Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam”
lượt xem 1.121
download
Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam”
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Sinh viên: Dương Phú Nam
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................... 4 Chương I: Du lịch và Những vấn đề cơ bản của du lịch ........................................ 6 I. Một số khái niệm cơ bản của du lịch................................................................ 6 1. Lịch sử của du lịch ........................................................................................... 6 2. Bản Chất Của Du Lịch ..................................................................................... 9 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch ................................................... 9 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia............................... 10 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch................................................................ 11 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: .......................................................... 12 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch ......................................................................... 12 3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch ............................................................. 13 4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản ............................................... 15 II. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, xu thế phát triển du lịch toàn cầu và khu vực......................................................................... 17 1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân .............................................. 17 2. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới ....................................................... 22 2.1 Tổng quan hoạt động du lịch thế giới theo vùng ..................................... 24 2.2 Du lịch thế giới nhanh chóng ổn định và hồi phục .................................. 26 2.3 Triển vọng du lịch .................................................................................... 30 III. Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế và du lịch thế giới............. 32 1. Sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ ......................................... 33 2. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới............................................. 33 3. Quan hệ kinh tế quốc tế chuyển từ lưỡng cực sang đa cực............................ 33 4. Xu hướng phát triển dịch vụ du lịch .............................................................. 33 Chương II: Thực trạng hoạt động của Du Lịch quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ............................................................................ 35 I. Khái quát quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam ...................... 35 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam............. 35 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức ngành du lịch Việt Nam ........................................... 37 II. Thực trạng kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề còn hạn chế ......................................................................... 39 1. Bối cảnh và tình hình quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển của du lịch quốc tế Việt Nam ........................................................................................... 39 1.1 Bối cảnh và tình hình quốc tế................................................................... 39 1.2 Kết quả của hoạt động kinh tế đối ngoaị và tình hình trong nước........... 40 2. Những kết quả đạt được của hoạt động du lịch quốc tế................................. 41 1
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 2.1 Nhịp độ tăng trưởng khách du lịch hàng năm.......................................... 42 2.2 Doanh thu du lịch ..................................................................................... 44 2.3 Đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................... 45 2.3 Cơ sở vật chất của ngành ......................................................................... 46 2.4 Công tác Quy hoạch du lịch ..................................................................... 49 3. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam ........ 50 3.1 Các vấn đề của ngành............................................................................... 50 3.2 Thủ tục làm Visa du lịch còn nhiều bất cập............................................. 52 3.3 Công tác Marketing chưa được triển khai toàn diện................................ 53 3.4 Còn nhiều cản trở trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các công ty du lịch ....................................................................................................... 54 3.5 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 54 3.6 Còn thiếu cán bộ và nhà quản lý có kỹ năng ........................................... 56 3.7 Một số vấn đề liên ngành ......................................................................... 57 Chương III: Chiến Lược Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010........................................................................... 59 I. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam và quan điểm phát triển................................................................................... 59 1. Các nguồn lực chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam ................................. 60 1.1 Nguồn lực nhân văn ................................................................................. 60 1.2 Nguồn lực thiên nhiên .............................................................................. 62 1.3 Dân cư và lao động................................................................................... 65 1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng ............................................... 66 1.5 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Chính phủ........................... 67 1.6 Nguồn lực bên ngoài ................................................................................ 68 1.7 Thị trường Nhật Bản, ASEAN và một số thị trường truyền thống khác . 69 2. Quan điểm phát triển ...................................................................................... 71 2.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao............ 71 2.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững thành một ngành kinh tế mũi nhọn ........................................................................................................................ 71 2.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá........... 72 2.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội................................................................................ 73 II. Mục Tiêu và chiến lược phát triển ............................................................. 73 1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 74 2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 74 2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch............................................................ 74 2
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 2.2 Nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch ........................................................ 74 2.3 Xây dựng, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ............................. 74 3. Chiến lược phát triển và một số lĩnh vực chủ yếu của ngành ........................ 75 3.1 Về thị trường và xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch........................ 75 3.2 Về sản phẩm du lịch................................................................................. 75 3.3 Về đầu tư phát triển du lịch...................................................................... 76 3.4 Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.................................................................................. 77 3.5 Về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường............................... 78 3.6 Về hợp tác quốc tế.................................................................................... 78 4. Định hướng phát triển các vùng du lịch......................................................... 78 4.1 Vùng du lịch Bắc Bộ ................................................................................ 78 4.2 Vùng du lịch Bắc Trung Bộ ..................................................................... 79 4.3 Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam bộ ................................................. 80 III. Giải Pháp và tổ chức thực hiện................................................................... 82 1. Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 82 1.1. Đổi mới kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý..................................... 82 1.2 Giải pháp về cơ chế chính sách................................................................ 83 1.3 Về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ......................................... 84 1.4 Về xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch .............................................. 85 1.5 Về đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực du lịch ............................................. 86 1.6 Về tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế ............................................. 86 2. Tổ chức thực hiện........................................................................................... 87 2.1 Công tác phối kết hợp với các Bộ ngành kiên quan: ............................... 87 2.2 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.............................................................. 88 2.3 Các doanh nghiệp:.................................................................................... 88 2.4 Các hội, Câu lạc bộ và Hiệp hội............................................................... 89 Kết luận Tài liệu tham khảo 3
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Du lịch Việt Nam còn có những khó khăn, hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước. Việt Nam cũng được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới” Chính vì vậy, số lượng khách quốc tế đến với Việt Nam tính từ năm 1990 đến 1999, tăng 7,5 lần, từ 250 nghìn lượt lên tới 1,78 triệu lượt; từ năm 2000 cho tới 2002, đã tăng từ 2,1 triệu lượt lên tới 2,6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, những vấn đề còn tồn tại về công tác quản lý cấp Nhà nước, tay nghề của đội ngũ những người làm du lịch, thời gian cấp Visa, cước phí viễn thông, hơn nữa sự thiếu ổn định về chính trị khu vực Trung Đông, chiến tranh Iraq và đặc biệt dịch cúm lạ gây viêm đường hô hấp cấp vừa xảy ra tại Hà nội cũng đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của nghành du lịch Việt Nam hiện nay. 4
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 Do vậy, để có được những giải pháp đúng đắn nhằm phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần đưa ra sự đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tổng quát tình hình và xu thế phát triển du lịch của các nước trên thế giới và khu vực trong nhữg năm gần đây. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở Việt Nam, đưa ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài khoá luận này, em đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, thông kê, phân tích, đánh giá và so sánh. 4. Bố cục khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3 chương: Chương I: Du lịch và Những Vấn đề Cơ bản về Du lịch Chương II: Thực trạng Hoạt động của Du lịch Quốc tế ở Việt Nam từ năm 1990 Chương III: Chiến lược và Giải pháp Phát triển Du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Trong quá trình viết khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được thầy cô cùng bạn bè góp ý, chỉ bảo cho kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn, Thầy giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp nhiều tài liệu quý giá cho bài khoá luận của em được hoàn thành tốt đẹp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô 5
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 chú cán bộ của Tổng Cục Du lịch Việt Nam và thầy cô khoa Kinh Tế Ngoại Thương đã giúp đỡ để em hoàn thiện bài khoá luận này. Hà nội, tháng 5 năm 2003. CHƯƠNG I DU LỊCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA DU LỊCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DU LỊCH 1. Lịch sử của du lịch Từ xa xưa, con người đã đi lại, hầu hết là để tránh đói hoặc rét. Những dấu tích của họ được phân bố khá rộng rãi. Chẳng hạn như, những di tích hoá thạch của loài người đầu tiên, Loài người đứng thẳng (Homo erectus) đã được tìm thấy ở Tây Âu, Châu Phi, Trung Quốc và Java. Sự kiện đáng chú ý này cho thấy khả năng đáng nể của những con người cổ xưa đã đi một khoảng cách kinh ngạc dưới những điều kiện còn rất nguyên thuỷ. Việc phát minh ra tiền của người Xume (Babylonia) và sự phát triển thương mại, khoảng đầu năm 4000, có lẽ đã đánh dấu thời kỳ đầu của một kỷ nguyên du lịch hiện đại. Người Xume không những là người đầu tiên có được ý tưởng của tiền và sử dụng nó trong việc trao đổi kinh doanh, họ còn phát minh ra chữ viết và bánh xe, như vậy họ phải được coi là những người sáng lập ra ngành du lịch; giờ đây con người có thể chi trả cho việc đi lại và ăn nghỉ hoặc là bằng tiền hoặc là trao đổi cũng được. Năm ngàn năm về trước, những chuyến thám hiểm đã xuất hiện và được tổ chức từ đất nước Ai Cập. Có lẽ chuyến đi đầu tiên được tiến hành vì những mục đích của hoà bình và chuyến đi này đã được thực hiện bởi Nữ Hoàng Hatshepsut tới những mảnh đất của người Punt (Nay là Somalia) vào năm 1490 trước Công Nguyên. Những 6
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 miêu tả về chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này đã được khắc nghi trên tường của Đền Deit El Bahari ở Luxor. Những bản chữ viết và các bức phù điêu là một trong những công trình nghệ thuật quý nhất và và đông đảo mọi người đều thán phục về vẻ đẹp lạ kỳ và những đặc trưng nghệ thuật. Ở Thebes có nhiều bức tượng của Memnon được đặt trên kệ khắc tên những người du lịch người Hy Lạp vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên. Người Phi Ni Xi (Phoenicians) có lẽ là những người du lịch thương mại đầu tiên với suy nghĩ rát tiến bộ. Họ đã đi từ nơi này sang nơi khác với vai trò là những thương nhân. Du lịch cũng sớm xuất hiện ở các nước Phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, vì buôn bán trao đổi ở những nước này cũng rất phát triển. Những người Du lịch đầu tiên Những người Châu Đại Dương Nói về những chuyến đi đầu tiên, thì những chuyến đi ở Châu Đại Dương thật đáng khâm phục. Những con thuyền nhỏ, không dài qúa 12 mét đã được sử dụng cho những chuyến đi từ Đông Nam Á qua vùng Micronesia qua Thái Bình Dương tới những hòn đảo của người Mackizơ (Marquesas Islands) và của người Tuamoto Archipelago. Khoảng 500 năm sau công nguyên, những người thuộc quần đảo Polinedi (Polynesian) từ Mackizơ đi Hawaii, một chặng đường hơn 2000 dặm. Kinh nghiệm hàng hải đã được trau dồi từ cách quan sát vị trí của mặt trời và những vì sao. Nói đến những vấn đề về cung cấp nước ngọt và thực phẩm, thì cuộc du ngoạn trên biển như thế này thật đáng kinh ngạc. Người Địa Trung Hải Đối với nguồn gốc cổ xưa của nền văn minh Châu Âu này, những chuyến đi có mục đích buôn bán, thương mại, tôn giáo, chữa bệnh tật, hay giáo dục đã phát triển rất 7
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 sớm. Có khá nhiều dẫn chiếu về những đoàn lái buôn và thương nhân trong cuốn Kinh Cựu Ước (Old Testament). Chẳng hạn như Noah cùng với con thuyền lớn của anh đã trở thành người thực hiện chuyến du ngoạn đầu tiên, tuy nhiên hành khách của anh ta đa số mới chỉ là động vật. Người Rome cổ đã tạo nên một trang sử mới cho ngành du lịch. Sự hưng thịnh của đế quốc La Mã cổ đại và quyền lực hùng mạnh là những yếu tố cơ bản cho du lịch phát triển. Để quản lý đế chế của họ, người La Mã đã xây dựng một hệ thống đường xá để có thể đi du lịch khoảng 100 dặm một ngày bằng cách sử dụng xe ngựa đặt ở các trạm cách nhau 5 đến 6 dặm. Người La mã cũng hành trình để thăm các đền thờ nổi tiếng trong khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt các kim tự tháp và nhiều công trình của Ai Cập. Hy Lạp và các nước ở Châu Á là điểm đến phổ biến. Sự hưng thịnh của đế chế La Mã, phát triển đường xá, các điểm thu hút du khách, nhu cầu nghỉ ngơi, quan sát thành phố, và nhu cầu du lịch tạo ra nhu cầu ăn nghỉ và các dịch vụ du lịch khác tạo tiền đề cho việc hình thành khuôn mẫu sớm của du lịch. Ở Châu Á, bắt đầu bằng việc thiết lập một chính phủ do Alexander Đại Đế ở Ephesus (bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 334 trước Công Nguyên. Đã có khoảng 700.000 khách du lịch tụ tập ở Ephesus chỉ vì một lý do rất đơn giản là để được giải trí xem những người nhào lộn, xiếc thú, xiếc tung hứng, ảo thuật. Ephesus đã trở thành một trung tâm buôn bán sầm uất và dưới thời Alexander, đây là một trong những thành phố quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Khách du lịch chỉ muốn đi tới những nơi an toàn và thoải mái. Khi những đế chế này còn ở đỉnh cao, du lịch rất phát triển và việc đi lại thuận lợi. Giải trí dưới nước và các 8
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 kỳ nghỉ hè đã rất phổ biến và được tiếp tục tồn tại cho tới ngày nay. Nhưng khi đế chế suy tàn thì du lịch cũng như vậy. Giới thượng lưu đã giảm đáng kể, đường xá bị hư hỏng, tình hình an ninh vùng nông thôn không đảm bảo vì cướp bóc, trộm cắp, và bọn du thủ du thực. Du khách không bao giờ thích đi đến những nơi thiếu an toàn. Người Châu Âu Sự sụp đổ của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5 được gọi là thảm hoạ của du lịch ở Châu Âu. Vào thời kỳ Trung Cổ (từ khi đế chế La Mã Châu Âu xụp đổ năm 476 sau Công Nguyên cho tới khi bắt đầu của một kỷ nguyên mới, 1450 sau Công Nguyên) chỉ có những người phiêu lưu nhát mới đi du lịch. Chuyến đi nào trong thời gian này cũng nguy hiểm, không ai kết hợp du lịch với giải trí. Chỉ có một sự ngoại lệ đặc biệt trong thời kỳ không có du lịch ở Châu Âu đó là những cuộc thập tự trinh (Crusades). Đến cuối thời Trung Cổ, một số lượng lớn những người hành hương đi tới những vùng chính của Châu Âu, và du lịch lại trở thành công cụ giải trí. Tuy nhiên, nó vẫn bị chế ngự bởi những động cơ tôn giáo. Kể từ thời du mục của người thượng cổ, con người đã đi du lịch khắp mọi nơi trên địa cầu. Từ thời kỳ của những nhà thám hiểm Marco Polo và Christopher Columbus đến nay, du lịch đã phát triển liên tục. Vào thế kỷ XX, sự phát minh ra ô tô, máy bay và thiết lập các chuyến bay quốc tế đã làm du lịch tăng trưởng nhanh chóng. Du thuyền, xe buýt, tàu hoả hiện đại, các khu nghỉ ngơi đã tạo những bước phát triển nhanh cho du lịch. 2. Bản Chất Của Du Lịch 2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch Khi đã có được một khoản tiền nhất định để chi trả cho những chi phí dự kiến, một khoảng thời gian rỗi, tuỳ theo nhu cầu và sở thích của mỗi người, địa điểm và hoạt 9
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 động được lựa chọn sẽ tương ứng với nhu cầu của du khách lúc đó. Có thể là thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá lễ hội, phong tục tập quán… cũng có thể là chuyến thăm bạn bè, người thân, nghỉ mát, kết hợp với an dưỡng, chữa bệnh… mà không phải vì mục đích sinh lời. Cùng với hiện tượng bùng nổ khách du lịch, ngày nay nhu cầu của khách ngày càng đa dạng và đòi hỏi cao. Không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại, thăm quan mà còn yêu cầu các chương trình du lịch đặc sắc, chất lượng cao để họ có thể tận hưởng những giá trị tinh thần, vật chất có tính văn hoá cao, thật đặc sắc, khác lạ so với quê hương họ. Ngoài việc phải đáp ứng các phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở, sân bay, bến cảng hiện đại, du khách còn có nhu cầu đi trên các phương tiện truyền thống như thuyền rồng, voi, xe ngựa… Đấy là một cách để du khách tìm thấy những cái riêng, lạ mà ở quê hượng họ không có. Người kinh doanh nên tìm kiếm và sáng tạo nhằm đáp ứng tối ưu những nhu cầu của du khách nhằm ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Tóm lại, xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch: Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao, kể cả việc kết hợp với chữa bệnh, chơi thể thao, thăm viếng, công tác, dự hội nghị, hội thảo, học tập hay nghiên cứu khoa học… 2.2 Xét từ góc độ chính sách phát triển du lịch quốc gia Ở những nước có nền du lịch phát triển như Pháp, Mỹ, Italia, Nhật… chúng ta thấy họ đều dựa trên những nền tảng: tiềm năng nhân văn bao gồm tiềm năng về các di tích lịch sử, di tích văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội… và tiềm năng thiên nhiên như cảnh quan đất nước, hệ sinh thái động thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi, hang động… Từ những tiềm năng đó hoạch định chiến lược phát triển du lịch, đầu tư 10
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 xây dựng thiết bị cơ sở hạ tầng tương ứng như sân bay, bến cảng, đường xá, khách sạn, xe cộ… tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. 2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch Nhiều tác giả đã đưa ra các cách sắp xếp những sản phẩm du lịch và những thành phần tạo nên chúng. Chẳng hạn như nhà nghiên cứu kinh tế học người Mỹ J.Krippendorf trong tác phẩm “Marketing và Du lịch” đã chia sản phẩm du lịch thành 4 nhóm sau: - Những thành phần tự nhiên: Khí hậu, phong cảnh, địa hình động thực vật, tình hình địa dư. - - Những hoạt động của con người: Ngôn ngữ, tình cảm, lòng hiếu khách, văn hoá truyền thống dân gian. - Hạ tầng cơ sở nói chung: Hệ thống giao thông, viễn thông, cung cấp điện nước. - Trang thiết bị du lịch: Chỗ ở, nơi giải trí, các cửa hàng bán đồ lưu niệm… Tuy nhiên dưới đây là một trong những cách sắp xếp tài nguyên đầy đủ nhất trình bày trong một báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới, xoay quanh 7 vấn đề quan trọng: - Di sản tự nhiên - Di sản năng lượng - Di sản về con người được phân chia thành các phần: Các dữ liệu dân tộc học, điều kiện sống, quan điểm, tâm tính của dân cư đối với hiện tượng du lịch và các dữ liệu văn hoá. - Những hình thái về thiết chế, chính trị, pháp chế, hành chính. 11
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 - Những hình thái xã hội, nhất là cơ cấu xã hội của đất nước, sự tham gia của dân chúng vao nền dân chủ trong nước, sự sắp đặt thời gian làm việc và nghỉ ngơi, những ngày nghỉ có lương, trình độ và các tập tục về giáo dục, y tế và vui chơi. - Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, các phương tiện vận chuyển và trang bị: hạ tầng cơ sở đặc trưng của vui chơi giải trí. - Những hoạt động kinh tế tài chính. Dù sản phẩm du lịch được sắp xếp theo nguyên tắc nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy rằng để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, để có được một sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao, đòi hỏi người thực hiện chương trình du lịch (người hướng dẫn viên) có khả năng ngôn ngữ và am hiểu sâu sắc giá trị văn hoá, giá trị thiên nhiên và phương pháp tổ chức các đoàn du lịch. 2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường: Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, những người làm công tác du lịch luôn đặt mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách lên hàng đầu. Để thực hiện được điều này, người làm du lịch cần nghiên cứu nhu cầu của du khách. Đáp ứng nhu cầu của du khách tức là làm công tác du lịch thành công trong việc thu hút du khách đến với mình, từ đó nâng cao khả năng mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho sự tìm kiếm thị trường mới. 2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch Tỷ lệ khách du lịch đến một nước nào đó cao hơn so với nước khác không hẳn nước đó có nền kinh tế phát triển mà chính là bởi nước đó có một nền kinh tế du lịch phát triển. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ngành kinh tế du lịch với các ngành kinh tế khác, phân biệt nhu cầu của khách du lịch với khách kinh tế. Điều làm khách du lịch đến thăm quan một nước nhiều hơn so với nước khác là do nước đó có tiềm năng nhân văn và 12
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 tiềm năng thiên nhiên giàu có, có quốc sách phát triển du lịch đúng đắn, thoả mãn được tối ưu nhu cầu của khách du lịch. Họ có thể thưởng thức nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Chính những giá trị văn hoá, tinh thần đó đã lôi quốn, thu hút họ đi du lịch. Đó cũng chính là bản chất của du lịch mà chúng ta muốn tìm hiểu. 3. Một số khái niệm cơ bản của du lịch Tổng thống Mexico Gustavo Diaz Ordaz đã từng nói: “Thế giới đừng bao giờ coi du lịch chỉ đơn thuần là một ngành kinh doanh, mà phải coi đây là một phương thức để con người có thể biết và hiểu lẫn nhau; việc hiểu được nhau của con người là bản chất quan trọng nhất của thế giới thực tại”. Du lịch có thể được định nghĩa là ngành khoa học, nghệ thuật và ngành kinh doanh bằng cách thu hút và chuyên chở khách thăm quan, cung cấp nơi ăn nghỉ và đáp ứng nhu cầu và ước muốn của du khách một cách tốt nhất. Mọi cố gắng nhằm định nghĩa về du lịch và mô tả bao quát về phạm vi của lĩnh vực du lịch đều phải xét đến các nhóm người khác nhau tham gia và chịu ảnh hưởng bởi nền công nghiệp này. Mối liên hệ giữa các nhóm này rất quan trọng cho việc đưa ra một định nghĩa toàn diện. Bốn mối liên hệ khác nhau của du lịch được phân biệt như sau: 1.Khách Du Lịch (The Tourist): Khách du lịch có nhiều nhu cầu khác nhau về tinh thần về vật chất và muốn nhận được sự thoả mãn. Bản chất của những vấn đề này sẽ có quyết định rất lớn trong việc lựa chọn những điểm đến và các hoạt động vui chơi khác. 2.Các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch (The business providing tourist goods and services): Những nhà kinh doanh coi du lịch là cơ hội để kiếm lời bằng cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà thị trường khách du lịch yêu cầu. 3. Chính phủ tại địa bàn du lịch (The government of the host community or area): Các nhà chính trị quan niệm ngành du lịch như một nhân tố thịnh vượng trong nền 13
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 kinh tế dưới thể chế của họ. Mối tương quan giữa chúng có quan hệ tới những thu nhập mà công dân của họ nhận được từ ngành kinh doanh này. Các nhà chính trị cũng chú trọng tới doanh thu về ngoại tệ có được từ du lịch quốc tế cũng như là khoản thuế thu được từ tiêu dùng của du khách dù là trực tiếp hay gián tiếp. 4. Dân chúng địa phương (The host community): Người dân địa phương thường quan niệm ngành du lịch là nhân tố văn hoá và tạo việc làm. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nhóm này đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa rất nhiều người nước ngoài và dân địa phương. Ảnh hưởng này có thể có lợi, có thể có hại, hoặc cả hai. Chính vì vậy, du lịch được định nghĩa là toàn bộ những hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ việc trao đổi qua lại giữa khách du lịch, doanh nghiệp, chính phủ, và cộng đồng dân chúng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón những du khách này. Một số khái niệm của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Trade Organisation) về du lịch đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận: - Du khách quốc tế (International Tourist): Là một người lưu trú trong một thời kỳ ít nhất là 1 đêm, nhưng không vượt quá 1 năm. - Du khách trong nước (Domestic Tourist): Là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó khác nơi tường trú hiện tại trong thời gian ít nhất là 24 giờ và không vượt qua 1 năm với bất cứ mục đích gì ngoài làm việc để lĩnh lương ở nơi đến. Những thuật ngữ được Uỷ Ban Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistical Commission) công nhận ngày 4/4/1993 theo đề nghị của WTO để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: - Du lịch quốc tế (International Tourism): + Khách du lịch nước ngoài vào trong nước (Inbound Tourism): Gồm những nguời từ nước ngoài đến thăm một quốc gia. 14
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 + Khách du lịch trong nước ra nước ngoài (Outbound Tourism): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi viếng thăm nước ngoài. - Du lịch của người dân trong nước (Internal Tourism): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi thăm quan trong nước. - Du lịch trong nước (Domestic Tourism): Gồm Inbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú trong nước và các nguồn thu hút khách du lịch của một quốc gia. - Du lịch quốc gia (National Tourism): Gồm Outbound Tourism cộng với Internal Tourism. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không. Du lịch là một tổng thể các hoạt động, dịch vụ và các ngành công nghiệp đem lại hoạt động du lịch. Du lịch liên quan đến giao thông đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, giải trí, những tiện nghi du lịch, và những dịch vụ hiếu khách khác dành cho những khách lẻ hay đoàn đi du lịch. Nó bao gồm tất cả những nhà cung ứng và các dịch vụ dành cho khách. Du lịch là toàn bộ ngành công nghiệp du lịch thế giới, khách sạn, vận chuyển, và tất cả các thành phần khác, gồm cả chương trình xúc tiến phục vụ nhu cầu và mong muốn của du khách. Cuối cùng, du lịch là tổng các tiêu dùng của du khách trong vùng lãnh thổ của một nước hoặc vùng thuộc chính phủ hoặc khu vực kinh tế của các quốc gia tiếp giáp nhau. 4. Những loại hình doanh nghiệp du lịch cơ bản 4.1. Đại lý du lịch hoặc lữ hành (Travel Agency): Là loại hình doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: dịch vụ du lịch trọn gói, dịch vụ đại lý như bán vé vận chuyển, đăng ký chỗ tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ và thị thực, dịch vụ hướng dẫn du lịch… Ngành kinh doanh lữ hành là ngành đặc trưng, ngành xương sống của kinh tế du lịch, nó đã trở thành một ngành công nghiệp (Travel Industry) có vai trò quyết định đối 15
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 với sự phát triển của thế giới. Trên 80% khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ của ngành lữ hành. 4.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ…) Đây là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ở cho khách du lịch. Tất cả các khách sạn đều được phân cấp tiêu chuẩn quốc tế: từ 1 sao – 5 sao tuỳ thuộc vào mô hình, không gian, trang thiết bị tiện nghi, chất lượng dịch vụ của khách sạn. 4.3. Doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ ăn uống: (nhà hàng, quán Bar…) Là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về ăn uống cho khách du lịch. Các khách sạn ngày càng mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ bổ xung như giải trí, hàng hoá lưu niệm, cho thuê phương tiện vận chuyển, giặt là, viễn thông, phiên dịch, hướng dẫn viên, tổ chức hội nghị, hội thảo... 4.4. Các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch: - Doanh nghiệp vận tải hàng không: Gồm các hãng hàng không có tuyến bay chuyên phục vụ khách du lịch bằng chuyên cơ và các chuyến bay dừng chân (Stop-over)… - Doanh nghiệp vận tải hành khách và khách du lịch bằng đường thuỷ, đường biển, đặc biệt là các hãng tàu biển chuyên chở khách theo tuyến (Cruise). Ngoài ra, khách du lịch còn có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển truyền thống vận chuyển trong cự ly ngắn nhưng thú vị, lạ và thu hút du khách như: voi, xe ngựa, thuyền rồng, thuyền độc mộc, xích lô, xe đạp... 4.5. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao: - Nhiều dịch vụ giải trí như: vũ trường, karaoke, công viên, khu giải trí liên hợp. - Dịch vụ văn hoá: kinh doanh các diểm thăm quan du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, viện bảo tàng, công trình kiến trúc, các loạI hình lễ hội. - Dịch vụ thể thao: sân golf, bể bơi, tennis, phòng tập thể dục... 4.6. Doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hoá tiêu dùng và các dịch vụ liên quan tới phục vụ khách du lịch. 16
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, XU THẾ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC 1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân Ngày càng có nhiều quốc gia đưa ra những chính sách hấp dẫn cũng như các khoản đầu tư lớn nhằm thu hút và phát triển Du lịch theo hướng lâu dài bởi họ nhận thấy những lợi thế mà nó đem lại. Vị trí của du lịch trong nền kinh tế quốc dân càng được khẳng định. Xét về ý nghĩa kinh tế, đầu tư cho du lịch thu lại lợi nhuận nhiều và thu hồi vốn nhanh. Du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh thu từ du lịch cao, tạo nhiều công ăn việc làm... Để hiểu được vai trò to lớn của du lịch, ta sẽ đi phân tích các nội dung chủ yếu sau: BiÓu ®å doanh thu du lÞch thÕ giíi 2000 18% 50% 26% 2% 1%3% §«ng ¸ vμ Th¸i B×nh D−¬ng Ch©u Mü Ch©u Phi Nam ¸ Trung §«ng Ch©u ¡u Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới Du lịch là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, có khả năng thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì cứ 1 USD đầu tư vào công nghiệp đem lại 1,1 USD, nhưng 1 USD đầu tư vào du lịch sẽ 17
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 mang lại 1,4 USD. Khi lợi nhuận tăng, tất nhiên nó sẽ đóng góp được nhiều hơn vào Ngân sách nhà nước cùng với nguồn ngoại tệ lớn góp phần cải thiện cán cân thanh toán và phát triển nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển, du lịch là nguồn thu rất quan trọng từ thu nhập ngoại tệ và giải quyết được nhiều việc làm. Doanh thu toàn cầu đã lên tới 462 tỷ USD vào năm 2001 có nghĩa là thế giới thu khoảng 1,3 tỷ USD hoặc 1,4 tỷ Euro trong một ngày. So với năm 2000, doanh thu đã giảm 2,5% từ 474 tỷ USD. Tính bằng Euro, thì doanh thu du lịch quốc tế đã tăng lên 516 tỷ Euro từ 514 tỷ năm 2000, tăng 0,5% do đồng USD đã tăng 3% so với Euro. Doanh thu trung bình một lượt khách là 670 USD hoặc 750 Euro. Doanh thu du lịch quốc tế đạt mức tăng trưởng 4,5% so với năm 1999. Hơn nữa, thu nhập từ vận chuyển du lịch ước tính đạt 97 tỷ USD. Doanh thu cao nhất tính trên lượt khách là ở Châu Mỹ (1060 USD) tiếp sau là Nam Á (800 USD) và Đông Á và khu vực Thái Bình Dương (là 740 USD). HiÖn tr¹ng kh¸ch vμ doanh thu du lÞch thÕ giíi 1990 - 2000 TriÖu k h¸ch Doanh Thu 800 698 657 597 611 625 551 565 600 520 503 458 464 TriÖu USD TriÖu kh¸ch 400 476 445 455 405 436 436 315 324 354 269 278 200 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 N¨m Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới Trong năm 2000, Mỹ là nước dẫn đầu với doanh thu du lịch quốc tế là 85,2 tỷ USD. Ba điểm đến quan trong vùng Địa Trung Hải là Tây Ban Nha, Pháp và Italia, mỗi 18
- Khoá Luận Tốt Nghiệp Dương Phú Nam – Lớp A2 CN9 nước đạt khoảng 30 tỷ. Anh đạt 20 tỷ và Đức, Trung Quốc, Áo và Canada mỗi nước đạt trên 10 tỷ USD. Đối với nhiều nước có nền du lịch phát triển mạnh như Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Trung Quốc, và Đức... như số liệu từ bảng dưới đây thì doanh thu từ du lịch thật khổng lồ: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
43 p | 309 | 106
-
Luận văn: Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Thành
94 p | 242 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu và định hướng phát triển của công ty thủ công mỹ nghệ XNK Hà Tây
94 p | 167 | 37
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Huyện Ngân Sơn
39 p | 184 | 36
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động marketing của các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam và Bài học kinh nghiệm cho các khách sạn Việt Nam
91 p | 145 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
79 p | 33 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang
87 p | 35 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng PVcomBank chi nhánh An Giang giai đoạn 2016-2018
80 p | 59 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch An Minh giai đoạn 2018-2020
77 p | 29 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây
94 p | 38 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007
79 p | 116 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dược phẩm Trường Thịnh
88 p | 28 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Thành An chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2018-2020
79 p | 28 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020
88 p | 18 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 20 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Thảo Lâm
76 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
90 p | 15 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 21 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn