intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài luận văn "Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam" nhằm giúp cho tác giả hiểu được xu thế công nghệ tại ngân hàng Vietcombank và tổng thể nghiệp vụ của ngân hàng khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0, từ đó ứng dụng và vận dụng hiểu quả vào công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG CÁC DỊCH VỤ DỰA TRÊN NỀN TẢNG 4.0 TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính - ngân hàng NGUYỄN HOÀNG HẢI Hà Nội -2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG CÁC DỊCH VỤ DỰA TRÊN NỀN TẢNG 4.0 TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính- ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Hoàng Hải Người hướng dẫn: PGS.TS Phan Trần Trung Dũng Hà Nội -2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Hoàng Hải, tác giả của đề tài luận văn “Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” xin cam đoan luận văn này là nội dung nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép các nghiên cứu trước đó. Các thông tin, số liệu được đề cập trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng./. Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2022 Tác giả đề tài Nguyễn Hoàng Hải
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy/cô trong khoa Tài chính ngân hàng và khoa Sau đại học trường ĐHNT, cùng Anh/chị/em đồng nghiệp tại ngân hàng Vietcombank đã tạo điều kiện hỗ trợ em trong thời gian qua, giúp em hoàn thành nội dung luận văn đúng thời gian yêu cầu. Đặc biệt, Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phan Trần Trung Dũng, người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt 3 tháng qua để hoàn thành đề tài này. Đề tài luận văn “Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu chỉ bó hẹp tại nơi em đang làm việc, cùng với khá nhiều thuật ngữ về công nghệ nên khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy/Cô trong thành viên hội đồng để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!
  5. iii MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................ iii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................9 1.1. Khái quát chung về CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng ......................9 1.1.1. Lịch sử phát triển của CMCN 4.0...........................................................9 1.1.2. Khái niệm về CMCN 4.0 trong ngành tài chính ngân hàng ...............11 1.1.3. Tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động ngành ngân hàng................12 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc CMCN 4.0 trong ngành TCNH …………………………………………………………………………..14 1.1.5. Một số ứng dụng CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng .....................16 1.1.5.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và robot tự động .........................................16 1.1.5.2. Điện toán đám mây..........................................................................17 1.1.5.3. Công nghệ blockchain .....................................................................20 1.1.5.4. Internet kết nối vạn vật (IoT) .........................................................22 1.1.5.5. Dữ liệu lớn Big data .........................................................................23 1.1.5.6. OCR (Optical Character Recognition) ..........................................23 1.2. Ứng dụng CMCN 4.0 tại các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam .....24 1.3. Cơ hội và khó khăn thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0 .............................................................................26 1.3.1. Cơ hội cho các ngân hàng khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0 ............26 1.3.2. Khó khăn thách thức đối với các ngân hàng khi triển khai 4.0 ............27 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ 4.0 TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ...........30 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ………………………………………………………………………………….30
  6. iv 2.2. Thực tiễn triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trong dịch vụ tại ngân hàng Vietcombank ............................................................................................................34 2.2.1. Chuyển đổi ngân hàng lõi (core banking) và triển khai các hệ thống quản trị.................................................................................................................35 2.2.2. Mô hình không gian giao dịch số Digital Lab ......................................38 2.2.3. Dịch vụ ngân hàng số Digital banking .................................................39 2.2.4. Hệ thống quản lý dòng tiền cho khách hàng tổ chức (Payment cash management) – VCB Cashup và các dịch vụ thanh toán ................................43 2.2.4.1. Dịch vụ tự động nộp thuế xuất nhập khẩu ..........................................44 2.2.4.2. Dịch vụ kết nối Host to host (H2H).......................................................47 2.2.4.3. Dịch vụ tài khoản ảo ..............................................................................51 Nguồn Vietcombank ...........................................................................................52 2.2.5. Dịch vụ TTQT và TTTM trên nền tảng Blockchain...........................55 2.2.5.1. Tổng quan hoạt động TTTM và TTQT tại Vietcombank ...........55 2.2.5.2. Sản phẩm thư tín dụng truyền thống ............................................56 2.2.5.3. Ứng dụng phát hành thư tín dụng trên nền tảng Blockchain tại Vietcombank ...................................................................................................57 2.3. Đánh giá thực trạng triển khai CMCN 4.0 tại ngân hàng Vietcombank ………………………………………………………………………………….61 2.3.1. Những thành quả đạt được sau khi triển khai CMCN 4.0 .................62 2.3.2. Những thuận lợi khi triển khai ứng dụng dịch vụ tại Vietcombank .65 2.3.3. Những thách thức và khó khăn khi triển khai ....................................67 2.3.4. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai CMCN 4.0 tại ngân hàng Vietcombank .....................................................................................69 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK ...72 3.1. Xu hướng phát triển ngân hàng trong thời gian tới ...............................72 3.1.1. Xu hướng trên thế giới: .........................................................................72 3.1.2. Xu hướng tại Việt Nam ..........................................................................74 3.2. Giải pháp đối với triển khai CMCN 4.0 tại Vietcombank .....................75
  7. v 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ...........................................................................75 3.2.1.1. Giải pháp về quy định, chính sách và hành lang pháp lý ...................75 3.2.1.2. Giải pháp đối với Cơ sở hạ tầng và an ninh mạng ..............................76 3.2.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................78 3.2.2. Nhóm giải pháp riêng đối với Vietcombank ........................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Chú thích CMCN 4.0 Cách mạng công nghệ 4.0 NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CNTT Công nghệ thông tin TKA/Virtual account Tài khoản ảo TCNH Tài chính ngân hàng KHCN Khoa học công nghệ Fintech Công nghệ tài chính (financial technology) NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam TTQT Thanh toán quốc tế TTTM Tài trợ thương mại H2H Host to Host (kết nối trực tiếp giữa 2 hệ thống) NHPH Ngân hàng phát hành LC NHTB Ngân hàng thông báo ĐTĐM Điện toán đám mây HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐSX Hoạt động sản xuất HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
  9. vii DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH Hình 1. Những cuộc CMCN trong lịch sử...............................................................9 Hình 2. Lịch sử phát triển của Vietcombank .......................................................32 Hình 3. Sơ đồ cơ cấu Vietcombank .......................................................................33 Hình 4: Quy trình nộp thuế tự động trực tuyến ...................................................45 Hình 5: mô hình xử lý giao dịch Host to host (H2H) ...........................................49 Hình 6. Cấu trúc tài khoản ảo ................................................................................52 Hình 7. Mô hình LC trên nền tảng blockchain ....................................................58 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê một số nghiên cứu trong nước trước đây ................................7 Bảng 2. Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng...................19 Bảng 3: Thống kê các ngân hàng phát hành L/C trên nền tảng Blockchain .....21 Bảng 4: Một số chỉ tiêu chính Vietcombank đến 31/12/2021 ..............................34 Bảng 5: Tóm tắt quá trình chuyển đổi số của Vietcombank ...............................42 Bảng 6. Tổng hợp so sánh giữa L/C truyền thống và L/C trên Blockchain ......59
  10. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn với đề tài: “Tăng cường các dịch vụ dựa trên nền tảng 4.0 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn xu thế CMCN 4.0 trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, đặc biệt bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu sâu về các dịch vụ ứng dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có sư dụng các ứng dụng của cuộc CMCN 4.0, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các dịch vụ này tại ngân hàng được nghiên cứu và những đề xuất kiến nghị phù hợp cho quá trình 4.0 trong ngành TCNH tại Việt Nam. Các nội dung cụ thể bài nghiên cứu đạt được gồm: - Hiểu được vấn đề cơ bản về nội dung CMCN 4.0 trong ngành TCNH, các ứng dụng CMCN 4.0 trong sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trên Thế Giới và Việt Nam, xu hướng ứng dụng 4.0 vào các sản phẩm dịch vụ, mô hình ngân hàng trong tương lai và ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới các ngân hàng; - Thực tế việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 trong các dịch vụ sản phẩm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam từ năm 2017 đến nay; - Những khó khăn, thách thức và cơ hội cho Vietcombank khi triển khai các dịch vụ ứng dụng CMCN 4.0 tại ngân hàng; Trên cơ sở những nội dung được phân tích, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp đề xuất đối với việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại ngân hàng Vietcombank nói riêng và các ngân hàng Việt Nam nói chung.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện tại, Các mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang len lỏi vào tất cả các ngành nghề của nền kinh tế trên toàn Thế giới. Với hệ thống trụ cột là phát triển kết nối thông minh, trực tuyến và không khoảng cách, dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số dưới sự bùng nổ của Internet kết nối vạn vật, cuộc CMCN 4.0 thay đổi phương thức kinh doanh, vận hành của toàn bộ ngành nghề từ dịch vụ tài chính, giáo dục đào tạo, sức khỏe y tế, giao thông vận tải đến hàng tiêu dùng. Đồng thời CMCN 4.0 đã tác động làm thay đổi thói quen trong phương thức thanh toán của tất cả chủ thể trong nền kinh tế. Cuộc CMCN 4.0 tập trung đưa ứng dụng công nghệ số, internet, robot tự động và trí thông minh nhân tạo vào hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ giải phóng con người, quy chuẩn hóa quy trình, chuyên môn hóa, cải thiện hiệu quả & chất lượng công việc, tối giản chi phí cho doanh nghiệp và đặc biệt đem đến tiện ích cho người sử dụng. Nhận thấy vai trò quan trọng cuộc CMCN 4.0 đối với nền kinh tế, Ngày 4/5/2017, Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 16/CT-TTg v/v Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Theo đó, Thủ tướng chỉ rõ, Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ. Cuộc CMCN 4.0 sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội thúc đẩy và phát triển năng lực công nghệ, đẩy mạnh năng lực sản xuất, tối giảm chi phí, tạo ra nhiều dịch vụ cạnh tranh, nhiều cơ hội khởi nghiệp, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn và cơ hội sản xuất công nghiệp tiên tiến. Vì vậy, Thủ tướng đã yêu cầu tất cả Bộ/Ban/Ngành trong nền kinh tế cả nước phải chủ động đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động SXKD giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng hội nhập toàn cầu và phát triển của thế giới. Tài chính ngân hàng (TCNH) được xem là ngành trọng yếu, mắt xích quan trọng có quan hệ mật thiết đến hoạt động SXKD của toàn bộ nền kinh tế. Trên thế giới, Ngành TCNH đang hoạt động khá sôi động với sự góp mặt của các công ty công nghệ tài chính. Một số đất nước tiên tiến, Chính phủ đã xây dựng hệ thống pháp lý
  12. 2 cởi mở tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới trong ngành ngân hàng. Trong đó, một số ngân hàng tiên tiến đã triển khai thành công mô hình Ngân hàng ảo (virtual bank) - mô hình hoạt động không cần chi nhánh vật lý, kết nối hoàn toàn với khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ và internet. Theo nhận định của Bộ KHCN, tài chính ngân hàng là ngành đi đầu triển khai công nghệ vào hoạt động quản trị và kinh doanh. CMCN 4.0 sẽ thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng quốc tế, đưa ngân hàng địa phương tiến gần hơn với trình độ tiêu chuẩn thế giới, gia tăng được cơ hội phục vụ cho các đối tác FDI lớn/ các tập đoàn đa quốc gia – những đơn vị lớn trên thế giới với những đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật và công nghệ, đồng thời CMCN 4.0 cũng giúp ngân hàng trong nước cải thiện năng lực quản trị hệ thống, cắt giảm được lượng lớn về nhân sự từ đó tối giản được chi phí về nhân lực, tối ưu hóa được mục tiêu lợi nhuận. Từ năm 2017, Các ngân hàng nội địa đã đồng loạt tiến hành đổi mới, áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị như Tiên Phong bank, MB bank, Techcombank, hay các “ông lớn” trong ngành như Vietcombank, BIDV, Vietinbank cũng đang nỗ lực chạy nước rút trên con đường đua về công nghệ. Xuất phát từ tầm quan trọng, vai trò, ảnh hưởng và tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với toàn thể nền kinh tế và đặc biệt ngành TCNH, cơ hội thách thức và những khó khăn mà cuộc CMCN 4.0 đem lại cho các ngân hàng trong quá trình triển khai ứng dụng CMCN vào hoạt động kinh doanh của mình, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về xu thế tất yếu này trong tương lai, tác giả đã lựa chọn việc nghiên cứu tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 tại ngân hàng Vietcombank, bởi Ngân hàng Vietcombank với hơn 50 năm hoạt động, hiện là ngân hàng cổ phẩn quốc hữu hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam, có vai trò dẫn dắt hệ thống, càng cần phải tiên phong đi đầu, chủ động đổi mới, công nghệ hóa hoạt động quản trị và kinh doanh. Bản thân tác giả hiện đang làm việc tại Ngân hàng Vietcombank, công việc của tác giả là gặp gỡ, tư vấn và đưa ra giải pháp tài chính đặc thù cho nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài- khách hàng FDI, tác giả được tiếp xúc và được làm việc với các tập đoàn lớn, qua quá trình tương tác, được tìm hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ và dịch vụ tiến tiến mà các đơn vị này được các TCTD nước ngoài cung ứng, như một
  13. 3 xu thế tất yếu, so sánh với những sản phẩm dịch vụ hiện tại của ngân hàng Vietcombank đang ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động kinh doanh còn nhiều hạn chế, thiếu những sản phẩm công nghệ mang tính chiến lược lâu dài của ngân hàng, làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước với các ngân hàng thế giới, đồng thời chứng kiến quá trình triển khai CMCN 4.0 tại Vietcombank còn gặp nhiều vướng mắc và khó khăn nhất định, bao gồm những khó khăn chung mà các ngân hàng cùng gặp phải đến những khó khăn riêng xuất phát từ phía nội tại của Vietcombank, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phát triển công nghệ là xu thế tất yếu trong nghiệp vụ ngân hàng bởi vì nhu cầu khách hàng ngày càng phức tạp, hệ thống sản phẩm trước đây sẽ không thể đáp ứng và thoả mãn được hết kỳ vọng của khách hàng. Cạnh tranh giữa các ngân hàng không còn đơn thuần trên phạm vi lãi suất mà chủ yếu là tốc độ xử lý giao dịch và sự tiện lợi cho khách hàng, buộc các ngân hàng phải đổi mới để phù hợp xu hướng và thích ứng với cuộc CMCN 4.0. Do đó, Các ngân hàng phải chuyển hướng nghiên cứu, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tập trung triển khai sản phẩm đặc thù, ưu việt nhằm nắm bắt cơ hội, đáp ứng yêu cầu khách hàng, từ đó tạo dựng được chỗ đứng riêng biệt với các đối thủ. Nhận biết được tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0 và ưu thế có được trong việc chuyển đổi sớm, từ năm 2017 tới nay, các ngân hàng trong nước đã mạnh dạn triển khai nhằm đón đầu xu thế công nghệ này. Mục tiêu của bài luận văn này nhằm giúp cho tác giả hiểu được xu thế công nghệ tại ngân hàng Vietcombank và tổng thể nghiệp vụ của ngân hàng khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0, từ đó ứng dụng và vận dụng hiểu quả vào công việc. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: (1) Nắm được tổng quan về cuộc CMCN 4.0 trong ngành TCNH và những ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 trong ngân hàng; (2) Hiểu được quá trình triển khai ứng dụng CMCN 4.0 tại Vietcombank, các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng 4.0 của ngân hàng từ năm 2017 đến nay;
  14. 4 những khó khăn thách thức, cơ hội cũng như kết quả và hạn chế của Vietcombank khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng; (3) Giải pháp đề xuất đối với việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 đối với ngân hàng Vietcombank nói riêng và các ngân hàng tại Việt Nam nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ/sản phẩm ứng dụng CMCN 4.0 trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP; - Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ/sản phẩm ứng dụng CMCN 4.0 tại Ngân hàng Vietcombank;  Về nội dung: nghiên cứu việc ứng dụng CMCN 4.0 trong các sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank  Về thời gian: Từ năm 2017 đến nay  Về không gian: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động kinh doanh (hoạt động cung ứng dịch vụ với khách hàng) của ngân hàng Vietcombank 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích thống kê mô tả Trong bài, phương pháp được sử dụng chính là phân tích, liệt kê và mô tả. Trong đó, tác giả tập trung chủ yếu vào việc liệt kê, giới thiệu các sản phẩm tiên tiến kết hợp với phân tích mô tả về tính năng, quy trình tác nghiệp, về cách thức triển khai, ưu điểm của sản phẩm và xu thế tương lai…. dựa trên số liệu thực tế các nghiệp vụ đã, đang được triển khai tại ngân hàng Vietcombank từ năm 2017 đến thời điểm hiện tại. - Phương pháp so sánh và đánh giá Tác giả sử dụng phương pháp so sánh đánh giá để làm rõ điểm nổi bật về tính năng, về ưu điểm, tiên ích… giữa nội tại các sản phẩm dịch vụ mới và sản phẩm dịch
  15. 5 vụ cũ tại ngân hàng, hoặc so sánh sản phẩm tại Vietcombank với các đơn vị cùng ngành khác để làm nổi bật lên sự khác biệt và những ưu điểm của các sản phẩm dịch vụ ứng dụng 4.0 tại ngân hàng Vietcombank. 5. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan 5.1. Các nghiên cứu nước ngoài Hầu hết các TCTD, ngân hàng lớn nhỏ trên toàn cầu đều đã triển khai ứng dụng 4.0 vào HĐKD và quản trị của mình, những ngân hàng đi đầu về công nghệ có thể kể đến như Citibank, HSBC, ANZ…Lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ đem lại cho các ngân hàng này là rất lớn, không chỉ về lợi nhuận, lượng khách hàng, nguồn dữ liệu giá trị mà còn là lợi ích từ việc bán chéo (hưởng lợi từ việc kết hợp với một bên thứ ba). Vai trò, ảnh hưởng mà CMCN 4.0 tác động đến các ngành nghề trong nền kinh tế là rất lớn trong đó có ngành ngân hàng. Hầu hết các nhà quản trị tại mọi quốc gia đều khá quan tâm, coi trọng đến xu hướng này như một sự tất yếu. Thế nhưng, những nghiên cứu chính thức về xu thế ngân hàng 4.0 trong tương lai, ứng dụng của cách mạng công nghệ đối với TCNH và các thay đổi thực tế sẽ có ảnh hưởng, tác động như thế nào, những cơ hội và thách thức mà xu hướng công nghệ này mang đến… vẫn còn rất hạn chế. Các nghiên cứu vẫn chủ yếu chỉ dừng lại dưới dạng các bài báo, tạp chí chuyên ngành, chủ đề hội thảo, báo cáo đặc thù, chủ đề riêng lẻ như báo cáo tại hội nghị thường niên của Ủy ban đầu tư chứng khoán Úc năm 2017, Nghiên cứu về tác động của công ty tài chính công nghệ đến dịch vụ tài chính năm 2016 của IDG, nghiên cứu tác động công nghiệp 4.0 đến sự chuyển hóa ngành ngân hàng của một số công ty Fintech... Một số nghiên cứu tiêu biểu khác như nghiên cứu của Mekinjić, Boško. (2019) chủ yếu nói về những ảnh hưởng gồm tiêu cực và tích cực của cuộc CMCN 4.0 đến các ngân hàng. Nghiên cứu của Carmen Cuesta, Macarena Ruesta, David Tuesta, Pablo Urbiola (2015) chỉ ra những thay đổi trong thói quen tiêu dùng trong thời đại công nghệ mới và chỉ ra ba giai đoạn số hóa của ngành ngân hàng gồm giai đoạn phát triển sản phẩm dịch vụ mới, giai đoạn thích ứng với công nghệ hạ tầng kỹ thuật và giai đoạn thay đổi mô hình quản trị của ngân hàng để đạt được vị trí chiến lược trong xu thế kỹ thuật số hóa. Nghiên cứu của Deloitte (2020) chỉ ra các xu thế ứng dụng CMCN 4.0 trong ngân hàng như trí tuệ nhân tạo,
  16. 6 công nghệ khối chuỗi, các kênh điện tử đang chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch ngân hàng hiện tại, vai trò và sự hợp tác của các công ty fintech đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. Nghiên cứu của Amanda Greenwood, Myriad Associates (2022) chỉ ra cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 đem lại cho các ngân hàng… Những nghiên cứu này vẫn theo chủ đề riêng biệt, thường chỉ dừng lại ở một mặt, một phạm vi, phạm trù của cuộc CMCN 4.0 mà chưa đi vào phân tích tổng thể toàn diện các phạm trù và sự liên kết của chúng, được ứng dụng cụ thể trong ngân hàng ra sao, và những tích cực, tiêu cực mà cuộc CMCN 4.0 này mang đến.
  17. 7 5.2. Các nghiên cứu trong nước Cũng như trên thế giới, cho đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam cũng chưa có nhiều các bài nghiên cứu chính thức tổng thể về CMCN 4.0 đối với ngành TCNH, chủ yếu vẫn là các báo cáo chuyên đề được đăng trên các tạp chí ngân hàng và tạp chí tài chính. Các nghiên cứu và báo cáo chỉ dừng lại ở mặt tổng quan khái quát và khái niệm mà chưa đi vào nghiên cứu một cách chuyên biệt, sâu rộng, hoặc cụ thể theo từng nghiệp vụ hay tại từng ngân hàng. Một số nghiên cứu sơ bộ về tổng quan của CMCN, vai trò của cuộc CMCN, và ảnh hưởng CMCN 4.0 tới ngành TCNH, hoặc các báo cáo chuyển đề về từng chủ đề trụ cột trong CM 4.0 tại ngân hàng trên các diễn đàn tài chính, cổng thông tin NHNN…Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu: Bảng 1: Thống kê một số nghiên cứu trong nước trước đây STT Tên tiêu đề Tác giả và năm Báo cáo đánh giá tác động của cuộc Cách mạng công 1 nghiệp 4.0 và một số định hướng hoạt động của ngành Viện chiến lược ngân hàng (2016) Ngân hàng Việt Nam Ngành ngân hàng trước tác động của cuộc cách mạng 2 TS.Tô Huy Vũ và Ths.Vũ Xuân Thanh công nghiệp lần thứ tư Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến lĩnh 3 Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Bích Hồng vực tài chính – ngân hàng, Tạp chí Tài chính Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành 4 ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh Bùi Quang Hiển vực thanh toán PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc Ngành ngân hàng chuyển đổi số để chủ động thích ứng 5 Ngân hàng Nhà nước / Đặc san Toàn cảnh cách mạng công nghệ 4.0 Ngân hàng Việt Nam 2021 Ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động kinh Nguyễn Xuân Long – 2019 (luận văn thạc 6 doanh ngân hàng tại Việt Nam theo xu thế cách mạng sỹ) ĐH ngoại thương 4.0 Nguyễn Thu Hương – Lớp QH2016E kinh tế Tác động của CMCN 4.0 đối với ngành ngân hàng, 7 quốc tế chất lượng cao – ĐHQG Hà Nội nghiên cứu trường hợp các ngân hàng TMCP Việt Nam (luận văn tốt nghiệp) (Nguồn tự tổng hợp)
  18. 8 Các nghiên cứu về cơ bản cũng đã chỉ ra được xu thế 4.0 tại thị trường Việt Nam, thực trạng triển khai ứng dụng CMCN 4.0 tại Việt Nam đặc biệt trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên việc chi tiết triển khai tại từng ngân hàng đặc thù thì vẫn còn hạn chế, dù xu hướng CMCN 4.0 là rõ ràng, nhưng mức độ ứng dụng tại từng ngân hàng sẽ khác nhau, do định hướng, mục tiêu và tệp khách hàng trọng yếu của các ngân hàng là khác nhau. Với nghiên cứu của tác giả về đề tài CMCN 4.0 trong ngân hàng Vietcombank sẽ có điểm mới đó là đi vào chi tiết từng ứng dụng trong các dịch vụ ngân hàng một cách chuyên sâu, tiếp nối những nghiên cứu tổng thể trước đó và dần dần triển khai thực tiễn hóa bằng các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng. 6. Kết cấu luận văn Bài luận văn này được chia thành 3 phần chính gồm: - Chương 1: Các vấn đề cơ bản CMCN 4.0 trong lĩnh vực TCNH trên Thế giới và Việt Nam. Chương này chủ yếu giới thiệu chung về khái niệm, lịch sửa phát triển công nghệ 4.0, những phạm trù ứng dụng trong TCNH, vài trò tác động của CMCN 4.0 trong hoạt động ngân hàng, cơ hội và khó khăn thách thức, kinh nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam. - Chương 2: Thực tiễn tăng cường triển khai dịch vụ trên nền tảng công nghệ 4.0 tại ngân hàng vietcombank. Chương này chủ yếu mô tả phân tích và liệt kê các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng 4.0 mà Vietcombank đã triển khai từ 2017 đến nay, cũng như phân tích chia sẻ những thuận lợi và khó khăn thách thức ngân hàng Vietcombank phải đối mặt. - Chương 3: Các giải pháp tăng cường và đề xuất của tác giả đối với nội dung nghiên cứu. Chương này chủ yếu đưa ra nhận xét và đánh giá trên quan điểm cá nhân về xu hướng của cuộc cách mạng này trong hoạt động ngân hàng thời gian tới, những giải pháp đối với việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 tại ngân hàng Vietcombank nói riêng và Việt Nam nói chung.
  19. 9 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng 1.1.1. Lịch sử phát triển của CMCN 4.0 Trong lịch sử, Chúng ta bước qua 3 cuộc CMCN và đang ở cuộc cách mạng thứ 4. Trải rộng từ thế kỷ 18-19, cuộc CMCN đầu tiên với sự ra đời của động cơ hơi nước, sản xuất dựa trên phân công lao động. Tiếp đó là cuộc CMCN thứ 2 (1870- 1914) với phát minh và ứng dụng của điện năng vào hoạt động sản xuất, sản phẩm được tạo ra nhiều hơn. Rồi CNTT, internet và robot tự động ra đời, giúp hoạt động sản xuất được tự động hóa, đó chính là cuộc CMCN lần 3 vào năm 1969. Hiện tại, thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng mới với sự kết nối thông minh và số hóa- cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như CMCN 3.0 chủ yếu tập trung phát triển về sản xuất tự động hoá, công nghệ và kỹ thuật số, thì cuộc CMCN 4.0 lại tập trung vào kết nối thông minh xóa bỏ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Hình 1. Những cuộc CMCN trong lịch sử
  20. 10 Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 2016 CMCN 4.0 xoay quanh kết nối gồm 11 trụ cột chính đó là Internet kết nối vạn vật, Robot thông minh, Phương tiện tự hành, In 3D, Điện toán đám mây, Internet di động, Năng lượng tái tạo, Gene thế hệ mới, Vật liệu tiên tiến và tự động hóa. Tuy nhiên có thể gộp lại thành 3 trụ cột chính là công nghệ vật lý, công nghệ sinh học và công nghệ số. Trong đó công nghệ số là trụ cột cốt lõi nhất của CMCN 4.0 trong ngành TCNH, trụ cột này chủ yếu đề cập đến việc kết nối trực tuyến, không giới hạn, không danh giới, phá vỡ danh giới khoảng cách, thời gian, và đề cao việc chuyển đổi hình ảnh và dữ liệu ảo thành thực tế thông qua ứng dụng CNTT, internet vạn vật, di động, trí thông minh nhân tạo, điện toán đám mây …. Cuộc CMCN 4.0 đã và đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của con người về mọi mặt, từ ăn uống, mua sắm, từ làm việc đến giải trí, v.v. Nó đang thay đổi phong cách sống và hành vi sống của con người, thậm chí cả suy nghĩ và tư duy. Công nghiệp 4.0 đã mang lại tác động mang tính cách mạng đối với các hệ thống sản xuất và dịch vụ, cũng như chuỗi cung ứng. Trong môi trường của nền công nghiệp 4.0, các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh được tạo ra đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được số hóa, sinh lợi và bền vững. Các hệ thống và dịch vụ sản xuất có khả năng theo thời gian thực, có thể tương tác, theo mô-đun, phi tập trung, ảo hóa và định hướng dịch vụ. Chuỗi cung ứng có thể nhìn thấy, kết nối và tích hợp đầy đủ…đó là những động lực thôi thúc các quốc gia, doanh nghiệp trong quá trình triển khai công nghệ và số hóa. Trong hai năm vừa qua, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu, càng đẩy nhanh và thôi thúc các doanh nghiệp trong các ngành như tài chính, dịch vụ, tiêu dùng, giáo dục, y tế… mau chóng tiến hành chuyển đổi công nghệ số và thực tế cho thây công cuộc chuyển đổi số trong nền kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam đã được triển khai sớm hơn thực tế kế hoạch từ 2-3 năm, để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất, tiêu thụ và đặc biệt hơn không ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm, sử dụng của người tiêu dùng, giúp các đơn vị này phần nào khắc phục và vượt qua được khó khăn trong thời gian dịch bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2