người đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đến   lúc hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin được gửi lời cảm  ơn tới toàn thể  các thầy giáo, cô giáo viện  Kinh tế và Quản lý; viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà   Nội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại  trường và luôn tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học cùng bài luận văn này. Xin chân thành cảm  ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Agribank Việt Nam cùng các  bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác thu thập số liệu cần   thiết để hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm  ơn và xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp luôn   mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Hà Nội, tháng 01 năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thái Ngân 5
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT  Từ viết tăt Nghĩa đầy đủ NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ương NHPTVN Ngân hàng phat́ triển Việt Nam NNNT Nông nghiệp nông thôn OECD Tổ chức Hợp tać  và Phat́ triển Kinh tế  (Organization for  Economic Cooperation and  Development) OMO Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations) QLKDV Quản lí kinh doanh vốn QTRR Quản trị rủi ro RRLS Rủi ro lãi suất SGD Sở giao dịch TCKT Tổ chức kinh tế TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TGĐ Tổng giam ́  đốc TNHH ́  nhiệm hữu hạn Trach TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSN Tài sản Nợ TSC Tài sản Có TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoań UB Ủy ban UTĐT Ủy thać  đầu tư VMC Ngân hàng quản lí tài sản VN (Việt nam  set  management Company) 6
  7. VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt  Nam 7
  8. DANH MỤC HÌNH 8
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 9
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang hội nhập toàn cầu với môi trường kinh doanh quốc tế mở  rộng và hội nhập với nền kinh tế  toàn cầu, điều này làm cho môi trường kinh  doanh của Việt Nam có nhiều sự  thay đổi, đặc biệt khi chúng ta đã gia nhập   WTO và TPP. Việc hội nhập kinh tế vừa là những thách thức cũng như vừa là cơ  hội để  doanh nghiệp phát triển. Sự  cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn do tính  toàn cầu hóa của nền kinh tế, các đối thủ  cạnh tranh nước ngoài với những  ưu   thế  về công nghệ, vốn, quản lý…đang là những nguy cơ  không hề  nhỏ  đối với  các doanh nghiệp Việt Nam. Để  tồn tại và phát triển trong một môi trường đầy   thách thức như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm ra những giải pháp phù  hợp để không ngừng nâng cao và tạo ra các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.  Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phat tri ́ ển rất nhanh cả về số lượng các   ngân hàng. Nới lỏng chính sach đã làm gia tăng c ́ ạnh tranh trong ngành và làm  ́ ị  sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nhưng không khuyến khích được  tăng gia tr các ngân hàng phát triển một cách thân tr ̣ ọng và bền vững. Chính sự  “bùng nổ”  của hệ  thống ngân hàng trong một thời gian ngắn đã tiềm  ẩn nhiều rủi ro và  nguy cơ lớn tac đ ́ ộng đến sự an toàn và lành mạnh của cả hệ thống. Đặc biệt, kể  từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2016 đến nay và trong năm 2016 là sự  biến động khó lường của những nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, Anh, Nga và  sự  bất  ổn chính trị  toàn cầu, càng làm cho môi trường kinh doanh trở  nên khốc  liệt hơn, trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn, tinh hinh kinh t ̀ ̀ ế vĩ mô của   Việt Nam cũng có những diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh kinh tế suy giảm,   các chính sách quản lí vĩ mô được điều chỉnh theo hướng kiểm soát được lạm  phát nhưng lại  ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đã đặt  các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước những rủi ro rất lớn đe dọa đến sự  ổn định của hệ thống: nợ xấu tăng cao, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản....Đã   có nhiều ngân hàng thương mại của Việt Nam  hàng yếu kém đã phải sáp nhập   10
