intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về việc làm cho thanh niên nông thôn, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về việc làm cho thanh niên nông thôn của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MA THỊ MẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MA THỊ MẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HẢI ĐĂNG HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tự tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên Ma Thị Mận
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các khoa, phòng, các thầy cô giáo trong Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham dự lớp đào tạo Thạc sĩ Quản lý công, khóa học 2017 - 2019 và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Hải Đăng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình viết luận văn. Mặc dù đã rất cồ gắng đầu tƣ thời gian, công sức và trí lực cho luận văn, song do năng lực của ngƣời viết còn hạn chế, kinh nghiệm xử lý thông tin, số liệu và kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều nên chắc chắn trong luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp chân thành từ phía các thầy cô giáo để tác giả của luận văn có thế tiếp thu, bổ sung cho luận văn của mình đạt đƣợc mục tiêu đề ra là góp phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về việc làm thanh niên nông thôn tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn, tháng 7 năm 2019 Học viên Ma Thị Mận
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hoá GDTX Giáo dục thƣờng xuyên HĐH Hiện đại hoá KT - XH Kinh tế xã hội LĐTB & XH Lao động Thƣơng binh và Xã hội QLNN Quản lý nhà nƣớc TH Tiểu học THCS Trung học cơ sờ THPT Trung học phồ thông TNNT Thanh niên nông thôn TNCS Thanh niên cộng sản UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN ................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về thanh niên ................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm thanh niên, thanh niên nông thôn ............................................... 7 1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên ......................................................................... 8 1.2. Quản lý nhà nƣớc về việc làm ....................................................................... 10 1.2.1. Việc làm ..................................................................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm việc làm của thanh niên nông thôn ............................................ 11 1.2.3. Vai trò của việc làm đối với thanh niên nông thôn .................................... 13 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về việc làm .................................................... 14 1.2.5. Thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về việc làm .......................... 16 1.3. Quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên. ............................................. 16 1.3.1. Quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn .......................... 16 1.3.2. Vai trò của nhà nƣớc trong quản lý việc làm của thanh niên nông thôn ... 21 1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá về quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn .............................................................................................................. 21 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn. ...................................................................................................................... 22 1.4.1. Yếu tố khách quan. ..................................................................................... 22 1.4.2. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 25 1.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tại một số địa phƣơng .................................................................................................................. 26 1.5.1. Kinh nghiệm của Huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang ....................... 26 1.5.2. Kinh nghiệm huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang ................................... 28 1.5.3. Huyện Điện Biên - Tỉnh điện Biên ............................................................ 29 1.5.4. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang ................................................................. 30 1.5.5. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ......................... 32 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................ 33
  7. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN ..................................................................................................................... 34 2.1. Khái quát về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và tình hình thanh niên địa phƣơng. 34 2.1.1. Khái quát chung về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................ 34 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninhhuyện Ba Bể .................... 35 2.1.3. Tình hình thanh niên huyện Ba Bể ............................................................. 38 2.1.4. Tình hình Lao động - Việc làm .................................................................. 40 2.1.5. Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn huyện Ba Bể .. 42 2.1.6. Đánh giá năng lực thanh niên nông thôn huyện Ba Bể của các đơn vị, doanh nghiệp. ....................................................................................................... 46 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................... 47 2.2.1. Trong ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm cho thanh niên nông thôn. ............................................................................. 47 * Tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. ............................................................................................................. 51 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm cho thanh niên nông thôn. ............................................................................................................. 56 2.2.3. Tình hình xuất khẩu lao động ..................................................................... 59 2.2.4. Tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên, phát triển mô hình kinh tế thanh niên ....................................................................................................................... 60 2.2.5. Thực hiện chiến lƣợc phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020 và Chƣơng trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2015 .................................. 62 2.2.6. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội; vai trò của tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp 63 2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định, chính sách về việc làm cho thanh niên nông thôn. ........................................................................................... 66 2.3. Đánh giá chung .............................................................................................. 67 2.3.1. Ƣu điểm ...................................................................................................... 67 2.3.2. Hạn chế ....................................................................................................... 68 2.3.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 71 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................. 73
