Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy kinh tế cửa khẩu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THÁI BÌNH THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn! Học viên Đặng Thị Thu Hương
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thày, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt là TS. Lưu Thái Bình - Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, chức năng tại Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và các Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Đặng Thị Thu Hương
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2 4. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ ............ 4 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế .................................................................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 4 1.1.2. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế và quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế ............................................................. 5 1.1.3. Đặc điểm kinh doanh hàng miễn thuế............................................. 7 1.1.4. Nội dung quản lý nhgà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế..... 8 1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế .............................................................................. 13 1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 16 1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ......................... 16
- iv 1.2.2. Bài học cho tỉnh Quảng Ninh........................................................ 17 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 19 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 19 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 19 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin .............................. 21 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 23 2.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh ............ 23 2.3.2. Các chỉ tiêu trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 24 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................ 24 Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH........................................................ 25 3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 25 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 25 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 30 3.1.3. Dân số và lao động ........................................................................ 34 3.1.4. Tình hình kinh doanh hàng miễn thuế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua một số năm ............................................................................. 37 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảnh Ninh ............................................................... 39 3.2.1. Quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế ........................ 39 3.2.2. Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế ... 41 3.2.3. Quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn thuế ................................................................................................ 44 3.2.4. Quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế ....... 47
- v 3.2.5. Quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng miễn thuế .................... 51 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảnh Ninh ....................................... 55 3.3.1. Nhân tố khách quan....................................................................... 55 3.3.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 57 3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh....... 59 3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 59 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 60 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 62 Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................... 64 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.................................. 64 4.1.1. Quan điểm, định hướng................................................................. 64 4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 65 4.2. Các giải pháp quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 65 4.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hàng miễn thuế............. 65 4.2.2. Hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế ................................................................................................ 67 4.2.3. Nâng cao năng lực của CBCC tại cơ quan hải quan ..................... 67 4.2.4. Tăng cường công tác tổ chức giám sát của cơ quan Hải quan ..... 70 4.2.5. Các giải pháp khác ........................................................................ 70 4.3. Kiến nghị ....................................................................................... 74 4.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................... 74 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh .................................................. 75 4.3.3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ....................................... 75 KẾT LUẬN ............................................................................................ 76
- vi TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 78 PHỤ LỤC .............................................................................................. 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội CBCC : Cán bộ công chức CKQT : Cửa khẩu quốc tế CMND : Chứng minh nhân dân CNTT - TCHQ : Công nghệ thông tin - Thủ tục hải quan CNTT : Công nghệ thông tin CPTM : Cổ phần thương mại CHMT : Cửa hàng miễn thuế DN : Doanh nghiệp DV : Dịch vụ QLNN : Quản lý nhà nước TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP : Thành phố TX : Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân XNC : Xuất nhập cảnh XNK : Xuất nhập khẩu