  11. và bị  mua lại bởi các Ngân hàng lớn như: Ngân hàng Southern Bank  ­ sáp nhập  vào Ngân hàng Sacombank; Sáp nhập giữa MHB và Ngân hàng BIDV; sáp nhập  PG Bank vào VietinBank; Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông sáp nhập vào  Ngân hàng MaritimeBank. Do đó để  tồn tài và phát triển trong môi trường có sự  cạnh tranh và đào thải khốc liệt đòi hỏi các Ngân hàng có các chiến lược, chính   sách một cách toàn diện và hiệu quả. Một trong các chính sách quản tri rủi ro mà   Ngân hàng cần phải chú trọng quan tâm đó là quản tri rủi ro lãi suất. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là một trong   các Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất về  tổng tài sản, nhân sự, mạng   lưới. Tuy nhiên trong giai đoạn 2013 ­2016 Ngân hàng Agribank gặp nhiều khó  ̣ khăn do hâu quả  của thời kì phát triển “nóng” để lại: nợ  xấu cao, hiệu quả đầu  tư thấp, tỉ lệ khả năng chi trả ngay thường thấp hơn so với qui định, thu nhâp lãi ̣   ròng suy giảm, tỉ  lệ  an toàn vốn thấp, số  can b ́ ộ  của Agribank bị bắt liên quan   đến hoạt động ngân hàng được thống kê nhiều nhất trong cac ngân hàng, … mà ́   một trong những nguyên nhân dẫn đến tinh tr ̀ ạng đó là do những yếu kém của hệ  thống quản trị, trong đó có quản trị  rủi ro lãi suất của Agribank. Xuất phát từ  những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “ Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động   kinh doanh  tại Ngân hàng Agribank Việt Nam” để nghiên cứu và bảo vệ luân án ̣   thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích  thực   trạng hoạt  động  quản  trị   rủi  ro  lãi suất tại  Ngân  hàng  Agribank Việt Nam từ  đó đề  xuất một số  giải pháp nhằm tăng cường quản trị  rủi ro lãi suất cho Ngân hàng Agribank.  Để thực hiện những nội dung trên thì phải cần phải làm những công việc:   Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất   Ngân hàng thương mại. 11
  12. Vận dụng lí luận khoa học về phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất  Ngân hàng để xem xét, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động quản trị rủi ro lãi  suất  tại Ngân hàng Agribank Việt Nam. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phát hiện những nguyên nhân của nó;  từ đó đề xuất các giải pháp và phương hướng hoàn thiện hoạt động quản trị rủi  ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản trị rủi ro lãi suất  tại Ngân hàng Agribank Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu   Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro lãi  suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam tại Hà Nội. Phạm vi về  thời gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị  rủi ro lãi  suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam trong 5 năm 2012 – 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả, cùng với   việc sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp cán bộ  quản lý bộ  phận quản trị rủi   ro và phân tích số  liệu được thu thập tại các phòng kế  toán, phòng hành chính  nhân sự và phòng kinh doanh trong Ngân hàng Agribank Việt Nam. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị  cũng như  các cán   bộ  phòng hành chính nhan sự, phòng kế  toàn tài chính, nhằm thu thập được các  thông tin liên qua như: tình hình hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, hoạt động kinh  doanh của Ngân hàng trong thời gian quavà định hướng phát triển của Ngân hàng  trong thời gian tới. 12
  13. Thu thập các dữ  liệu cần thiết chủ  yếu tại phòng hành chính nhân sự,   phòng kế toán từ các nguồn sẵn có như tài liệu của phòng kế toán và phòng kinh   doanh qua các năm 2014 ­2016, báo, tạp chí và internet.  4.2. Phương pháp xử lý số liệu Tiến hành phân tích thống kê bằng kỹ  thuật lập bảng, so sánh ngang , so   sánh chéo các số  liệu thu được, sắp xếp theo thứ  tự  các dữ  liệu đã được thu   thập, rút ra mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu đã thực hiện và đưa ra kết luận  cho vấn đề nghiên cứu và các phương hướng làm cơ sở đưa ra giải pháp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn góp phần hệ  thống hóa các vấn đề  lý luận về  quản trị  rủi ro lãi suất   trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả  nghiên cứu của luận văn có thể  được sử  dụng làm tài liệu tham   khảo có giá trị cho Ngân hàng Agribank Việt Nam trong việc tăng cường công tác  quản trị  rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, luận văn cũng là   nguồn tài liệu tham chiếu hữu ích và thiết thực trong công tác hoạch định công   tác quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác. 6. Kết cấu luận văn             Ngoài Mở đầu, Kết luận và các Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn   được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ  sở  lý luận về quản trị  rủi ro lãi suất của các Ngân hàng thương  mại.  Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng Agribank Việt Nam  giai đoạn 2012 ­2016. Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Agribank Việt Nam.  13
  14. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT  CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại  1.1.1.  Khái niệm quản trị rủi ro  a.  Khái niệm rủi ro Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nó là một yếu tố  khách quan nên con người không thể loại trừ được hết mà chỉ có thể hạn chế sự  xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra. Có rất nhiều định  nghĩa khác nhau về rủi ro nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 quan điểm: Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy  hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc  chắn có thể xảy ra cho con người. Theo quan điểm trung hòa: Rủi ro là sự  bất trắc có thể  đo lường được.  Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực: Rủi ro có thể gây ra những   tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể  mang đến những cơ  hội, thời  cơ. Nếu tích cực nghiên cứu, nhận dạng đo lường rủi ro, chúng ta có thể  tìm ra  được những biện pháp phòng ngừa, hạn chế  những tiêu cực và phát huy được  những cơ hội tích cực mang lại từ rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố  không mong đợi mà  khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận  thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để  có thể  hoàn   thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của  ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. b. Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và   có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn   thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các   14
  15. bước: Nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa  rủi ro và tài trợ rủi ro. 1.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất  1.1.2.1. Khái niệm lãi suất  Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ  rất nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ  của mọi NHTW đặc biệt  ở  những nước đang phát triển. Vì vậy, có rất nhiều cách hiểu về lãi suất, trong đó   chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản về lãi suất như sau: Lãi suất là một phạm trù kinh tế  khách quan, mang tính chất tổng hợp và   đa dạng. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức phải trả trên tổng số vốn đi   vay trong một thời gian nhất định (năm, quí, tháng, ngày v.v..). Lãi suất được  biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, đó chính là lợi tức tín dụng. Như vậy lợi tức   tín dụng là khoản tiền phải trả  cho việc vay mượn quyền sở hữu và quyền sử  dụng vốn trong một thời gian nhất định (Nguyễn Minh Kiều (2010), Giáo trình  Quản trị rủi ro Tài chính, tr 12 ­13, Nhà xuất bản tài chính). Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn, gắn liền với hoạt động tín dụng ngân   hàng, đồng thời gắn liền với hoạt động kinh tế liên quan đến hoạt động gửi tiền  và vay tiền. Đồng thời, lãi suất còn là công cụ  điều hành chính sách tiền tệ  của   NHTW mỗi nước. Nó đóng vai trò như một đòn bẩy kinh tế trong nền kinh tế thị  trường, tín dụng Ngân hàng phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể sử dụng vốn   (người vay vốn) với chủ thể sở hữu vốn (người thừa vốn) theo nguyên tắc hoàn  trả  có kỳ  hạn kèm theo lãi  ở  thị  trường vốn người mua người bán rất quan tâm  đến giá cả  tiền tệ  đó chính là lãi suất hay giá cả  của quyền sử dụng vốn trong   một thời kỳ nhất định.( Nguyễn Văn Tiến, (2010) Giáo trình Quản trị rủi ro trong   kinh doanh Ngân hàng, tr 20­21, Nhà xuất bản Thống kê) 1.2.1.2. Phân loại lãi suất • Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:  15
  16. Lãi suất tiền gửi: là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng  để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền vay: là lãi suất người đi vay phải trả cho Ngân hàng do việc   sử  dụng vốn vay của Ngân hàng. Nó được áp dụng để  tính lãi mà khách hàng  phải trả cho Ngân hàng. Lãi suất chiết khấu : áp dụng khi Ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình   thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị  khác chưa đến hạn thanh  toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá  và được khấu trừ  ngay khi Ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng. Lãi suất   chiết khấu được trả trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng   thong thường. Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho   các Ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá  ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán cho các Ngân hàng. Nó được tính bằng tỷ  lệ  % trên mệnh giá của giấy tờ  có giá và cũng được khấu trừ  ngay khi Ngân hàng  Trung  ương cấp vốn tiền vay cho Ngân hàng. Thông thường lãi suất tái chiết   khấu nhỏ hơn lãi suất chiết khấu.  Lãi suất liên Ngân hàng: là lãi suất mà Ngân hàng áp dụng khi cho nhau   vay trên thị trường liên Ngân hàng. Lãi suất cơ bản: Là lãi suất được các Ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ổn   định mức lãi suất kinh doanh của mình. Theo Luật Dân sự Việt Nam, các tổ chức  tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất tín dụng Nhà nước: áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể  khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu.  Lãi suất tín dụng tiêu dùng: áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay  phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. • Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất  16
  17. Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào   thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm   phát.  Lãi suất thực: là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi  về lạm phát.  Hay nói cách khác là lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất thực có hai loại: Lãi suất thực tính trước (dự tính): là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho   đúng theo đúng những thay đổi dự tính về lạm phát. Lãi suất thực tính sau: là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo   những thay đổi trên thực tế về lạm phát.                            Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát                    Hoặc Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát  • Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất  Lãi suất ổn định: là lãi suất áp dụng cố định trong suất thời hạn vay. Nó có   ưu điểm: Người gửi tiền và vay tiền biết trước số tiền lãi được trả  và phải trả.   Nhưng nhược điểm là bị ràng buộc vào một lãi suất nhất định trong một thời hạn  nào đó dù cho các loại lãi suất khác thay đổi như thế nào. Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước  hoặc không báo trước. Lãi suất thả nổi có lợi cho cả hai bên khi nhận và trả tiền   đều tính theo một lãi suất chung là lãi suất hiện tại. 1.2.1.3.Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế Lãi suất với tăng trưởng kinh tế: Trong điều hành kinh tế vĩ mô, lãi suất là   một công cụ của chính sách tiền tệ được các NHTW sử dụng nhằm đạt được các   mục tiêu trung gian về đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng, lạm phát, tỷ giá hối đoái… là  các mục tiêu giúp đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Lãi suất với đầu tư: Lãi suất là một yếu tố  quan trọng  ảnh hưởng đến   quyết định đầu tư  vì lãi suất chính là chi phí cơ  hội của đầu tư. Nếu chi phí cơ  17
  18. hội của một quyết định đầu tư cao thì đầu tư sẽ giảm và ngược lại, nếu chi phí  cơ  hội của một quyết định đầu tư  thấp thì sẽ  tạo động lực để  gia tăng đầu tư.  Như vậy, lãi suất và đầu tư  có mối quan hệ  tỷ  lệ nghịch với nhau. Điều này có   thể giải thích như sau: Nếu mức giá không đổi, khi lãi suất  ở mức thấp thì tiền   lãi phải trả (nếu đi vay để đầu tư) hoặc lợi tức nhận được nếu gửi tiền vào ngân  hàng (đầu tư bằng vốn tự có) thấp, do đó, đầu tư  để  xây dựng nhà xưởng, mua  sắm máy móc, trang thiết bị… sẽ tăng lên vì chi phí cơ hội của quyết định đầu tư  này là thấp. Ngược lại, khi lãi suất ở mức cao thì tiền lãi phải trả cho ngân hàng  (nếu đi vay) hoặc lợi tức nhận được (nếu gửi tiền vào ngân hàng) cao; kết quả là  đầu tư  giảm vì tiền được gửi vào ngân hàng để  lấy lợi tức hoặc khách hàng sẽ  vay ít hơn để đầu tư vì chi phí cơ hội của quyết định đầu tư này là cao. Lãi suất với tiết kiệm và tiêu dùng: Lãi suất có mối quan hệ  cùng chiều   với tiết kiệm trong khi lãi suất lại vận động ngược chiều với tiêu dùng. Nếu lãi   suất ở mức cao thì người dân sẽ dành nhiều tiền hơn để gửi vào ngân hàng vì lúc  này lợi tức tiền gửi nhận được là cao, kết quả là tiết kiệm có xu hướng tăng lên   trong khi tiêu dùng lại có xu hướng giảm xuống vì lãi suất cao thì tín dụng tiêu  dùng cũng cao. Ngược lại, nếu lãi suất ở mức thấp thì sẽ không đủ hấp dẫn để  thu hút những khoản tiết kiệm từ người dân làm cho tiết kiệm có xu hướng giảm  trong khi người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn vì tín dụng tiêu dùng thấp. Vì vậy, lãi  suất được xem như một chi phí cơ hội của tiêu dùng. Lãi suất với hoạt động của NHTM: Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các   NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ  các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ  đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu  cầu tiêu dùng. Để  hoạt động hiệu quả, các NHTM cần phải đặt ra các mức lãi  suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý. Lãi suất huy động không được quá thấp  vì như thế sẽ không khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng. Kết quả là   NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay. Một mức lãi suất huy  động hợp  lý  sẽ   giúp  các  NHTM  huy  động được  nguồn vốn  nhàn  rỗi từ  dân  18
  19. chúng. Lãi suất cho vay của NHTM phải cao hơn lãi suất huy động và phải bù   đắp được các chi phí cũng như  rủi ro khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không  được quá cao vì như thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm các phương án   thay thế  khác thay vì phải vay tiền từ  ngân hàng. Như  vậy, các NHTM sẽ  gặp  khó khăn trong vấn đề  cho vay. Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ  để  bù đắp  các chi phí, rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả  năng vay vốn cho các doanh nghiệp,   các hộ gia đình sẽ giúp các NHTM thu hút được nhiều khách hàng, đóng góp vào  quá trình phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế. 1.1.3. Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự  thay đổi của lãi suất thị  trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản  hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.  Rủi ro lãi suất phát sinh đối với ngân hàng khi kỳ hạn đến hạn của tài sản  có không cân xứng với kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ. Quá trình chuyển hóa tài sản là một chức năng đặc biệt cơ  bản của ngân  hàng. Quá trình chuyển hóa tài sản bao gồm: Việc mua các chứng khoán sơ cấp,   tức sử dụng vốn; Phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức huy động vốn. Kỳ hạn  và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc tài  sản có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự  không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải   đối mặt với rủi ro khi lãi suất thay đổi. Trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng luôn phải đối mặt với rất   nhiều rủi ro như: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi   ro lãi suất. Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ nghiên cứu về rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự  thay đổi của lãi suất thị  trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài  sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. 19
  20. Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản  có và tài sản nợ; Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá   trình huy động vốn và cho vay: Trường hợp ngân hàng huy động vốn với lãi suất  cố định nhưng cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi   suất sẽ  xuất hiện vì chi phí lãi phải trả  lớn hơn lãi thu được, làm giảm lợi  nhuận; Ngược lại, khi ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi nhưng cho   vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì  chi phí lãi phải trả lớn hơn lãi thu được; Do có sự không phù hợp về khối lượng,  thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để  cho vay;  Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn   của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay; Ngoài ra, khi lãi suất thị  trường thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. Khi rủi ro lãi suất xuất hiện sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng;  giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng; làm giảm giá trị  thị  trường của tài sản   có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chúng ta có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua các chỉ số sau: Hệ  số  chênh lệch lãi thuần (còn gọi là hệ  số  thu nhập lãi ròng cận biên  NIM – Net Interer Margin) Hệ  số  rủi ro lãi suất ( R )  – Khe  hở  nhạy cảm lãi suất (Interest rate  sensitive gap) Khe hở kỳ hạn (Duration gap): Theo kinh nghiệm của các nước, để kiểm  soát rủi ro lãi suất, các ngân hàng thực hiện các biện pháp: Mua bảo hiểm rủi ro   lãi suất để  chuyển giao toàn bộ  rủi ro lãi suất cho cơ  quan bảo hiểm chuyên   nghiệp; Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) để ngân  hàng có thể  linh động thay đổi lãi suất cho vay khi lãi suất thị  trường thay đổi  theo chiều hướng tăng; Áp dụng chiến lược chủ  động trong quản trị  rủi ro lãi  suất: Nếu ngân hàng có thể  dự  báo được chiều hướng thay đổi lãi suất, ngân  hàng có thể chủ động điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn một   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2