  8. CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ,TỈNH BẮC KẠN ................ 74 3.1. Dự báo tình hình thanh niên thời gian tới ..................................................... 74 3.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động đến thanh niên Việt Nam và thanh niên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. ......................................................................... 74 3.1.2. Thời cơ và thách thức đối với thanh niên .................................................. 75 3.1.3. Dự báo tình hình thanh niên ....................................................................... 78 3.2. Quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng ............................................................ 82 3.2.1. Quan điểm .................................................................................................. 82 3.2.2. Phƣơng hƣớng ............................................................................................ 84 3.2.3. Mục tiêu ...................................................................................................... 85 3.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................... 86 3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................ 86 3.3.2. Nhóm giải pháp về thực thi chính sách ...................................................... 89 3.3.3. Nhóm giải pháp về con ngƣời .................................................................... 95 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 97 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 100
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Biểu 2.1. Thống kê thanh niên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Biểu 2.2. Thống kê số lƣợng lao động huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tham gia lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài từ 2012 đến 2018 Biểu 2.3. Trình độ học vấn thanh niên huyện Ba Bể đƣợc khảo sát Biểu 2.4. Trình độ đào tạo thanh niên huyện Ba Bể đƣợc khảo sát Biểu 2.5. Tình trạng việc làm thanh niên huyện Ba Bể đƣợc khảo sát Biểu 2.6. Nhu cầu việc làm đối với thanh niên huyện Ba Bể đƣợc khảo sát đã qua đào tạo Biểu 2.7. Nhu cầu việc làm đối với thanh niên huyện Ba Bể đƣợc khảo sát chƣa qua đào tạo Biểu 2.8. Khảo sát thực tế tiếp cận những chính sách hỗ trợ việc làm đang đƣợc triển khai tại địa phƣơng Biểu 2.9. Khảo sát việc tiếp cận các thông tin về việc làm, đào tạo nghề, tuyển dụng, thông tin thị trƣờng lao động Biểu 2.10. Biểu tổng hợp khảo sát đánh giá vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Việc làm là vấn đề mang tầm chiến lƣợc quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Giải quyết việc làm là chính sách xã hội cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc ta, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, của mỗi ngƣời lao động. Quan điểm giải quyết việc làm của Đảng đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động, đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.Chính đƣờng lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trƣờngcủa Đảng đã thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển đã tạo nhiều việc làm để ngƣời lao động lựa chọn, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động có cơ hội tự tạo việc làm, tạo thu nhập đáp ứng các nhu cầu của các cá nhân. Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2018, thanh niên Việt Nam (16 - 30 tuổi) có trên 23,6 triệu, chiếm 25,2% dân số cả nƣớc, trong đó thanh niên nông thôn là 16,746 triệu, chiếmtỷ lệ khoảng 70,96%.Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay là một trong những điểm mấu chốt quan trọng nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế của lực lƣợng lao động quan trọng này, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và giải quyết những vấn đề xã hội đang nảy sinh nếu thanh niên không có việc làm. Những năm qua, quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc quan tâm triển khai thực hiện, đạt đƣợc một số kết quả nhất định tuy nhiênvẫn còn nhiều bất cập. Một bộ phận cán bộ công chức nhận thức chƣa đầy đủ đối với vấn đề quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm, về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, chƣa coi trọng công tác đào tạo nghề; sự phối hợp giữa các ban ngành chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chỉ là cứu cánh, có tính thời điểm, chƣa phải là vấn đề quan tâm thƣờng xuyên, liên tục và có hệ thống. Là một địa phƣơng có tỷ lệ dân số trong độ tuổi thanh niên khá dồi dào nhƣng thực tế Ba Bể vẫn là huyện khó khăn, lực 1
  11. lƣợng thanh niên nông thôn thiếu việc làm còn lớn, chƣa khai thác đƣợc các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Xu hƣớng dịch chuyển của thanh niên nông thôn ra khỏi địa bàn có chiều hƣớng ngày càng tăng. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các cấp chính quyền huyện Ba Bể. Do đó, nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là cần thiết. Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn cũng nhƣ phát huy vai trò và nguồn lực của lực lƣợng này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Do đó, học viên mạnh dạn chọn chủ đề nghiên cứu của luận văn là“Quản lý nhà nước về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua đã có những nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả về vấn đề này: Nguyễn Văn Thắng, “Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vùng thu hồi đất của Hà Nội”, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2014. Luận án đã hệ thống hóa đầy đủ,chi tiết các nội dung liên quan đến cơ sở khoa học của vấn đề việc làm, tầm quan trọng và một số giải pháp trong giải quyết việc làm bền vững cho thanh niên nông thôn. Triệu Đức Hạnh, “Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên”, luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013. Luận án đã làm rõ các yếu tố cấu thành của việc làm bền vững; đề xuất phƣơng pháp nhận dạng việc làm bền vững với 15 tiêu chí cụ thể; một số đề xuất về giải pháp tạo việc làm bền vững cho thanh niên nông thôn. Hà Thị Thu Hƣờng, “Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014. Luận văn đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc 2
  12. về dạy nghề, bên cạnh đó, luận văn đƣa ra cách nhìn tổng quan và đầy đủ về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực dạy nghề ở Thái Nguyên. Bài viết của tác giả Lâm Vũ (2013) “Việc làm cho thanh niên nông thôn: Chính sách chƣa vào cuộc sống” trên báo Hà Nội mới. Nội dung cơ bản phản ánh tình trạng việc làm cho thanh niên nông thôn chƣa ổn định, thu nhập thấp, tính khả thi và hiệu quả thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nƣớc về việc làm, trong đó có các chính sách về việc làm. Đồng thời khẳng định thanh niên nông thôn hiện rất cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để họ có thể phát huy khả năng và sức lực của mình. Bài viết của cử nhân Hứa Thị Kim Thoa, Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh - Trƣờng Chính trị Hoàng Đình Giong, tỉnh Cao Bằng “Nhìn nhận vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn ở tỉnh Cao Bằng”(2017). Bài viết đã đánh giá đƣợc thực trạng việc làm tại các khu vực nông thôn miền núi hiện nay, đồng thời đề xuất 04 giải pháp cơ bảnkhắc phục tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên nông thôn miền núi. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý công của Lâm Kim Cƣơng (2017) về “Quản lý nhà nƣớc về tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Kiên Lƣơng, tỉnh Kiên Giang”. Luận văn đã tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về việc làm; đánh giá sát thực trạng vấn đề; đƣa ra đƣợc một số giải pháp cơ bản trong việc nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Kiên Lƣơng, tỉnh Kiên Giang. Các công trình, bài viết nêu trên của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn tại các địa phƣơng khác nhau. Qua đó, thấy đƣợc thực trạng việc làm cho lao động nông thôn nói chung và việc làm cho thanh niên nông thôn nói riêng với những kết quả, cách làm, đặc biệt là tồn tại hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về vấn đề này hiện nay. Bên cạnh đó, một số bài viết đã trình bày rõ quan điểm, cách đánh giá cũng nhƣ giải pháp khắc phục những khó khăn, bất cập. Đây là 3
  13. những tƣ liệu và kinh nghiệm quan trọng giúp học viên bổ sung hoàn thiện vấn đề nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn của địa phƣơng. 3.2. Nhiệm vụ: Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn, trong đó tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích các khái niệm, đối tƣợng, nội dung và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu hiệu quả quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn. Tìm hiểu tình hình thực tiễn, phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn. Đề xuất hệ thống giải pháp khả thi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cƣu địa bàn 15 xã của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. + Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2018. + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể. 4
  14. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp lô gic - lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lenin trong việc tiếp cận các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: + Phƣơng pháp điều tra xã hội học:Sử dụng Phiếu điều tra xã hội họcnhằm thăm dò nguyện vọng và xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay; ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; việc sử dụng lao động là thanh niên nông thôn trong các cơ quan, đơn vị: sức khoẻ, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, ý thức tổ chức kỷ luật… + Tham vấn ý kiến 02 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. + Khảo sát nguyện vọng và xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của 600 thanh niên trên địa bàn 15 xã thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Phƣơng pháp thống kê toán học, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận về việc làm và quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay. Xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu về chất lƣợng nguồn lao động là thanh niên nông thôn; năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm. - Về thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp đối với các nhà quản lý, lãnh đạo trong xây dựng chính sách, kế hoạch, chƣơng trình, tổ chức triển khai thực hiện để nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc trong giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn nói riêng. Từ đó nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát huy hiệu quả 5
  15. các chính sách của Nhà nƣớc tại địa phƣơng. Tìm ra những “điểm nghẽn” cơ bản trong vấn đề việc làm đối với lao động là thanh niên nông thôn, từ đó có giải pháp phù hợp phát huy nguồn lao động quan trọng này. Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập, nghiên cứu cho học sinh, sinh viên và công chức, tài liệu tham khảo cho các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong quá trình công tác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn. Chương 2: Thực trạngquản lý nhà nƣớc về việc làm của thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 6
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về thanh niên 1.1.1. Khái niệm thanh niên, thanh niên nông thôn Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB. Văn hóa Thông tin, năm 1999: “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành”. Khái niệm này xác định thanh niên dƣới hai góc độ: sinh học (độ tuổi) và tâm lý, giáo dục (sự trƣởng thành), không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, vùng miền. Về mặt sinh học, thanh niên đƣợc coi là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời con ngƣời. Các nhà tâm lý học lại thƣờng nhìn nhận thanh niên gắn với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các lứa tuổi khác. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới đƣợc định hình và ổn định một cách tƣơng đối. Dƣới góc độ xã hội học, thanh niên lại đƣợc nhìn nhận là một giai đoạn xã hội hóa - thời kỳ kết thúc của tuổi thơ phụ thuộc chuyển sang xác lập vai trò cá nhân qua các hoạt động độc lập với tƣ cách đầy đủ của một công dân, là một trong các chủ thể của các quan hệ xã hội. Dƣới góc độ chính trị, thanh niên đƣợc hiểu là lực lƣợng hậu bị của các đảng phái chính trị. Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa là công tác có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng thời, xác định việc xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là một trong các nhân tố đảm bảo sự phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam. Theo Luật Thanh niên năm 2005, quy định: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Trong quá trình xây dựng Luật Thanh niên, độ tuổi để xác định là tuổi thanh niên cũng đã đƣợc bàn bạc, thảo 7
  17. luận, tranh luận với nhiều ý kiến khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất với quy định từ đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi. Ngoài ra, khái niệm thanh niên cũng đƣợc xem xét, nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhƣ triết học, giáo dục học, văn hóa học… Từ những khái niệm trên có thể hiểu thanh niên nông thôn là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, cƣ trú trên địa bàn nông thôn. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài này, tác giả đề cập đến đối tƣợng thanh niên nông thôn 16 đến 30 tuổi, có khả năng lao động, đang làm việc hoặc chƣa có việc làm nhƣng có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Đối tƣợng này không bao gồm học sinh, sinh viên, đang đi học hoặc những ngƣời không có khả năng lao động. Hiện nay thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ cao so với thanh niên cả nƣớc, là lực lƣợng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trình độ văn hóa và chuyên môn của thanh niên nông thôn có xu hƣớng tăng lên nhƣng vẫn thấp hơn so với thanh niên thành thị. Thanh niên nông thôn đang có xu hƣớng dịch chuyển ra khu vực thành phố, tham gia lao động tại các khu công nghiệp trong nƣớc hoặc xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài. 1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên Vấn đề thanh niên và công tác thanh niên luôn đƣợc xác định là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình. Lực lƣợng thanh niên là một lực lƣợng xã hội rộng lớn có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tiềm năng, vai trò, vị trí to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, luôn tin tƣởng và nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”. Ngƣời cho rằng sự phát triển trong tƣơng lai của đất nƣớc và tiền đồ vẻ vang của dân tộc nằm trong tay thanh thiếu nhi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào sức mạnh 8
  18. của thanh niên: "Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc". Ngƣời còn chỉ rõ, thanh niên là ngƣời kết nối quá khứ với tƣơng lai: "Thanh niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Ngƣời thấy rõ sự đóng góp to lớn của tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Bất kỳ ở thời đại nào, tuổi trẻ Việt Nam cũng là lực lƣợng đông đảo nhất, hùng hậu nhất, dũng cảm nhất trong các cuộc chống xâm lăng, là lực lƣợng gánh vác những công việc nặng nề, khó khăn vất vả nhất trong lao động, sản xuất, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên, xác định thanh niên là lực lƣợng xung kích cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trƣơng giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, tổ chức thanh niên thành lực lƣợng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Quan điểm chiến lƣợc về công tác thanh niên đƣợc trình bày tập trung tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, sau khi đất nƣớc hoàn toàn giải phóng với luận điểm: "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng". Nghị quyết 04/NQ-TƢ của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII khẳng định: "Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. 9
  19. Nghị quyết 25/NQ-TƢ Ban Chấp hành "Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước". 1.2. Quản lý nhà nƣớc về việc làm 1.2.1. Việc làm Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu đƣợc của con ngƣời, nó là hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con ngƣời. Bản thân cá nhân mỗi con ngƣời trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí mà ngƣời lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tƣ cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất đƣợc gọi là chỗ làm hay việc làm. Nhƣ vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Ngƣời lao động đƣợc coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà ngƣời lao động mới thực hiện đƣợc quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân. Một ngƣời đƣợc coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: Đó là những công việc mà ngƣời lao động nhận đƣợc tiền công, đó là những công việc mà ngƣời lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải đƣợc pháp luật thừa nhận. Trên thực tế, việc làm đƣợc thừa nhận dƣới 3 hình thức: Làm công việc để nhận đƣợc tiền lƣơng, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó. Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tƣ liệu sản xuất để tiến hành công việc đó. 10
  20. Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng không đƣợc trả thù lao dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý. Theo Luật lao động năm 2012: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. Theo Luật việc làm 2013: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Với cách hiểu chung nhất là ngƣời có việc làm là ngƣời đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác định số ngƣời có việc làm theo khái niệm trên chƣa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề cập đến chất lƣợng của công việc làm. Trên thực tế nhiều ngƣời lao động đang có việc làm nhƣng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp. Đây chính là sự không hợp lý trong khái niệm ngƣời có việc làm và cần đƣợc bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ . 1.2.2. Đặc điểm việc làm của thanh niên nông thôn Gắn liền với đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc thù nghề nghiệp truyền thống, tập quán lao động sản xuất của mỗi địa phƣơng, với lực lƣợng lao động và điều kiện tự nhiên tại chỗ. Bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm; đƣợc thể hiện lànhững ngành nông, lâm, thủy sản - những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên tại chỗ. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, việc làm của ngƣời lao động ở nông thôn mang tính thủ công, nặng nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở đó ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm. Vì vậy, đa dạng hóa ngành nghề, mở nhiều loại hình 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0