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thang đo Likert ................................................................ 23 Bảng 3.1: Thống kế diện tích đất các loại theo thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ...................................................... 27 Bảng 3.2: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 ........................................................... 32 Bảng 3.3: Doanh thu cửa hàng kinh doanh miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015-2017 .................................................... 38 Bảng 3.4: Đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015-2017 ........................................ 39 Bảng 3.5: Đánh giá về công tác quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế........................................................................... 40 Bảng 3.6: Địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 43 Bảng 3.7: Đánh giá về công tác quản lý địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh ...................... 43 Bảng 3.8: Danh mục hàng hóa tại các cửa hàng kinh doanh miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh............................................ 46 Bảng 3.9: Đánh giá công tác quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....... 46 Bảng 3.10: Đánh giá về công tác quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....... 50 Bảng 3.11: Thống kê công tác thanh tra,kiểm tra kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua một số năm ......... 52 Bảng 3.12: Đánh giá về công tác quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................. 54 Bảng 3.13: Năng suất và thu nhập bình quân của người dân tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017 ........................................... 56 Bảng 3.14: Trình độ cán bộ QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................... 58
- viii
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017....................................... 35 Hình 3.2: Sự phân cấp quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...................................... 57
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh doanh hàng miễn thuế ra đời với việc hình thành các cửa hàng miễn thuế được miễn thuế tiêu dùng nội địa và thuế nhập khẩu cho khách xuất cảnh và khách quá cảnh nhằm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sản xuất trong nước và tái xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu. Đây là loại hình kinh doanh ra đời gắn với nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển. Nhận thức được bản chất kinh doanh hàng miễn thuế như trên, Chính phủ ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều chú trọng đến phát triển loại hình kinh doanh này. Kim ngạch bán hàng miễn thuế không ngừng tăng lên. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng để các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có thể tự do đưa hàng trong nước vào bán miễn thuế. Tỉnh Quảng Ninh có vị trí thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Bắc nước ta, trong đó kinh tế cửa khẩu được định hướng là mũi nhọn của tỉnh. Với thủ tục xuất nhập cảnh (XNC) thông thoáng và nhanh gọn, từ đầu năm đến nay, Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Móng Cái đã đón, đưa hàng triệu lượt người qua lại. Trong khi lượng người XNC bằng hộ chiếu, người Trung Quốc đi du lịch và xuất nhập biên tăng cao thì số cư dân khu vực biên giới xuất nhập biên lại giảm.So với cùng kỳ năm 2015, 6 tháng đầu năm 2016, CKQT Móng Cái đã có 326.594 lượt người nhập cảnh bằng hộ chiếu (tăng 192.780 lượt người), 307.338 lượt người xuất cảnh bằng hộ chiếu (tăng 178.256 lượt người), 16.015 lượt người Trung Quốc đi du lịch bằng thẻ du lịch nhập cảnh (tăng 8.527 lượt người). Trường hợp cư dân khu vực biên giới XNC bằng giấy thông hành, có 409.325 lượt người Việt Nam xuất biên (giảm 19.495 lượt người), 386.239 lượt người Trung Quốc nhập biên (tăng 77.682 lượt người). Kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh thu hút đông đảo lượng khách, đóng góp ngân sách cho tỉnh. Tuy nhiên chất lượng, danh mục, điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế trên địa bàn còn bộc lộ nhược điểm, công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế như quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế; quản lý về địa điểm kho bãi; quản lý về danh mục
- 2 hàng hóa; quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh …còn lỏng lẻo, chưa tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” nhằm cung cấp thêm bằng chứng khoa học về thực trạng và đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về quản lý kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy kinh tế cửa khẩu. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn cấp tỉnh; - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể: Quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế; Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế; Quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn thuế; Quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế; Quản lý công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết khiếu nại tố
- 3 cáo trong kinh doanh hàng miễn thuế. Chủ thể quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh là Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015-2017. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác phân cấp quản lý hàng kinh doanh miễn thuế; quản lý thông tin kinh doanh hàng miễn thuế; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về kinh doanh hàng miễn thuế; quy trình quản lý nhà nước về kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Đóng góp của luận văn - Ý nghĩa khoa học: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về phương diện lý luận quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn cấp tỉnh. Các vấn đền liên quan đến lý thuyết về kinh doanh hàng miễn thuế đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị cung cấp cho Cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thiện công tác kinh doanh hàng miễn thuế trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. [4] 1.1.1.2. Khái niệm hàng miễn thuế Hàng miễn thuế là những mặt hàng nhập khẩu để bán tại Cửa hàng miễn thuế được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn thuế giá trị gia tăng. Những mặt hàng này chỉ được bày bán tại những cửa hàng kinh doanh ở sân bay và hệ thống các cửa khẩu quốc tế. [3] Kinh doanh hàng miên thuế là việc bán hàng hóa sản xuất trong nước được miễn thuế tiêu dùng nội địa và bán hàng nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu cho khách xuất cảnh và khách quá cảnh nhằm mục đích xuất khẩu và tái xuất khẩu thu ngoại tệ. 1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế là phương thức mà thông qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho kinh doanh hàng miễn thuế vận động, phát triển đến mục tiêu đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. [3]
- 5 1.1.2. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế và quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế 1.1.2.1. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế Kinh doanh hàng miễn thuế ngay từ khi mới ra đời đã chứa đựng tư tưởng tự do hóa thương mại. Kinh doanh hàng miễn thuế là một loại hình kinh doanh gắn liền với nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Bằng việc bán hàng sản xuất trong nước được miễn thuế tiêu dùng nội địa và hàng nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu kinh doanh hàng miễn thuế thực sự có vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những khía cạnh sau: - Làm đa dạng hóa các hoạt động xuất nhập khẩu dưới dạng chính ngạch, tiểu ngạch. Thông qua các mặt hàng mà quốc gia có lợi thế so sánh để nhập khẩu các mặt hàng mà quốc gia sản xuất ra đắt hơn nước khác, ngoại thương thực sự đóng vai trò then chốt thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Trong kinh doanh hàng miễn thuế, hàng hóa bán ra là hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Người mua hàng là khách xuất cảnh và khách quá cảnh. Mục tiêu của kinh doanh hàng miễn thuế là tất cả các hàng hóa bán ra phải xuất khẩu qua khỏi biên giới và tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Hay nói cách khác hàng bán ra ở cửa hàng miễn thuế thuộc loại hình kinh doanh miễn thuế là nhằm mục tiêu xuất khẩu và tái xuất khẩu. Hoạt động này là một biểu hiện của hoạt động ngoại thương vì nó xuất khẩu hàng sản xuất trong nước và tái xuất khẩu hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động này phù hợp với chiến lược đa dạng hóa các loại hình kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất khẩu. Chính vì lẽ này mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển. - Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của khách xuất cảnh và khách quá cảnh. Khách xuất cảnh và khách quá cảnh là người sống xa gia đình nên thường có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng hoặc để làm quà tặng cho người thân. Đây là một nhu cầu khách quan xuất phát từ tâm lý con người. Việc bán
- 6 hàng hóa với giá miễn thuế tại thời điểm khách chuẩn bị một hành trình đi xa dễ dàng gây cho khách hứng thú mua hàng. - Kinh doanh hàng miễn thuế ở Việt nam tạo cơ hội cho hàng hóa sản xuất tại Việt nam tiếp cận với người tiêu dùng nước ngoài. Khách xuất cảnh và khách quá cảnh phần lớn là người nước ngoài thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trên thế giới. Do vậy hàng hóa bán ra có cơ hội đi đến nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Từ đó khách hàng trên thế giới biết được hàng hóa Việt Nam. - Kinh doanh hàng miễn thuế gián tiếp hỗ trợ và thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Nếu khách mua được hàng giá rẻ, thuận tiện sẽ gây hứng thú cho người mua, đặc biệt là khách du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngoài việc đi chơi, tham quan thì nhu cầu mua sắm cũng rất lớn không thể thiếu. - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc phát triển những ngành nghề chuyên sản xuất những mặt hàng bán tại các cửa hàng miễn thuế sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra hiện nay ở nước ta. Cùng với sự phát triển của kinh doanh hàng miễn thuế là sự phát triển của các ngành dịch vụ khác như vận tải, sản xuất bao bì,… - Tạo được một số lượng đáng kể công việc cho người tham gia cung cấp dịch vụ. Số người này không chỉ trực tiếp nằm trong bộ máy hoạt động của các cửa hàng miễn thuế mà còn nằm ở các cơ sở sẩn xuất, dịch vụ. - Kinh doanh hàng miễn thuế đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước. Kinh doanh hàng miễn thuế ra đời với việc hình thành các cửa hàng miễn thuế tiêu dùng nội địa và thuế nhập khẩu cho khách xuất cảnh và khách quá cảnh nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đối với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Đây là một loại hình kinh doanh ra đồ gắn với nền sản xuất hàng hóa phát triển. Nó là một dạng biểu hiện của hoạt động ngoại thương. Nhận thức được bản chất của kinh doanh hàng miễn thuế như trên, mọi chính phủ ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều chú trọng đến
- 7 phát triển loại hình kinh doanh này. Điều này thể hiện ở chỗ kim ngạch bán hàng miễn thuế trên thế giới không ngững tăng lên. Nhà nước tạo thuận lợi và dễ dàng để các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có thể được tự do đưa hàng sản xuất trong nước vào bán miễn thuế. [8] 1.1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế Thứ nhất, đảm bảo các nguyên tắc trong kinh doanh hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế. Thông qua việc quản lý kinh doanh hàng miễn thuế cơ quan nhà nước sẽ quản lý được số lượng, loại hình hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu, từ đó kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam dưới mô hình cửa hàng kinh doanh miễn thuế. Thứ hai, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản lý kinh doanh hàng miễn thuế. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh hàng miễn thuế sẽ có vai trò trong việc hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, các hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hành vi buôn lậu. Đồng thời quản lý nhà nước cũng làm tăng cường sự tuân thủ pháp luật thuế, bởi tính tuân thủ cao cũng là một trong những biểu hiện của hệ thống thuế phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Thứ ba, góp phần phát huy việc kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế. Bảo hộ sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ nền sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nội địa. Bảo hộ cũng làm giảm tính cạnh tranh, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, về lâu dài thì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế mới là yếu tố quyết định. 1.1.3. Đặc điểm kinh doanh hàng miễn thuế Đối tượng phục vụ: là khách qua lại giữa các nước với nhau một cách hợp pháp, tùy theo sự phát triển của nền kinh tế mà mỗi nước có một chính sách kinh doanh khác nhau.
- 8 Hàng hóa bán tại các cửa hàng miễn thuế: Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác được ưu tiên hàng miễn giảm thuế nhập khẩu. Đối với hàng hóa sẩn xuất trong nước được ưu tiên giảm thuế xuất khẩu. Chủng loại hàng hóa bán tại các cửa hàng miễn thuế rất đa dạng, phong phú và mỗi nước đều phát huy thế mạnh của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Tùy theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ những mặt hàng xa xỉ phẩm như mỹ phẩm, thuốc là, rượu,… đến những vật dụng gia đình, ô tô. Hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế là một nhu cầu thiết yếu và chỉ có nền kinh tế thị trường để ngành kinh doanh miễn thuế phát triển. Ưu điểm của hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế: Phát huy khả năn kinh doanh nhập khẩu tại chỗ của một bộ phận thị trường trong nước nhằm thu được ngoại tệ cho đất nước, là một trong những động lực góp phần thu hút khách mua hàng có chính sách giá cả hợp lý. Nhược điểm của hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế: Việc kinh doanh có thể không ổn định do chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu ở từng nước có khác nhau. Một lượng hàng hóa lớn bị nhập vào thị trường nội địa thông qua khách nhập cảnh mang vào, ít chịu ảnh hưởng chung trong việc quản lý thị trường. Để khắc phụ những khuyết tật của hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, phục vụ được khách hàng qua lại giữa các nước, bảo hộ được nền sản xuất trong nước nên có một chính sách quản lý chặt chẽ với chính sách giá cả hợp lý và chính sách khuyến khích người tiêu dùng các nước trên thế giới hiện nay đang làm và thu được lợi nhuận cao trong ngành kinh doanh này. [3] 1.1.4. Nội dung quản lý nhgà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế 1.1.4.1. Quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kinh doanh, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu di chuyển, đổi
- 9 tên, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm; cơ quan hải quan, công chức hải quan và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan. Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế: Được đặt trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; Trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế; Trong nội địa; Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu. Cửa hàng miễn thuế phải có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau: Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong cửa hàng miễn thuế theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan; Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý; Có hệ thống camera theo quy định. [3] 1.1.4.2. Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng kho bãi phải đảm bảo các điều kiện như: Vị trí đầu tư xây dựng phải nằm trong diện tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Diện tích đầu tư xây dựng phải đảm bảo mức tối thiểu 20 m², được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trong thời gian máy soi container chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm. Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 305 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 235 | 44
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp Phường tại quận Nam Từ Liêm
28 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 150 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp huyện tại tỉnh Đắk Lắk
19 p | 260 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 118 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
111 p | 126 | 13
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 135 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 23 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 62 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức cấp xã huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
28 p | 107 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Phát triển chính phủ điện tử ở CH dân chủ nhân dân Lào
26 p | 90 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn