SKKN: Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11
lượt xem 73
download
Việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 11
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy học cho học sinh các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. - Đối với Việt Nam đây là nội dung mới thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như “Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống ma tuý..”. - Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo. - Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ vì: + Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kỹ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. + Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ
- thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, các em dễ bị lôi cuốn vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng… Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; Giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. - Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. - Môn địa lý có nhiều khả năng để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bởi: + Mục tiêu của bộ môn đã tạo cơ hội tốt cho việc giáo dục kỹ năng sống. + Nội dung môn địa lý cung cấp cho học sinh một số vấn đề của thế giới đương đại cả những mặt tích cực và tiêu cực; một số vấn đề về tự nhiên và xã hội Việt Nam, thông qua những nội dung này có thể giáo dục cho các em một số kỹ năng sống như: Kỹ năng ứng phó và tự bảo vệ trước những thiên tai, những hiểm họa trong xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc sống lành mạnh và an toàn của các em; đồng thời cũng hình thành ở các em kỹ năng cảm thông, chia sẻ với những con người sống ở mọi nơi; kỹ năng tư duy khi phân tích, so sánh, phán đoán; tìm kiếm và xử lý thông tin về các sự vật hiện tượng địa lý. + Một số phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn có nhiều khả năng hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh. Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa người học, với các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học nhóm, giải quyết vấn đề… tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… - Chương trình lớp 11 gồm hai phần: A. Khái quát nền kinh tế xã hội Thế giới.
- B. Địa lý khu vực và quốc gia. Từ thực trạng trên, tôi xin trình bày sáng kiếm kinh nghiệm với đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. BIỆN PHÁP, CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Mục đích, nghiên cứu Môn Địa lý, với đặc điểm về nội dung và phương pháp dạy học đặc trưng sẽ góp phần vào việc giáo dục các kỹ năng sống, tập trung vào các kỹ năng nòng cốt đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như: - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi được trình bày ý tưởng của cá nhân trước bạn bè và thầy cô; có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao… Xác định giá trị bản thân thể hiện ở thái độ đồng tình hay phản đối trước những hành động tiêu cực. - Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình trao đổi nội dung bài học trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp; Trình bày suy nghĩ, ý tưởng của cá nhân hoặc nhóm trong quá trình làm việc cá nhân/ nhóm để tìm hiểu những vấn đề giáo viên gợi ý, nhằm đi đến nội dung cần tiếp thu của bài học. Biết cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo. - Tư duy: + Trong quá trình làm việc cá nhân hoặc nhóm, học sinh có điều kiện suy ngẫm hồi tưởng những kiến thức, kỹ năng địa lý đã tiếp nhận trước đó để giải quyết nhiệm vụ được đặt ra. + Nội dung và phương pháp dạy học địa lý có điều kiện để phát triển kỹ năng tư duy phê phán khi tiếp cận những hiện tượng tác động tích cực tiêu cực đến môi trường Tư duy phê phán, tư duy kinh tế khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế, tư duy không gian khi làm việc với bản đồ… + Trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm, học sinh luôn phải tìm kiếm và xử lý thông từ SGK, các nguồn tư liệu khác nhau để có được tri thức cần thiết gắn với nội dung bài học địa lý. Vận dụng các kỹ năng phân tích, so
- sánh, đối chiếu với các hiện tượng, sự vật địa lý giúp học sinh hiểu sâu vấn đề và có thể đưa tới những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết tình huống của thực tiễn. - Giải quyết vấn đề: Trong nhiều bài học địa lý, học sinh có nhiệm vụ phân tích khó khăn và thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, xã hội, điều đó giúp các em có được kĩ năng phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Những kĩ năng này giúp các em lựa chọn cách giải quyết một số vấn đề của thực tiễn và từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn. - Làm chủ bản thân: Hoạt động nhóm hoặc thực hiện những bài tập nhỏ trong các tiết học địa lý theo yêu cầu và nhiệm vụ mà giáo viên giao sẽ tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng đặt mục tiêu cho từng hoạt động. Tham gia hoạt động nhóm, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ theo sự phân công và hoàn thành nhiệm vụ sẽ rèn luyện cho các em khả năng chịu trách nhiệm (đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao. Biết cân nhắc công việc và tính toán thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, qua đó các em có được kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian. Làm việc hợp tác trong nhóm, học sinh sẽ phải trao đổi, tranh luận,..với nhau, trong bối cảnh đó học sinh phải biết kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh, biết cách ứng phó với căng thẳng, tránh gây mâu thuẫn. 2. Đối tượng và yêu cầu nghiên cứu. - Giới hạn của đề tài: Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình địa lý lớp 11. - Đối tượng: Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lý. 3. Phương pháp. - Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lý trong nhiều năm. - Phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực và một số kỹ thuật dạy học tích cực tạo điều kiện thuận lợi hình thành kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Xác định các nội dung được thực hiện. - Một bài giáo dục kỹ năng sống thường được thực hiện theo bốn bước/ giai đoạn sau:
- + Khám phá. + Kết nối. + Thực hành. + Vận dụng. Mỗi bước phải xác định được: Mục đích, mô tả quá trình thực hiện, vai trò của Giáo viên và Học sinh - Nội dung từng bài học phải xác định được: + Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : Tự nhận thức Giao tiếp Tư duy Làm chủ bản thân + Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : Thuyết trình tích cực. Sơ đồ tư duy. Động não. Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ. Nhóm nhỏ. Phát vấn. Tranh luận. 2. Ứng dụng vào một bài cụ thể ở chương trình địa lý lớp 11. BÀI 10 : LIÊN BANG NGA Tiết 1- Tự nhiên, dân cư và xã hội 1.Nội dung giáo dục kĩ năng sống : Các phương pháp/kĩ thuật dạy Các kĩ năng sống được giáo dục học tích cực có thể sử dụng Giao tiếp : Lắng nghe, phản hồi ý kiến trong nhóm; trình bày suy nghĩ về những khó khăn và thuận lợi của
- các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế của Liên Bang Nga. Tư duy : Phân tích tư liệu để tìm hiểu các điều kiện tự Động não, thuyết nhiên, dân cư, xã hội của Liên Bang Nga. giảng tích cực, làm việc nhóm nhỏ, hỏi Làm chủ bản thân : Quản lý thời gian trao đổi nhóm, - đáp thực hiện nhiệm vụ được phân công trong tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội của Liên Bang Nga. 2. Bài soạn vận dụng : I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: - Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ LB Nga. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 2.Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ (lược đồ) đê nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư của LB Nga. - Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư của LB Nga. 3. Thái độ: Khâm phục tinh thần hy sinh của dân tộc Nga để cứu loài người khỏi ách Phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II và tinh thần sáng tạo của Nga, sự đóng góp lớn lao của người Nga cho kho tàng văn hóa chung của thế giới. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng.(HĐ1, HĐ 2, HĐ 3, H Đ4) - Tìm kiếm và xử lý thông tin.( HĐ1, HĐ 2, HĐ 3, HĐ 4) - Quản lý thời gian; đảm nhận trách nhiệm.(HĐ 2 )
- III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG Động não, hỏi - đáp, làm việc nhóm nhỏ, suy nghĩ - thảo luận cặp đôi- chia sẻ, thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ Địa lý tự nhiên LB Nga. - Bản đồ Các nước trên thế giới. - Phóng to bảng 10.1 và 10.4 trong SGK. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Khám phá - GV đặt câu hỏi : các em hãy nêu những hiểu biết của mình về Liên Bang Nga. - GV gọi vài HS trả lời và ghi nhanh những ý HS trả lời lên bảng. - GV nhận xét và dẫn dắt HS tìm hiểu bài mới về tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga. 2.Kết nối: Mở bài: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Liên Xô cũ, trong đó có LB Nga về cả vật chất lẫn tinh thần, góp phần đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày nay, quan hệ hai nước Nga- Việt đang mở rộng và có nhiều phát triển tốt đẹp. Đất nước Nga từ nền kinh tế bị khủng hoảng trong thập niên 90 của thế kỉ XX đang hồi phục và vươn lên mạnh mẽ. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/ cặp I. Vị trí địa lý và lãnh thổ Bước 1: HS dựa vào hình 10.1 SGK, vốn hiểu biết và trả lời các câu hỏi: - LB Nga có vị trí ở đâu? Xác định vị trí của LB Nga trên bản đồ thế giới. - Nêu đặc điểm của diện tích lãnh thổ LB Nga. - Đọc tên 14 nước láng giềng với LB Nga.
- - Kể tên một số biển và đại dương bao quanh LB Nga. - Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lý, diện tích lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế LB Nga. - Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lý, lãnh thổ đối với việc phát triển kinh tế LB Nga. Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến - Diện tích: 17 triệu km2, lớn nhất thức. thế giới. - Lãnh thổ trải dài ở phần Đông Âu và Bắc Á. - Giao lưu thuận tiện với nhiều nước, thiên nhiên đa dạng giàu tài nguyên. HĐ 2: Cặp/ nhóm II. Điều kiện tự nhiên Bước 1: HS làm việc theo Phiếu học * Địa hình: tập: - Dòng sông Ê-nit-xây chia LB - Các nhóm số lẻ tìm hiểu phần phía nga thành 2 phần: phần phía Tây Tây. và phần phía Đông. - Các nhóm số chẵn tìm hiểu phần phía * Khoáng sản: giàu khoáng sản: Đông. đá, dầu mỏ, vàng, kim cương, sắt, Bước 2: kẽm, thiếc... Một số loại có trữ - HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. lượng lớn nhất nhì thế giới. - GV yêu cầu cả lớp cùng xem bảng 8.1 * Rừng: Có diện tích đứng đầu và trả lời các câu hỏi giữa bài trong thế giới. SGK. * Sông hồ: Nhiều sông lớn có giá trị thủy điện, hồ Bai-can sâu nhất thế giới. * Khí hậu ôn đới lục địa chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, - Phía Bắc khí hậu hàn đới. - Phía Nam khí hậu cận nhiệt. III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư:
- HĐ 3: Cá nhân/ cặp Bước 1: HS phân tích bảng 10.2, hình 10.3 ( tháp dân số). - Dựa vào kênh chữ , vốn hiểu biết, trình bày đặc điểm thành phần dân tộc của LB Nga. - Dựa vào hình 10.4 và kênh chữ, trả lời các câu hỏi giữa bài trong SGK hoặc trả lời các câu hỏi: + Mật độ dân số trung bình của LB Nga? - Dân số đông: 143 triệu người + Dân cư phân bố chủ yếu ở những (2005), đứng thứ 8 thế giới. vùng nào? Điều đó có thuận lợi và khó - Dân số ngày càng giảm do tỉ khăn gì cho phát triển kinh tế? suất gia tăng âm, nhiều người ra Bước 2: HS trình bày và chỉ bản đồ. GV nước ngoài sinh sống nên thiếu thông tin thêm để minh họa cho phần II nguồn lao động. và chốt ý quan trọng. GV bổ sung thông - Nhiều dân tộc(hơn 100), 80% tin: dân số là người Nga. - Chính phú có giải pháp trợ cấp sinh - Mật độ dân số trung bình: 8,4 con ( 1500 rúp/ tháng cho bà mẹ sinh người/km2. Nhưng phân bố con đầu và 3000 rúp/ tháng cho con thứ không đều: hai, 4000 rúp/ tháng, khuyên khích nhập + Tập trung ở phía Tây. cư...). + 70% dân số sống ở thành phố. - Dân cư giảm với nhịp độ 700.000 người/ năm. Chính phủ có giải pháp: tăng tỉ suất sinh, giảm tỉ suất tử, áp dụng chính sách nhập cư có hiệu quả, quan tâm tới người già, tăng lương hưu. Dự án tăng dân số của Tổng thống V.Putin thực hiện trong 10 năm từ 2007 lên tới 1,1 tỉ USD. HĐ 4: Cả lớp 2. Xã hội: GV yêu cầu HS đọc mục II.2, kết hợp - Nhiều công trình kiến trúc, tác vốn hiểu biết, tìm ý chứng minh LB Nga phẩm văn học nghệ thuật, nhiều có tiềm lực văn hóa và khao học lớn. công trình khoa học có giá trị. GV nêu thêm: - Đội ngũ khoa học, kĩ sư, kĩ thuật
- - Các tác phẩm văn học nổi tiếng: Sông viên lành nghề đông đảo, nhiều Đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình, chuyên gia giỏi. Thép đã tôi thế đấy... - Trình độ học vấn cao. - Công trình kiến trúc: Cung điện Kremlin Quảng trường đỏ... LB Nga là nước đi đầu trong việc nghiên cứu vũ trụ. 3.Thực hành- Luyện t ập: Phân tích mối quan hệ theo nhóm HS : - GV yêu cầu HS dựa vào hình 10.1 và 10.4, kiến thức về địa hình, khí hậu và phân bố dân cư Liên bang Nga, phân tích mối quan hệ này. - HS quan sát hình 10.4 cần nhận xét nơi đông dân, thưa dân, nêu được nguyên nhân của sự phân bố này. Như vậy nhân tố quyết định sự phân bố dân cư của một khu vực chính là các điều kiện về kinh tế xã hội. 4.Vận dụng : Viết tin ngắn : Viết vài dòng(ở mức độ đơn giản) chứng minh Liên Bang Nga có tiềm lực kinh tế và khoa học lớn. VI. ĐÁNH GI Á A. Trắc nghiệm 1. Ý nào thể hiện đúng nhất sự rộng lớn về lãnh thổ của LB Nga. A. Diện tích lớn nhất thế giới, chiếm phần phía Bắc châu Á. B. Diện tích rất lớn, chiếm phần lớn đồng bằng châu Âu thuộc châu Âu. C. Nằm cả trên phần châu lục Á và Âu, có diện tích lớn nhất thế giới. D. Chiếm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. 2. LB Nga đứng đầu thế giới về trữ lượng: A. Dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt. B. Than đá, quặng kaly, rừng. C. Quặng săt, quặng kim loại màu. D. Dầu mỏ, vàng, kim cương. 3. Địa hình LB Nga thấp ở phía Đông, cao ở phía Tây A. Đúng. B. Sai.
- B. Tự luận 1. Điều kiện tự nhiên LB Nga có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế? 2. Nêu một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và các nhà khoa học nổi tiếng của LB Nga. VII. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Sưu tầm tư liệu về kinh tế LB Nga VIII. PHỤ LỤC Phiếu học tập của hoạt động 2 Dựa vào hình 10.1, bảng 10.1 kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết hoàn thành bảng sau: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga Yếu tố Phần phía Tây Phần phía Đông - Vị trí địa lý, giới hạn lánh thổ - Địa hình - Khí hậu - Sông, hồ - Đất và rừng - Khoảng sản - Thuận lợi - Khó khăn Thông tin phản hồi phiếu học tập hoạt động 2
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga Yếu tố Phần phía Tây Phần phía Đông - Vị trí địa lý, giới hạn Phía Tây sông E-nít-xây Phía Đông sông E-nít- lánh thổ xây - Địa hình - Chủ yếu là đồng bằng: - Chủ yếu là núi và cao + ĐB Tây Xibia(chủ nguyên. yếu là đầm lầy, nhiều dầu mỏ, khí đốt) +ĐB Đông Âu(địa hình cao, đất màu mỡ) - Khí hậu - Ôn đới là chủ yếu - Ôn đới lục địa là chủ nhưng ôn hoà hơn phần yếu. phía đông. - Phía Bắc khí hậu cận + Phía Bắc khí hậu cận cực cực + Phía Nam khí hậu cận nhiệt - Sông, hồ - Có sông Vônga- biểu - Nhiều sông lớn như: tượng của nước Nga Ê-nit-xây - Hồ Bai-Can: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. - Đất và rừng - Đồng bằng Đông Âu - Nhiều rừng Taiga- góp có đất màu mỡ. phần làm cho LB Nga có diện tích rừng đứng đầu thế giới - Khoảng sản - Nhiều dầu mỏ, khí đốt, - Nhiều dầu mỏ, khí than - đá, quặng sắt, đốt, vàng, than đá, trữ
- quặng kim loại màu. năng thuỷ điện lớn. - Thuận lợi - Phát triển kinh tế đa - Phát triển công nghiệp ngành: Nông nghiệp, khai khoáng, thuỷ điện, công nghiệp, giao thông lâm nghiệp. vận tải. - Khó khăn - Đồng bằng Tây Xibia - Khí hậu khô hạn, phía chủ yếu là đầm lầy. bắc giá lạnh, nhiều - Phía Bắc khí hậu lạnh vùng băng giá. - Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, khó khai thác tài nguyên và vận chuyển
- C. KẾT LUẬN 1. Kết quả: Thực hiện giảng dạy trên lớp với hai nhóm HS: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả có sự chênh lệch đáng kể, thể hiện qua kết quả chấm bài của học sinh ở bảng sau: Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm Kết quả thực nghiệm Bài thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Giỏi % Khá % TB % Giỏi % Khá % TB % Bài 6: Một số vấn 45 55 0 10 75 15 đề của Châu Phi Bài 10: Liên bang 46.5 53.5 0 9.8 75.5 14.7 Nga(Tiết 1) - Đề tài “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lý lớp 11” đã góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”(Luật giáo dục năm 2005. Điều 5). - Giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày. - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần vào đạo đức. 2. Kiến nghị, đề xuất. - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập thông qua các môn học nói chung và môn địa lý nói riêng.
- - Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đẩy mạnh hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh trong từng bài học, tiết học cụ thể. - Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với nhu cầu trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, từng địa phương. - Bộ giáo dục và đào tạo tăng cường các tài liệu tham khảo, tổ chức các chuyên đề, các dự án.. giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ. * Đề tài có thể còn một vài thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 05 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải TT GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường học
19 p | 1221 | 250
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
21 p | 1260 | 174
-
SKKN: Giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
22 p | 1002 | 148
-
SKKN: Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào dạy học môn Đạo đức lớp 5
27 p | 645 | 108
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng sống trong môn học qua một số truyện ngắn thời kỳ chống Mỹ ở chương trình Ngữ văn lớp 12
24 p | 379 | 72
-
SKKN: Giáo dục kĩ năng sống qua tiết đọc Văn
12 p | 329 | 52
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện
26 p | 610 | 44
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Họa Mi
32 p | 693 | 29
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi
24 p | 1276 | 29
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp
23 p | 432 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 800 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Trưng Vương
32 p | 193 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap
26 p | 122 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khối 4, 5
11 p | 64 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số qua môn tiếng Êđê
24 p | 103 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh
29 p | 67 | 3
-
SKKN: Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu
21 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn